e

Thứ Tư, tháng 2 27, 2013

Mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam

 
 



Nhân Ngày Thầy Thuốc VN (27/2/2013) chúc mừng Tiến sĩ y khoa - Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Đỗ Kim Chi dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và họ hàng


Đôi bàn tay em
Xoa dịu nỗi đau
Cho người bệnh tật

Dâng trái tim hồng
Chăm lo sức khoẻ
Người già người trẻ
Hết thảy yêu thương

Đêm ngày vấn vương
Tấm lòng người mẹ
Nỗi đau vơi nhẹ
Mọi người quý yêu

Bàn tay yêu kiều
Em là thầy thuốc
Quyết không lui bước
Trước mọi nỗi đau

Ước mãi ngàn sau
Không ai ốm cả
Mọi người hỷ hả
Trong vòng tay em



Blog P.V.D

Thứ Ba, tháng 2 26, 2013

Núi Phú Sĩ - vẻ đẹp muôn màu



Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776m), hình ảnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ từ lâu đã đi vào thi ca, hội họa của không ít những tâm hồn yêu thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn xứ Phù Tang.

 
Ngọn núi nằm ở trung tâm đảo Honsu, trải dài từ tỉnh Shizuoka đến tỉnh Yamanashi phía tây nam Tokyo này càng đẹp hơn, khi ngắm nhìn từ cánh đồng chè xanh ngút ngàn hay dưới những mặt hồ gợn sóng lăn tăn bao quanh chân núi.

 
Tương truyền, người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư. Vì là ngọn núi thiêng nên trước kia phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi.
Ngày nay, nó đã trở thành thú vui mạo hiểm của du khách khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 300.000 tín đồ ưa mạo hiểm chinh phục và khám phá vẻ đẹp của nơi đây.

Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của ánh bình minh buổi sớm mai “Goraiko” trên đỉnh núi Phú Sĩ huyền thoại ấy !

 
Khi nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, Phú Sĩ trông vẫn rất quyến rũ.
Tuy đã nằm im từ sau đợt phun trào năm 1707, các nhà địa chất vẫn xếp ngọn núi này vào loại núi lửa đang hoạt động. Hiện nay, họ lo ngại một vụ phun trào từ sau thảm họa động đất 9 độ richter năm 2011.
Mới đây, vào tháng 9, Viện nghiên cứu Khoa học Trái Đất và Phòng chống thiên tai cho rằng, áp suất trong lòng núi lửa đang dần tăng lên và việc Phú Sĩ “thức giấc” sau 305 năm “ngủ yên” là điều khó tránh khỏi.

 
Hình ảnh 7 chiếc phi cơ Hải quân Nhật “vắt” qua chóp đỉnh núi trắng nổi tiếng thế giới này

 
Với khả năng vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu cùng những lời đồn có yêu tinh, ma quỷ quấy rối, cánh rừng Aokigahara dưới chân núi Phú Sĩ được xem là nơi “lảng vảng của những linh hồn” từng bị lạc hoặc tự tử tại đây.

 
Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosuu và Shoji - 5 hồ nước ngọt lớn bao quanh Phú Sĩ mang đến vẻ đẹp “sắc nước hương trời”, hài hòa một cách hoàn hảo cho biểu tượng kiêu hãnh xứ Phù Tang.

 
Đây là cánh đồng mùa vụ bên cạnh trạm tàu tốc hành Shinkansen Bullet gần núi

 
Cảnh đêm của vùng Kanagawa, gần Phú Sĩ mới đẹp làm sao!
 
 
 
Sắc trắng tinh khiết vùng núi hòa cùng sắc hồng hoa anh đào nhìn từ một ngôi chùa ở Tokyo

 
đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 là mùa leo núi của du khách khắp nơi. Hành trình leo mất khoảng 3 đến 7 giờ, qua 10 trạm cơ bản.

 
tính, mỗi năm có khoảng 4 người chết và 10 người bị thương do thân nhiệt bị giảm và các tại nạn xảy ra trong quá trình chinh phục đỉnh cao. Tuy nhiên, điều này không là trở ngại với nhiều “tín đồ” yêu mạo hiểm và độ cao, vì chinh phục núi Phú Sĩ là một trong những cuộc hành trình hấp dẫn nhất thế giới .

 
đẹp hoàn hảo của màu tím biếc nơi chân núi, sóng sánh bên mặt hồ phẳng lặng phản chiếu ngọn núi hùng vĩ, một khung cảnh lãng mạn !

 
Đỉnh núi Phú Sĩ có một miệng núi lửa rộng 850m và sâu 220m. Toàn bộ cây cối chỉ mọc được từ độ cao 2.400 đến 2.800m trở xuống, độ cao còn lại là sườn núi trơ trụi với nham thạch đã phun trào từ lâu

 
Sĩ là một trong “Ba ngọn núi Thánh” ở Nhật Bản. Đây là hình ảnh của Lễ hội hoa tổ chức tại Shibazakura

 
là “hàng rào” nhà chọc trời Shinjuku “sánh bước” cùng Phú Sĩ nhìn từ Trung tâm Thành phố Bunkyo.

 
Một Phú Sĩ hùng vĩ nhìn từ cao nguyên Asagiri cao 1.964m trên biên giới 2 quận Yamanashi và Shizuoka.

 
Còn đây là hình ảnh núi Phú Sĩ nhìn từ Yokohama

 
Mặt hồ Motosu phản chiếu lung linh vùng núi tuyết phủ tuyệt đẹp. Motosu là hồ sâu thứ 9 Nhật Bản (140m), cùng với Saiko và Shojiko, 3 hồ này được hình thành từ dung nham của Phú Sĩ.

 
Ngàn hoa khoe sắc thắm cùng màu xanh hùng vĩ ngút ngàn tựa chốn “bồng lai tiên cảnh”

 
Phú sĩ lung linh mờ ảo nhìn từ mặt hồ Ashi trong xanh, phẳng lặng

 
“Bộ đôi” hoàn hảo giữa đỉnh núi cao nhất xứ Phù Tang và mặt hồ Shojiko buổi ban mai. Shojiko là hồ nhỏ nhất trong “Ngũ hồ” bao quanh Phú Sĩ

 
Sự nhỏ bé của con người và cảnh vật trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ

 
Thác “thiêng” Shiraito ở Fujinomiya, thuộc Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu

 
Hình ảnh tượng trưng của cánh “Cổng Torii” - Biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, là nơi các “chiến binh gan dạ” sau chặng dài chinh phục Phú Sĩ ghi dấu ấn bằng cách gắn đồng xu khắc tên mình lên.

 
Hầu hết các hành trình leo núi đều được bắt đầu vào ban đêm để khi lên đến đỉnh, sau 3 đến 7 giờ leo, du khách được ngắm nhìn cảnh ban mai của đất nước đón bình minh đầu tiên trên thế giới trên một ngọn núi cao nhất xứ Phù Tang.

 
Có thể, một ngày mai, Phú Sĩ sẽ “thức giấc” và làm hỏng những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp quanh nó, nhưng cho đến lúc đó, ngọn núi tuyết phủ trắng quanh năm sẽ vẫn mãi là biểu tượng kiêu hãnh của xứ sở đón nắng mai đầu tiên trên thế giới.
 
(Tk Internet )
 
 

Thứ Hai, tháng 2 25, 2013

Phim cả thế giới nên xem

Clip video  ngắn với tiêu đề "This film should be seen by the entire world!" ( Phim cả thế giới nên xem ) do nhiếp ảnh gia Chris Jordan thực hiện tại hòn đảo Midway, cách đất liền hơn 2.000 km. Chúng ta có thể nhìn rõ những xác chim đã chết khô, lẫn trong bộ xương là những nắp nhựa, bật lửa, bàn chải đánh răng,… những rác thải không tiêu hủy do chính tay con người đổ ra biển. Những chú chim biển đã vô tình nuốt phải những loại rác thải đó và phải gánh chịu hậu quả từ nạn thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người.



(Tham khảo Internet và Youtube)

Chủ Nhật, tháng 2 24, 2013

What are the energy sources of the next generation?

 
 
 By: 
Bruno De Wachter
Last September, an interesting new analysis was published by two California-based think tanks: Searching for a miracle / "Net Energy" limits & the fate of industrial society. The report, written by Richard Heinberg, is a joint initiative by the International Forum on Globalization and the Post Carbon Institute.
As with the book Sustainable energy / Without the hot air by David Mc Kay (on which we reported earlier on this blog), the report by Heinberg has as its principal merit a comprehensive analysis of the energy problem. With global warming becoming an increasingly important topic and the all-time peak of global oil production most probably behind us (July 2008, 87.9 million barrels per day), we can no longer hide behind local solutions. The world’s energy use will need a radical change in the upcoming decades.
But contrary to David Mc Kay’s book, Heinberg’s study also takes the cost, the reliability, and the potential transition speed of possible energy resources into account, as well as their physical and technical potential. However, Heinberg looks at the energy solutions separately and does not propose scenarios in which demand and production figures are added up and matched, as Mc Kay did.
It is worth noting that both experts put emphasis on the need for energy conservation and on the advantages of electricity as an energy carrier. Another common viewpoint of both experts is that they see only a very limited potential for biomass, ethanol, and biodiesel. Both also view wind energy and Concentrated Solar Power (CSP) as very powerful options for the future.

Assessing the available energy technologies

The report by Heinberg analyses 18 different energy sources. It is notable that all of them are presently available on the market in a more or less developed form. Heinberg clearly does not pin much hope on new 'magical' solutions that still only exist as concepts or laboratory models. Taking the urgency of the matter into account, he postulates that we will have to make do with the solutions we already have at hand. It will take less time to solve the primary issues of existing technologies than it will to develop entirely new energy solutions from scratch, and we must always bear in mind the risk that the theoretical or hypothetical new energy solutions may never deliver at all.
The report uses nine criteria to assess the potential future of the 18 available energy sources. Those criteria can be grouped into six basic categories:
  • Direct monetary cost
  • Environmental impact
  • Renewability
  • Potential scale of contribution
  • Reliability
  • Energy Return On Energy Investment (EROEI).

The importance of 'net energy'

Much emphasis is laid on the EROEI criterion, also called 'net energy'. It is seen as a key figure to understand the world energy system. The EROEI of US oil was 100:1 in 1930. It fell to 30:1 in 1970, and is currently less than 20:1. According to Heinberg, the high EROEI that oil formerly enjoyed was directly responsible for the development of the energy guzzling economy we have today. The drama of his argument lies in his assertion that it is very unlikely that we will find a new energy resource with such a high EROEI any time soon.
Even though the reserves of oil and natural gas are still significant, the EROEIs of those resources will most probably continue their steep decrease. This is also the case for coal but to a lesser degree, since today coal still has an EROEI of around 65:1. Heinberg shatters the illusion that we still have coal available for a few hundreds of years. He predicts the world coal peak around 2025 and a steep decline in its EROEI after 2040. The minimum EROEI necessary to sustain a modern industrial society is considered to be 10:1. Carbon Capture and Storage (CCS) will make the EROEI of coal decline even faster, and for this reason Heinberg does not see coal with CCS as a sustainable solution.
The report’s general conclusion is that, even without taking climate change and other environmental issues into account, we will be forced to shift towards a non-fossil-fuel economy in the coming decades.

Which technologies have the most significant potential?

What are the cards we have in hand to build a new energy economy? As could be expected, Heinberg does not foresee any silver bullet. For various reasons, he downplays the possibilities of nuclear energy, hydroelectric energy, passive solar energy, biomass, biodiesel, and ethanol. Nuclear energy has many drawbacks: uranium is non-renewable, the initial investments are huge, the environmental impact of the fuel cycle is high, and nuclear power plants require a great deal of water. Hydroelectric energy is either on too small a scale and thus does not add up, or too large a scale with local environmental and social impacts that are in most cases too high to be acceptable. Passive solar energy is certainly a valuable concept, but too limited in scale to contribute significantly to the world’s energy needs. Biomass, biodiesel, and ethanol have an EROEI below 5:1.
The report sees significant potential for wind energy, solar photovoltaic energy (PV), Concentrated Solar Power (CSP), wave energy, and tidal energy, but even the potential of this 'energy mix of the future' is limited. PV has serious drawbacks in its relatively high cost and relatively low EROEI, and the potential of tidal energy is limited to a few regions of the world. Wave energy will need more research before we know its true potential. So, most probably, wind energy and CSP will have to make up the largest share in any viable future energy mix.

Electricity as the preferred energy carrier

Apart from the energy source question, there is also the question of which energy carrier is going to take over the role that is currently performed by liquid fossil fuels. Hydrogen presents problems that are so substantial we are unlikely to ever see a 'hydrogen economy', says the report. Its energy density per unit of volume is too low and too much energy is lost in the various conversion steps a hydrogen economy entails. Electricity has more potential, but if it is chosen as a systematic energy carrier, a few barriers still have to be overcome. The energy density of electrical batteries needs to be enhanced, and solutions need to be developed to efficiently transport electricity from remote renewable production centres to distant population centres.

Energy conservation absolutely essential

Given the limited potential of the 'energy mix of the future' as stated in the report, the central message of Searching for a Miracle is a pessimistic one. This is in contrast with the relatively optimistic point of view of David Mc Kay in Sustainable Energy / Without the hot air. According to Heinberg, it will be impossible to ever bring the entire world population up to the current American energy standards. Even bringing the world population up to European standards seems too ambitious. Maintaining today’s world average energy use per capita is most probably the only thing we can hope to accomplish, and even that will require sacrifices in terms of cost, quality, and reliability of the energy.
Heinberg sees energy conservation, mitigating population growth, and limiting economic growth as indispensible if we are to develop a sustainable energy economy. In the chapter 'The case for conservation', he lists several possible measures. Those include, among other things, the construction of highly efficient rail-based transit systems, the retrofit of building stocks for maximum energy efficiency, the internalisation of the full costs of energy to reflect its true price, aggressive measures for demand-side management, and intensive water conservation programmes. That last argument is based on the fact that currently high amounts of energy are used by pumps for moving water.

A 100 GJ per person per year should suffice

Heinberg concludes his report on a positive note. We should not strive to bring the world up to current American energy standards. He cites Vaclav Smil, who investigated the relationship between the annual energy use per capita and the feeling of well-being. According to those statistics, the feeling of well-being expands proportionally with the per capita energy consumption up to about 100 GJ per capita per year. Above this figure, the feeling of well-being does not continue to follow the increasing energy consumption and even starts to go down again.
Consequently, Heinberg takes 100 GJ per capita per year as a general target and not the 325 GJ per capita per year as currently consumed in the US. Note that David Mc Kay used a similar guiding number, when he proposed to bring the current rate of 178 GJ/capita/year (125 kWh/capita/day) in the UK down to 105 GJ/capita/year (80 kWh/capita/day) through energy efficiency. The world average in 2008 was 74 GJ/capita/year.

Comments

Actually the world average primary energy consumption is not 74 but 70.8 GJ/capita/year, based on the Economic Research Service of the US department of agriculture data base from 1969 to 2008 (USDA, 2010). Accoding to the Swiss Federal Institute of Technology a sustanable figure should be 63 GJ/capita/year and not 100 !
Basis for calculation:
World consumption in 2008: 11294.87 Mtoe
World population in 2008: 6682477937

1 toe = 11630 kWh
Anyway, the change will become inevitable and will coincide with a change of paradigm in the way we look at progress, security, and well-being

(Source :Leonardo )

Thứ Bảy, tháng 2 23, 2013

Clip hát rap : "NGƯỜI HÀ NỘI "





 Một clip video có nhan đề "Người Hà Nội" đã được cư dân mạng chia sẻ khá nhiều trên Facebook. Mặc dù chỉ mới được up lên Youtube được hơn 1 ngày nhưng clip này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người xem bởi nội dung ý nghĩa của nó. Clip dài 6 phút 16 giây ghi lại bức tranh toàn cảnh về thủ đô Hà Nội. Đó là những hình ảnh vô cùng thân quen mà bất cứ người dân Hà Nội nào cũng biết, cũng nhớ và luôn giữ trong tim. .. Từ những quán cóc vỉa hè, cầu Long Biên, Tháp Rùa, Hồ Gươm, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội,... được ghi lại sinh động, rõ ràng và sắc nét qua lời kể của 5 chàng trai Hà Nội.Xuyên suốt clip cùng giọng đọc của 3 rapper cùng lời có ý nghĩa, người xem dường như cảm nhận được tình yêu dành cho Hà Nội của các những chàng trai này. 


 
 
  Tất cả những gì thuộc về Hà Nội đều được tái hiện lại thân thương và ấn tượng trong đoạn đầu. Tuy nhiên, đến đoạn thứ 2 của bài là những thực trạng hiện nay của Hà Nội, đó là dây điện chằng chịt, xe cộ tấp nập, "đầy ắp" xe máy hai bánh, bốn bánh cùng những tòa cao ốc,... Với giọng đọc có vẻ luyến tiếc những bình yên, cổ kính cuả Hà Nội xưa, những ngày còn bao cấp, quanh năm suốt tháng để chờ lấy gạo chứ không có "spaghetti hay hambuger" như bây giờ
Nhưng, đọng lại nhất trong lòng người xem có lẽ là những câu hát: "Nếu có cho tôi một nơi để tôi dừng chân đến cuối đời/ Mai sau có đi về đâu, vẫn sẽ quay về nơi nuôi tôi lớn/.../ Và tôi vẫn mãi là người Hà Nội mà thôi...". Cho dù Hà Nội có thay đổi như thế nào thì cái chất Hà Nội vẫn sẽ còn mãi, những tình yêu dành cho Hà Nội sẽ vẫn luôn giữ trong tim những người Hà Nội các thế hệ.Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khen và chê, nên đăng tải lên Blog nhà là Blog của những người Hà Nội gốc cùng xem và thưởng thức

( Tham khảo Internet )

Thứ Sáu, tháng 2 22, 2013

Hồ Nakura (Kenya)

Đến hồ Nakura ngắm sân chim hồng hạc đẹp nhất thế giới.


Đến với Kenya (một quốc gia Đông Phi), du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh ngập tràn chim hồng hạc chao lượn đẹp mắt trên mặt hồ Nakuru.

Nakuru là một trong 3 hồ lớn nối liền nhau nằm ở Rift Valley của Kenya.
Những hồ nước này đã trở thành ngôi nhà quy tụ 13 chủng loại chim quý hiếm đang bị đe dọa cùng với một số loại chim khác trên thế giới.
Hồ Nakuru được giới nghiên cứu chim ca ngợi là “thiên đường”, sân chim lớn nhất thế giới; với đàn chim hồng hạc đặc trưng.
Cảnh tượng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con hồng hạc xếp hàng chật kín bờ hồ trải dài bất tận, thảnh thơi dạo chơi và kiếm ăn chỉ có thể bắt gặp ở hồ Nakuru.
Hồng hạc tụ lại dày đặc ven bờ hồ. Hàng nghìn con khác tản về phía lòng hồ kiếm ăn.
Hàng triệu hồng hạc đậu chật kín mặt hồ.
Số lượng của chim hồng hạc ở Nakuru lên đến hàng chục nghìn, thậm chí lên đến hàng triệu con.
Những chú chim hồng hạc nhỏ ở đây có thể được phân biệt với các loại khác bởi bộ lông màu hồng và phần mỏ màu đỏ son, không giống như các con chim hồng hạc lớn – loại này thường có mỏ màu đen ở phần chóp.
Những chú chim hồng hạc nhỏ là loại thường được ghi hình và chụp ảnh và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim tài liệu bởi chúng có số lượng nhiều hơn chim hồng hạc lớn.
Nguồn tảo rất phong phú, đa dạng trong hồ là “vũ khí” thu hút và “giữ chân” loài chim quý, tuyệt đẹp này bởi chim hồng hạc chủ yếu ăn tảo.
Trong khi đó, phân chim hồng hạc cùng nhiệt độ lý tưởng của vùng nước có tính kiềm ở hồ Nukaru cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển các loài tảo.
Trên thực tế, đây là khu vực có nguồn thức ăn dồi dào nhất đối với loài hồng hạc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, tại hồ Nakuru tập trung khoảng hơn 1 triệu, thậm chí, 2 triệu hồng hạc, mỗi năm tiêu thụ khoảng 250 nghìn kg tảo/hecta.
Ngoài ra, hồ Nakuru còn là nơi làm tổ và kiếm ăn lý tưởng của loài bồ nông trắng lớn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng chim hồng hạc đã giảm xuống đáng kể, nguyên nhân chính có lẽ là do có quá nhiều khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây.
Nguyên nhân khác cũng là do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy công nghiệp gần đó thải ra hồ, điều này làm cho chất lượng nước hồ thay đổi.
Ô nhiễm môi trường và lụt lội đã phá hủy không gian sống cũng như nguồn thức ăn của loài chim hồng hạc. Các loại khuẩn tảo lục (Cyanobacteria) và tảo xanh đã trôi đi nơi khác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn.
( Tham khảo Internet )