e

Thứ Ba, tháng 12 31, 2019

Chào Mừng Năm Mới Dương Lịch 2020

  





Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga bắt đầu sản xuất điện



NH máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov trang bị hai lò phản ứng, mỗi lò có công suất 35 megawatt.

 - 
 Nhà máy điện hạt nhân nổi là tổ máy di động với công suất thấp, phù hợp với các xu hướng mới nhất trong thế hệ điện, nó có thể sản xuất điện tại bất kỳ khu vực nào cần thiết. Công nghệ mới này đang được người Nga xây dựng trên cơ sở nền tảng thiết kế chuỗi tổ máy được sử dụng trong các tàu phá băng hạt nhân tại Bắc Cực.

Phát triển nền công nghiệp và kinh tế của những khu vực vùng sâu, vùng xa, là mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia. Những nguồn năng lượng truyền thống như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, hoặc nhà máy điện hạt nhân thường không phải là lựa chọn khả thi để cung cấp điện cho những vùng hải đảo xa thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc; sa mạc và các vùng khô hạn ở khu vực Trung Đông; vùng cực bắc của Canada; những khu vực khó tiếp cận ở Chili và miền Bắc nước Nga.
Không chỉ gặp khó khăn về mặt nhân lực, việc xây dựng các nhà máy điện truyền thống trên những vùng đất khan hiếm tài nguyên còn thường được xem là không cần thiết do những khu vực này, chỉ cần nguồn điện có công suất thấp đến trung bình nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thị trấn nhỏ và hạ tầng công nghiệp.
Video :VNexpress.net
Phương án sử dụng các nguồn năng lượng có công suất thấp đến trung bình để cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa đã được đưa ra thảo luận lần đầu tiên ở thời kỳ đầu của ngành năng lượng hạt nhân của Liên Xô. Vào những năm 50, các nhà khoa học Liên Xô đã thiết kế các nhà máy điện hạt nhân di động với công suất thấp được vận chuyển trên bốn giàn máy bánh xích tự động song song với việc nghiên cứu triển khai mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi có tên Server.
Tuy nghiên, cuối cùng cả hai dự án này đều bị coi là không khả thi và nhận quyết định đình chỉ.
Tính di động của nhà máy điện hạt nhân nổi do người Nga chế tạo cho phép nó có thể di chuyển từ nơi này tới nơi khác: ven biển, ven song, những nơi nằm xa hệ thống cung cấp nguồn điện từ trung tâm.
Nhiều thập kỷ sau, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hạt nhân và kinh nghiệm sâu rộng từ các cơ sở vận hành hạt nhân cho phép Nga có một cái nhìn mới về những dự án bị bỏ ngỏ. Dựa trên một loạt thiết kế tổ máy được sử dụng trong các tàu phá băng hạt nhân, sau thời gian thử nghiệm ở Bắc Cực, Nga đã quyết định hồi sinh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho hệ thống cơ sở vật chất phi quân sự như các doanh nghiệp sản xuất lớn, thị trấn, cảng, các nhà máy sản xuất và xử lý dầu khí ngoài khơi.
Nhà máy điện hạt nhân nổi là tổ máy di động với công suất thấp, phù hợp với các xu hướng mới nhất trong thế hệ điện, nó có thể sản xuất điện tại bất kỳ khu vực nào cần thiết. Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga Akademik Lomonosov hiện đang được triển khai xây dựng. Đây là thiết kế đầu tiên trong một loạt các tổ máy điện di động có công suất thấp trong ngành công nghiệp năng lượng hiện đại. Nhà máy đang được xây dựng trên cơ sở nền tảng thiết kế chuỗi tổ máy được sử dụng trong các tàu phá băng hạt nhân tại Bắc Cực.
Tuy nhiên, không giống như các tàu phá băng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân nổi không tự di chuyển mà được kéo tới các điểm đến nhất định trên biển. Các nhà máy điện hạt nhân nổi được kết nối với các cơ sở hạ tầng ven biển để cấp điện và nhiệt cho các khu dân cư. Một nhà máy điện hạt nhân nổi có công suất tối đa lên tới 70 MW và được trang bị hai lò phản ứng KLT - 40S với công suất nhiệt 150 MW mỗi lò. Nhà máy điện hạt nhân nổi được đặt tại thị trấn Pevek thuộc Chukotka ở tận cùng cực Đông Bắc của Nga, nơi có nhiều các doanh nghiệp lớn sản xuất dầu mỏ, khí thiên nhiên, vàng và nhiều khoáng sản khác.
Tháng 10 năm 2016, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy điện hạt nhân nổi đã được bắt đầu triển khai tại Pevek. Nhà máy điện hạt nhân này dự kiến chính thức hoạt động vào năm 2019 và sẽ hoạt động ở cực Bắc. Hiện nay, cực Bắc còn có nhà máy điện hạt nhân Bilibino nằm tại vùng đóng băng vĩnh cửu Chukotka Autonomous Okrug. Dự án tiềm năng này đã thu hút sự chú ý từ nhiều quốc gia.
Bày tỏ sự quan tâm đến các thiết kế tổ máy nổi, Trung Quốc và Indonesia đã ký kết ý định thư với Nga. Theo đó, ý định thư với Trung Quốc được ký vào ngày 29 tháng 7 năm 2014 giữa Công ty cổ phần Rusatom tại ngước ngoài (công ty trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM) và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc về việc hợp tác cùng phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi. Trung Quốc dự định sử dụng nhà máy điện hạt nhân nổi để đảm bảo phát triển và cung cấp năng lượng cho các khu vực hải đảo của mình.
Trong khi đó, Biên bản ghi nhớ về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn và nhà máy điện hạt nhân nổi ở Indonesia đã được ký vào ngày 10 tháng 9 năm 2015 tại Jakarta giữa Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc gia Indonesia (BATAN) và Nga.
Nhà máy điện hạt nhân nổi có nhiều lợi thế về tính năng như sau: Thứ nhất, nhà máy điện hạt nhân nổi là một cơ sở sản xuất điện độc lập, toàn bộ nhà máy được xây dựng trên một xưởng đóng tàu không tự vận hành và sau đó nó được kéo qua đường biển hoặc đường sông đến nơi cần sử dụng. Nhà máy điện hạt nhân sau khi hoàn thành và thử nghiệm sẵn sàng sẽ được giao cho khách hàng, bao gồm các khu nhà ở, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cung cấp nơi ăn, nghỉ cho các nhân viên vận hành và bảo trì của công trình.
Tính di động của nhà máy cho phép nó có thể di chuyển từ nơi này tới nơi khác nếu cần thiết. Từ khía cạnh này, các tổ máy điện hạt nhân nổi đặc biệt thích hợp vận hành tại các khu vực ven biển, hoặc ven song, những nơi nằm xa hệ thống cấp điện trung tâm.
Nhà máy còn được thiết kế với nhiều giải pháp sáng tạo về an toàn và khả năng phòng chống thiên tai. Các nhà máy điện bước đầu được thiết kế với khả năng vận hành “vượt mức”, nghĩa là vẫn có khả năng vận hành thông thường bất chấp các điều kiện vận hành vượt quá mức cho phép, bao gồm cả các nguy cơ gặp phải sóng thần, va chạm với các tàu, hay các cơ sở vật chất trên bờ khác.
Xét theo các quy định hiện hành, việc sử dụng các tổ máy điện hạt nhân nổi cho mục đích làm giàu nhiên liệu hoàn toàn không vượt quá mức tối đa (lên đến 20%) theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhằm thực thi quy định không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân nổi phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả các nước đang phát triển.
Ngoài việc phát điện, nhà máy điện hạt nhân nổi còn có thể biến nước biển thành nước khoáng chất lượng cao.
Một thế mạnh khác của nhà máy điện hạt nhân nổi - đó là nó còn có khả năng đảm nhiệm những sứ mệnh cực kỳ quan trọng khác. Ví dụ điển hình chính là ngoài việc phát điện, những nhà máy này có thể biến nước biển thành nước khoáng chất lượng cao. Điều đó cho thấy các quốc gia và khu vực có khí hậu khô cằn, thiếu nước sạch có tiềm năng sẽ trở thành địa điểm lý tưởng để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi.
Kết cấu của một nhà máy đã bao gồm một tổ máy điện hạt nhân nổi và một hệ thống khử mặn liên quan đến cả hệ thống thẩm thấu ngược, cũng như thiết bị bay hơi đa tầng. Hệ thống này của nhà máy điện hạt nhân nổi đã nhận được những sự quan tâm nhất định đến từ các quốc gia đang đối mặt với việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Sau 40 năm hoạt động, các tổ máy điện sẽ được thay mới, đồng thời các tổ máy cũ sẽ được thu hồi để xử lý. Trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân nổi cho đến khi được thu hồi, nguyên tắc bảo toàn khu vực luôn được áp dụng (không được phép để tồn đọng bất kỳ chất thải sinh học, hoặc vật liệu nguy hại nào tại các khu vực nhà máy điện hạt nhân nổi). Đặc biệt, khí thải CO2 độc hại không được phép phát sinh tại các nhà máy điện hạt nhân.
NangluongVietnam Online

Thứ Hai, tháng 12 30, 2019

Sự trùng hợp đáng sợ


Các bạn có thấy một sự trùng hợp đáng sợ giữa 2 bản đồ trong hình của bài post hôm nay của mình không? Bên trái là phân bố các “làng ung thư” ở Trung Quốc và bên phải là phân bố các “nhà máy điện than” cũng ở Trung Quốc… thực ra sự trùng hợp này là một hệ quả tất yếu vốn đã được khoa học chứng minh từ lâu rồi!

Sự trùng hợp đáng sợ

Hồi đầu năm 2019, một nghiên cứu khoa học của Đại Học Harvard được đăng trên tạp chí Sức khỏe Môi trường (Environmental Health) cũng đưa ra chứng cứ bổ sung cho thấy quốc gia nào càng dựa vào các nhà máy nhiệt điện than (coal-fired power plant) để tạo ra năng lượng thì nguy cơ ung thư phổi của các công dân nước đó sẽ càng cao!

Hầu hết các ước tính về rủi ro sức khỏe từ các nhà máy đốt than tập trung vào mức độ vật chất hạt mịn, hoặc PM2.5 (hạt nhỏ hơn 2.5 micro mét), được tạo ra bởi các nhà máy. Ô nhiễm không khí từ PM2.5 có liên quan đến tuổi thọ ngắn hơn, nguy cơ tử vong sớm do ung thư phổi và các bệnh tim mạch cao hơn. Nghiên cứu mới này đã dựa trên dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2016 từ tổng số 13581 nhà máy đốt than ở 83 quốc gia. Sử dụng số liệu đo đạc được gọi là công suất than trên mỗi người (coal capacity per person).

Số liệu này được tính dựa trên công suất sản xuất hàng năm từ nhà máy đốt than ở một quốc gia nhất định, chia cho tổng dân số tại quốc gia đó. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, cứ tăng thêm 1 kilowatt điện tạo ra từ than trên mỗi người, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 59% ở nam và 85% ở nữ (with 1 kW increase of coal capacity per person in a country, the relative risk of lung cancer increases by a factor of 59% (95% CI = 7.0%~ 135%) among males and 85% (95% CI = 22%~ 182%) among females).

Trước tình hình ô nhiễm không khí ngày càng tệ ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, mọi người vẫn còn tranh cãi liệu nhà máy điện than đang được phát triển mạnh ở Việt Nam có phải là nguyên nhân hay không thì cũng nên rất cân nhắc đến “thực tế tai hại” của nhà máy điện than đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng và xu hướng hiện nay trên thế giới là giảm loại nhà máy này để chuyển sang các công nghệ tạo ra điện sạch hơn như điện mặt trời, điện gió, v.v…

Để có một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho đất nước thì môi trường luôn phải được coi là điểm mấu chốt vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của dân chúng và đến vận mệnh của dân tộc. Một quốc gia không thể hùng cường dựa trên một dân tộc bệnh tật. Xây thêm bệnh viện, đào tạo thêm nhân viên y tế, xây thêm trung tâm nghiên cứu sức khỏe cũng không thể nào bù đắp được cho cái mất đi do thiệt hại môi trường gây ra cho con người! Mong những người lãnh đạo đất nước cần phải cân nhắc điều này!

Thứ Bảy, tháng 12 28, 2019

Dancing Santa Claus


Thứ Ba, tháng 12 24, 2019

Góc nhìn về Điện của Chuyên gia


Bảng dưới đây là giá thành của mỗi Ki-lô-oát giờ điện (kWh) đối với mỗi loại nguồn điện:
Thủy điện: khoảng 1.000 VND/kWh
Nhiệt điện than: khoảng 1.500 VND/kWh
Gió (phong điện): 1.900 đến 2.200 VND/kWh
Nhiệt điện dầu nặng (FO): khoảng 1.600 VND/kWh
Điện mặt trời: 2.100 VND/kWh
Nhiệt điện dùng khí: 2.300 đến 2.800 VND/kWh
Đầu tư vào nguồn điện nào là do các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách chứ tôi có cảm giác rằng, mấy vị quan chức ở một số địa phương cứ nghe thấy hai chữ “điện than” là giãy lên như đỉa phải vôi vậy.
Thứ nhất, tôi xin nhắc lại một ý mà trong một bài trước đây tôi đã viết, rằng chẳng có nguồn điện nào mà không gây ô nhiễm, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Cái nguồn mà chúng ta tưởng không gây ô nhiễm, đó là điện mặt trời, thì chỉ ít năm sau khi đưa vào vận hành thì các vị sẽ biết.
Thứ hai, khi xem xét đầu tư đừng để cảm tính nó chi phối. Hãy xét về công nghệ. Những nhà máy điện than, thuộc công nghệ đời đầu, đời thứ hai chẳng còn trên đất nước ta. “Nhờ máy bay Mỹ” san bằng hết rồi! Bây giờ có đầu tư vào điện than thì cũng là thế hệ thứ ba thứ tư gì đó. Càng về sau mức độ ô nhiễm càng giảm, giá thành điện cũng giảm theo.
Nước Nhật, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và nền khoa học kỹ thuật của họ đứng thứ hai thế giới, lại là một nước gần như không có tài nguyên gì, song họ vẫn có các nhà máy nhiệt điện than. Có bài báo nói “Bắc Kinh đã loại bỏ nhà máy điện than”, thế là dân mạng nhao lên chia sẻ và bình, coi như đó là “một hình mẫu” ta nên theo. Xin nhớ, người ta nói “vùng Bắc Kinh” không còn nhà máy điện than, chứ không phải nước Trung hoa không còn điện than, vì vậy Trung quốc vẫn là nước đứng đầu sổ về ô nhiễm đó.
Chung quanh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chẳng có một nhà máy điện than nào mà tình trạng ô nhiễm (như người ta nói) là cao nhất nước đó. Theo các cơ quan có trách nhiệm thì nguồn ô nhiễm chính của hai thành phố này là từ xe gắn máy và các phương tiện vận tải khác. Xe gắn máy, xe hơi của ai? Chính là của mỗi chúng ta! Vậy mỗi người hãy tự đấm ngực mình mà nói rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!” như người theo đạo Thiên chúa mỗi lần vào nhà thờ xưng tội ấy.
Còn về xỉ than, đó cũng là một nguồn chất thải gây ô nhiễm, nhưng đó cũng là một nguồn vật liệu xây dựng rất tốt mà ta chưa tận dụng – làm gạch pa-panh, vừa nhẹ vừa xốp, và dùng để san lấp rất tốt, nếu tận dụng được thì sẽ giải quyết được nạn khai thác cát “lậu”. Trên thế giới phát triển, người ta không đào đất lên để đóng gạch nữa đâu.
Tôi viết những dòng trên đây không phải để bênh vực điện than trước sự ghét bỏ của nhiều người, mà chỉ muốn các nhà hoạch định chính sách hãy đặt tất cả các yếu tố lên bàn cân rỗi hãy quyết định.
Phần đầu, tôi nói về giá thành các nguồn điện, các bạn nhớ phải cộng thêm phí truyền tải và phân phối trước khi nó đến đồng hồ đếm điện nhà bạn nhé. Đó mới chính là giá điện “thương phẩm” trung bình, tức là phần gia đình chúng ta phải trả, con số này của năm 2018 là 1.731,04 VND/kWh đó các bạn. Giảm thiểu ô nhiễm thì chúng ta phải chấp nhận trả tiền cho mỗi số điện mà ta dùng cao hơn. Đó là sự lựa chọn của chúng ta.
Các bạn nhớ con số 1.731 đồng nhé. Giá bán còn thấp hơn giá thành của điện gió, điện khí và điện mặt trời. Tức là nếu chúng ta loại trừ thủy điện, loại trừ nhiệt điện than thì số tiền chúng ta phải trả cho mỗi kWh điện sẽ cao hơn nhiều đấy.
Sự lựa chọn của các bạn thế nào thì tùy các bạn ./.
Hình dưới: Giá bán điện của một số nước(US dollar/kWh)
Ngày 23/12/2019
Ph. T. Kh.

Chào mừng NOEL 2019




Thứ Hai, tháng 12 23, 2019

Sắc mầu Giáng Sinh


Tương lai dựa vào điện tái tạo, liệu có đủ an toàn cho Việt Nam?

 - 
 Trong bài toán đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam, chúng ta cần phải chuẩn bị những gì? Để trả lời một phần câu hỏi này, Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2019 công bố vào đầu tháng 11/2019 đã đưa ra gợi ý về những kịch bản năng lượng và khuyến nghị chính sách đối với cơ cấu năng lượng Việt Nam đến năm 2050, được coi như một kênh tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, một tương lai dựa vào những nguồn năng lượng tái tạo có đủ an toàn và đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong tương lai tới?

Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2019 (EOR19) đã đưa ra một viễn cảnh về tương lai năng lượng Việt Nam, chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh vốn đang ngày một thịnh hành và phổ biến trên thế giới như: điện gió, điện mặt trời, sinh khối - một trong những yếu tố quan trọng để các quốc gia có thể thực hiện cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Những kịch bản năng lượng xanh hấp dẫn
Nhóm chuyên gia thực hiện EOR19 đã đề xuất năm kịch bản mà họ cho rằng, có thể “minh họa những lộ trình phát triển khác nhau cho hệ thống năng lượng của Việt Nam” vào năm 2030 và năm 2050. Đó là những kịch bản tập trung vào hai vấn đề chính là năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng:
1/ Không đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo, không hạn chế nguồn nhiệt điện than và không áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng ở phía tiêu dùng.
2/ Có mục tiêu năng lượng tái tạo cho ngành điện và không áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng ở phía tiêu dùng.
3/ Không xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới (thực chất là bổ sung cho kịch bản 2 về mục tiêu năng lượng tái tạo), hạn chế đầu tư các nhà máy điện than mới bắt đầu từ năm 2025, mặc dù công suất nhiệt điện than trong nước vẫn được giữ nguyên.
4/ Tiết kiệm năng lượng là sự bổ sung cho kịch bản 2 về mục tiêu năng lượng tái tạo, cho phép đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng với tỷ lệ áp dụng 50% ở phía tiêu dùng vào năm 2030 và 100% vào năm 2050.
5/ Kết hợp các kịch bản trên, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, hạn chế nhiệt điện than từ năm 2025 và áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng với tỷ lệ cao.
Sau khi tính toán các chi phí hệ thống năng lượng (bao gồm chi phí đầu tư tính theo năm, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành, bảo dưỡng), nhóm tác giả nhận thấy có một số hiệu quả hứa hẹn mà các kịch bản đem lại như “mặc dù chi phí hệ thống sẽ tăng lên khi hạn chế đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới, nhưng việc tập trung vào đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm đáng kể chi phí tăng thêm” (Kịch bản 5); phát thải CO2 thấp nhất trong kịch bản 5; kịch bản 3 đến năm 2030 sẽ đạt tỷ trọng năng lượng tái tạo cao nhất, nhưng về dài hạn thì kịch bản 5 sẽ đạt tỷ trọng này cao nhất; nhập khẩu nhiên liệu thấp nhất với kịch bản 5.
Do vậy, EOR19 đã nhận xét, các kịch bản đều có thể đáp ứng mục tiêu năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện lớn và nhỏ) cho ngành điện trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trừ kịch bản 1). Tuy nhiên, đối với mục tiêu tiết kiệm năng lượng thì kịch bản 4 không đáp ứng được mục tiêu đề ra vào năm 2050.
Kết hợp các chi phí hệ thống năng lượng với các tác động biến đổi khí hậu, nhập khẩu nhiên liệu, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu… EOR19 đi đến kết luận: “Việc kết hợp các nỗ lực thúc đẩy năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, đồng thời hạn chế đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới sẽ giúp đạt được các kết quả tốt nhất”.
Họ đưa ra con số tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng có thể tăng lên trên 20% vào năm 2050 nếu Việt Nam thực hiện các giải pháp hạn chế nhà máy nhiệt điện than mới. Do nhìn nhận các công nghệ và các biện pháp tiết kiệm năng lượng chỉ đem lại một tác động hạn chế đối với tăng cường tỷ trọng năng lượng tái tạo, họ cho rằng việc hạn chế các nhà máy nhiệt điện than như thực hiện trong kịch bản 3 và 4 mới tạo ra cơ hội lớn cho phát triển năng lượng tái tạo.
Giải pháp nào khả thi?
Trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, những nơi dành nhiều đầu tư cho R&D về năng lượng tái tạo, sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng, cũng như có lượng phát thải khí thải nhà kính cao, việc xác định cơ cấu điện năng dài hạn luôn được các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia năng lượng quan tâm.
Dù ưu tiên vào phát triển năng lượng tái tạo, vấn đề phát triển năng lượng tái tạo và vai trò của nó trong cơ cấu điện năng của một quốc gia vẫn gây nhiều tranh cãi. Và trên thực tế, dù theo đuổi năng lượng tái tạo, thì những quốc gia này vẫn phụ thuộc vào năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện than. Hay nói cách khác, nhiệt điện than là phần quan trọng trong nguồn phụ tải nền do hoạt động ổn định và chi phí thấp.
Do đó, trong các kế hoạch dài hạn của các quốc gia tiên tiến này, họ vẫn xác định một cơ cấu năng lượng hỗn hợp với đầy đủ các thành phần năng lượng, từ năng lượng truyền thống (điện than, thủy điện, khí hóa lỏng, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, sinh khối…). Trong đó, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia mà xác định các nguồn phụ tải nền, phụ tải trung gian và phụ tải đỉnh.
Nhưng, tại sao năng lượng tái tạo vẫn chưa được xác định là nguồn cung năng lượng chính?
Theo nhận định của Burton Richter - nhà vật lý Mỹ từng đoạt giải Nobel về phát hiện ra hạt J/ψ meson: Vấn đề của năng lượng tái tạo không chỉ ở sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như ai cũng biết (ví dụ gió thổi, mặt trời chiếu sáng) mà còn là “sự gia tăng về quy mô không đủ nhanh để đạt tới mức giá rẻ và thực tế trước những yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng”. Ngay cả Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) cũng từng thừa nhận trong một báo cáo năm 2015 là “năng lượng tái tạo cần phải tăng quy mô ít nhất gấp sáu lần hiện nay để thế giới bắt đầu đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đề ra”.
Trong xu thế chung ấy, một kịch bản phụ thuộc vào năng lượng tái tạo và “đoạn tuyệt” với nhiệt điện than chưa thật sự phù hợp với Việt Nam, dù cho các kịch bản của EOR19 cũng đưa ra triển vọng đầy hứa hẹn. Cho rằng: “Nếu không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2025, tỷ trọng của điện mặt trời, điện gió sẽ cao hơn trong cơ cấu nguồn điện (tương ứng là 22%, 40% vào năm 2030, 2050) và tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện sẽ đạt 50% vào năm 2050”.
Tuy nhiên, dù lạc quan mấy thì các chuyên gia EOR19 cũng phải thừa nhận trong báo cáo của mình: “Mặc dù các kịch bản trên cơ sở mô hình hóa cho thấy những lợi ích trong đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam vẫn cần có thêm các phân tích, sự cân nhắc kỹ, cũng như xác định ưu tiên của các nhà hoạch chính sách để có thể xác định được một lộ trình phát triển năng lượng khuyến nghị cho Việt Nam”.
Vậy, giải pháp khả thi cho bài toán năng lượng Việt Nam là gì?
Khi chưa tìm được một nguồn cung năng lượng xanh và bền vững như mong muốn thì có thể thấy một phần giải pháp đó ở ngay trong các kịch bản mà EOR19 đưa ra, đó là tiết kiệm năng lượng ở phía người tiêu dùng.
Theo tính toán của ROR19, việc tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm tổng chi phí hệ thống năng lượng ngay từ năm 2030, trong đó mức giảm về chi phí nhiên liệu và nhu cầu điện năng thậm chí có thể cao hơn so với mức tăng chi phí đầu tư trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng. Hiệu quả của các biện pháp tiết kiệm năng lượng được định lượng một cách rõ ràng: Ngay cả trong trường hợp áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như thay thế các công nghệ cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu, hay phát thải lớn đòi hỏi những suất đầu tư “lên đến 7 tỷ USD vào năm 2030 và 16 tỷ USD vào năm 2050 thì Việt Nam vẫn có thể tiết kiệm được một lượng lớn chi phí nhiên liệu và đầu tư trong ngành điện, qua đó dẫn tới tổng chi phí hệ thống hằng năm giảm 8,9% năm 2030 và 10,6% năm 2050”.
Điều này hoàn toàn trùng khớp với nhận định của các chuyên gia Việt Nam.
Theo ông Chu Bá Thi - chuyên gia năng lượng của Ngân hàng Thế giới tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam: Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững vào tháng 8/2019, “chi phí xã hội bỏ ra để tiết kiệm một đơn vị điện năng chỉ bằng 1/3, 1/4 so với chi phí sản xuất ra một đơn vị điện năng mới”.
Còn ở góc độ của một nhà quản lý và tư vấn chính sách, ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội KH&CN Sử dụng Năng lượng điện tiết kiệm - hiệu quả đưa ra một con số ấn tượng: Nếu nâng tỷ lệ tiết kiệm năng lượng lên đến mức 10%, thay vì khoảng 6% như hiện nay thì mỗi năm, mức năng lượng Việt Nam tiết kiệm được sẽ tương đương công suất của một nhà máy điện tầm trung.
Với nhận thức này, mà tiết kiệm năng lượng là vấn đề mà Việt Nam theo đuổi nhiều năm qua với một loạt chính sách, chương trình quốc gia, tuy nhiên khâu thực thi chưa thật sự hiệu quả ở các lĩnh vực được nhìn nhận là tiêu thụ nhiều điện năng nhất như công nghiệp (chiếm 55%), chiếu sáng, sinh hoạt (32%) - số liệu báo cáo năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Dù nhận thức được hiệu quả của tiết kiệm năng lượng, nhưng theo chia sẻ của ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) thì “các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm về lợi ích công nghệ mang lại, đặc biệt với những lĩnh vực ngành nghề mà chi phí năng lượng trên giá thành sản phẩm thấp”.
Đối với những doanh nghiệp mong muốn đổi mới công nghệ bằng giải pháp vay vốn ngân hàng thì “gặp phải nhiều bất cập và rào cản trong cơ chế tài chính. Chi phí đầu tư ban đầu cho các dự án đều ở mức cao nên nhiều ngân hàng coi rủi ro trong lĩnh vực này lớn, hầu hết các đề xuất vay đều dựa vào tài sản đảm bảo nhưng xếp hạng tài sản của nhiều doanh nghiệp ngành thép tương đối thấp trong khi năng lực đánh giá, thẩm định công nghệ trong các dự án cho vay của các ngân hàng rất yếu” - ông Chu Bá Thi nêu thực trạng mà ông thấy trong quá trình khảo sát đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp về chính sách tiết kiệm năng lượng giữa WB và Bộ Công Thương.
EOR19 cũng nhận ra vấn đề này và đề xuất: “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng tham vọng cần được ưu tiên hàng đầu trong Quy hoạch phát triển điện 8”. Do chỉ khoanh vùng ở phạm vi công nghệ nên EOR19 không đề xuất những giải pháp chính sách về tài chính mà tập trung vào những vấn đề như các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (các thiết bị trong tòa nhà, điều hòa không khí), dán nhãn năng lượng bắt buộc cho các thiết bị sử dụng năng lượng; đầu tư mới vào các nhà máy nhiệt điện đồng phát trong công nghiệp./.
TÔ VÂN - TẠP CHÍ TIA SÁNG

Chủ Nhật, tháng 12 22, 2019

20 nhà máy nhiệt điện than bao quanh Hà Nội

20 nhà máy nhiệt điện than bao quanh Hà Nội

Miền Bắc có 20 nhà máy nhiệt điện than tập trung chủ yếu ở phía đông, được cho có thể ảnh hưởng môi 
trường trong bán kính nhiều km.

         Theo VNexpress

Thứ Bảy, tháng 12 21, 2019

Tranh cãi việc nhiệt điện than phát tán ô nhiễm

Tranh cãi việc nhiệt điện than phát tán ô nhiễm
"Ước tính khoảng 20% lượng PM2.5 trong không khí Hà Nội là từ các nhà máy nhiệt điện lớn và các khu công nghiệp quanh Hà Nội", Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế kết luận trong Dự báo chất lượng không khí ở Hà Nội và khu vực phía Bắc, tháng 10/2018.
Nhà máy nhiệt điện than Thái Bình. Ảnh: Gia Chính.
Khu vực phía Bắc có 12 nhà máy nhiệt điện, trong đó nhà máy nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn) có công suất nhỏ nhất 110 MW, nhà máy có công suất lớn nhất là 2280 MW ở Mông Dương (Quảng Ninh). Các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn tập trung chủ yếu ở phía đông (Hải Phòng và Quảng Ninh).
Ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) ước tính một nhà máy với hai tổ máy 1200 MW sử dụng sau hệ thống lọc bụi tĩnh điện hiện đại nhất với hiệu suất 99,75% thì 0,25% còn lại vẫn tương đương với 8 tấn bụi thải ra môi trường, trong đó lượng bụi PM 2.5 khoảng hơn 2,3 tấn.
"Giả sử không khí hoàn toàn trong sạch, không có hạt bụi nào, thì lượng bụi 2,3 tấn sẽ làm ô nhiễm trong bán kính khoảng 65 km, chiều cao khoảng 200 m. Như vậy tưởng rằng lọc 99,75% bụi là đã hết, thực tế vẫn có một lượng lớn bụi PM 2.5 bay ra ngoài", ông Sính phân tích. Ông cho rằng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động dù đảm bảo quy chuẩn Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm không khí. "Trong một vùng, ngoài nhiệt điện than còn các nhà máy xi măng, hóa dầu khác cũng xả khí thải. Một nhà máy xả thải theo đúng quy chuẩn có thể đảm bảo nhưng nhiều nhà máy thì sẽ vượt quá khả năng chịu đựng môi trường".
Theo ông Sính, ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong những ngày nghiêm trọng nhất có đóng góp của các khu công nghiệp phía đông (Hải Phòng, Quảng Ninh) trong đó chủ yếu là các nhà máy điện chạy than. Vị chuyên gia cũng nhận định, ô nhiễm bụi mịn là vấn đề không biên giới, bởi khả năng lan truyền xa của nó.
Vị trí các nhà máy nhiệt điện than ở phía Bắc, theo Green ID. Đồ họa: Tiến Thành.
Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện than lại có bằng chứng để chứng minh điều ngược lại. "Sau khi qua ống khói cao 215 m ra ngoài, hệ thống quan trắc không khí luôn cho thấy, khí thải của nhà máy không gây ảnh hưởng ngoài bán kính 10 km tính từ chân ống khói", ông Tô Văn Tiệp, phó phòng kỹ thuật công ty nhiệt điện Thái Bình nói về ảnh hưởng của khói nhiệt điện than tới không khí Hà Nội.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình với hai tổ máy công suất 300 MW dành khoảng 70 triệu USD cho hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống gồm bộ lọc bụi tĩnh điện ESP, có hiệu suất lọc bỏ bụi than 99,98% và bộ FGD, đạt hiệu suất khử 98,9% khí lưu huỳnh. Nồng độ bụi sau xử lý chỉ khoảng 20 mg/Nm3, bằng 1/10 giới hạn cho phép của QCVN. Tương tự nồng độ SOx khi ra ngoài là 170 mg/Nm3, bằng 1/3 mức cho phép.
Các chỉ số quan trắc không khí của nhà máy nhiệt điện Thái Bình được tự động gửi về sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình và hiển thị trên màn hình điện tử trước cổng nhà máy để công khai với cư dân địa phương.
Lượng nhiệt điện than sản xuất theo từng giai đoạn. Đồ hoạ: Tiến Thành.
Cách đó hơn 200 km về hướng nam, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn sở hữu những công nghệ xử lý khí thải tương tự, với mức đầu tư khoảng hơn 1,2 tỷ USD. Hình ảnh những xe tải chở tro xỉ bụi bay mù mịt ra đổ tại các bãi tập kết không tồn tại. Toàn bộ tro xỉ được trộn với nước, theo hệ thống bơm áp lực và đường ống khép kín xuống thẳng bãi tập kết. Tro xỉ được duy trì luôn nằm dưới mặt nước trong thời gian đợi đơn vị thu mua về làm gạch không nung.
Ông Lê Ngọc Minh, trưởng phòng An toàn môi trường khẳng định, "với hệ thống xử lý khí thải của nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, bán kính ảnh hưởng tới môi trường là không quá 5 km".
Trong khi các nhà hoạt động môi trường và các nhà kinh tế vẫn chưa tìm được tiếng nói đồng thuận về phát triển nhiệt điện than, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Việt Nam đang ngày càng trở nên rõ rệt.
"Năm 2023, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 12 tỷ Kwh điện", báo cáo của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh gửi các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn ngày 6/11, nêu. Trong bối cảnh khai thác thủy điện khó khăn, ngành điện Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy nhiệt điện than. Cơ cấu hệ thống điện quốc gia cho thấy, tỷ trọng của nhiệt điện than đã tăng từ 17% năm 2012 lên 35% năm 2015. Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Chính phủ đến năm 2030 xác định hơn 50% điện tiêu thụ của Việt Nam sẽ đến từ nhiệt điện than.
Nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện quan trọng khắp thế giới. Trung Quốc, nước có mức phát thải CO2 cao nhất thế giới, gần đây được nhắc đến với nỗ lực đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện than. năm 2017 nhiệt điện than vẫn chiếm 67% tổng sản lượng điện Trung Quốc. Con số này ở Australia, Đức và Mỹ lần lượt là 61%, 37% và 30%.
Nhiệt điện than Thái Bình xử lý khí thải như thế nào?
Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, Trần Đình Thiên phân tích tại diễn đàn "Năng lượng hiện tại và tương lai", tháng 5/2017, dư luận đang lo ngại về nhiệt điện than nhưng với bối cảnh nền kinh tế hiện nay, phát triển nhiệt điện than là bắt buộc. "Ở đây không phải điện than có làm hay không mà là công nghệ nào cần ứng dụng?".
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Hoàng Dương Tùng cho rằng, "Phát triển kinh tế trước, cải thiện môi trường sau là tư duy lạc hậu. Ngày nay, có rất nhiều công nghệ hiện đại, cho phép chúng ta song song thực hiện cả hai mục tiêu trên".
Sáng 19/12, trong cuộc họp bàn thảo các biện pháp cấp bách cải thiện chất lượng không khí, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định về các nhà máy nhiệt điện than: "Tôi chưa nhận định ô nhiễm ở Hà Nội có liên quan đến nguồn này, còn nhận định ô nhiễm từ Quảng Ninh là chưa có cơ sở. Nếu nói về không khí chung cả nước thì đương nhiên nguồn sử dụng nguyên liệu hóa thạch là phát thải ra khí nhà kính và bụi mịn". Bộ trưởng cho biết thêm, hiện nay tất cả điện than đều có yêu cầu xử lý đạt quy chuẩn khí thải, "điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của công nghệ".
Kết quả quan trắc không khí đạt quy chuẩn của các nhà máy nhiệt điện than, tuy vậy, chưa xoa dịu được bất an của các nhà hoạt động môi trường. "Để cứu bầu không khí thủ đô, một trong những việc cần làm đầu tiên là giảm thiểu tiến tới đóng cửa các nhà máy nhiệt điện", ông Trần Đình Sính khuyến cáo. Ông mong thời gian tới, nhà nước có thể đứng ra tổ chức một hội nghị chính thức để các nhà hoạt động môi trường, các chuyên gia năng lượng và kinh tế thẳng thắn giải quyết những bất đồng quan điểm xung quanh khí thải của nhiệt điện than.
TheoNews4Vnay

Ca sĩ Mỹ Katy Perry đón Giáng sính


Tuabin gió hình cánh chim

Tuabin gió hình cánh chim

TUNISIALấy ý tưởng từ chim ruồi vỗ cánh, công ty Tyer Wind đã phát minh ra tuabin gió có thể chuyển động mọi hướng tạo ra năng lượng sạch.
TheoVnexpress.net



Thứ Sáu, tháng 12 20, 2019

Hàng trăm dự án điện mặt trời tập trung ở đâu

Hàng trăm dự án điện mặt trời tập trung ở đâu

Phần lớn dự án điện mặt trời tập trung ở phía Nam, nhiều nhất là ở Ninh Thuận, Bình Thuận trong khi vẫn 
còn 260 dự án đang chờ duyệt.
Hàng trăm dự án điện mặt trời tập trung ở đâu

Thứ Năm, tháng 12 19, 2019

Câu chuyện về đập Hoover Dam ở Mỹ

Kết quả hình ảnh cho ảnh hoover dam
Đập Hoover, đã từng có tên gọi là đập Boulder, là một đập vòm bê tông trọng lực trong Black Canyon của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ. Nó được xây dựng giữa năm 1931 và năm 1936 trong cuộc Đại suy thoái. Việc xây dựng dập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng. Tuy nhiên con đập này được cho là đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ở khu vực hạ lưu sông Colorado, khiến cho châu thổ sông Colorado bị khô hạn nghiêm trọng và thu hẹp đáng kể.
Đập Hoover được coi là một biểu tượng của nước Mỹ. Khi được xây dựng xong năm 1935, đập Hoover được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đó là một công trình bằng bê tông đồ sộ, được xây dựng với ba mục đích: 1) Kiểm soát lũ lụt từ con sông Colorado hoang dã, 2) Trữ nước cho việc tưới tiêu các vùng đất trồng trọt trên xa mạc và cho các thành phố đang phát triển lân cận, 3) Tạo ra điện năng phục vụ một khu vực rộng lớn phía Tây nước Mỹ. Tuy nhiên, một yếu điểm của con đập gần 100 năm tuổi là chưa tính toán được hết các vấn đề về sinh thái sau khi xây dựng đập. Mực nước dâng lên trong hồ chứa ở thượng lưu đã tiêu diệt hệ thực vật và động vật. Con sông bên dưới hạ lưu thì không còn được bồi đắp phù xa và các chất màu mỡ cần thiết. Các loài sinh vật lạ đang tấn công các công trình.
Bộ phim đặt ra tình huống nếu như hiện tại không có con đập Hoover trên sông Colorado, thì các kỹ sư sẽ thiết kế một con đập Hoover khác thế nào? những gì sẽ thay đổi? những gì sẽ giữ nguyên? và họ sẽ giải quyết các vấn đề nan giải hiện tại ra sao.
Hãy cùng khám phá về một trong những công trình kinh điển của lịch sử xây dựng thế giới, và cách người Mỹ đang muốn giải quyết vấn đề cho con đập của họ.
Reinventing the Hoover dam
Megastructures
2006

Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.
ACUD.VN biên tập phụ đề tiếng Việt.

Một năm 'chạy nhanh, phanh gấp' của điện mặt trời

Một năm 'chạy nhanh, phanh gấp' của điện mặt trời

Ồ ạt chạy dự án trước 30/6 để hưởng ưu đãi nhưng sau vạch đích, điều chờ đón các nhà đầu tư là chuỗi ngày mòn mỏi đợi chính sách.
Chạy cho kịp mốc 30/6
Ông Thành - chủ một doanh nghiệp năng lượng tại Hà Nội, người có kinh nghiệm đầu tư làm thuỷ điện trước đây - khá tự tin khi quyết định rót vốn vào điện mặt trời cuối năm 2018. Các thủ tục tiến hành sau đó khá thuận lợi, dự án kịp bổ sung vào quy hoạch điện, ký được PPA (hợp đồng mua bán điện). Ông Thành cũng như nhiều chủ đầu tư khác đã ồ ạt đổ tiền vào điện mặt trời để mong được hưởng chính sách giá là 9,35 cent một kWh trong 20 năm, theo Quyết định 11/2017. Vấn đề là quyết định này chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2019. Sau ngày này, giá điện mặt trời sẽ thấp hơn.
Một cánh đồng điện mặt trời tại Ninh Thuận được chủ đầu tư kịp đưa vào vận hành thương mại trước 30/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Một "cánh đồng" điện mặt trời tại Ninh Thuận được chủ đầu tư kịp đưa vào vận hành thương mại trước 30/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Vì thế, các dự án điện mặt trời khi ấy chạy đua trước mốc 30/6 tới mức, Trung tâm Điều độ hệ quốc gia (A0) cho biết, cuối tháng 6 họ phải lập tổ công tác đóng điện mặt trời, nhân lực chia 3 ca, 5 kíp để phối hợp liên tục giữa các trung tâm điều độ các miền. 5.000- 6.000 tin nhắn được A0 trao đổi với các chủ đầu tư điện mặt trời mỗi ngày, liên tục từ 6h đến 0h hôm sau. 3-4 nhà máy điện mặt trời được đóng điện mỗi ngày, để số này kịp vận hành trước ngày 30/6.
Số nhà máy đưa vào vận hành đồng loạt trong một thời gian ngắn là điều mà theo một lãnh đạo EVN thừa nhận, "chưa từng có trong lịch sử" ngành điện.
Số lượng nhà máy điện mặt trời được vận hành tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu năm 2019.
Số nhà máy điện mặt trời vận hành tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu năm 2019. (Click vào ảnh để xem thêm) Đồ hoạ: Tạ Lư.
Năm 2018, 3 nhà máy đóng điện thành công, con số này tăng lên gần 30 lần sau 6 tháng, tập trung rầm rộ vào tháng 4 và 6/2019, với công suất lắp đặt xấp xỉ 4.500 MW. Riêng tháng 6, tháng cuối cùng trước khi Quyết định 11 hết hiệu lực, có thêm 49 dự án vận hành.
Đồng loạt các nhà máy vận hành trong thời gian ngắn cũng kéo theo hệ luỵ quá tải lưới truyền tải một số khu vực, điển hình là Bình Thuận, Ninh Thuận. Điển hình Trục đường dây 110kV Tháp Chàm - Hậu Sanh - Tuy Phong - Phan Rí quá tải tới 260-360%... Các nhà máy năng lượng tái tạo ở các khu vực này phải giảm phát ở từng thời điểm để vận hành an toàn hệ thống.
Điện mặt trời là loại năng lượng mới, bổ sung thêm nguồn cho hệ thống điện quốc gia trong bối cảnh thiếu nguồn cung, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 2% điện sản xuất từ đầu năm đến nay. Bình quân mỗi ngày sản lượng điện mặt trời huy động dao động 25-27 triệu kW.
'Phanh' gấp chờ chính sách giá, quy hoạch
Giai đoạn bùng nổ qua đi, sự trầm lắng trở lại trên các công trường dự án điện mặt trời lỡ hẹn với mốc 30/6. Theo số liệu cập nhật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ 1/7 đến nay chỉ có 2 dự án điện mặt trời hoàn tất điều kiện vận hành thương mại (COD), là Nhà máy Hacom Solar (40,3 MW) và Solar Park 01 (40 MW).
So với hơn 4.000 MW điện mặt trời được đưa vào hệ thống từ tháng 4 đến hết tháng 6/2019, đã có sự chững lại về số lượng. Hai lý do được các nhà đầu tư đưa ra, là chưa có giá mua điện mặt trời mới sau ngày 1/7 và "độ vênh" giữa quy hoạch nguồn và lưới điện truyền tải.
Thậm chí, có 39 dự án đã ký xong PPA, đang thi công dở dang nhưng "lên được lưới hay không thì phải chờ". Điều họ chờ đợi chính là cơ chế giá rõ ràng cho giai đoạn sau ngày 30/6 và đến giờ sau nửa năm vẫn chưa ngã ngũ.
Lượng lớn dự án vào vận hành cuối tháng 6 đã khiến các trạm biến áp, đường dây quá tải tại một số khu vực. 
Lượng lớn dự án vận hành cuối tháng 6 đã khiến các trạm biến áp, đường dây quá tải tại một số khu vực. Đồ hoạ: Tạ Lư
Một chuyên gia tư vấn cho các dự án năng lượng tái tạo cũng không khỏi sốt ruột. Ông kể, có dự án đã từng được thông báo đưa vào quy hoạch điện nhưng sau "bặt tăm" vì vướng Luật Quy hoạch mới có hiệu lực từ 1/1/2019. Với dự án năng lượng, lãi vay thường chiếm 60-70% vốn đầu tư. Với lãi suất phổ biến 10-11% một năm hiện nay, dự án dừng ngày nào, chủ đầu tư như ngồi trên đống lửa ngày đó.
"Nhà đầu tư vẫn bày tỏ mong muốn đi tới cùng dự án, nhưng gần một năm mọi thứ đều dừng vì chờ quy hoạch, chờ giá, không biết họ có thể trụ thêm được hay không", vị này chia sẻ.
Thực tế, từ tháng 6, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo giá điện mặt trời mới áp dụng sau ngày 30/6 với đề xuất chia 4 vùng giá theo mức bức xạ nhiệt. Sau nhiều góp ý, phương án đưa ra được "gút" lại còn 2 mức giá. Thế nhưng đây vẫn chưa phải kịch bản cuối cùng. Ở lần đề xuất sau đó, Bộ Công Thương lại chỉ chọn một mức giá cho tất cả vùng, 1.620 đồng một kWh, thấp hơn nhiều so với mức giá ưu đãi áp dụng trước tháng 7/2019. Rồi sau đó, Bộ Công Thương lại đổi phương án sau khi được Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án đấu thầu điện mặt trời, tương tự cách Campuchia triển khai.
Đấu thầu không phải 'phép màu'
Theo tờ trình mới nhất Bộ Công Thương gửi Chính phủ, các dự án đã có hợp đồng mua bán điện và đang thi công dở dang như dự án của ông Thành tại Bình Phước, vẫn được áp dụng giá mua điện cố định (7,09 cent một kWh), thấp hơn nhiều giá 9,35 cent một kWh như trước ngày 30/6. Các dự án còn lại chưa thi công, kể cả đã được bổ sung quy hoạch sẽ phải thông qua đấu thầu giá điện.
Nhà chức trách đề xuất thí điểm đấu thầu trong năm 2020 với quy mô công suất 50-100 MW. EVN được đề nghị là đơn vị đầu mối xây dựng phương án và kế hoạch tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu, báo cáo Bộ xem xét và Thủ tướng phê duyệt trong quý I/2020.
"Đấu thầu điện mặt trời lúc này là chưa khả thi", ông Nguyễn Hữu Vinh – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hà Đô Ninh Thuận đánh giá. Ông Vinh dẫn quy định Luật Đấu thầu, muốn đấu giá phải có mặt bằng đất sạch, và muốn vậy phải có quy hoạch. Kinh nghiệm các nước cho thấy, thời gian đấu thầu cũng mất 2 năm. Với quy trình đấu thầu như vậy, muốn dự án vào nhanh, có thêm nguồn cũng cực kỳ khó.
Chưa kể, đấu thầu để đảm bảo mục tiêu minh bạch, công khai là tốt, nhưng yêu cầu trước mắt là phải đủ điện.
"Hơn 10 tháng nay, tất cả quy hoạch đều bị dừng lại. Bao giờ có quy hoạch thì mới triển khai công tác giải phóng mặt bằng, có đất sạch bàn giao thì chủ đầu tư mới có cơ sở để thực hiện dự án mời thầu. Mà với thực tế lưới điện hiện nay sẽ không có nhiều dự án đấu thầu thành công, chưa nói các khó khăn pháp lý liên quan", ông Vinh nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ cũng nói "chưa thể triển khai đấu thầu điện mặt trời lúc này".
Với Campuchia, để có được mức giá 3,877 cent một kWh (800-900 đồng) sau đấu giá, Nhà nước phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, làm đường dây truyền tải, trạm biến áp và dự án được vay hỗ trợ lãi suất thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Còn với Việt Nam khi còn khó khăn về bàn giao đất sạch, hạ tầng lưới truyền tải chưa sẵn sàng tới "tận chân công trình"... cho chủ đầu tư, ông Ngọc nói, khó có thể phát điện thành công ở quy mô nghìn MW trong 2-3 năm tới qua đấu thầu.
Việc đưa ra một cơ chế thu hút mới, tránh tắc nghẽn cục bộ như vừa qua ông Ngọc cho rằng cần thiết, song "đấu thầu không phải là giải pháp duy nhất hãm phanh điện mặt trời".
Trước thực tế gần một năm không tiến triển trong triển khai dự án, một nhóm nhà đầu tư có dự án đầu tư dở dang vừa cùng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng, đề nghị được bổ sung dự án của mình vào quy hoạch điện. Họ cũng đề nghị cho phép các dự án nêu trên được áp dụng theo cơ chế giá mua điện FIT song song với việc hoàn thiện cơ chế và thí điểm việc đấu thầu. Các nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ cần sớm có cơ chế mới về điện mặt trời để khẳng định cam kết về sự an toàn, nhất quán và ổn định môi trường đầu tư kinh doanh.
Và trong lúc cơ chế giá mới cho điện mặt trời chưa ngã ngũ, ông Thành và các chủ đầu tư khác sẽ tiếp tục chờ. "Mọi việc cứ ách lại. Không có giá không làm gì được. Chúng tôi đang rất mông lung", ông Thành nói.
Anh Minh(TheoVNexpress)