e

Thứ Bảy, tháng 9 26, 2020

OMAR AKRAM - Surrender

 


Thứ Sáu, tháng 9 25, 2020

This is Energy Storage




 

Thứ Hai, tháng 9 21, 2020

Giá điện vừa kinh tế thị trường, vừa hỗ trợ được hộ nghèo

 (TBKTSG) - Chính phủ Việt Nam có chính sách miễn phí 30 kWh/tháng cho các hộ nghèo, nhưng không biết việc lên danh sách các hộ nghèo này được làm như thế nào. Trong bài này, tôi xin đề nghị một mô hình tính giá điện vừa kinh tế thị trường vừa hỗ trợ được cho các hộ nghèo dễ hiểu hơn.

Theo định luật 20-80 của Pareto thì trong đó sẽ có 80% các hộ tiêu thụ tổng cộng 20% lượng điện gia dụng, và 20% các hộ tiêu thụ 80% lượng điện còn lại. Ảnh: THÀNH HOA

Trong kinh tế thị trường, giá một sản phẩm hay dịch vụ là kết quả của sự dung hòa giữa lợi ích của bên mua và bên bán. Để đạt được mức thỏa thuận này thì hai bên phải có thì giờ thương lượng cộng với khả năng tính toán về kinh tế, điều mà một cá nhân thường không có.

Do đó, kinh tế thị trường thuần túy chỉ dành cho những doanh nghiệp. Còn đối với tư nhân và người kinh doanh dưới dạng cá thể nhỏ thì Nhà Nước, với trách nhiệm bảo hộ dân, phải trực tiếp can thiệp bằng cách quy định tiêu chuẩn về chất lượng và giá cả.

Nội dung bài viết này giới hạn ở thị trường điện bán cho tư nhân và người kinh doanh dưới dạng cá thể nhỏ. Thống kê quốc tế gọi loại thị trường điện đó là điện gia dụng.

Diễn biến thị trường của một sản phẩm thường dao động tương đối tỷ lệ nghịch với giá bán của sản phẩm đó. Khi giá tăng thì thị trường thu hẹp và, ngược lại, khi giá giảm thì thị trường mở rộng. Tỷ lệ đó gọi là chỉ số đàn hồi (elasticity coefficient). Điện là một sản phẩm không có chỉ số đàn hồi. Suy ra giá điện không ảnh hưởng gì đến thị trường điện. Điện giá 1.000 đồng hay 5.000 đồng mỗi kWh thì cũng phải mua điện, chí ít để buổi tối có đèn, có quạt cho con cái ôn bài.

Trong số những định luật của kinh tế thị trường thì có bốn định luật liên quan đến đề tài của bài này: (a) một doanh nghiệp nghiệp phải ít nhất cân bằng thu và chi để tiếp tục kinh doanh; (b) nếu doanh nghiệp cứ bội chi thì một ngày nào đó sẽ phá sản; (c) Nhà nước không có trách nhiệm can thiệp để cứu một doanh nghiệp trên bờ phá sản; (d) một nhà đầu tư (một nhà tư bản) chỉ đầu tư vào một doanh nghiệp “bội thu” tối đa để có tối đa lợi nhuận.

Theo định luật (d) thì người dân phải trả tiền điện nhiều hơn là cần thiết, suy ra từ định luật (a) về cân bằng thu - chi. Do đó, khi Nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị trường điện gia dụng thì: Nhà nước nắm độc quyền bán điện gia dụng chứ không ủy quyền cho nhà kinh doanh thuần túy. Cơ quan hay doanh nghiệp độc quyền này phải có một biểu giá nhằm lúc nào cũng cân bằng thu nhập với tất cả chi tiêu.

Cụ thể thì biểu giá này được xét lại mỗi năm một lần và dựa trên: dự báo lượng điện năm tới sẽ phải cung cấp cho dân; tất cả chi tiêu để tự sản xuất, mua của các doanh nghiệp khác hay nhập khẩu từ nước láng giềng lượng điện đó; cộng với vốn phải ứng ra trong năm đó để tiếp tục thực hiện những dự án mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Cơ quan hay doanh nghiệp độc quyền đó có thể là một công ty con của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Giá bán trung bình được xác định dựa trên tất cả chi phí Nhà nước sẽ phải chi ra cho năm tới để có điện cung cấp cho dân và để tiến hành những dự án đã khởi công.

Thông thường, người ta sẽ ưu tiên khai thác những nguồn điện năng có chi phí sản xuất rẻ nhất và hiệu quả về môi trường rồi lần lượt, khi nhu cầu tăng, thì dùng những nguồn đắt hơn. Ví dụ, ưu tiên khai thác thủy điện, sau đó là điện gió và điện mặt trời rồi đến điện sản xuất từ năng lượng hóa thạch. Ở khung giờ cao điểm thì phải dùng thêm những nguồn điện đắt tiền, còn ở khung giờ thấp điểm thì có thể dùng nguồn có chi phí sản xuất rẻ hơn để giảm thiểu giá thành trung bình.

Vì vậy, ở khung giờ cao điểm cần bán điện với giá cao và ở thấp điểm thì có thể bán với giá rẻ hơn so với giá thành trung bình hàng năm để khuyến khích người tiêu dùng, doanh nghiệp chuyển nhu cầu về phía thấp điểm. Đồng thời, giá bán điện cũng có thể được điều chỉnh để phục vụ cho chương trình hỗ trợ tiền điện cho những hộ nghèo nhất của Chính phủ.

Trong kinh tế thị trường, để mở rộng thị phần, thì các doanh nghiệp thường hạ giá bán sản phẩm hay dịch vụ để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn. Ngược lại, để khuyến khích người dân chọn lối sống dè sẻn thì giá bán sản phẩm, dịch vụ phải tăng khi người tiêu dùng muốn mua thêm. Nguyên tắc này có thể thể hiện trong thang biểu giá điện gia dụng. Người giàu trả nhiều, người nghèo trả ít hay được miễn.

Giàu nghèo là những khái niệm chủ quan, không thể dựa vào đó để đề ra một chính sách công bằng. Có người nghèo dùng nhiều điện và có người giàu dùng ít điện. Nhưng đó là những tình huống hiếm hoi.

Nói chung thì người nghèo có ít khả năng mua thiết bị chạy bằng điện nên dùng ít điện và người giàu có nhiều khả năng hơn nên dùng nhiều điện hơn. Người nào có khả năng, dùng nhiều điện thì trả đắt một chút để cho những người có ít khả năng hơn có thể mua điện với giá phù hợp với túi tiền của họ. Xếp các hộ dân vào diện nghèo hay giàu và có chính sách thích hợp là việc của ủy ban nhân dân các địa phương.

Việc của EVN là thiết lập một thang biểu giá cân bằng thu - chi theo yêu cầu của Chính phủ. EVN chỉ cần tính giá điện theo lượng điện mỗi hộ mua chứ không phải đòi xem chứng minh khách hàng thuộc diện nào.

Giả dụ tất cả các hộ ở Việt Nam tiêu thụ 70 tỉ kWh điện gia dụng mỗi năm và giá điện trung bình tính theo phương pháp mô tả ở phần trên là 2.000 đồng/kWh, thì EVN sẽ thu được 140.000 tỉ đồng/năm. Theo định luật 20-80 của Pareto thì trong đó sẽ có 80% các hộ tiêu thụ tổng cộng 20% lượng điện gia dụng, và 20% các hộ tiêu thụ 80% lượng điện còn lại.

Nếu Chính phủ quyết định 80% hộ được mua điện với giá bằng một nửa giá điện trung bình (1.000 đồng/kWh), thì số tiền EVN thu về mỗi năm từ việc bán điện cho những hộ này là 14.000 tỉ đồng. Để cân bằng thu - chi, EVN có thể thiết lập các bậc thang giá bán điện cho 20% số hộ còn lại theo hướng cao dần để bù được con số 126.000 tỉ đồng còn thiếu.

Chẳng hạn như ở bậc thang đầu, với số điện tiêu thụ bằng với mức tiêu thụ bình quân của 80% số gia đình dùng ít, thì áp dụng mức giá 1.000 đồng/kWh, nếu vượt ngưỡng này thì giá sẽ tăng dần. Làm như vậy là để khi mức tiêu thụ đạt đến một ngưỡng nào đó, giả dụ là 400 kWh là mức áp dụng bậc thang giá đắt, thì nó cũng có ý nghĩa như sự cảnh báo người tiêu dùng rằng họ bắt đầu tiêu thụ nhiều đấy và kể từ cái ngưỡng đó EVN phải dùng đến những nguồn điện có chi phí sản xuất cao.

Đồng thời, áp dụng cơ chế giá bậc thang với mức giá như nhau cho mức tiêu thụ bình quân tối thiểu như vậy cũng là để khách hàng sử dụng nhiều điện không cảm thấy bị đối xử bất công.

Tất nhiên, các con số tính toán nêu trên chỉ là giả định và có ý nghĩa tương đối. Bộ Công Thương có thể căn cứ vào tình hình tiêu thụ điện thực tế của các nhóm hộ, để từ đó đưa ra biểu giá phù hợp theo tinh thần của ví dụ trên, trong đó có thể có 2-3 bậc thang giá, nhưng không nên quá nhiều bậc thang vì nhiều quá thì tính toán phức tạp và khó giảng nghĩa để thuyết phục người dân.

Đặng ĐìnhCung

Kỹ sư tư vấn

Thứ Bảy, tháng 9 19, 2020

Yanni: If I Could Tell You - Remastered - "3 Words"

 

VideoYanni


Thứ Sáu, tháng 9 18, 2020

Các thành phố giảm thải khí C02

>



 

Thứ Ba, tháng 9 15, 2020

Vietnam advised to restart nuclear energy program

 Vietnam advised to restart nuclear energy program

Electricians work on the poles in southern Bac Lieu Province, May 9, 2020. Photo by VnExpress/Nguyet Nhi.

With its energy deficit rising every year, several experts are advising Vietnam to reconsider the shelved nuclear power program.

Nuclear energy is one of the recommendations made by experts as the Industry and Trade Ministry (MoIT) gathers public inputs for its 2021-2030 National Energy Master Plan (with orientation towards 2050).

Tran Xuan Hoa, Chairman of the Vietnam Mining Technology Association, said that as Vietnam’s net energy imports continue to rise, it is getting harder and harder to find sources that would allow the country to access stable energy sources to meet its socio-economic development goals.

A restart of the nuclear development program should be included in the national master plan, he said, adding that compared to other types of energy currently available, nuclear energy was "still relatively safer and low-priced".

This is the first time that Vietnam is working on a comprehensive national energy master plan. Prior to this, energy plans were made on a piecemeal basis, that is, for each individual energy sector.

Hoa said Vietnam had in 2016 approved a nuclear power development plan which would build two plants with a designed capacity of 4,000 MW per year in the southern province of Ninh Thuan. Work on the plants was set to start the same year.

However, in November 2016, the National Assembly decided to suspend all nuclear development until 2030, saying it wanted to allocate capital for coal and gas, modernizing infrastructure to boost socio-economic development and adapting to climate change.

Nuclear energy is mentioned in the draft master plan released for receiving feedback, but it envisages development of this energy to begin after 2035. The draft envisages national nuclear power capacity reaching 1,000 MW by 2040 and 5,000 MW by 2045.

"We have halted nuclear production for many reasons, but a restart should now be considered. Unfortunately, in the short term, the national energy plan has not mentioned anything about nuclear development," Hoa said.

Nguyen Anh Duc of the MoIT’s Institute of Petroleum said tapping alternative sources of energy should be a key consideration as coal, oil and gas reserves get depleted.

Since 2015, Vietnam has shifted from being a net exporter to a net importer of energy. Imports of coal, and oil and gas, two sources of raw materials that account for a major proportion the country’s primary energy supply, has been rising steadily during this period, an MoIT report has said.

While Vietnam targets extraction of 50-56 million tons of coal per year, the Vietnam National Coal and Mineral Industries Group (TKV) has only been able to achieve 45 million tons per year as it is having to dig deeper and deeper to access the mineral. The rest is imported to ensure sufficient supply for electricity development, consumption and production needs.

Vietnam has spent around $2.6 billion on importing 36.5 million tons of coal in the first seven months of this year, up 50 percent in volume year-on-year, according to Vietnam Customs.

As for gas, currently most 2020 targets have been met or exceeded, save for liquefied petroleum gas (LPG) production, at only 50 percent; while processing, storage and distribution providers have only been able to meet 25 percent of the country’s petrochemical processing demand this year, Duc said.

Production is currently at around 9-10 billion cubic meters, but this is expected to decrease after 2023 when output declines at most oil and gas fields being exploited now.

To resolve this, the government needs to find ways to ease bottlenecks for investment in gas exploitation. "Procedures, legal corridors, and policy mechanisms for the oil and gas sub-sector need to be set out in detail in this comprehensive energy plan to attract investment in exploration in deep and remote waters," Duc said.

Vietnam will have to import 1-4 billion cubic meters of liquefied natural gas a year in 2021-2025 to meet growing power demand, the MoIT assessed in a report released last year.

Renewables, market price mechanism

Hoa said that two years ago, the solar power feed-in-tariff (FIT) was very attractive at a fixed 9.35 cents a kWh. Now, it has decreased to 7.09-8.38 cents per kWh, depending on the type of investment. Given falling renewable energy prices, the national master plan should promote the development of this type of energy over others, he added.

Data released by national utility Vietnam Electricity (EVN) shows that as of June-end this year, 5,482 MW of solar power capacity had been installed, accounting for 9.5 percent of the country’s power sources. By mid-August, there were nearly 45,300 rooftop solar power projects operating with a total capacity of 1,029 MWp, an output of about 500,692 MWh.

According to Tai Anh, Deputy General Director of EVN, as long as renewable energy accounts for less than 20 percent of national capacity, the power grid will not need additional investment.

But if it does, then the system will require many new solutions such as additional storage batteries to maintain balance, and money would have to be set aside to deal with environmental impacts when renewable energy machinery expires, inflating costs, he said.

"If Vietnam wants to raise its renewable energy capacity, how much we can afford to subsidize and how much the economy can withstand are factors needed to be considered carefully before making an appropriate choice," he said.

Dr. Nguyen Ngoc Hung of the MoIT’s Institute of Energy said Vietnam’s new comprehensive national energy plan also needs to set up clear incentivizing mechanisms, especially in terms of energy prices, if the country wants to attract private sector investment.

"Most businesses dare not invest in coal mines, deeming the risks too great," he said.

Nguyen Thuong Lang of the MoIT’s Institute of Commerce said energy prices are set by the Ministry of Finance, and unless businesses are allowed to set prices according to market forces, it would be very difficult to make effective feasibility appraisals of potential energy projects.

So far, no market price mechanism has been mentioned in the MoIT’s draft energy master plan, he noted.

Lang said that the roles of the state and the private sector will have to be redefined and the market allowed to decide prices, which will be more efficient. As Vietnam’s economy transforms rapidly, prices should be allowed to match changes in the country’s economic structure, he added.

Pointing to the fact that no truly large-scale energy project has been started in the last five years, Hoa said that the reason why businesses do not dare to invest is the lack of a market mechanism, with many energy sectors still having prices set by the Ministry of Finance.

"Therefore, it is necessary to get the energy sub-sectors to coordinate with the Government, localities and enterprises to resolve this issue," Hoa said.

Deputy Prime Minister Trinh Dinh Dung had said at the Vietnam Energy Summit 2020 in July that Vietnam needs another 5,000 MW in power plant capacity by 2025, which will cost it around $7-10 billion each year.

Vietnam currently relies largely on hydropower and thermal power for its electricity needs, but its hydropower potential is almost fully exploited and oil and gas reserves are running low.

Coal-powered plants accounted for 36.1 percent of electricity supply last year, followed by hydropower at 30.8 percent, according to the Vietnam Energy Association.

The MoIT plans to incorporate feedback on the draft National Energy Master Plan and submit its final version to the Government by the end of this year.

Source : https://e.vnexpress.net/

Thứ Hai, tháng 9 14, 2020

Phát sốt vì 20 bức ảnh chứng minh sự chuyển mình của thế giới 100 năm qua

VietTimes – Cuộc sống con người hiện nay liên tục thay đổi, phát triển đến chóng mặt. Những bức ảnh dưới đây sẽ khiến bạn không khỏi kinh ngạc bởi sự thay đổi nhanh chóng của thế giới suốt 100 năm qua.
Khi chúng ta nhìn lại quá khứ dù chỉ 5 năm, ai cũng thấy được thời gian đã thay đổi mọi thứ như thế nào. Chúng không đơn thuần là cơ thể, tuổi tác hay địa vị mà thế giới, xã hội xung quanh chúng ta cũng đã và đang khác đi từng ngày.

Có thể trước kia nơi đây từng là bờ ao, bãi cỏ thì nay nó đã biến thành những con đường, góc phố sầm uất. Tuy nhiên sự thay đổi tưởng chừng như to lớn đó cũng chỉ là sự đổi mới trong vỏn vẹn vài năm. Vậy 100 năm qua thế giới đã thay đổi đến thế nào ?

Cuộc sống con người không ngừng chuyển biến, những bức ảnh ấn tượng dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ với sự thay đổi kinh ngạc của thế giới trong 100 năm qua:
1. Vườn Sabir nằm ở quận Sabail của thành phố Baku (Azerbaijan) nay xanh hơn
Ảnh: Brightside
2. Hình ảnh đô thị hóa của thành phố Baku (Azerbaijan) sau hơn 100 năm
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
3. Kim tự tháp Kukulkán ở Chichén Itzá (Mexico) - nơi được mệnh danh là 'cánh cổng đến thế giới khác' của người Maya
Phát sốt vì 20 bức ảnh chứng minh sự chuyển mình của thế giới 100 năm qua - ảnh 3
Ảnh: Brightside
4. Đấu trường La Mã ở Rome (Italia) - biểu tượng của đế chế La Mã - vẫn còn nguyên vẹn
Phát sốt vì 20 bức ảnh chứng minh sự chuyển mình của thế giới 100 năm qua - ảnh 4
Ảnh: Brightside
5. Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã trở thành khu đô thị sầm uất bậc nhất
Phát sốt vì 20 bức ảnh chứng minh sự chuyển mình của thế giới 100 năm qua - ảnh 5
Ảnh: Brightside
6. Cổng Brandenburg - biểu tượng của thành phố Berlin - không có nhiều thay đổi
Phát sốt vì 20 bức ảnh chứng minh sự chuyển mình của thế giới 100 năm qua - ảnh 6
Ảnh: Brightside
7. Cầu Cavenagh - cầu treo lâu đời nhất ở Đảo quốc Sư tử
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
8. Nhân sư vĩ đại Giza vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
9.  Cây cầu cổ Ponte Vecchio ở Florence (Italia) vẫn thơ mộng như ngày nào
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
10. Phố Yonge, một trong những con phố sầm uất nhất ở Toronto (Canada)
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
11. Tháp Eiffel qua 100 năm vẫn sừng sững
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
12. Machu Picchu - nơi lưu giữ tàn tích Inca thời tiền Columbo - được bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 mét ở Peru
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
13. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) nay đã là điểm đến du lịch lý tưởng
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
14. Nhà thờ thủ đô Mexico city (Mexico)
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
15. Cung điện mỹ thuật, thành phố Mexico nay đã được hoàn thiện
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
16. Nhà thờ Thánh Paul (Anh) - vẻ đẹp cổ điển theo thời gian 
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
17. Quảng trường Del Duomo, Milan (Italia) luôn đông đảo du khách đến tham quan
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
18. Quảng trường Thời đại, New York (Mỹ) vẫn náo nhiệt như xưa 
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
19. Tòa thị chính Sydney ở thành phố Sydney (Úc)
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
20.  Tháp nghiêng Pisa (Italia) nay đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách bậc nhất thế giới
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
Theo BrightSide

Những bức ảnh du lịch đẹp nhất thế giới năm 2020

Những bức ảnh du lịch đẹp nhất thế giới năm 2020
Cuộc thi ảnh chủ đề Travel2020 của Agora mới đây đã chọn ra 50 tấm ảnh, là những khoảnh khắc du lịch đẹp nhất trong năm.
anh du lich anh 1

Agora đã tổ chức cuộc thi chủ đề du lịch (Travel2020) từ từ 24/7 đến 7/8 và nhận được 13.685 bức ảnh gửi về. 50 tác phẩm nhiếp ảnh đẹp nhất được chọn ra. Trong đó bức ảnh đẹp nhất được trao giải 1.000 USD. Đây là bức ảnh của tác giả người Canada Caroline 
Egan. Tác phẩm ghi lại khoảnh khắc đẹp ở Horseshoe Bend, Colorado (Arizona, Mỹ).

anh du lich anh 2
Bức ảnh này là quang cảnh ở lưng chừng núi Rundle (Canada) được nhiếp ảnh gia Kelvin Lachica (Canada) ghi lại. Chia sẻ về bức hình, Kelvin cho biết anh muốn mọi người cảm nhận được vẻ đẹp ở Alberta (Canada).
anh du lich anh 3
Nhiếp ảnh gia Đức Jorg Petermann là người sở hữu bức ảnh chụp dãy núi Alps ở Áo này. Jorg cho biết đã chụp khoảnh khắc này trong chuyến trekking núi Alps. Vị nhiếp ảnh gia cũng nói sẽ quay lại đây cảm nhận cảnh đẹp thêm một lần nữa.
anh du lich anh 4
Bức hình này được ghi lại bởi một phi công người Mỹ Jassen Todorov. Jassen đã chụp lại cầu Cổng Vàng từ trên cao khi đang lái máy bay. “Khoảnh khắc này thêm đẹp khi một chiếc máy bay đang bay ở chiều ngược lại, cánh máy bay tạo thành đường thẳng hoàn hảo với những sợi dây cáp”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.
anh du lich anh 5
Nhiếp ảnh gia người Đức Max Dreher đã chụp được bức ảnh hoành tráng này ở Iceland. Anh ấy gọi cảnh quay của mình là 'Lái xe xuống con đường cô đơn trước khi mặt trời mọc'. Max đặt tên bức ảnh của anh là "cô đơn trên con đường tuyết lúc bình minh".
anh du lich anh 6
Nhiếp ảnh gia Lee Mumford (Anh) đã sử dụng flycam ghi lại khung cảnh một đoàn tàu băng qua rừng ở Sri Lanka. Lee chia sẻ đây là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của đất nước này.
anh du lich anh 7
Đây là hình ảnh chiến thắng chung cuộc, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Brian TR (Tây Ban Nha). Bức ảnh ghi lại quang cảnh từ lều dựng trên ngọn núi Seceda (Italy) cao 2,519 m. Cuộc thi ảnh Agora là mạng xã hội kết nối các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Đơn vị này cũng tổ chức nhiều cuộc thi nhiếp ảnh uy tín hàng năm, thu hút hàng trăm nghìn người tham dự.

Bích Phương (TheoZing.vn)

Chủ Nhật, tháng 9 13, 2020

MISERLOU - William Joseph & Caroline Campbell

 

Tính toán khoa học cơ cấu nguồn hợp lý cho quy hoạch điện quốc gia

 


 - 

 Cùng với việc xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, đã đến lúc một loạt câu hỏi cần được làm sáng tỏ: Nhu cầu năng lượng của Việt Nam bao nhiêu thì đủ cho phát triển? Cơ cấu nhiệt điện than, năng lượng tái tạo đã hợp lý chưa? Vấn đề cung cấp nhiên liệu như thế nào? Điện hạt nhân tới đây có trở lại quy hoach không? Khả năng cân đối và hiệu quả tài chính thế nào?, vv... 

PGS, TS. BÙI HUY PHÙNG - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Mở đầu

Cũng cần nhắc lại, Quy hoạch phát triển tổng thể năng lượng quốc gia nói chung và Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia nói riêng là những cơ sở khoa học và pháp lý cho xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch phát triển các công trình năng lượng, tạo nên cơ sở vật hạ tầng phục vụ phát triển đất nước; đồng thời xây dựng và hoàn thiện các bộ tư liệu, số liệu phục vụ quản lý nhà nước về năng lượng. Tuy nhiên, cả một thời gian dài vừa qua chúng ta chưa bao giờ xây dựng Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; các quy hoạch phân ngành được xây dựng riêng biệt, thiếu tính hệ thống, thể hiện nhiều bất cập, từ phương pháp, nội dung, đến các thủ tục xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện; cần đổi mới, hiệu quả hơn.

Những bất cập trong Quy hoạch điện lực Quốc gia

Trong cả quá trình phát triển điện lực cho tới nay (năm 2019), chúng ta đã xây dựng 7 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐL). Bên cạnh đó, đã xây dựng 5 Quy hoạch phát triển ngành than (QHT); 3 Quy hoạch phát triển dầu - khí (QHDK); Quy hoạch năng luợng tái tạo (NLTT). Ngoài ra, có Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2050 (HN 2007).

Về phương pháp: Ngành năng lượng có tính hệ thống cao, theo phân cấp hệ thống (Hierarchi), trước hết cần tính toán, xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, tiếp theo từ những kết quả nhận được sẽ tính toán cho các quy hoạch phân ngành: điện, than, dầu - khí, hạt nhân, NLTT,... quá trình tính toán được thực hiện cho tới khi đạt tối ưu tổng thể và cả các phân ngành. Thời gian qua, các quy hoạch phân ngành được xây dựng riêng, khá biệt lập, trong từng phân ngành tuy có sử dụng một số phương pháp và công cụ hiện đại nhưng chưa đồng bộ (như Quy hoạch phát triển điện lực), những phân ngành khác chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, đơn giản [3,4,5].

Tư liệu, số liệu phục vụ quy hoạch, xét theo yêu cầu của Luật Điện lực [1] và Luật Quy hoạch [2], thể hiện thiếu thống nhất, thiếu tin cậy, thiếu thẩm định, cụ thể từ tiềm năng năng lượng, tài chính, chi phí đầu tư, giá cả của các loại nhiên liệu - năng lượng,… chúng là đầu vào - đầu ra của nhau trong tính toán; làm kết quả tính toán thiếu chính xác, sai lệch.

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược chưa được chú ý đúng mức, chưa thể hiện rõ phương pháp, thiếu những tính toán cần thiết, hầu như chưa thực hiện tham vấn cộng đồng. Mặt khác, công tác tư vấn, thẩm định ít được đổi mới, mỗi phân ngành thường được chỉ định một tư vấn duy nhất, ít phối hợp, chưa thực hiện đấu thầu; việc thẩm định còn khá sơ lược và thiếu ràng buộc tránh nhiệm.

Sau đây xin trình bày đôi nét thách thức trong QHĐ VII, thể hiện tính thiếu thống nhất, bất cập khi xây dựng quy hoạch riêng lẽ, cụ thể hơn có thể xem [3, 5,9].

1/ Nhu cầu điện theo QHĐ VII [3]

2015

2020

2030

Nhu cầu điện

SX&NK, tỷ kWh

194-210

330-362

695-834

Với nhu cầu này cho thấy khá cao, chưa hợp lý, bất cập:

Thứ nhất: Cường độ điện đối với GDP(kWh/USD) hiện nay ở nhiều nước đều bé hơn 1, Việt Nam nhiều năm qua xấp xỉ 1 đã là cao, nay dự báo ngày càng lớn, 1,5 - 2 thụt lùi so với cả chính mình!

Thứ hai: Về hệ số đàn hồi điện, hiện nay Việt Nam khoảng 1,6 - 1,7, theo yêu cầu đến năm 2020 giảm xuống 1, với kết quả dự báo trên là không thể giảm được.

2/ Nguồn, lưới điện phải xây dựng dồn dập, khó thực hiện, tới nay nhiều công trình không đạt tiến độ.

Kết quả tính toán nguồn với phương án cơ sở, có thể tóm tắt mấy con số chính sau đây:

- Giai đoạn 2011-2015, tổng công suất nguồn 43.150MW (tăng so với 2010 là 22.890MW, mỗi năm tăng gần 5000MW).

- Giai đoạn đến 2020, tổng công suất nguồn 75.000MW trong đó nhiệt điện than 32.500MW (46%).

- Điện hạt nhân dự kiến sẽ vào làm việc năm 2021 khoảng 2000MW và đến 2030 sẽ có tổng công suất khoảng 10.000MW.

- Giai đoạn đến 2025, tổng công suất nguồn 97.000MW, trong đó nhiệt điện than 45.200MW (46%).

- Giai đoạn đến 2030, tổng công suất nguồn 146.000MW, trong đó nhiệt điện than 77.300MW (52%), điện sản xuất 695 tỷ kWh, với phương án cao là 834 tỷ kWh.

- Năng lượng tái tạo sản xuất điện đạt 4,5% vào 2020, 6% vào 2030.

3/ Yêu cầu than cho sản xuất điện lớn và chưa rõ nguồn cung cấp [3,4]

2015

2020

2025

2030

Sản lượng than thương phẩm (triệu tấn)

52

71

101

110

Nhu cầu than cho điện (triệu tấn)

32

78

118

190

Khả năng cung cấp

28

36

61

63

Thiếu hụt

4

42

57

127

Đối với Việt Nam, tới đây than được sử dụng nhiều để sản xuất điện là hợp lý, nhưng ở mức độ nào là phù hợp chưa được tính toán kỹ, chưa rõ nguồn cung cấp, trong nước kết hợp nhập khẩu?

4/ Yêu cầu nhập LNG để phát điện khá lớn, trong khi chưa có luận chứng cụ thể, tại thời điểm xây dựng quy hoạch, giá LNG khoảng 750USD/tấn, tức khoảng 18USD/1 tiệu BTU, với giá này, chỉ tiền nhiên liệu đã là khoảng 11-12cents/kWh. Tuy đã được đề cập, nhưng tới nay cũng chưa có luận chứng nào.

5/ Yêu cầu đầu tư lớn và thiếu cân đối.

Để đảm bảo thực hiện khối lượng đã đề ra, QHĐ VII, yêu cầu vốn đầu tư khổng lồ: Giai đoạn 2011 - 2020: tổng đầu tư 48,8 tỷ USD, trong đó lưới 33%, 5 tỷ USD/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: tổng đầu tư 75 tỷ USD, trong đó lưới 34%: 7,5 tỷ USD/năm.

Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư lưới khoảng 1/3 tổng đầu tư điện lực là chưa đủ. Mặt khác, trước đây ngành than chỉ đầu tư mỗi năm 400 - 500 triệu USD, với QH than - 2012, bình quân mỗi năm khoảng 1 tỷ USD, với tính toán nào, có hợp lý?

6/ Với những mục tiêu như trên, ngay từ lúc thẩm định, nhiều ý kiến đã khuyến cáo quy hoạch có những bất cập, khó thực hiện. Nhưng QHĐ VII vẫn được phê duyệt và chỉ thực hiện được vài năm, đã yêu cầu tổ chức điều chỉnh.

Quy hoạch điện VII điều chỉnh (QHĐVII ĐC), Chính phủ đã phê duyệt 3-2016 [3], tổng điện năng sản xuất so với QHĐ VII, được điều chỉnh giảm khoảng 20%, cụ thể năm 2015: 164 tỷ; 2020: 265; 2025: 400; 2030: 575 tỷ kWh. Theo đó, vào 2030 nhiệt điện than giảm từ 77.300MW còn 55.200MW, vẫn có tỷ trọng lớn, trên 50% tổng sản xuất điện, thủy điện giảm từ 25 xuống 12,4%, điện từ khí đốt ở mức 17-19%, điện tái tạo tăng 6,5-6,9% giai đoạn 2020-25 lên 10,7% vào 2030; Điện hạt nhân được rút khỏi quy hoạch theo Quyết định của Quốc hội 10-2016. So với QHĐ VII, tỷ trọng điện năng từ NLTT được điều chỉnh tăng 1,8 lần, nhưng lượng tuyệt đối chỉ tăng 1,3 lần, vì như đã nói tổng điện năng sản xuất giảm 20%. Điện sản xuất đầu người năm 2015 là 1800kWh/người; dự báo năm 2020: 2800; 2025: 4100; 2030: 5200 kWh/người.

Với một số điều chỉnh nói trên, nhận thấy vẫn chưa ổn, năm 2017 Bộ Công thương đã yêu cầu xây dựng Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-25, định hướng đền 2035. Báo cáo dự thảo được Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) chuẩn bị từ 6-2017, tuy còn một số nội dung về phương pháp, tính cập nhật của số liệu,… cần được thảo luận; nhưng báo cáo đã được chuẩn bị khá công phu, theo đó Quy hoạnh điện lực quốc gia được xét trong mối quan hệ năng lượng chung. Đáng tiếc, sau đó không thấy được bàn tiếp và nay có thông tin đang chuẩn bị Quy hoạch điện VIII!

Nội dung cơ cấu nguồn điện, hiện nay ở một số nước giảm, hoặc ngừng phát triển nhiệt điện than, điện hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều nước, đặc biệt các nước đang phát triển, nhiệt điện than vẫn đang tăng, điện hạt nhân vẫn có xu thế phát triển. Chúng ta không vì vậy mà bài trừ, hoặc áp đặt các nguồn này. Chúng ta cần xuất phát từ đặc điểm của đất nước, để xem xét cơ cấu nguồn điện của chúng ta đã hợp lý chưa?

Theo đó, một loạt câu hỏi cần làm rõ: Nhu cầu năng lượng bao nhiêu thì đủ cho phát triển? Cơ cấu nhiệt điện than, NLTT đã hợp lý chưa? Vấn đề cung cấp nhiên liệu như thế nào? Điện hạt nhân tới đây có trở lại quy hoach không? Khả năng cân đối và hiệu quả tài chính?... Những nội dung này vẫn chưa được làm rõ, thỉnh thoảng có bàn đến thông qua vài hội thảo, tham vấn với những đánh giá chung chung, không thuyết phục. Đây là những nội dung lớn cần tổ chức tính toán khoa học với tầm nhìn dài hạn và tuân thủ quy định pháp luật.

Xây dựng Quy hoạch quốc gia, cần tuân thủ theo Luật Điện lực sửa đổi 2013 và Luật Quy hoạch 2017.

Quy định của Luật Điện lực sửa đổi 2013 [1]

Luật Điện lực sửa đổi 2013 đã quy định Quy hoạch Điện lực quốc gia, tại Khoản 1 và 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch chuyên ngành bao gồm quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... Quy hoạch phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật".

Với quy định này, các Quy hoạch phân ngành năng lượng nói chung và Quy hoạch điện lực quốc gia nói riêng phải tuân thủ Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia - nghĩa là "phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp" như luật quy định. Bởi nó là cơ sở khoa học và theo pháp quy xây dựng quy hoạch nó còn là cơ sở pháp lý cho các quy hoạch phân ngành.

Nội dung, phương pháp, công cụ tính toán và cả kinh nghiệm xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia có thể tham khảo ở nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Ví dụ: [6,7,8,9,10,11,12]; Quy định của Luật Quy hoạch 2017 [2].

Qua đó nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong công tác quy hoạch, năm 2017, Luật Quy hoạch ra đời, theo đó Quy hoạch điện lực quốc gia phải tuân thủ. Luật Quy hoạch 2017 phân biệt rõ các loại quy hoạch với những quy định đầy đủ về nội dung, thủ tục, thẩm định, triển khai thực hiện,... sau đây chỉ nêu một số nội dung liên quan tới Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, mà trong quá trình vừa qua chưa được tuân thủ đầy đủ.

Điều 4, quy định nguyên tắc cơ bản, những nội dung cần thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch, chiến lược và kế hoạch, đảm bảo tính nhân dân, sự tham gia của cộng đồng,… Điều 8, về thời kỳ quy hoạch đối với quy hoạch thuộc hệ thống quốc gia là 10 năm, tầm nhìn 30 đến 50 năm. Điều 16, về quy trình lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan, xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và trình chính phủ phê duyệt. Điều 17, nêu rõ quy trình lập quy hoạch phải chọn tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều 18, về đánh giá môi trường chiến lược, phải được tổ chức thực hiện và thẩm định đồng thời với quy hoạch theo Luật môi trường. Điều 19, quy định lấy ý kiến cho quy hoạch phải rộng rãi các ban ngành, địa phương, cộng đồng, cá nhân và công khai ý kiến đóng góp. Điều 25, nội dung quy hoạch ngành, quốc gia cần đảm bảo đầy đủ các nội dung luật đã quy định. Điều 29, 30, 31, 32, quy định chi tiết từ việc thành lập, thành phần, chế độ làm việc của Hội đồng thẩm định, đến hồ sơ, nội dung thẩm định,... cần tuân thủ và nâng cao trách nhiệm thẩm định. Điều 38 về công bố quy hoạch, Bộ chủ trì tổ chức công bố công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch đến cộng đồng và thu nhận ý kiến…

Kiến nghị thay lời kết

1/ Thế giới đang giai đoạn chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng đảm bảo công bằng xã hội, còn Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững. Đặc biệt, hiện nay Trung ương, Chính phủ đang xem xét đánh giá các chiến lược, quy hoạch đã thực hiện và đề xuất chiến lược, quy hoạch mới. Việc tổ chức xây dựng Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện lực quốc gia… là rất cần thiết và không thể theo kiểu truyền thống riêng lẻ, mà cần thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học và pháp lý cho các quy hoạch phân ngành đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa, theo tinh thần đổi mới, tuân thủ Luật Điện lực sửa đổi 2013 và Luật Quy hoạch 2017.

2/ Đề nghị Bộ Công Thương xây dựng nhiệm vụ như một Dự án quốc gia về "Xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia" trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, sẽ tính toán xác định cơ cấu sử dụng nguồn năng lượng/điện phù hợp cho các giai đoạn phát triển trước mắt và dài hạn.

3/ Hiện nay Việt Nam có đủ điều kiện cả về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, kể cả phần mềm tính toán, để thực hiện công tác này, đề nghị Bộ Công Thương tổ chức, huy động các đơn vị có năng lực liên quan như: Viện Năng lượng và Viện Chiến lược Công nghiệp (Bộ Công Thương); Viện chiến lược (Bộ KH&ĐT); Viện Khoa học Năng lượng (Viện HLKH&CNVN), Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học - Công nghệ) và các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn liên quan, phối hợp thực hiện. Tổ chức đấu thầu tư vấn, xây dựng, thẩm định, công bố quy hoạch… theo luật định.

ài liệu tham khảo:

1/ Luật Điện lực 2013.

2/ Luật Quy hoạch, 2017.

3/ QHĐ VII - 2011và QHĐ VII ĐC 3-2016.

4/ QH phát triển ngành than VN 2012 và HC 2016.

5/ Bất cập của QHĐ VII và kiến nghị khắc phục, Tạp chí Năng lượng Việt Nam, 5-2018.

6/ Báo cáo Dự thảo QH NLTT – Viện NL- Bộ CT- 7-2017.

7/ Methodological Guide-EFOM-ENV, United Nations, 1992.

8/ Model for Energy Supply Strategy Alternatives and their General Environmental Impacts-MESSAGE, IAEA, 2003.

9/ Bùi Huy Phùng và CS.Nghiên cứu phương án tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng VN,BCĐT thuộc CTKH&CN trọng điểm. Bộ CN, GĐ 2001-2005-Viện KH&CN VN, 8-2005.

10/ Bùi Huy Phùng, Phương pháp tính toán TƯ phát triển bền vững HTNL, NXB KH&KT, Hà nội 2011.

11/ Bùi Huy Phùng, QHNLTTQG là cơ sở khoa học và pháp lí của các QH phân ngành năng lượng, Viện Chiến lược Công nghiệp ,số (8,9) 2012.

12/ Tae Yong Jung, Chính sách Năng lượng bền vững ở VN, DA Chính sách công,VN-HQ , HT Hà nội, 3-2014.

TheoNangluongVietNam.vn