Thứ Ba, tháng 6 11, 2024

Mỏ dầu ở Nam cực mới phát hiện chứng minh năng lượng hóa thạch chưa cạn kiệt

 


Mới đây, các nhà khoa học Nga đã tìm ra mỏ dầu khổng lồ ở vùng lãnh thổ Nam cực của nước Anh với trữ lượng lên đến 511 tỉ thùng, nghĩa là xấp xỉ bằng tổng số dầu lửa các nước Trung Đông. Đáng chú ý dầu lửa Nam cực chỉ từ một túi dầu duy nhất, điều này sẽ dễ dàng cho việc khai thác.

Mọi người đều biết các nhà đấu tranh môi trường đòi chuyển đổi năng lượng từ năng lượng của nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, khí đốt, than đá sang các loại năng lượng khác như năng lượng mặt trời, gió, nước, kể cả dùng pin cho xe hơi. Lý lẽ của họ gồm hai luận điểm chính:
1. Tránh việc khí hậu ấm lên
2. Năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt
Về vấn đề khí hậu trái đất ấm lên được nên quy cho việc sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn chỉ là giả thiết, chưa có bằng chứng khoa học thật sự thuyết phục. Một số học giả vẫn cho rằng khí hậu ấm lên chủ yếu do chu kỳ tự nhiên.
Còn lý do năng lượng hóa thạch cạn kiệt thì nay cũng có thể bác bỏ, với việc khai thác dầu phiến đá ở Mỹ hiện nay hay dầu cát tại Canada sắp tới và một mỏ dầu khủng tại Nam cực có thể tính đến trong tương lai.
Như vậy, thay vì gấp rút chuyển đổi sang “năng lượng sạch” thì nay con người có thể từ tốn tính xem nên khai thác và sử dụng lợi ích tài nguyên “truyền thống” làm sao cho hữu hiệu nhất?
Hiện có 7 nước tuyên bố chủ quyền tại Nam cực, Châu lục có diện tích lên đến 14 triệu km2 không tính nước đá nhưng chưa có người ở. Đáng chú ý Mỹ lại không có “mảnh” nào vì vì thế không lạ khi Mỹ và các nước không công nhận về danh nghĩa chủ quyền mà các nước đã nhận.
Bên cạnh đó, theo một thỏa thuận quốc tế có hiệu lực từ năm 1998, không nước nào được phép khai thác tài nguyên tại Nam cực trong vòng 50 năm. Có nghĩa là đến năm 2048 sẽ hết hạn cấm, lúc đó các phương tiện kỹ thuật sẽ tân tiến hơn bây giờ nhiều cho phép con người “đụng” vào Nam cực mà có thể giảm thiểu các rủi ro về môi trường.
Úc là nước có lãnh địa lớn nhất ở Nam cực với 42% diện tích, nhưng “túi dầu” lại nằm tại lãnh địa nước Anh.
Để ý một điều, Anh có một vùng lãnh thổ hải ngoại nằm gần với Nam cực, đó là quần đảo Falkland mà theo tiếng Tây Ban Nha là Malvinas. Năm 1982 một cuộc xung đột quân sự đã nổ ra giữa Argentina và Anh nhằm tranh chấp quần đảo thuộc Anh nhưng lại nằm kế bên với lãnh thổ Argentina.
Có lẽ vì những lợi ích lâu dài nên Anh Quốc, lúc đó dưới thời nữ Thủ tướng Thatcher, đã kiên quyết dùng các giải pháp mạnh nhất để giữ bằng được Falkland.
Anh, Mỹ và Úc hiện cùng nằm trong liên minh AUKUS, dự kiến sẽ mở rộng thêm Nhật Bản và New Zealand. Hãy thử tưởng tượng: Mỹ có công nghệ khai thác, Nhật và Anh là hai nước khát tiêu thụ, Úc và NZ có vị trí gần giũi để làm hậu cần thì có lẽ túi dầu Nam cực sẽ là nguồn cung cấp dầu lửa chính của thế giới sau khi các túi dầu Trung Đông xẹp lép.
Mặc dù có Falkland nhưng quần đảo này chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự chứ với 3500 dân thì nó không có khả năng tiếp viện được gì cả.
Biết đâu lúc đó sẽ diễn ra một cơn sốt đi Nam cực từ Úc giống như cơn sốt đi tìm vàng ở tân thế giới vào thế kỷ 19.

TheoFb NgocQuangDang

0 nhận xét: