e

Chủ Nhật, tháng 5 22, 2022

Tuyển bóng đá nữ Việt Nam vô địch SEA GAMES 31

 




Với bàn thắng duy nhất của Huỳnh Như,đội tuyền VN (áo đỏ) giành Cúp Vàng Sea Games 31


 

Thứ Tư, tháng 5 18, 2022

Thứ Bảy, tháng 5 14, 2022

Rực rỡ Lễ Khai mạc SEA GAMES 31

 

 Những hình ảnh ấn tượng nhất lễ khai mạc SEA Games 31 (VTV)

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 1

Toàn cảnh sân khấu của lễ khai mạc

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 3

Buổi lễ chính thức bắt đầu với nghi thức rước và thượng cờ

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 4

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 5

Phần 1 chương trình, "Việt Nam thân thiện", mở đầu với màn trình diễn trống

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 6

Tiết mục múa tre mở đầu phần "Việt Nam xin chào"

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 7

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 8

Tiết mục múa sen, giới thiệu quốc hoa của nước chủ nhà

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 9

Vũ điệu múa sen, ở trung tâm là nghệ sĩ múa Đặng Linh Nga, chị họ của thủ môn Đặng Văn Lâm

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 10

Tiết mục biểu diễn tranh Đông Hồ, 11 quốc gia được thể hiện trên 11 bức tranh

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 11

Tiết mục múa nón của phần "Đường đến Việt Nam"

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 12

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 13

Giây phút đoàn VĐV Việt Nam tiến vào sân khấu, cầm cờ là kình ngư Nguyễn Huy Hoàng

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 14

VĐV Quách Thị Loan có vinh dự thắp đuốc 

Rực rỡ lễ khai mạc SEA Games 31: Đêm huyền ảo của ánh sáng và âm nhạc - 15

Màn pháo hoa chính thức khép lại lễ khai mạc

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/the-thao/ruc-ro-le-khai-mac-sea-games-31-dem-huyen-ao-cua-anh-sang-va-a...

Thứ Sáu, tháng 5 13, 2022

Sự cố TUABIN GIÓ

 


VideoParadigm

Chiến lược điện gió ngoài khơi VN đã sắc nét

1 chiến lược điện gió ngoài khơi đã sắc nét. Chia vui cùng nhóm sáng kiến Le Trung Hieu Hieu Blade Wind wind đã có công sức hophw tác và apply gói WB offshore roadmap 2020. Xin
chúc mừng
khởi sự tốt của Đgnk non trẻ tiềm năng 200 tỷ usd
Có thể là hình ảnh về văn bản

SEA Games 31 chính thức khai mạc 12/5

 

Các nội dung thi đấu ở SEA Games 31 chính thức khởi tranh sau buổi lễ khai mạc trên sân vận động Mỹ Đình tối 12/5.


Khoảnh khắc thắp lửa SEA Games 31 Vận động viên điền kinh Quách Thị Lan có vinh dự châm đuốc khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 tại buổi lễ diễn ra tối 12/5.

Tối 12/5, tại sân vận động Mỹ Đình, lễ khai mạc SEA Games 31 đã diễn ra trong thời tiết thuận lợi, dù trước đó Hà Nội có mưa lớn vào buổi chiều. Buổi lễ kéo dài khoảng 90 phút với những màn trình diễn ánh sáng, âm thanh.

Ba chương của buổi lễ với các chủ đề "Việt Nam thân thiện", "Đông Nam Á mạnh mẽ" và "Đông Nam Á tỏa sáng" được thể hiện trọn vẹn, với các tiết mục nổi bật như múa tre, múa sen, 11 con thuyền các nước cùng bơi chung ra biển lớn.

Quách Thị Lan thắp đài đuốc SEA Games 31. Ảnh: Thuận Thắng.

Tiếp đó là màn diễu hành của 11 đoàn thể thao khu vực tham dự SEA Games 31. Đoàn Thể thao Việt Nam diễu hành cuối cùng với tư cách chủ nhà. Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng cầm cờ, đại diện cho 951 vận động viên, tham dự ở tất cả 40 môn.

Sau đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố khai mạc SEA Games lần thứ 31 tại Việt Nam. Vận động viên Vũ Thành An và trọng tài Phan Thị Ngọc Linh thay mặt cho toàn thể vận động viên, trọng tài điều hành tuyên thệ.

Nghi thức được mong chờ nhất là rước đuốc. Cựu tuyển thủ điền kinh Nguyễn Thị Tĩnh dẫn đầu màn rước đuốc quanh sân Mỹ Đình. Trải qua 3 lượt truyền đuốc, cựu xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trao lại cho Quách Thị Lan. Nhà vô địch Asian Games 2018 ở nội dung 400 m rào nữ thắp sáng đài đuốc SEA Games 31.

Ở phần cuối buổi lễ, ca sĩ Tùng Dương, Hồng Nhung cùng nhóm Oplus thể hiện ca khúc chủ đề Let's Shine (Hãy tỏa sáng) để giới thiệu đến toàn thể bạn bè trong khu vực. Màn pháo hoa khép lại lễ khai mạc SEA Games 31.

17:41 12/05

Rước ngọn lửa SEA Games 31 trên đường phố Hà Nội

Nghi lễ xin lửa thắp sáng và rước đuốc SEA Games 31 được tổ chức từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về đến sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) vào chiều 6/5. Kiếm thủ Vũ Thành An đại diện cho các vận động viên cầm đuốc đi đầu rước lửa về sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: Việt Linh.

17:43 12/05

Sân khấu rộng 7.000 m2 của lễ khai mạc SEA Games 31

Các công đoạn cuối cùng biến sân vận động Mỹ Đình thành sân khấu rộng 7.000 m2 đang được gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho buổi lễ khai mạc SEA Games 31 diễn ra vào ngày 12/5.

Với sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi, lễ khai mạc SEA Games 31 sẽ trưng dụng toàn bộ khán đài B làm sân khấu chính. Khán đài A dành cho quan chức các nước và đại biểu, khách mời. Khán đài C, D được dùng để làm chỗ ngồi cho các đoàn thể thao đến dự. Mỗi đoàn ngoài 31 thành viên diễu hành dưới sân được cử thêm 100 thành viên dự khán. Ảnh: Việt Linh.

17:44 12/05

Huy Hoàng thay Thành An cầm cờ tại lễ khai mạc SEA Games

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng sẽ lần đầu nhận vinh dự cầm cờ cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc SEA Games 31 vào ngày 12/5 trên sân Mỹ Đình.

Theo kế hoạch ban đầu, Huy Hoàng sẽ thay mặt các vận động viên đọc lời tuyên thệ còn Thành An đại diện cầm cờ cho Đoàn Thể thao Việt Nam ở lễ khai mạc SEA Games 31. Tuy nhiên, vai trò của 2 vận động viên được hoán đổi ít ngày trước buổi lễ vào tối 12/5.

Lãnh đạo ngành thể thao đã có những cân nhắc về việc đổi nhiệm vụ này sau buổi lễ xuất quân của đoàn Việt Nam tối 28/4 tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội. Khi đó, kình ngư Huy Hoàng đã thay mặt các vận động viên Việt Nam tuyên thệ, hứa giành thành tích cao nhất ở kỳ đại hội trên sân nhà.

17:45 12/05

Ấn tượng từ buổi tổng duyệt lễ khai mạc SEA Games 31

Tối 10/5, toàn bộ ê-kíp chuẩn bị cho lễ khai mạc SEA Games 31 bước vào quá trình tổng duyệt ngay trên sân vận động Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm hoàn thiện mọi khâu cuối cùng.

Lễ khai mạc SEA Games 31 được dàn dựng trên sân khấu rộng 7.000 m2. Điểm khác biệt của lễ khai mạc đến từ hệ thống máy chiếu, đèn chiếu sáng được bố trí ở nhiều vị trí trên sân. Với sự kết hợp và hỗ hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ hiện đại như trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX). Ảnh: Việt Linh.

17:47 12/05

Đoàn Việt Nam dẫn đầu bảng tổng sắp sau ngày 11/5

Trong ngày 11/5, Đoàn Thể thao Việt Nam giành thêm 5 HCV, qua đó vươn lên ngôi đầu bảng tổng sắp.

Sau buổi sáng giành 3 HCV ở môn rowing và pencak silat, các vận động viên Việt Nam có thêm 2 HCV từ môn kurash trong buổi chiều. Đoàn Việt Nam dẫn đầu với 10 HCV, 7 HCB và 10HCĐ, Malaysia xếp thứ hai với 9 HCV. Ảnh: SEA Games 31.

17:51 12/05

Thắt chặt an ninh

Cơn mưa lớn vào buổi chiều ở Hà Nội đang ngớt dần. Lối vào sân vận động Mỹ Đình đã được lực lượng an ninh thắt chặt, nhằm đảm bảo an toàn cho buổi lễ. Ảnh: Việt Linh.

17:59 12/05

Lễ khai mạc tỏa sáng vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Nội dung chính của buổi lễ thể hiện tinh thần Việt Nam chủ động, kết nối và truyền cảm hứng, lan tỏa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á giữa bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động lớn.

Chương trình lễ khai mạc không chỉ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam mà còn thể hiện một tâm thế chủ động hội nhập và sáng tạo, đóng góp và gánh vác cùng cộng đồng quốc tế và "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn".

"Mỗi tiết mục trong chương trình đều được chúng tôi đầu tư rất kỹ lưỡng và tạo nên những điểm nhấn riêng. Chẳng hạn với Việt Nam thân thiện, chúng tôi sử dụng hình ảnh chủ đạo là cây tre, lúa và những con đường đi đến Việt Nam; với Đông Nam Á mạnh mẽ sẽ có 11 con thuyền các nước cùng bơi chung ra biển lớn và chương cuối Đông Nam Á tỏa sáng sẽ có hàng nghìn diễn viên và vận động viên cùng đồng diễn", Tổng đạo diễn lễ khai mạc Trần Ly Ly tiết lộ. Ảnh: Việt Linh.

18:01 12/05

Cuộc trình diễn của công nghệ hiện đại

Lễ khai mạc được dàn dựng trên sân khấu rộng 7.000 m2. Điểm khác biệt của lễ khai mạc đến từ hệ thống máy chiếu, đèn chiếu sáng được bố trí ở nhiều vị trí trên sân. Ban tổ chức cho biết lần đầu tiên Việt Nam có đủ điều kiện về thiết bị kỹ thuật và sự hỗ trợ của công nghệ mới trong nghệ thuật thể hiện, trong công nghệ biểu diễn và trình diễn mang tính quảng trường, đại chúng, chủ động.

Đạo diễn sân khấu lễ khai mạc SEA Games 31 Hoàng Công Cường chia sẻ: "Chúng tôi tận dụng sức mạnh của công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX)".

"Tất cả đều là những công nghệ hiện đại, mới nhất hiện nay để thực hiện những màn thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Trong đó, màn trình chiếu mapping với biểu tượng của 40 môn thể thao, các quốc gia được thể hiện bằng hình thức tranh Đông Hồ trên trình chiếu mapping". Ảnh: Việt Linh.

18:07 12/05

Nhạc sĩ Huy Tuấn đạo diễn âm nhạc lễ khai mạc SEA Games 31

Tổng đạo diễn lễ khai mạc Trần Ly Ly cho biết nhạc sĩ Huy Tuấn sẽ là đạo diễn âm nhạc của chương trình. Ca khúc chủ đề của SEA Games 31 Let's Shine sẽ được biểu diễn ở phần cuối của lễ khai mạc với sự góp mặt của nhiều diva, divo nổi tiếng.

Nhạc sĩ Huy Tuấn cho biết toàn bộ ê-kip đã lao động miệt mài để hoàn thành khối lượng lớn công việc trong một thời gian ngắn.

"Chúng tôi chỉ có khoảng 45 ngày để sáng tác, hòa âm, phối khí, ghi âm để hoàn thiện 120 phút âm nhạc cho đêm khai mạc. Bình thường nếu sáng tác âm nhạc cho một tiết mục múa, chúng tôi có khi phải mất nửa tháng. Sáng tác nhạc cho chương trình lớn, tầm cỡ quốc tế trong thời lượng 120 phút cũng là một thử thách lớn nhưng chúng tôi rất hào hứng bởi được góp mình trong một sự kiện lớn của đất nước", nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ.

"Âm nhạc xuyên suốt chương trình khai mạc sẽ là những tiết tấu âm nhạc đương đại, được ưa chuộng hiện nay kết hợp với nhạc cụ cổ truyền của dân tộc cùng những giai điệu châu Á pha trộn với những mảng hòa âm Tây Âu và đâu đó có một chút màu sắc của âm nhạc World music, ngôn ngữ âm nhạc đương đại, thậm chí kết hợp cả những tiết tấu của nhạc Funk, R&B, Electro-pop rất thời thượng".


TheoZing.vn

Hải quân Mỹ thử nghiệm truyền điện không dây từ khoảng cách hơn 1km, hiệu quả thu được cao đến bất ngờ

Dù ở khoảng cách xa đến hơn 1km, công nghệ truyền điện không dây của Quân đội Mỹ mang lại hiệu suất đến 60%, cao hơn nhiều so với dự đoán trước đây

  • Vài ngày trước, Hải quân Mỹ vừa có một trong những màn trình diễn được xem như hấp dẫn nhất thế kỷ khi cho thấy tiềm năng của việc truyền năng lượng không dây. Phòng Thí nghiệm của Cơ quan này đã truyền không dây thành công 1,6 kW điện từ khoảng cách hơn 1km bằng vi sóng.

Ý tưởng về việc truyền điện không dây từ khoảng cách xa đã xuất hiện trong hơn một thế kỷ nay. Từ những năm 1970, công nghệ này đã phát triển tới mức trở thành một thành phần quan trọng trong đề xuất của nhà vật lý người Mỹ Gerald K. O'Neil về việc xây dựng trạm thu năng lượng mặt trời khổng lồ ngoài không gian và truyền về Trái Đất.

Hải quân Mỹ thử nghiệm truyền điện không dây từ khoảng cách hơn 1km, hiệu quả thu được cao đến bất ngờ - Ảnh 1.

Điểm phát chùm tia mang năng lượng

Hải quân Mỹ thử nghiệm truyền điện không dây từ khoảng cách hơn 1km, hiệu quả thu được cao đến bất ngờ - Ảnh 3.

Ma trận ăng ten thu chùm tia mang năng lượng tại Massachusetts


Tại địa điểm thử nghiệm ở Maryland, chùm tia hoạt động với hiệu suất lên đến 60%. Địa điểm thử nghiệm tại Massachusetts không đạt được mức năng lượng cao nhất, nhưng có mức năng lượng cao hơn trung bình, có nghĩa là nhiều năng lượng hơn được truyền đi.

Một ngày nào đó, công nghệ của SCOPE-M có thể được sử dụng để truyền năng lượng trên Trái Đất hoặc từ trạm điện mặt trời khổng lồ trên Quỹ đạo Trái Đất truyền về mạng lưới điện quốc gia liên tục 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Tuy nhiên, một ứng dụng mà Bộ Quốc phòng Mỹ quan tâm vào ngay thời điểm này là dùng nó để truyền năng lượng trực tiếp cho binh lính trên chiến trường, loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống vận chuyển năng lượng ra chiến trường – vốn rất dễ bị tấn công.

Brian Tierney, kỹ sư điện của SCOPE-M, cho biết: "Cho dù SCOPE-M chỉ là một liên kết truyền dẫn năng lượng trên mặt đất, nhưng nó là một bằng chứng tốt cho khả năng truyền tia năng lượng trong không gian. Lợi ích chủ yếu của việc truyền năng lượng từ không gian tới Trái đất dành cho Bộ Quốc phòng là giảm sự phụ thuộc vào việc cung cấp nhiên liệu cho binh lính, vốn rất dễ bị tấn công."

Tham khảo NewAtlasÝ tưởng của nó rất đơn giản. Điện năng được chuyển thành sóng siêu ngắn và sau đó được hội tụ thành một chùm tia bắn vào bộ thu được gọi là ma trận ăng ten thu sóng. Nó là các phần tử rất đơn giản chứa ăng ten lưỡng cực với một diode thu phát sóng radio. Khi sóng siêu ngắn này đi tới ma trận ăng ten trên, các phần tử bên trong sẽ chuyển hóa nó thành dòng điện một chiều.

Nhưng điều đáng chú ý trong thử nghiệm trên là mức độ hiệu quả cao đến đáng ngạc nhiên của nó. Sử dụng chùm sóng siêu ngắn 10-GHz, dự án SCOPE-M (viết tắt của Safe and Continuous Power bEaming – Microwave) thiết lập việc truyền năng lượng giữa 2 địa điểm. Địa điểm đầu tiên là Cơ sở Nghiên cứu của Quân đội Mỹ Blossom Point, Maryland và địa điểm thứ hai là trạm Radar Hình ảnh Vệ tinh Băng thông Siêu rộng Haystack tại trường MIT ở Massachusetts.

Tần số này được các nhà khoa học lựa chọn là vì nó không chỉ giúp truyền năng lượng ngay trong lúc mưa lớn mà chỉ làm thất thoát điện năng ở mức dưới 5%, mà tần số này còn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với người, động vật và chim chóc. Điều này có nghĩa hệ thống không cần đến các bộ cắt sóng tự động được phát triển dành riêng cho các hệ thống dùng tia laser trước đây.

Hải quân Mỹ thử nghiệm truyền điện không dây từ khoảng cách hơn 1km, hiệu quả thu được cao đến bất ngờ - Ảnh 2.

Cột thu năng lượng