e

Thứ Năm, tháng 10 28, 2010

TQM

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - TQM





Mô hình quản lý chất lượng toàn diện của Nhật Bản, gọi tắt là TQM cũng được nhiều nước trên thế giới đánh giá là một hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao. Chính nhờ áp dụng thành công TQM mà chất lượng sản phẩm của Nhật sau vài thập niên từ yếu kém đã nâng lên một trình độ cao, có uy tín trên thế giới. Thành công của Nhật sau khi áp dụng TQM đã khiến cho các doanh nghiệp của nhiều nước tìm đến TQM và áp dụng TQM


I. Sự ra đời và ý tưởng của TQM

Bước khởi đầu hình thành Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện là từ kiểm soát chất lượng tổng hợp-TQC (Total Quality Control) do ông Faygenbao xây dựng từ năm 1950 khi ông làm việc ở hãng General Electric với tư cách là một người lãnh đạo của hãng chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và quản lý nghiệp vụ sản xuất. TQC được định nghĩa như “một hệ thống có hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất thoả mãn được người tiêu dùng". Fâygenbao còn khẳng định trách nhiệm của mọi người trong hãng đối với chất lượng như sau:

Người chịu trách nhiệm về chất lượng không phải là cán bộ kiểm tra mà chính là những người làm ra sản phẩm, người đứng máy, đội trưởng, khâu giao nhận hàng, cung ứng v.v.. tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.


Quá trình phát triển từ những hoạt động riêng biệt về kiểm soát chất lượng trong các công ty của Nhật Bản với những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức Quản lý chất lượng toàn diện Nhật Bản. TQM là bước hoàn thiện của TQC với những ý tưởng cơ bản sau đây:

- Quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty;

- Quản lý chất lượng toàn diện là một hoạt động tập thể đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của mọi người;

- Quản lý chất lượng toàn diện sẽ đạt hiệu quả cao nếu mọi người trong công ty, từ chủ tịch công ty đến công nhân sản xuất, nhân viên cung tiêu cùng tham gia;

- Quản lý chất lượng tổng hợp đòi hỏi phải quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A ( kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động);

- Hoạt động của các nhóm chất lượng là một phần cấu thành của quản lý chất lượng tổng hợp.





II. Nội dung cơ bản của Quản lý chất lượng toàn diện TQM

Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.

Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống TQM:

Nhận thức:
Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.

Cam kết:
Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.

Tổ chức:
Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.

Đo lường:
Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.

Hoạch định chất lượng:
Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

Thiết kế chất lượng:
Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.

Hệ thống quản lý chất lượng:
Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sử dụng các phương pháp thống kê:
theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng.

Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.

Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.

Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.

Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM đẻ thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.

III. Áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nào ?

Để áp dụng có kết quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình. Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng. ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yêú tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này . Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM.

IV Các bước triển khai TQM

1. Khảo sát công ty

2. Lãnh đạo cam kết

3. Thành lập Ban chỉ đạo TQM

4. Đào tạo nhận thức về chất lượng

5. Đào tạo các công cụ kỹ thuật thống kê

6. Đào tạo 5S

7. Thành lập các nhóm chất lượng QCC

8. Xây dựng các chỉ tiêu cải tiến cho nhóm QCC

9. Thực hành 5S,kỹ thuật thống kê,QCC

10. Ghi nhận và chuẩn hoá các kết quả thành các qui trình, hướng dẫn công việc

11. Thường xuyên duy trì các hoạt động cải tiến

Các đối tượng của TQM

§ Cán bộ lãnh đạo

§ Cán bộ quản lý

§ Nhân viên

§ Quản lý chính sách

§ Tiêu chuẩn hoá

§ Nhà thầu phụ – mua hàng

§ Nhóm chất lượng

§ Kiểm soát sản xuất

§ Kiểm soát quá trình

§ Giải quyết vấn đề

§ Kiểm soát đo lường

§ Quản lý phương tiện và thiết bị

§ Giáo dục và đào tạo

§ Vệ sinh môi trường

§ Quản lý hàng ngày

§ Phương pháp thống kê

§ Kiểm soát an toàn

§ Quản lý 5S

§ Quản lý sức khoẻ

§ Huy động nguồn nhân lực

V. Bí quyết thành công trong việc áp dụng TQM

§ TQM phải bắt đầu từ lãnh đạo

§ Phải có lòng kiên trì

§ Mạnh dạn thay đổi tổ chức ngay sau khi cam kết với TQM để cho mọi người thấy rằng TQM đã bắt đầu có tác dụng

§ Biết trao thực quyền cho người lao động

§ Có một hệ thống thông tin nội bộ hiệu quả § Có chiến lược đào tạo cụ thể

§ Có sự tham gia của tất cả mọi người

( Tham khảo Internet )

Thứ Hai, tháng 10 18, 2010

SMART GRID

Smart Grid là hệ thống điện thông minh là thế hệ kế tiếp của hệ thống điện hiện nay ( Smart Grid is the next generation of existing electric grid )

S : specific là có thể đặc trưng hóa

M : measurable là có thể đo lường được

A : available là thực hiện được

RT : real time là điểu khiễn bằng thời gian thực

Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định đầu tư 4,5 tỷ USD vào một kế hoạch đầy tham vọng là hiện đại hóa hệ thống điện quốc gia theo hướng Smart Grid

Hội nghị G8 đã chọn ra 7 công nghệ tiên tiến có thể làm thay đổi thế giới là :

  1. Smart Grid ( nước tiêu biểu là Korea)
  2. Cải thiện hiệu xuất năng lượng (ntb là Japan)
  3. Năng lượng mặt trời (ntb là Germany)
  4. CCS ( ntb là Austrlia )
  5. Bio-energy (ntb là Brasil )
  6. Hi- tech automobliles
  7. Eco friendly coal technology

Theo World Energy – 2006 đầu tư trên toàn cầu vào Smart Grid như sau :

Đơn vị : tỷ USD

Khu vực

Phát

Tải

Phân Phối

Tổng cộng

OECD

249

64

157

470

Đã phát triển

32

7

26

65

Đang phát triển

294

133

288

715

Toàn Thế giới

575

204

471

1,250

Bản chất của Smart Grid là áp dụng thành tựu KHKT của công nghệ IT vào hệ thống điện, bằng lắp đặt các hệ thống cảm biến ( tensor) trên các thết bị điện, phục vụ cho việc điều khiển và giám sát từ xa theo thời gian thực ( real – time)

Hàn quốc đã có kế hoạch thực hiện dự án Smart Grid ở đảo Jeiju dân số 0,5 triệu, với kinh phí 200 triệu USD, thực hiện trong 42 tháng để hiện đại hóa lưới truyền tài 154kv, 2 trạm trung thế và 4 đường dây phân phối cung cấp điện cho 6000 khách hàng. Kế hoạch gồm 5 mục tiêu :

+ Smart Power Grid : Vận hành và giám sát hệ thồng điện theo thời gian thực

+ Smart Plan : Có 2 mạng truyền thông nối với các phụ tải

+ Smart transport : Làm cơ sở nạp điện cho các oto điện ( E.V)

+ Smart Renewable : Nối với các nguồn điện tái tạo

+ Smart Elec service : Đa dạng hóa các chế độ cung cấp điện tối ưu

( Theo Hội thảo của KEPCO tháng 9/2010


Video về Smart Grid

Thứ Bảy, tháng 10 16, 2010

Quản lý dự án




Quản lý dự án (Project management) trước năm 1900 chưa có nhận thức đầy đủ, sau năm 1900 – 1950 mới có hiểu biết về từng dự án cụ thể, chỉ đến năm 1950 khi thành lập Viện Quản lý dự án- PMI ( Project Management Institute) ở Mỹ, thì nhận thức tổng hợp về quản lý dự án mới có lý thuyết tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện nhờ sự phát triển của các ngành KHKT liên quan.

Dự án ( Project) là gì ? Nói gọn là một sản phẩm cần được chế tạo, dịch vụ, hay một công trình có muc tiệu phải đạt rõ ràng, có ràng buộc thời gian thực hiện từ khi bắt đầu, đến khi kết thúc. Tuy theo tính chất của ngành nghề, của mục đích phải đạt mà có dự án qui mô nhỏ ( trong một tổ chức, trong một ngành nghề) hay qui mô lớn ( cho xã hội, quốc gia hay quốc tế).

Quá trình quản lý dự án ( Project management Process ) có các khâu quan trọng điểm khởi đầu I (Initiating); lập kế hoạch P (Planning); thực hiện E ( Executing); Giám sát và kiềm soát M&C ( Monitoring&Controlling) và Kết thúc C( Closing), giữa các khâu đó có quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau ( xem hình vẽ)

Quản ly dự án theo quan điểm thông minh S.M.A.R.T( Specific ; cụ thề hóa được; Measurable : đo lường được; Available: có thể đạt được; Realistic : hiện thực;Time : có thời gian thực hiện ) gồm 9 lĩnh vực :

+4 lĩnh vực cốt lõi ( core function):

- quản lý qui mô dự án ( scope mgt)

- quản lý thời gian dự án ( time mgt)

- quản lý chi phí dự án ( cost mgt)

- quản lý chất lượng dự án ( quality mgt)

+4 lĩnh vực cần thiết làm thuận tiện hóa ( facilating functions):

- quản lý nhân sự ( human resources mgt0

- quản lý truyển thông ( communication mgt)

- quản lý rủi ro ( rick mgt)

- quản lý mua sắm đấu thầu ( procurement mgt)

+ Các công cụ và kỹ thuật phục vụ quản lý dự án

Các lĩnh vực quản lý trên thực hiện trong suốt vòng đới của dự án ( Project Life Cycle) và trong các khâu của quá trình quản lý dự án (I+P+E+M&C+C)

Các pha (phases) của dự án : Từ lập luận ( conceptual) đến thiết kế ( design: có tới 42 quá trình khác nhau) đến xây dựng ( construction) đến thực nghiệm ( testting) và áp dụng ( implementation)

Hiện nay Viện PMI đã xây dựng được các chuẩn ( standard) dùng trong quản lý dự án :

+ 5 nhóm qui trình

+ 9 lĩnh vực giúp quản lý dự án thành công

+ 517 input, output và công cụ kỹ thuật giúp nhà quản lý biết cách vận dụng các công cụ phù hợp vào từng qui trình, công việc

Tham khảo thêm :

www.pmi.org

Thứ Tư, tháng 10 06, 2010

Quản lý lãnh đạo bản thân





Cuối tháng 9/2010 vơ chồng tôi đã đi nghe buổi thuyết trình về chủ đề " Quản lý lãnh đạo bản thân"của diễn giả quốc tế Charles Hogg
Charles lớn lên ở Melbourne ( Australia) và tốt nghiệp Kiến Trúc Sư tại Đại Học Melbourne.Sau đó ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu về con người và triết lý sống , ông đã dành 3 năm chu du khắp châu Á, châu Âu và Trung Đông.Ông nhận thấy con người sống trong thế giới đầy biến động này phải chống chịu nhiều thử thách lo lắng, sinh ra stress, trầm cảm.Ông đã học được cách quản lý stress, tư duy tích cực và lãnh đạo bản thân, và nhanh chóng trở thành một diễn giả quốc tế giúp đỡ mọi người trong lĩnh vực kỹ năng quản lý và lãnh đạo bản thân ( self leading skill ).Ông nhấn mạnh đến sức mạnh của trí tuệ, cảm xúc và tâm linh. Chất lượng các mối quan hệ và hiệu quả công việc có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới nội tâm ( Inner space) của mỗi người. Thế giới ấy bao gồm những xuy nghĩ và cảm xúc. Quản lý lãnh đạo bản thân giúp cho mỗi người thấu hiểu bản thân mình, hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của mình, hơn nữa sự hiểu biết này còn tăng cường thế giới nôi tâm, giúp cho mỗi người chủ động, bình thản trước mọi biến chuyển, đổi thay của thế giới xung quanh ta.