e

Thứ Bảy, tháng 5 04, 2024

Điện tái tạo và nghịch lý vừa thừa vừa thiếu

 

Hệ thống điện tái tạo nói chung, điện mặt trời mái nhà nói riêng đang đối mặt bài toán khó không dễ hóa giải

Tại tỉnh Ninh Thuận, hàng loạt turbin điện gió trị giá lên đến hàng chục tỉ đồng/turbin vẫn bất động dù đã sẵn sàng hòa lưới. Đáng nói, nguy cơ thiếu điện hiện hữu ở chính thủ phủ điện tái tạo, nhất là trong cao điểm mùa khô hiện nay.

Im lìm nhiều năm

Theo thống kê, toàn tỉnh Ninh Thuận có 14 vùng gió tiềm năng với tốc độ gió trung bình ở độ cao 6,5 m đạt 9,6 m/giây, thổi đều quanh năm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo đã biến Ninh Thuận trở thành nơi tập trung nhiều dự án điện sạch. Tuy nhiên, đi dọc Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Thuận Bắc, phóng viên ghi nhận hàng chục trụ điện gió phơi nắng phơi sương và không thể phát điện lên lưới điện quốc gia.

Theo tìm hiểu, khu vực này là nơi triển khai dự án Nhà máy Điện gió Hanbaram của Công ty CP Điện gió Hanbaram với công suất 117 MW. Khởi công từ tháng 10-2020, dự án hoàn thành lắp đặt 29 trụ điện gió, đường dây và trạm biến áp vào tháng 10-2021. Nhưng đến nay mới có 6/29 trụ điện được vận hành thương mại với giá ưu đãi (FIT) theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ, tương đương 24 MW. Các trụ điện còn lại không thể hòa lưới do không đạt được thỏa thuận bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Ninh Thuận có 46 dự án điện gió, điện mặt trời với tổng công suất 3.079 MW đã hoàn thành xây dựng. Trong đó, mới có 2.831 MW được công nhận vận hành thương mại, phát điện lên lưới điện quốc gia. Chưa kể, ngay cả những dự án được phát lên lưới cũng bị cắt giảm công suất khiến nhà đầu tư "lãnh đủ" chi phí vốn vay, đầu tư xây dựng, vận hành.

Để giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư dự án điện tái tạo chưa kịp đưa vào vận hành trước ngày 1-11-2021, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề nghị EVN sớm có hướng dẫn đàm phán khung giá phát điện đối với dự án chuyển tiếp; điều phối, huy động tối đa công suất phát điện để tránh gây lãng phí, hỗ trợ về nguồn lực trong điều kiện nhiều nơi còn xảy ra thiếu điện. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị trung ương nghiên cứu, phân cấp cho các địa phương thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sang đất khác để thực hiện dự án hạ tầng truyền tải điện.

Turbin điện gió của dự án Nhà máy Điện gió Hanbaram Ninh Thuận (tỉnh Ninh Thuận) đang im lìm Ảnh: CHÂU TỈNH

Turbin điện gió của dự án Nhà máy Điện gió Hanbaram Ninh Thuận (tỉnh Ninh Thuận) đang im lìm Ảnh: CHÂU TỈNH

Điện mái nhà 0 đồng: Nhiều băn khoăn

Trong bối cảnh nhiều địa phương trên cả nước đối mặt nguy cơ căng thẳng nguồn điện trong cao điểm nắng nóng, dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản - tự tiêu mà Bộ Công Thương đang đưa ra lấy ý kiến vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Cơ chế này đã được mong chờ từ năm 2021 đến nay - sau khi Quyết định 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực. Thời điểm đó, EVN thông báo dừng đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống ĐMTMN phát triển sau ngày 31-12-2020.

Với dự thảo lần này, người dân, tổ chức có nhu cầu đầu tư ĐMTMN có nhiều băn khoăn, nhất là quy định điện mặt trời dư thừa phát lên lưới với giá 0 đồng. Ông Trần Trung Đức (ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết gia đình ông từng tìm hiểu để đầu tư hệ thống ĐMTMN nhưng còn e ngại vì cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, thiếu ổn định. Ông Đức tính toán: Lắp đặt một hệ thống ĐMTMN của hộ dân với công suất 5 KW, tích hợp thiết bị lưu trữ 5 KWh có chi phí khoảng 80 - 90 triệu đồng. Nếu pin lưu trữ 10 KWh thì tổng chi phí xấp xỉ 150 triệu đồng. Với phần điện dư thừa, nếu không bán lại được cho EVN thì việc đầu tư không hiệu quả.

Theo Bộ Công Thương, phát triển ĐMTMN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Nhà nước khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản - tự tiêu và đưa ra quyền lựa chọn cho khách hàng nối lưới hoặc không nối lưới.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương, cho biết mỗi chính sách đều có tính hai mặt và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở thời điểm ban hành. Đối với những nguồn ĐMTMN có nối lưới, chỉ nên khuyến khích tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích phát vào hệ thống. "ĐMTMN phát vào hệ thống không những không phù hợp tiêu chí tự sản - tự tiêu mà còn gây phát sinh chi phí cho vận hành hệ thống điện" - ông Hòa nhấn mạnh.

Cục trưởng Trần Việt Hòa cho biết tính phân tán là hạn chế của ĐMTMN nên khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Để có thể cân bằng công suất hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều độ phải có hệ thống thu thập dữ liệu công suất từ tất cả các nguồn điện.

Điều này chỉ có thể thực hiện được với các nguồn ĐMTMN quy mô đủ lớn, ví dụ ĐMTMN tại các KCN, công xưởng lớn. Còn đối với nguồn ĐMTMN quy mô nhỏ ở cấp hộ gia đình thì không thể thực hiện được; cơ quan điều độ sẽ chỉ có thể đánh giá, dự báo công suất này. "Việc thu thập dữ liệu, dự báo cần hệ thống linh hoạt và tốn thêm chi phí vận hành" - ông Hòa giải thích. 

Nhiều dự án dính sai phạm

Tại Đắk Nông, Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây yêu cầu tỉnh cung cấp hồ sơ liên quan 6 dự án điện gió mà trước đó Thanh tra Chính phủ đã kết luận có nhiều sai phạm.

Ngày 2-5, một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết các đơn vị đang tổng hợp hồ sơ, tài liệu để tham mưu, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương. UBND tỉnh cũng đã giao các sở, ngành cung cấp hồ sơ các dự án này.

Trong đó, Nhà máy Điện gió Nam Bình 1 (huyện Đắk Song) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng đã hoàn thành vào tháng 10-2021 nhưng tại thời điểm thử nghiệm vận hành thương mại (COD), tốc độ gió thấp, thời gian ngắn dẫn đến chưa được công nhận theo cơ chế giá FIT. Nhà máy Điện gió Đắk N'Drung 1 (huyện Đắk Song) - tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỉ đồng - mới xây dựng được 4/25 trụ turbin. Trong khi đó, cũng ở huyện Đắk Song, Nhà máy Điện gió Đắk N'Drung 2 xây dựng được 21/28 trụ turbin, Nhà máy Điện gió Đắk N'Drung 3 xây dựng được 23/28 trụ turbin. Riêng Nhà máy Điện gió Asia Đắk Song 1 - vốn đầu tư gần 1.700 tỉ đồng - chưa hoàn thiện thủ tục đất đai, xây dựng nên chưa thể triển khai.

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tháng 2-2024, sau khi các chủ đầu tư có văn bản đề nghị cho tiếp tục thực hiện đối với những dự án điện gió cấp bách, UBND tỉnh đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

TheoNLD- C.Nguyên

Thứ Sáu, tháng 5 03, 2024

G7 nhất trí đóng nhà máy điện than vào năm 2035

 

Tờ The Guardian ngày 30.4 đưa tin các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra thông cáo chung - lần đầu ấn định thời gian đóng cửa các nhà máy điện than chậm nhất vào năm 2035.

 Động thái này được xem là cột mốc lịch sử về chính sách khí hậu của nhóm G7, làm tiền đề cho các quốc gia khác hành động tương tự, cũng như hiện thực hóa mục tiêu được đề ra tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) vào năm ngoái.

"Đó là một tín hiệu rất mạnh mẽ từ nhóm các nước công nghiệp phát triển và là thông điệp lớn cho thế giới về việc giảm sử dụng than", theo Bộ trưởng An ninh năng lượng và Môi trường Ý Gilberto Pichetto.

Bên cạnh đó, trong thông cáo chung, được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng và môi trường G7 ở Turin (Ý), cũng nới lỏng quy định với nhiều quốc gia thành viên. Cụ thể, thông cáo chung nêu rõ tất cả các nhà máy than phải đóng cửa vào năm 2040, trừ khi chúng được trang bị công nghệ loại bỏ CO2 hiệu quả, hoặc chính phủ các nước phải đảm bảo mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.

Điểm nhấn từ thỏa thuận khí hậu lịch sử COP28

Ngoài vấn đề than, năng lượng hạt nhân và nhiên liệu sinh học cũng là 2 vấn đề khác được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị ngày 30.4 ở Ý.

Vừa qua, Cơ quan Bảo vệ môi trường (Mỹ) cũng công bố quy định mới yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than nếu không xử lý toàn bộ ô nhiễm khí hậu, thì sẽ phải đóng cửa trước năm 2040.

THeoThanhnien

Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?

 

Những ý kiến khác biệt về vai trò của năng lượng hạt nhân cung cấp thêm góc nhìn về loại năng lượng này trong bối cảnh thế giới tìm cách đa dạng hóa nguồn cung.

Đại diện từ hơn 30 quốc gia đã tập trung tại Brussels vào tháng 3, tại hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và chính phủ Bỉ tổ chức. 34 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, đã đồng ý “làm việc để khai thác triệt để tiềm năng của năng lượng hạt nhân” , bao gồm kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và triển khai các lò phản ứng tiên tiến.

Tuy nhiên, ngay cả khi họ làm như vậy cũng không thể không thừa nhận những khó khăn. Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, phát biểu với những người tham dự hội nghị: “Công nghệ hạt nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch". Nhưng bà nói thêm rằng thực tế ngày nay, ở hầu hết các thị trường, có sự sụt giảm chậm nhưng đều đặn về thị phần đối với năng lượng hạt nhân.

Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?- Ảnh 1.

Các nước nên theo đuổi năng lượng hạt nhân ở mức độ nào?

Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?

Đức đã đưa ra quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy hạt nhân của mình sau các thảm họa như Chernobyl và Fukushima. Lò phản ứng hạt nhân cuối cùng ở Đức ngừng hoạt động đầu năm 2023, một quyết định có thể gây nuối tiếc khi khả năng tiếp cận khí đốt tự nhiên của Đức đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Bên cạnh đó, Pháp là nước dẫn đầu về hạt nhân trên toàn thế giới. Hầu hết điện của họ được tạo ra bởi năng lượng hạt nhân.

Nga, mặc dù bị ảnh hưởng kinh tế về mọi mặt kể từ xung đột Ukraine, vẫn là một nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Theo một báo cáo tháng 3 từ Clare Sebastian của CNN, nước này làm giàu và bán uranium thông qua công ty năng lượng hạt nhân do nhà nước kiểm soát, Rosatom, công ty xây dựng và vận hành các nhà máy trên khắp thế giới.

Nhưng theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, chính Trung Quốc đang tiến nhanh nhất tới sản xuất điện hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân ở Mỹ

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tính đến năm 2022, khoảng 18% điện năng của Mỹ được tạo ra từ năng lượng hạt nhân. Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân lớn của Mỹ đều đã cũ - trung bình từ 40 năm trở lên.

Ngoài lò phản ứng Georgia mới đi vào hoạt động, một lò phản ứng mới đã bắt đầu hoạt động ở Tennessee vào năm 2016. Mặt khác, các hạng mục về năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cũ và phần lớn trong số đó cần được cải thiện.

Luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào năm 2021 bao gồm một chương trình trị giá 6 tỷ USD để cung cấp các khoản tài trợ cho chủ sở hữu hoặc nhà điều hành lò phản ứng hạt nhân và ngăn chặn việc đóng cửa các lò phản ứng này.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, hơn một chục lò phản ứng đã đóng cửa sớm ở Mỹ trong thập kỷ qua. Ít nhất một lò phản ứng, Nhà máy điện Diablo Canyon ở California, sẽ được tiếp tục hoạt động sau khoản tài trợ trị giá hơn 1 tỷ USD

Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?- Ảnh 2.

Năng lượng hạt nhân – và mức độ tích cực mà Mỹ và các nước khác nên theo đuổi – cũng là một chủ đề gây chia rẽ giữa các nhà khoa học.

Các quan điểm khác nhau

Năng lượng hạt nhân – và mức độ tích cực mà Mỹ và các nước khác nên theo đuổi – cũng là một chủ đề gây chia rẽ giữa các nhà khoa học.

Hai quan điểm rất khác nhau. Quan điểm đầu tiên cho rằng hãy hết sức cẩn thận.

Rodney Ewing, giáo sư và chuyên gia về chất thải hạt nhân của Đại học Stanford, người từng là chủ tịch một cuộc đánh giá liên bang về các quy trình xử lý chất thải hạt nhân, cho biết, mặc đã cố gắng trong nhiều năm, ông vẫn chưa có lập trường vững chắc ủng hộ hay phản đối năng lượng hạt nhân.

“Quá nhiệt tình với năng lượng hạt nhân, một nguồn năng lượng không có carbon, và trong tình hình hiện nay về vấn đề biến đổi khí hậu, thực sự là một cuộc khủng hoảng. Các vấn đề sau đó có thể không được giải quyết dễ dàng", ông nói.

Ông cho biết các vấn đề về năng lượng hạt nhân - từ khả năng xảy ra thảm họa đến vấn đề làm thế nào để lưu trữ chất thải hạt nhân - nên được xem xét song song với tiềm năng của các giải pháp thay thế như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Trong khi đó, Giáo sư năng lượng của Đại học Illinois, David Ruzic – người có kênh YouTube sôi động, “Illinois EnergyProf,” với nhiều video nhằm xóa tan mối lo ngại về năng lượng hạt nhân – có cái nhìn tích cực hơn nhiều về tương lai của năng lượng hạt nhân.

Illinois đang tạo ra nhiều năng lượng hạt nhân hơn bất kỳ bang nào khác tại Mỹ. Các nhà lập pháp ở đó gần đây đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm xây dựng lò phản ứng mới.

Ông Ruzic lập luận rằng chất thải hạt nhân chiếm ít không gian đến mức nó chỉ cần những bãi bê tông rắn chắc và được lưu giữ tại các lò phản ứng hạt nhân. Ông lập luận rằng bê tông có thể được sửa chữa sau mỗi 70 năm hoặc lâu hơn nếu xuống cấp.

Ông cho rằng các nhà máy mới như ở Georgia sẽ không bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thủy triều. giống như Fukushima, vì lò phản ứng mới ở Georgia được làm mát bằng không khí trong trường hợp khẩn cấp.

Tương lai thị trường năng lượng hạt nhân

Việc có nên khôi phục và phát triển các cơ sở hạt nhân để phát triển năng lượng hạt nhân hay không vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Nhiều khó khăn được nhắc đến trong đó có bài toán thời gian và chi phí.

Tại hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc ở Dubai vào tháng 12/2023, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân vào năm 2050.

Đối với Mỹ, điều đó có nghĩa là bổ sung thêm 200 gigawatt công suất vận hành hạt nhân, được tạo ra bởi hơn 90 lò phản ứng thương mại đã vận hành trung bình 42 năm. Trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là tăng gấp ba lần công suất hiện có - mức công suất được xây dựng trong 70 năm qua - trong chưa đầy một nửa thời gian, bên cạnh việc thay thế các lò phản ứng sẽ ngừng hoạt động trước năm 2050.

Với ít tiền hơn và trong thời gian ngắn hơn, thế giới có thể giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và địa nhiệt cũng như bằng cách truyền tải, lưu trữ và sử dụng điện hiệu quả hơn.

Theo Phương Anh/VTC News

VTC News


Điện trước áp lực tăng giá

 

Chi phí tăng, gánh lỗ lớn, nhu cầu đầu tư cao và quyền điều chỉnh giá được nới rộng hơn khiến khả năng tăng giá điện là rất lớn. Tuy nhiên, tăng giá điện lúc này cũng ảnh hưởng mạnh tới người dân, doanh nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế. Vậy điện có tăng giá?

Chi phí sản xuất điện tăng

Theo quy định tại Quyết định số 5/2024 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ ngày 15.5 tới, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) sẽ phải giảm giá điện khi chi phí bình quân đầu vào giảm 1%; điều chỉnh tăng ở mức tương ứng khi chi phí đầu vào tăng 3 - 5%. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. 

Đặc biệt, Quyết định số 5 quy định rõ thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trong khi đó, tính từ lần điều chỉnh giá điện bình quân gần nhất đến nay đã gần 6 tháng. Đó là lý do nhiều người lo ngại, giá điện sẽ được điều chỉnh ngay sau khi Quyết định số 5 có hiệu lực.

Áp lực tăng giá điện hiện rất lớn

Áp lực tăng giá điện hiện rất lớn

Nhật Thịnh

Nỗi lo càng gia tăng khi chi phí sản xuất điện đã gia tăng mạnh do nắng nóng. Theo số liệu từ Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, nhiều ngày nắng nóng, thủy điện phải tích nước, tại miền Bắc buộc phải huy động thêm điện than, nhiệt điện dầu với chi phí cao để bảo đảm đủ điện. Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh, trong khi giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.092,78 đồng/kWh, cao hơn giá bán hiện tại. Bên cạnh đó, nhiệt điện dầu huy động ước tính có giá xấp xỉ 5.000 đồng/kWh, điện khí khoảng 2.800 đồng/kWh. 

Thế nên, chi phí sản xuất và phát điện tính đến thời điểm này tiếp tục tăng. Đơn cử, ngày 30.4, cơ cấu sản lượng huy động nguồn trong ngày theo báo cáo với thủy điện chỉ 72,7 triệu kWh, nhiệt điện than 504,5 triệu kWH, điện khí (gas + dầu diesel) 98,4 triệu kWh, nhiệt điện dầu 8,6 triệu kWh, điện gió 18,7 triệu kWh, điện mặt trời 74,2 triệu kWh, nhập khẩu điện 9,2 triệu kWh, nguồn khác là 3,4 triệu kWh… Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết nguồn nhiệt điện than dự kiến sẽ huy động chiếm 52 - 60% tổng sản lượng hệ thống điện quốc gia.

Trong khi đó, dự báo sản lượng điện tiêu thụ từ tháng 4 - 7 cũng tăng mạnh do vào cao điểm mùa nắng nóng. Trong tuần cuối tháng 4 vừa qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ trong ngày đã được thiết lập. Cụ thể, vào lúc 13 giờ 30 ngày 27.4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670 MW; sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc ngày 26.4 đã lên đạt 993,974 triệu kWh. 

So với cùng kỳ năm 2023, sản lượng ngày của hệ thống điện quốc gia tăng hơn 23%, tại miền Bắc tăng đến 35,5%; công suất cực đại hệ thống điện quốc gia tăng 20,2%, miền Bắc tăng gần 20%. Phụ tải trên toàn quốc tiếp tục tăng 2 con số, hơn 11,2%. Cập nhật số liệu về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày có xu thế giảm dần, cụ thể đến ngày 29.4, công suất cực đại giảm xuống còn 41.601 MW, sản lượng điện ngày giảm xuống còn 879,360 triệu kWh. Tuy nhiên, EVN nhấn mạnh, các số liệu này vẫn ở mức cao, đặc biệt so với ngày cùng kỳ năm 2023.

EVN cho biết hiện nguồn từ thủy điện vẫn có giá ổn định nhất, còn các nguồn phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu như than, dầu đều rất cao. Thậm chí năng lượng tái tạo, do chính sách khuyến khích ban đầu là 9,35 cent/kWh cũng cao hơn giá bình quân.

Bối cảnh trên khiến nhiều người bày tỏ lo ngại nguy cơ hóa đơn tiền điện tăng kép có thể diễn ra từ tháng sau, nếu EVN tiến hành tăng giá bán điện bình quân theo quy định tại Quyết định số 5.

Áp lực tăng giá rất lớn

Đặt vấn đề này lên bàn với TS Nguyễn Huy Hoạch - Hội đồng khoa học Năng lượng VN, ông nói thẳng càng huy động nguồn điện có giá đắt để khắc phục tình trạng thiếu điện, rủi ro lên giá điện càng lớn. Chẳng hạn, ngay với nguồn điện khí LNG, giá LNG trung bình hiện ở mức 12 USD/triệu BTU (đơn vị đo nhiệt). Nếu tính ở mức hệ số công suất nhà máy điện là 70%, giá thành mỗi kWh điện từ loại hình này lên tới 2.780 đồng/kWh. Với giá bán lẻ bình quân năm 2023 là 2.006,79 đồng/kWh, lỗ riêng của EVN do chênh lệch giá mua so với giá bán lẻ là 773,21 đồng/kWh, chưa gồm các chi phí quản lý, tổn thất lưới truyền tải, phân phối…

Trao đổi với Thanh Niên, đại diện EVN thừa nhận chi phí sản xuất điện tiếp tục tăng do phải huy động từ nguồn có chi phí giá cao để khắc phục những ngày phụ tải tăng đột biến trong cuối tháng 4. Đến nay, chi phí sản xuất và phát điện vẫn còn cao hơn giá bán điện bình quân. Tuy nhiên, với tình hình nắng nóng cực đoan như hiện nay, khách hàng tăng sử dụng thiết bị làm mát, phải trả hóa đơn tiền điện cao hơn những tháng thời tiết mát mẻ. Bên cạnh đó, vì mục tiêu kiềm lạm phát của Chính phủ… nên ngành điện chưa có báo cáo để tăng giá điện trong đợt này.

Theo đó các chi phí sản xuất, phát điện đội lên rất nhiều, nếu không tăng, nói một cách công tâm, sẽ rất khó cho ngành điện. Tuy vậy, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê báo cáo tăng đến 4% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chủ yếu do giá xăng dầu tăng mạnh. Nếu trong lúc này tăng tiếp giá điện, lạm phát sẽ tăng. Chấp nhận lạm phát nếu muốn an ninh năng lượng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

PGS-TS Ngô Trí Long

Dù vậy, theo chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả: Quy định mới đã "nới" quyền điều chỉnh giá điện cho EVN nên tập đoàn này có tăng ngay sau ngày 15.5 cũng không thể ngăn cản. Chưa kể trong báo cáo đã được kiểm toán cho thấy lỗ lũy kế hết năm 2023 của EVN là khoảng 17.000 tỉ đồng, giảm 9.000 tỉ đồng so với năm 2022. Thế nên, nếu không tăng giá điện, doanh nghiệp không có nguồn tài chính để tái đầu tư, sản xuất và phân phối điện, đặc biệt trong giai đoạn áp lực lớn phải đầu tư nguồn, tải điện đúng theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8…

"Nói là EVN được phép tăng giá điện 3 tháng một lần từ 3 - 5%, nhưng trong thực tế phải có báo cáo với cơ quan quản lý kèm báo cáo tài chính lỗ lã, chi phí… Theo tôi, giá điện có thể tăng sớm do phụ tải tăng quá mạnh. Tiêu thụ điện đến nay đã gần chạm 1 triệu kWh, sớm hơn dự báo. Theo đó các chi phí sản xuất, phát điện đội lên rất nhiều, nếu không tăng, nói một cách công tâm, sẽ rất khó cho ngành điện. Tuy vậy, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê báo cáo tăng đến 4% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chủ yếu do giá xăng dầu tăng mạnh. Nếu trong lúc này tăng tiếp giá điện, lạm phát sẽ tăng. Chấp nhận lạm phát nếu muốn an ninh năng lượng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội", PGS-TS Ngô Trí Long phân tích.

Tình hình giá nhiên liệu thế giới vẫn diễn biến khá phức tạp, trong khi sản xuất điện của VN còn phụ thuộc giá đầu vào thế giới là than và dầu. Trong đó, sản xuất điện từ dầu ở mức thấp và giải pháp tình thế, nhưng bắt buộc phải có. Song song đó, khi thời tiết cực đoan, đường tải điện từ Nam ra Bắc chưa có, miền Bắc vẫn phải phụ thuộc nhiệt điện than và nhiệt điện dầu bổ sung. Các nguồn này lại phải nhập khẩu trong khi tỷ giá tăng. Thế nên, sức ép lên mặt bằng giá cả hàng hóa nói chung trong quý 2 và quý 3 còn rất lớn. Tuy vậy, nếu giá điện tăng lúc này sẽ tiếp tục gây khó khăn cho việc kiểm soát giá cả, ảnh hưởng đến tâm lý người dùng điện, doanh nghiệp.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

 ầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.

Bộ Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà dùng thừa giá 0 đồng để không bị ''trục lợi'' chính sáchĐiện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Liên quan đến câu chuyện điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, thời gian qua, người dân, hay doanh nghiệp, thậm chí cả chuyên gia, chỉ nghĩ đơn thuần một chiều ở khía cạnh sản xuất điện và khía cạnh kinh tế, môi trường mà chưa từng nghĩ tới các yếu tố kỹ thuật, quản lý, vận hành cả hệ thống điện.

Những phân tích sau đây sẽ cung cấp thêm lý do tại sao, trong giai đoạn hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích người dân đầu tư, phát triển điện mặt trời theo hướng tự dùng; và được quyền lựa chọn hình thức kết nối với lưới điện nhưng không có hoạt động mua – bán sản lượng điện dư thừa.

Hiện trạng điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại Việt Nam

Thống kê cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, công suất đặt của điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là ~7660 MWAC, chiếm hơn ~9% tổng công suất đặt, sản lượng ĐMTMN chiếm gần ~4% sản lượng điện hệ thống điện quốc gia. Theo đó, loại hình này hiện đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong Hệ thống điện Quốc gia. Xét về công suất lắp đặt, nguồn ĐMTMN có tỉ trọng cao hơn nhiều loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo khác như: Điện gió, điện sinh khối. Thậm chí, công suất lắp đặt của ĐMTMN còn vượt qua công suất thủy điện nhỏ và tua-bin khí là những loại nguồn điện đã từng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam trước đây.

Trong những thời điểm tiềm năng bức xạ tăng cao, công suất ĐMTMN có nguy cơ vượt quá khả năng hấp thụ của lưới điện khu vực.

Càng nhiều điện mặt trời mái nhà nối lưới, người dân phải trả chi phí càng cao
Tỉ trọng công suất đặt các nguồn NLTT trong hệ thống điện Việt Nam

Việc phát triển ĐMTMN đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng là xu hướng tất yếu. Nhà nước khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu và đưa ra quyền lựa chọn cho khách hàng nối lưới hoặc không. Nhưng trường hợp nối lưới (không khuyến khích trong giai đoạn này) thì sản lượng phát dư thừa lên lưới, có giá 0 đồng.

ĐMTMN có những đặc điểm riêng biệt, cần được lưu ý trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao do nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của hệ thống điện.

Càng nhiều điện mặt trời mái nhà nối lưới, người dân phải trả chi phí càng cao
Biểu đồ xếp chồng công suất phát các nguồn NLTT cho ngày vận hành điển hình

3 yếu tố của ĐMTMN ảnh hưởng tiêu cực tới vận hành hệ thống

Từ góc độ những nhà đầu tư ĐMTMN, hẳn nhiên là đều nhìn thấy những ưu điểm của ĐMTMN, trực tiếp nhất là chỉ đầu tư một lần mà sẽ giảm được chi phí mua điện hàng tháng từ Công ty điện lực, bên cạnh đó là việc đóng góp được vào mục tiêu phát triển xanh, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện, do hệ thống điện quốc gia là hệ thống kết nối toàn quốc, được chỉ huy, điều độ, vận hành thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Tính bất định của nguồn ĐMTMN

ĐMTMN là nguồn điện phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, chỉ có tác dụng vào những giờ có ánh nắng mặt trời. Vào buổi đêm, hay vào những giờ có mây, mưa ban ngày, nguồn điện từ năng lượng mặt trời suy giảm về mức thấp hoặc về 0.

Do đó, để ổn định nguồn cung cấp điện, sẽ phải đầu tư các nguồn lưu trữ phù hợp. Ở quy mô nhỏ là các bộ pin lưu trữ (hiện nay giá thành đang giảm nhưng vẫn còn khá cao). Ở quy mô lớn là các nguồn thủy điện tích năng hoặc phải huy động các nguồn điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí) điều chỉnh tăng giảm theo độ khả dụng của nguồn điện mặt trời.

Đối với các hộ gia đình, công xưởng đã đầu tư ĐMTMN thì sẽ thấy tính bất định của ĐMTMN thể hiện rất rõ. Vào những ngày âm u, mưa gió, công suất ĐMTMN giảm hẳn và phải mua điện từ lưới điện. Vào buổi đêm khi nhu cầu sử dụng điện cao thì chắc chắn phải mua điện từ Công ty điện lực nếu như không có phương pháp dự trữ điện.

Ngược lại, vào những thời điểm bức xạ mặt trời cao, các nguồn ĐMTMN sẽ phát được công suất cao, có lợi cho các chủ đầu tư ĐMTMN. Tuy vậy, nếu thời điểm này mà công suất sử dụng của toàn hệ thống thấp, sẽ dẫn tới dư thừa, phải cắt giảm công suất phát điện. Đơn vị điều độ hệ thống điện lúc này có hai lựa chọn: Hoặc cắt giảm công suất các nhà máy điện truyền thống, hoặc cắt giảm công suất các nguồn phát năng lượng tái tạo. Dễ thấy là việc lựa chọn phương án đầu tiên rất nguy hiểm vì khi các nguồn điện truyền thống có thể điều khiển được bị cắt giảm thì hệ thống không còn gì để đáp ứng nhu cầu khi có biến động từ nguồn ĐMTMN. Do đó, lựa chọn phổ biến và tất yếu là phải cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo.

Tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ có sự phát triển cao của điện mặt trời (như Đức, bang California..), tình trạng dư thừa dẫn đến cắt giảm nguồn điện tái tạo xảy ra thường xuyên, làm tăng chi phí vận hành hệ thống điện và lãng phí nguồn lực xã hội. Lưu ý rằng việc dư thừa công suất trong một số giờ không đồng nghĩa với việc hệ thống điện dư thừa công suất nói chung do có thể rơi vào tình huống: Lúc phụ tải hệ thống cần (ví dụ chiều tối phụ tải cao) thì vẫn thiếu, mà lúc phụ tải hệ thống không cần (như buổi trưa) thì lại thừa, phải cắt giảm.

Như vậy, việc có quá nhiều ĐMTMN (tương tự đối với điện gió, điện mặt trời nối lưới) sẽ dẫn tới hậu quả trực tiếp tới nguồn điện năng lượng tái tạo và nguồn điện truyền thống (hay còn gọi là điện nền). Cụ thể, đối với nguồn năng lượng tái tạo (gồm ĐMTMN), việc phát triển quá mức (đầu vào) sẽ dẫn tới cắt giảm công suất trong những thời điểm dư thừa do nhu cầu sử dụng điện (đầu ra) không lớn.

Đối với các nguồn điện truyền thống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do tính bất định của ĐMTMN khiến cho hệ thống điện sẽ phải huy động thường xuyên các nguồn điện truyền thống có khả năng điều khiển (thủy điện, nhiệt điện) hoạt động ở trạng thái không liên tục (lên-xuống theo khả dụng của ĐMTMN). Điều này vừa làm giảm sản lượng các nguồn điện này (do không được chạy ở mức tải cao liên tục), vừa gây hại cho thiết bị (do liên tục phải điều chỉnh lên xuống hoặc phải khởi động – dừng nhiều lần).

Càng nhiều điện mặt trời mái nhà nối lưới, người dân phải trả chi phí càng cao
Nhà nước khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng (không nối lưới)

Tính phân tán của nguồn ĐMTMN

Nguồn ĐMTMN có tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ. Điều này có lợi vì nguồn điện sẽ ở sát với phụ tải. Lý tưởng nhất là nguồn điện này được sử dụng ngay tại phụ tải và không truyền ra hệ thống. Tuy vậy, với đặc điểm bất định của nguồn ĐMTMN đã nói ở trên, nếu không có hệ thống lưu trữ phù hợp, bản thân ĐMTMN không đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình thông thường dù có đầu tư với công suất bao nhiêu đi chăng nữa. Một hộ gia đình thông thường sẽ có nhu cầu sử dụng điện cả ngày và đêm. Trong đó vào thời điểm ban đêm, khi mặt trời lặn, nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt lại càng lớn. Trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt, kể cả thời gian nắng nóng của mùa hè hay lạnh giá của mùa đông thì càng làm nhu cầu sử dụng điện ban đêm cao hơn.

Tính phân tán của ĐMTMN cũng có nhược điểm. Đó là khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Như chúng ta đều biết, hệ thống điện quốc gia là hệ thống được điều độ, chỉ huy tập trung, từ những nguồn điện lớn như thủy điện Sơn La 2400 MW cho đến nguồn ĐMTMN chỉ vài chục kWp thì đều được vận hành trong một hệ thống thống nhất. Mỗi một hành động, dù chỉ là bật tắt bóng đèn, cho đến khởi động thiết bị công nghiệp lớn... đều tác động đến cân bằng cung – cầu công suất điện. Để có thể cân bằng công suất hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều độ phải có hệ thống thu thập dữ liệu công suất từ tất cả các nguồn điện. Đối với ĐMTMN, điều này chỉ có thể thực hiện được với các nguồn ĐMTMN quy mô đủ lớn, như là các nguồn ĐMTMN tại các khu công nghiệp, công xưởng lớn. Còn đối với nguồn ĐMTMN quy mô nhỏ cấp hộ gia đình thì không thể thực hiện được. Cơ quan điều độ sẽ chỉ có thể đánh giá, dự báo lượng công suất này. Dĩ nhiên việc dự báo không thể hoàn toàn chính xác, dẫn đến khó khăn trong công tác vận hành hệ thống điện nói chung. Đó là chưa nói đến việc tuy có thể thu thập hoặc dự báo công suất ĐMTMN, nhưng để kịp ứng phó với sự thay đổi của các nguồn năng lượng tái tạo này thì cần phải có hệ thống hết sức linh hoạt và phải tốn chi phí cho hệ thống đó.

Càng nhiều điện mặt trời mái nhà nối lưới, người dân phải trả chi phí càng cao
Chi phí hệ thống điện rất cao khi phải liên tục có nguồn dự phòng cho điện năng lượng tái tạo trồi sụt

Tốn kém chi phí cân bằng hệ thống do ĐMTMN

Các nhà đầu tư ĐMTMN sẽ chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư, lắp đặt của hệ thống ĐMTMN cụ thể như: Công suất tấm pin là bao nhiêu, inverter (bộ chuyển đổi từ điện một chiều của tấm pin sang điện xoay chiều của hệ thống điện) có công suất bao nhiêu, hệ khung đỡ thế nào, kết cấu chịu lực của mái có đủ điều kiện không, điều kiện phòng cháy chữa cháy có đảm bảo không, có nên đầu tư hệ thống pin lưu trữ hay không?... Nhưng từ góc độ của cơ quan điều độ hệ thống điện và chủ đầu tư của các nhà máy điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí) thì sự phát triển của ĐMTMN lại mang đến nỗi lo lớn về chi phí chung của hệ thống.

Chi phí này đến từ nhu cầu sẵn sàng của các nguồn điện truyền thống để đáp ứng tính bất định của các nguồn ĐMTMN. Đơn vị điều độ sẽ phải duy trì một lượng nguồn điện truyền thống vận hành ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ có ĐMTMN. Do đó phải trả chi phí cho các nguồn điện duy trì ở trạng thái này thay vì trả cho điện năng phát ra. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc duy trì trạng thái sẵn sàng này được coi là một loại dịch vụ: Dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Chi phí này cũng được gọi là chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và phụ thuộc vào mức độ biến động của nguồn năng lượng tái tạo như ĐMTMN. Nguồn năng lượng tái tạo biến động càng nhiều, quy mô chi phí càng lớn. Nếu theo quan điểm tính toán là chi phí do nguyên nhân nào gây ra thì phải tính cho nguyên nhân đó thì chủ đầu tư các nguồn ĐMTMN thực chất phải trả chi phí cho hệ thống để duy trì hoạt động bình thường của nguồn ĐMTMN trong khi vẫn được duy trì cấp điện ổn định.

Bên cạnh chi phí dịch vụ phụ trợ đã nêu trên, hệ thống điện còn bị ảnh hưởng đến chi phí cơ hội đối với nguồn điện và lưới điện. Cụ thể, với nguồn điện: Việc xuất hiện các nguồn điện như ĐMTMN vừa chia sẻ áp lực cấp điện cho các nhà máy điện truyền thống, nhưng lại làm giảm sản lượng từ các nhà máy điện này.

Đối với lưới điện: Chi phí cơ hội là khi vẫn phải đầu tư lưới điện cấp điện cho khách hàng (vào ban đêm hoặc khi trời xầm xì) nhưng lại không được bán điện vào ban ngày. Tuy đây là điều khó tránh khỏi, nhưng do sản lượng cấp điện của Công ty điện lực giảm đi trong khi đầu tư không đổi, suất đầu tư lưới điện sẽ tăng thêm và vẫn phải được tính cho toàn bộ khách hàng.

Các đặc điểm nêu trên của ĐMTMN dẫn đến việc phải có sự thận trọng trong quá trình phát triển ĐMTMN để có thể phát huy ưu điểm và giảm thiểu nhược điểm của ĐMTMN. Các nguồn ĐMTMN chỉ nên phát triển ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải. Nếu ồ ạt phát triển ở quy mô lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung – cầu của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết.

Mỗi một chính sách đều có tính hai mặt và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở thời điểm ban hành. Từ bản chất và đặc điểm của ĐMTMN với những điều kiện hiện nay, đối với những nguồn ĐMTMN có nối lưới, chỉ nên khuyến khích ĐMTMN tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) việc ĐMTMN phát vào hệ thống. ĐMTMN phát vào hệ thống không những không phù hợp với tiêu chí “tự sản- tự tiêu” mà còn gây phát sinh chi phí cho vận hành hệ thống điện như đã phân tích trên đây.

Có thể thấy, việc đưa ra cơ chế chính sách về điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu đã được các cơ quan quản lý nghiên cứu, tính toán, tham khảo trên cơ sở khoa học và đảm bảo nhiều mục tiêu của hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, ngay sau khi dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu được lấy ý kiến rộng rãi, luồng dư luận (thậm chí xuyên tạc, kích động) đã tập trung chỉ một khía cạnh “giá 0 đồng” mà chưa nhìn nhận một cách tổng thể về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia; chưa nhìn thấy lợi ích hài hoà giữa các bên trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt mới chỉ nhìn ở khía cạnh kinh tế thị trường theo quan điểm của nhà đầu tư cũng như chưa hiểu rõ các yếu tố bất lợi, tác động tiêu cực của ĐMTMN với hệ thống điện và cả nền kinh tế - xã hội.

TheoBaoCongThuong- Trần Việt Hoà

 





Disrupting Energy Storage

April 25, 2024
There’s a great deal of research taking place with battery technologies to find a viable alternative to lithium-ion (Li-ion) batteries, which will find its way to the power grid.

ave you been following the south pole lunar lander adventure? I find space exploration coverage a great place for discovering cutting-edge technologies that are about to become part of our daily life. That’s where the computer mouse and wireless headsets came from, along with many others. This latest lunar lander, nicknamed Odie, gave me lots to think about technology wise too.

Odie tripped upon landing and ended up on its side rather than the normal upright position. It impacted the mission by compromising its solar panels. They could not provide enough power for the full mission and now the weeklong mission was reduced to a few days. Why was it so short in the first place? Well, at the south pole landing site the solar day is only a little over a week and the long lunar night freezes electronics. I hadn’t read much about the lunar day/night cycles or the challenge they represent to providing sustainable electricity for permanent lunar bases.

Extraterrestrial power generation is a pressing issue and researchers are turning to technology for dependable power supplies. They ranged from radioisotope power plants to solar panels mounted on a fleet of lunar rovers dragging power cables behind them as they followed the movement of the sun. There’s also a great deal of research taking place with battery technologies to find a viable alternative to lithium-ion (Li-ion) batteries, which will find its way to the power grid.

Old is New Again

Metal-hydrogen batteries have been around for a long time, and have been used in some amazing space applications, which have proven to be dependable on long missions in the severe conditions of space. Recent advancements in metal-hydrogen batteries have made them more attractive for power grid applications. EnerVenue announced an advancement in the metal-hydrogen chemistry that reduces costs and improves metal-hydrogen battery performance. They are planning to open a metal-hydrogen battery gigafactory in Kentucky.

The redox-flow battery is another established battery technology that has been getting attention lately as researchers improve its characteristics. Basically a  redox-flow battery consists of two tanks and stores energy in liquid electrolytes containing ions. The two electrolytes are pumped through separate electrodes separated by a thin membrane. The membrane keeps the two fluids apart, but permits the exchange of ions producing current. These conventional redox-flow batteries are extremely bulky with their large tanks housing the large volumes of electrolytes and have a low energy density.

Still the principles behind redox-flow technology have proven sound and power output and energy capacity can be increased by increasing the volume of the battery. As a result, several companies have developed conventional redox-flow batteries for utility-scale energy storage applications. Over the past decade research on redox-flow found capacity can be increased with nanofluid technology. Nanofluids are more energy dense and can remain suspended in the fluid indefinitely. This nanoelectrofuel (NEF) has reshaped redox-flow batteries.

Move Over Li-ion

The nanoelectrofuel-flow battery utilizes four tanks, two for charged electrolytes and two for discharged electrolytes along with pumps, and membranes. The nanofluids take up a much smaller space so the configuration is more compact. NEF fluids have ultra energy density compared to the conventional redox battery fluids. A press release from Influit Energy said they have developed a NEF-flow battery that has a 23% higher energy density than Li-ion batteries and it’s cheaper. They are projecting their second generation NEF battery should have 5 times the energy density of today’s Li-ion batteries, and they are nonflammable and non-explosive.

DARPA has been funding the development of NEF batteries used for electric vehicles (EVs). The military needs EVs that can perform anywhere, and the NEF batteries are meeting the challenge.  An EV NEF-flow battery provides the driving range needed by both military and civilians. Plus NEF-flow batteries can be recharged like Li-ion batteries, but they also allow the battery to be recharged by removing the depleted electrolyte and replaced  with charged electrolyte. It’s about a 5-minute process and it’s a gamechanger for EVs. 

On the utility side, grid-scale energy storage NEF-flow batteries have a lot going for them too. They are more environmentally friendly than Li-ion batteries because of the materials they use and the have longer cycle life. It’s estimated these NEF-flow batteries can be charged/discharged at least 30,000 times in their lifetimes, which is much better than Li-ion batteries. By all indications, NEF-flow batteries appear to be ready to go mainstream and become an energy storage disrupter that we need to watch! 

Source : https://www.tdworld.com/distributed-energy-resources/energy-storage/article/55001727/disrupting-energy-storage?