e

Chủ Nhật, tháng 9 22, 2019

Wind power plant in BacLieu -VietNam



Source : Amazing things in Vietnam

Wind power plant Binh Thuan, Viet Nam



Source : Amazing things in Vietnam

Thứ Bảy, tháng 9 21, 2019

TẠO RA PIN MẶT TRỜI CÓ ĐIỆN KHI MẶT TRỜI ĐÃ ĐI NGỦ

CÁC NHÀ KHOA HỌC VỪA TẠO RA PIN MẶT TRỜI "ĐẢO NGƯỢC", CÓ THỂ TẠO RA ĐIỆN KHI MẶT TRỜI ĐÃ ĐI NGỦ


Các nhà khoa học đã tạo ra được một loại pin mặt trời đảo ngược có thể khai thác nhiệt lượng tỏa ra từ mặt đất vào ban đêm để tạo ra ánh sáng điện.
Hầu hết các tấm pin Mặt Trời đều tạo ra điện thông qua một quá trình vật lý gọi là hiệu ứng quang điện, nhờ có ánh sáng chiếu vào một số vật liệu nhất định tạo ra dòng điện.
Tuy nhiên giờ đây, các nhà khoa học tại Đại học Stanford, Mỹ đã tìm ra một phương pháp thay thế, bằng cách sử dụng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày khi có Mặt Trời hun đốt và khi vào buổi tối lúc mặt đất mát mẻ nhất.
Vào ban đêm, bề mặt đất trở nên ấm hơn so với không khí, có nghĩa là mặt đất đang tỏa nhiệt vào không khí. Quá trình đó gọi là làm mát bằng bức xạ.
Theo trang Mirror, thiết bị sẽ khai thác sự trao đổi nhiệt độ này và chuyển đổi nó thành điện năng. Mặc dù năng lượng tạo ra từ quá trình làm mát này ít hơn nhiều so với năng lượng thu được từ các tấm pin Mặt Trời nhưng nó đủ để thắp sáng bóng đèn LED.
Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu này sẽ mở đường cung cấp năng lượng cho các khu vực hẻo lánh và khó có điều kiện tiếp cận điện trên thế giới. Phần lớn dân số thế giới hiện nay vẫn đang thiếu điện, đặc biệt là vào ban đêm khi các hệ thống quang điện dừng hoạt động.
Khả năng tạo ra điện vào ban đêm cũng mở ra nhiều cơ hội và hàng loạt ứng dụng mới, bao gồm cảm biến ánh sáng và các loại cảm biến tiêu thụ ít điện năng.
Được biết thiết bị trên sử dụng các bộ phận với chi phí chưa đầy 30 USD. Nó bao gồm một hộp polystyrene được bao phủ trong mylarised aluminised và một đĩa nhôm 200mm sơn đen và dán trên đầu như một bộ tỏa nhiệt.
Nhiệt truyền từ mặt đất vào không khí thông qua một khối nhôm nhỏ ở mặt dưới của hộp vào đĩa và sau đó tỏa nhiệt vào không trung. Thử nghiệm cho thấy, thiết bị có thể tạo ra 25mW điện trên mỗi m2 đĩa, đủ cung cấp điện năng cho một chiếc đèn LED nhỏ.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu được cách nhiệt tốt và khí hậu khô hơn, họ có thể nâng công suất lên tới 0,5W/m2 đĩa. Với đĩa lớn hơn, chúng thậm chí có thể chiếu sáng nhà liên tục trong thời gian dài.
Đặc biệt thiết bị có thể hoạt động ngược vào ban ngày bằng cách hấp thụ ánh sáng Mặt Trời và sản xuất điện từ nhiệt. Tại các địa điểm ngoài lưới điện, phương pháp tạo ra ánh sáng từ bóng tối này hứa hẹn sẽ là một cách hữu hiệu.
Năng lượng tạo ra từ thiết bị có thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho các cảm biến nhỏ và tuổi thọ của chúng không bị giới hạn bởi pin mà là tuổi thọ của mô-đun nhiệt điện.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Joule vào ngày 12/9 vừa qua.
Mời các bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.
Tiến Thanh(TheoVnreview.vn)

Chris Spheeris - Juliette


Nỗ lực để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn

Kết quả hình ảnh cho ảnh đường dây 500kv mạch 3

Nỗ lực để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn

Qua hơn 9 tháng triển khai, dự án đường dây 500kV mạch 3 vẫn còn một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, giám sát đến nhà thầu thi công, sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền nhân dân các địa phương thực hiện dự án và các bộ, ngành liên quan để dự án công trình điện cấp bách này về đích đúng hẹn.

Thi công vị trí 631 đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi. Ảnh:VGP/ Toàn Thắng
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 gồm 3 dự án thành phần gồm: Đường dây 500 kV nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng và sân phân phối 500 kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi; đường dây 500 kV Dốc Sỏi - Pleiku 2.
Quy mô tổng thể của dự án là xây dựng mới gần 742 km đường dây 500 kV mạch kép đi qua 9 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai); xây dựng mới 8 ngăn lộ 500 kV tại sân phân phối Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; mở rộng một số ngăn lộ 500 kV tại các trạm biến áp 500 kV Vũng Áng, Dốc Sỏi, Pleiku 2; xây dựng mới 3 trạm lặp quang và 3 nhà quản lý vận hành đội truyền tải điện.
Các dự án này có tổng mức đầu tư hơn 11.949 tỷ đồng với thời gian thi công dự kiến khoảng 20 tháng, phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành vào khoảng giữa năm 2020.
Vẫn còn một khối lượng công việc rất lớn
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cho biết dự án thi công trong điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp, thời tiết khắc nghiệt của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và còn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Đến ngày 10/9, dự án đã hoàn thành kiểm kê được 1.459/1.608 vị trí móng, đạt 91%. Phê duyệt phương án bồi thường 603/1608 vị trí và vận động bàn giao mặt bằng 909 vị trí. Công tác thi công đã hoàn thành 607 vị trí móng, đúc móng đạt 493 vị trí.
Đến thời điểm này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, đảm bảo cung cấp đồng bộ tiến độ xây lắp công trình.
Thực tế cho thấy so với kế hoạch và các mốc tiến độ cụ thể mà CPMB đặt ra, tiến độ triển khai thực hiện dự án đến nay vẫn chậm so với yêu cầu. Vẫn còn một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, giám sát và các nhà thầu thi công phải có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để phấn đấu đưa dự án về đích đúng hẹn, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu cấp bách về truyền tải điện từ các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Trung lên lưới điện quốc gia,.
Với tầm quan trọng của các đường dây và yêu cầu cấp bách về tiến độ công trình, trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện dự án giải quyết những khó khăn vướng mắc bằng cơ chế đặc thù về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng để khởi công công trình và đưa vào vận hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Mới đây, tại lễ phát động thi đua liên kết xây dựng các đường dây 500 kV mạch 3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh yêu cầu EVN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu, tư vấn và các đơn vị liên quan triển khai dự án theo đúng các cam kết đã ký kết, bảo đảm dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai.
“Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư hoàn thành các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần phát triển mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Thi đua đưa dự án về đích đúng hẹn
Tại Lễ phát động thi đua liên kết xây dựng đường dây 500kV mạch 3, ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc CPMB khẳng định: “Với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, lãnh đạo CPMB cùng với đội ngũ cán bộ có năng lực và nhiệt huyết sẽ khắc phục mọi khó khăn, lập tiến độ chi tiết các công việc chưa hoàn thành, bám sát công trường để đôn đốc giám sát, kịp thời giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cũng như đảm bảo chất lượng của dự án, đáp ứng sự tin tưởng của EVN, EVNNPT giao phó”.
Trên cơ sở khối lượng công việc còn lại cần phải thực hiện, CPMB đã tiến hành lập kế hoạch và yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung huy động nhân lực, vật lực, nêu cao tinh thần tự giác trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương, các đơn vị trong và ngoài ngành điện thực hiện theo các mốc tiến độ.
Cụ thể, kê kiểm, lập, trình và đôn đốc phê duyệt phương án bồi thường để trả tiền cho người dân, đảm bảo bàn giao mặt bằng các vị trí móng còn lại trong tháng 9 và tháng 10/2019, hoàn thành bàn giao hành lang tuyến cho các nhà thầu thi công trong tháng 1/2020.
Đối với nhà thầu tư vấn giám sát chất lượng công trình CPMB cũng yêu cầu bố trí đủ quân số để nghiệm thu chuyển bước thi công, bảo đảm tiến độ thi công của các nhà thầu xây lắp đồng thời triển khai nghiệm thu ngay các hạng mục khi đã hoàn thành để rút ngắn tiến độ nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đóng điện.
Thi công vị trí 832, đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng
Với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" và rút kinh nghiệm trong việc quản lý, thi công các công trình, dự án điện trọng điểm trước đây, hiện nay CPMB và 17 đơn vị nhà thầu đang tập trung huy động đầy đủ vật tư, phương tiện máy móc thiết bị và trên 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân tranh thủ điều kiện thời tiết tiến hành thi công theo hình thức "cuốn chiếu" cả trong ngày nghỉ cuối tuần, dịp lễ để đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu hoàn thành công tác đào đúc móng trong tháng 12/2019; hoàn thành phân xây dựng mở rộng trạm biến áp (TBA) trong tháng 1/2020, hoàn thành dựng cột trong tháng 2/2020, hoàn thành kéo dây, lắp đặt thiết bị TBA và nghiệm thu trong tháng 6/2020 theo đúng tiến độ kế hoạch.
Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 11, chi nhánh miền Nam - Đơn vị đảm nhận thi công 71 vị trí móng của đường dây 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi cho biết: "Xác định đây là dự án trọng điểm, đơn vị thi công đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân tạo sự đồng thuận, đồng thời đã chủ động ứng trước kinh phí đền bù cho người dân để bàn giao mặt bằng phục vụ việc thi công. Đến nay, Công ty đã hoàn thành thi công 20/71 vị trí móng”.
Ông Thuận khẳng định nếu chủ đầu tư và chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác đền bù GPMB, đền bù diện tích đất rừng để có mặt bằng thi công các vị trí móng, đơn vị thi công sẽ tập trung lực lượng, phương tiện phấn đấu hoàn thành hạng mục được giao theo tiến độ kế hoạch đề ra, góp phần đưa dự án quan trọng này về đích đúng hẹn.
Toàn Thắng(TheoBaomoi)

Thứ Sáu, tháng 9 20, 2019

Năng lượng tái tạo: Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho ASEAN

ENTERNEWS.VN Sự chuyển đổi cơ cấu từ ngành năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo không chỉ góp phần thúc đẩy lĩnh vực kinh tế, sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội và môi trường.

Từ bài học năng lượng của Trung Quốc
Trung Quốc đã nhận thấy những vấn đề trầm trọng phát sinh từ việc ô nhiễm môi trường và đang cố gắng điều chỉnh để không làm tổn hại cho nền kinh tế. Từ chỗ là một quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…, đến nay, Trung Quốc đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Hiện nay, Trung Quốc được xem là quốc gia đang dẫn đầu về sản xuất năng lượng sạch - đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đang sở hữu 6 trong số 10 công ty sản xuất các mô - đun năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm 2018, các công ty này đã lắp đặt một nửa tổng công suất điện mặt trời trên toàn thế giới.
Bước sang năm 2019, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên vượt qua 100 gigawatt công suất điện mặt trời được lắp đặt, tương đương với điện được sản xuất từ khoảng 75 nhà máy điện hạt nhân.
Việc tìm ra các giải pháp năng lượng sạch được xem là vấn đề cấp bách tại Trung Quốc hiện nay. Bắc Kinh đã ưu tiên đầu tư vào năng lượng mặt trời vì loại hình năng lượng này cho phép trực tiếp giải quyết các vấn đề đang được xem là vấn nạn như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, và đi cùng với đó là các lợi ích liên quan như tài chính hay môi trường.
Một nhà máy nhiệt điện than ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam: ô nhiễm lưu huỳnh công nghiệp đã khiến ung thư gây ra cái chết hàng đầu của Trung Quốc.
Một nhà máy nhiệt điện than ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Ô nhiễm lưu huỳnh đã khiến bệnh ung thư gia tăng, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Trung Quốc.
Để có thể đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã thông qua các kế hoạch toàn quốc nghiêm ngặt. Một trong những chương trình đó phải kể đến Chương trình Độ sáng, được đưa ra vào năm 1996. Chương trình này được xem là chính sách quốc gia đầu tiên của Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời và gió.
Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã chuyển sang tập trung vào sản xuất điện để để xuất khẩu, một phần là nhờ nguồn tài trợ từ châu Âu trong việc lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cung cấp các gói tín dụng, tạo cơ chế tài chính cho việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cũng như thành lập các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại một số công ty lớn của nhà nước. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, việc chuyển giao này chủ yếu thông qua việc mua thiết bị sản xuất từ các nước công nghiệp phát triển.
Với những nỗ lực đó, Trung Quốc bước đầu đã thành công trong ngành công nghiệp sản xuất điện từ các nguồn năng lượng sạch. Từ năm 2000 đến 2006, khoảng 95% mô-đun quang điện mặt trời được sản xuất tại Trung Quốc đã được xuất khẩu ra thế giới.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các khoản trợ cấp của châu Âu sụt giảm trở lại, và đây chính là cơ hội cho Trung Quốc, giúp quốc gia này tạo ra một thị trường nội địa rộng lớn đối với các tấm pin mặt trời.
Vào tháng 7/2009, Bộ Tài chính Trung quốc đã tái giới thiệu "Dự án Mặt trời Vàng - Golden Sun" với nhiều chi tiết cụ thể của chính sách liên quan. Chính sách này cung cấp cho lưới quốc gia từ kết nối với các dự án quang điện thế hệ mới.
Về nguyên tắc, nhà nước sẽ cho quyền nối lưới và hỗ trợ truyền tải, phân phối điện từ các dự án quang điện thế hệ mới. Nhà nuớc cung cấp các khoản trợ cấp tuơng đuơng 50% tổng vốn đầu tư cho các dự án trong đô thị. Mức trợ cấp sẽ tăng tới 70% cho các hệ thống quang điện ở vùng sâu, vùng xa chưa kết nối với lưới điện.
Nhằm giúp bình ổn giá điện, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đã công khai đấu thầu các dự án năng lượng mặt trời trên một số trang web của Chính phủ. Điều này đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt, giúp giảm giá bán điện xuống tới 0,45 nhân dân tệ (0,06 USD) mỗi kilowatt giờ - mức giá gần với mức giá đối với bán điện từ các nhà máy nhiệt điện than.
Có thể xem Trung Quốc là một quốc gia thành công điển hình trong việc áp dụng thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch. Thành công này của Trung Quốc có thể được xem là một điển hình để các quốc gia khác học tập.
Và kinh nghiệm cho ASEAN
Tại khu vực ASEAN, phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo luôn là vấn đề cấp thiết của các quốc gia trong khu vực hướng tới với mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN xanh và sạch.
Theo IEA, mức tiêu thụ năng lượng của khu vực Đông Nam Á đã tăng 60% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, giống như Trung Quốc, nhiều quốc gia tại khu vực đã và đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ.
Mặt khác, các nguồn năng lượng hóa thạch lại không phải là nguồn nhiên liệu vô hạn và bền vững. Nhận thức được điều này, hầu hết các quốc gia đều đang tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Bởi vậy, các quốc gia Đông Nam Á đều đang thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Tuy nhiên, liệu các nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực ASEAN có thể làm được như Trung Quốc hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào việc họ các quốc gia này có thể thể triển khai các chính sách đổi mới như Trung Quốc đã làm hay không.
Thời gian qua, các dự án phát triển năng lượng tái tạo tại các nước trong khu vực Đông Nam Á đối mặt nhiều thách thức, trong đó nổi cộm nhất là thách thức về chi phí.
Theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), ASEAN cần số vốn đầu tư lên tới 290 tỷ USD cho lĩnh vực năng lượng tái tạo để có thể đạt mục tiêu từng đề ra, đó là tới năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 23% tổng năng lượng sơ cấp mà ASEAN sử dụng.
Theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Habibie (Indonesia), tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án năng lượng tái tạo nói chung.
Cũng theo Trung tâm nghiên cứu Habibie, hiện một số quốc gia thành viên ASEAN, như Malaysia, Indonesia... còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong đánh giá rủi ro đầu tư năng lượng tái tạo khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại rót vốn vào các dự án này.
Bên cạnh đó, điều kiện địa lý và kỹ thuật cũng là một thách thức. Cụ thể, các quốc gia như Indonesia và Philippines do điều kiện địa lý là quốc gia quần đảo, cho nên các lưới điện bị chia cách, ảnh hưởng việc truyền tải điện và cản trở triển khai các dự án.
Thiếu khung pháp lý, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân... về lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng là những rào cản lớn khác trong giới thiệu và phát triển các dự án ở Đông Nam Á.
Theo giới quan sát, sẽ có ba cách cho ASEAN trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp sách của khu vực phát triển. Đầu tiên, ASEAN cần thực hiện các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường cung như xây dựng các chính sách ràng buộc rõ ràng.
Đối với các nền kinh tế mới nổi của ASEAN, điều này sẽ đòi hỏi một cuộc đối thoại chuyên sâu giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ để đặt ra các mục tiêu và đưa ra chính sách pháp lý nhằm đảm bảo tính bền vững cho các mục tiêu đó.
Thứ hai, một chính sách công nghiệp và năng lượng tích hợp là điều cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành năng lượng mặt trời, vốn phải cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế. Để có được sự thành công như ngày hôm nay, chính bản thân ngành công nghiệp này của Trung Quốc đã phải chứng kiến sự sụp đổ của nhiều công ty.
Thậm chí tại một thời điểm nào đó, Bắc Kinh đã phải thiết kế lại các chính sách đối với ngành công nghiệp này. Chính những quyết tâm này khi được cộng hưởng lại với nhau đã giúp ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Trung Quốc cất cánh.
Hầu hết các nước ASEAN vẫn chưa hoàn toàn mở cửa chào đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng, cũng như các quốc gia tại ASEAN đều áp dụng các mức thuế nhập khẩu cao đối với các công nghệ carbon thấp. Nếu không bao quát sự hội nhập chính sách, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở các quốc gia trong khu vực sẽ khó lòng đạt được thành công.
Theo IRENA, Đông Nam Á là một khu vực phát triển nhanh và năng động, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và số dân ngày càng tăng, sẽ làm tăng nhu cầu về điện. Bởi vậy, năng lượng tái tạo sẽ giải quyết nhu cầu này và bảo đảm an ninh năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và toàn diện của khu vực.
Trong khi đó, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo; đồng thời cũng nhấn mạnh, thỏa thuận nêu trên sẽ tạo thuận lợi chuyển giao kiến thức về mặt chính sách và thực tiễn.
Tại Việt Nam, các đơn vị sản xuất năng lượng sạch đã có bước đi tiên phong trong việc niêm yết cố phiếu trên sàn chứng khoán, trong đó có thể kể đến CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà (mã SHE, sàn HNX); CTCP Licogi 13 (mã LIG, sàn HNX); CTCP Điện Gia Lai (mã GEG, sàn UPCOM), CTCP Create Capital Việt Nam (mã CRC, sàn HOSE).
Trong đó, việc đàm phán hợp tác với JinkoSolar - nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới từ Trung Quốc của CTCP Create Capital Việt Nam hồi đầu tháng 8 vừa qua có thể mở ra nhiều cơ hội cho bản thân doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển nguồn năng lượng sạch trong nước, qua đó giảm phụ thuộc vào năng lượng tái tạo (thủy điện) và năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí, uranium).
Hi vọng những bước đi này sẽ góp phần tạo nên một thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh và phát triển đồng bộ, gắn liền mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia với xu hướng hội nhập quốc tế.

Năng lượng tái tạo chưa thể thay thế năng lượng truyền thống

Năng lượng tái tạo chưa thể thay thế năng lượng truyền thống, nên Việt Nam vẫn cần phát triển điện than, điện khí. Đồng thời, đẩy mạnh tiết kiệm điện để giảm bớt áp lực đầu tư nguồn điện mới...

Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển mạnh điện mặt trời sẽ là giải pháp để giảm bớt nỗi lo thiếu hụt nguồn điện trong thời gian tới. Thực tế, theo các chuyên gia, điện mặt trời chỉ đáp ứng được phần nhu cầu rất nhỏ trong tổng nhu cầu điện toàn quốc.
p/Thủy điện hiện đã khai thác hết tiềm năng nhưng bài toán cơ cấu nguồn điện không thể lấy mô hình của quốc gia này để áp dụng cho quốc gia khác.
Thủy điện hiện đã khai thác hết tiềm năng nhưng bài toán cơ cấu nguồn điện không thể lấy mô hình của quốc gia này để áp dụng cho quốc gia khác.
Điện mặt trời chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tổng sản lượng điện thương phẩm của năm 2019 dự kiến là 212 tỷ kWh. Như vậy, tính bình quân, cả nước cần khoảng 750 triệu kWh mỗi ngày. Trong khi đó, ngày cao điểm nhất gần đây (21/8), sản lượng điện mặt trời chỉ đạt 27 triệu kWh, phần sản lượng còn lại vẫn là các nguồn điện truyền thống như điện than, điện khí, thuỷ điện…
Nguồn năng lượng tái tạo góp phần quan trọng trong việc đảm bảo điện nói chung, nhưng việc phát triển nguồn điện truyền thống ở Việt Nam vẫn cần phải được quan tâm tính toán kĩ lưỡng. Điện mặt trời chỉ phát công suất được khoảng 6 tiếng vào ban ngày; trong 18 tiếng còn lại, hệ thống điện vẫn phải huy động các nguồn năng lượng truyền thống.
Đó là chưa kể, các dự án điện mặt trời phát triển vượt quy hoạch cũng sẽ khiến việc giải tỏa công suất cho các dự án này rất khó khăn. Xây dựng 1 nhà máy điện mặt trời chỉ cần khoảng 6-10 tháng, nhưng một đường dây truyền tải 500 kV cần tới 3-5 năm, đường dây 110 kV khoảng 1 năm.
Đẩy mạnh tiết kiệm điện
Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục - Viện Nghiên cứu định cư và năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng không chỉ là câu chuyện riêng của Bộ Công Thương hay EVN mà cần xem xét cả phía người sử dụng điện. EVN đang phải “độc hành”, gồng mình để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện 10% hàng năm, trong khi việc tích hợp hiệu quả năng lượng chưa được các chủ đầu tư chú trọng. Trên thực tế, hiện nay, nhiều tòa nhà cao tầng đang lãng phí từ 20-40% năng lượng.
PGS.TS Nguyễn Hồng Thục lấy ví dụ, ở Anh, từ năm 2016, các tòa nhà cao tầng chỉ được cung cấp một mức năng lượng cụ thể, còn lại các tòa nhà buộc phải có giải pháp tự sản xuất điện, nước để sử dụng. Việt Nam cần có giải pháp tổng thể về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức tăng trưởng điện 10% như hiện nay.
Bà Ngô Tố Nhiên - Thành viên Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam chia sẻ, thời gian qua, việc tiết kiệm năng lượng đã được Chính phủ Việt Nam chú trọng, hệ thống văn bản pháp luật, quy định đã được ban hành đầy đủ, tuy nhiên việc thực thi chưa được chú trọng.
Bộ Công Thương ban hành Khung giá bán buôn điện năm 2019
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2617/QĐ-BCT, quy định về khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các tổng công ty điện lực năm 2019 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo quyết định này, khung giá bán buôn điện của EVN cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tối đa là 1.348 đồng/kWh và tối thiểu là 1.281 đồng/kWh, đối với Tổng Công ty Điện lực miền Nam là 1.535 đồng/kWh và 1.494 đồng/kWh, Tổng Công ty Điện lực miền Trung là 1.385 đồng/kWh và 1.284 đồng/kWh, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội là 1.634 đồng/kWh và 1.549 đồng/kWh, Tổng Công ty Điện lực TP HCM là 1.790 đồng/kWh và 1.723 đồng/kWh.
Căn cứ vào khung giá bán buôn điện bình quân quy định này, giá bán buôn điện bình quân của EVN cho các tổng công ty điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân phù hợp với biến động chi phí sản xuất kinh doanh điện, chi phí mua điện từ thị trường điện, doanh thu và lợi nhuận định mức của các tổng công ty điện lực, EVN có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Thời gian áp dụng khung giá này từ ngày 1/1-31/12/2019.
TheoEnterNews.vn

Nguồn điện vô tận giải cứu Việt Nam trước mối nguy thiếu điện

Nguồn điện vô tận giải cứu Việt Nam trước mối nguy thiếu điện

Năm 2023 dự kiến sẽ thiếu điện. Nhiều dự án nhiệt điện thiếu vốn, chậm tiến độ. Việc huy động tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo được xem như một giải pháp có thể phát huy ngay tác dụng.

Chờ vốn tư nhân
Nhiều năm nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gặp khó khăn về nguồn vốn khi triển khai các dự án nguồn điện. Việc kêu gọi nhà đầu tư tư nhân vào các dự án điện BOT chưa được như mong đợi bởi nhiều nút thắt.
Nếu nhiệt điện Long Phú 1, nhiệt điện Sông Hậu, nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư không đi vào vận hành trước 2023, nếu không tăng nhập khẩu điện từ 2 tỷ KW lên 9 tỷ KW thì chắc chắn thiếu điện sẽ xảy ra.
Sự thực cho thấy, cũng khó có thể trông chờ vào EVN để đảm bảo không bị thiếu điện. Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, năm 2025 sở hữu nguồn của EVN sẽ giảm đi, không giữ ở mức 60% như hiện nay. Đến năm 2020, EVN chỉ còn sở hữu 50% nguồn phát điện, đến 2025 còn 35%, và 2030 còn 28%.
Nguồn điện vô tận giải cứu Việt Nam trước mối nguy thiếu điện
Nhiệt điện Long Phú 1 của PVN đang nằm dở dang vì nhà thầu Nga bị Mỹ cấm vận. 
Như vậy, phần đảm bảo cấp điện hay không phụ thuộc nhiều vào tham gia của các thành phần bên ngoài.
Trong bối cảnh ấy, câu chuyện thu hút nhà đầu tư tư nhân vào các dự án điện mặt trời thời gian qua là bài học đáng tham khảo. Mức hấp dẫn của giá bán điện 2.086 đồng/số (áp dụng cho nhà máy vận hành trước tháng 7/2019) đã khiến nhiều chủ đầu tư chạy theo cơn sốt điện mặt trời.
Năm 2018 chỉ có 3 nhà máy điện đóng điện thành công. 3 tháng đầu năm 2019 thêm 5 nhà máy. Thế nhưng từ tháng 4 đến tháng 6 có tới 81 nhà máy đóng điện thành công vào hệ thống điện.
Như vậy, chỉ riêng 6 tháng năm 2019, có tới gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới. Công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời lên tới gần 4.500 MW (trong khi công suất nguồn điện cả nước là 45.000 MW).
Với gần 90 nhà máy điện mặt trời, nếu tính toán trung bình khoảng 1.000 tỷ đồng/nhà máy, thì chỉ trong một năm qua, đã có khoảng 90 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân rót vào lĩnh vực này.
Trong các tháng đầu năm 2019, nguồn điện mặt trời đã bổ sung tốt cho cung cấp điện. 
Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công suất tối đa điện mặt trời ghi nhận được của ngày 10/9/2019 là 3.519 MW. Sản lượng ngày tối đa phát ra là 25-26 triệu kWh, tương đương một nhà máy điện than 1.200MW như Vĩnh Tân 1, 2 hay Duyên Hải 1.
Đặc biệt vào các thời điểm nắng nóng đỉnh điểm, tiêu thụ điện liên tục lập kỷ lục, nhiệt điện than chạy hết công suất, thủy điện cạn nước, thì lượng điện mặt trời đã giúp cho hệ thống đỡ phải chạy dầu với mức giá rất cao (từ 5.000-6.000 đồng/kWh).
Nguồn điện vô tận giải cứu Việt Nam trước mối nguy thiếu điện
Điện mặt trời thực sự trải qua một giai đoạn bùng nổ.
Vấn đề là giá bao nhiêu
Một trong những giải pháp để tránh thiếu điện là cần thu hút thêm hàng chục nghìn MW năng lượng tái tạo từ nay đến 2023. Dù rằng, điện mặt trời phập phù, chỉ phát được ban ngày nhưng có vẫn hơn không.
Để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến 2025, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo cơ chế giá FIT (là giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) để có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 12.700MW điện mặt trời và 7.200MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023 (ưu tiên phát triển các dự án đã có quy hoạch và không bị ràng buộc lưới điện truyền tải).
Cần khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Đối với điện mặt trời mái nhà, EVN đề nghị duy trì cơ chế giá điện 2.086 đồng/kWh như hiện nay để khuyến khích đầu tư tối thiểu thêm 2.000MW.
Chia sẻ với phóng viên, một chuyên gia của ngành điện tính toán đến con số khác, là cần tới 35.000 MW năng lượng tái tạo, trong đó 2/3 là điện mặt trời, 1/3 là điện gió để tránh nỗi lo thiếu điện.
Nhưng làm thế nào để thu hút được hàng chục nghìn MW điện mặt trời, điện gió đầu tư? Nút thắt vẫn là giá. Nếu như điện gió đã có mức giá ưu đãi mới ở mức khá cao (1.928 đồng/kWh) thì cho đến thời điểm này, giá điện mặt trời sau 30/6 vẫn chưa được thông qua.
Phương án phân giá theo 4 vùng, 2 vùng, hay giữ nguyên chỉ 1 vùng đến giờ vẫn còn chưa ngã ngũ. Nếu mức giá chỉ là hơn 1.600 đồng/kWh như dự thảo mới nhất đưa ra, thì nhà đầu tư phải tính toán rất kỹ. Mặt khác, phương án 1 vùng giá dẫn đến lo ngại nhà đầu tư chỉ tập trung vào vùng bức xạ cao, tạo gánh nặng trong việc đầu tư đường dây truyền tải để hấp thụ lượng điện phát ra.
Trên thực tế, năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cụ thể là điện mặt trời, dù bùng nổ trong gần một năm trở lại đây, nhưng tỷ lệ vẫn còn khá thấp so với các nước trên thế giới (chưa đầy 2% sản lượng điện toàn hệ thống). Cho nên, dư địa để năng lượng tái tạo tiếp tục gia tăng còn rất nhiều.
Nhưng dù thế nào, so với thủy điện hay nhiệt điện, giá điện mặt trời đến tay người tiêu dùng vẫn cao hơn đáng kể, thậm chí gấp đôi, gấp ba nếu tính đủ các chi phí. Do đó, cùng với việc gia tăng nguồn điện tái tạo, thì mức giá bán điện đến tay người tiêu dùng như thế nào cũng là vấn đề phải suy nghĩ.
Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương):

Để điện mặt trời hay năng lượng tái tạo phát huy hết hiệu quả, tránh tình trạng sản xuất ra không có lưới truyền tải, hệ thống lưu trữ đóng vai trò rất quan trọng. Sự phát triển hệ thống lưu trữ điện gió, điện mặt trời hiện nay còn đắt, nhiều vấn đề. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng như ngân hàng lớn đang tập trung đầu tư, nghiên cứu sáng tạo ra hệ thống lưu trữ mới, đảm bảo môi trường và giá cả hợp lý. 
Lương Bằng


Nguồn điện vô tận trên mái nhà, giá đắt 2.156 đồng/kWh