e

Chủ Nhật, tháng 3 31, 2019

U 19 Việt Nam vô địch U 19 Quốc Tế 2019

Trong trận chung kết giải U19 quốc tế ngày 30/3/2019 , U19 Việt Nam đã hạ  U19 Thái Lan với tỷ số 1-0 để giành chức vô địch (Bàn thắng của Phạm Xuân Tạo)


Video : Bongda +


Thứ Tư, tháng 3 27, 2019

U 23 VN thắng U 23 Thái Lan 4 - 0

Dù được đánh giá rất cao nhưng U23 Thái Lan đã hứng chịu thất bại với tỷ số 0-4 trước U23 Việt Nam trong trận đấu cuối cùng bảng K vòng loại U23 châu Á. Dù thất bại này không ảnh hưởng tới cơ hội tham dự vòng chung kết U23 châu Á nhưng điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm kiêu hãnh của người Thái.
VN : áo đỏ
Video : Youtube

12 câu nói giúp bạn bình an

1. Khi còn khỏe mạnh, ai cũng nghĩ rằng ngày tháng còn dài, cơ hội tương phùng không thiếu. Nhưng ai biết chăng đời người như ánh chớp giữa hư không, nhân sinh vốn là cơn ảo mộng. Cuộc đời người ta nguyên là một phép trừ, gặp nhau một lần cũng chính là trừ bớt đi một lần.
2. Thời còn nghèo khổ, hãy ít ở nhà mà ra ngoài nhiều hơn. Còn khi giàu sang rồi lại nên ở nhà nhiều hơn ở bên ngoài. Đây chính là nghệ thuật của cuộc sống.
3. Đừng buông lời làm tổn thương người khác khi bạn đang tức giận. Chớ lý giải, đánh giá người khác chỉ với đôi tai.
4. Càng là lúc nghèo khổ càng nhất định phải phóng khoáng. Nghèo đừng oán trách, giàu cũng đừng khoe khoang. Sống đơn giản hơn, bình lặng nhưng thiết thực, làm việc thiện nhiều hơn tâm sẽ tự bình yên.
5. Cơ hội ít khi xuất hiện hai lần cũng như không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Có những chuyện một khi trôi qua là trôi mãi, chẳng có lần sau. Có những điều không nói ra sẽ mãi mãi là bí mật, sống để dạ chết mang đi. Hãy thành thực, hồn hậu sống tùy duyên, không lo ngày mưa, chẳng sợ ngày nắng, ung dung như cơn gió phiêu bồng.
6. Tha thứ cho người nào đó nhưng trong tâm vẫn không thể vui vẻ lên, vẫn còn oán hận. Ấy là vì bạn đã quên mất một điều: Tha thứ cho chính mình.
7. Tuổi trẻ là tài sản lớn nhất vậy nên hãy biết trân quý thời gian. Nghèo khổ không phải là bi kịch, mất đi lòng yêu sự sống mới là thất bại lớn nhất đời người.
115
8. Những thứ không cần đến dù có tốt đến mấy cũng chỉ là rác rưởi.
9. Một ngày kia bạn sẽ hiểu được rằng, lương thiện khó đạt được hơn thông minh. Thông minh là trời phú, còn lương thiện là một loại chọn lựa. Ở đời, đối đãi ta chọn thiện lương, xử sự ta chọn chân thành, đối với người thì khoan dung, đối với mình thì nghiêm cẩn. Được thế chẳng phải đã được sống một đời ung dung, tự tại nhất đó rồi sao?
10. Quen biết bao nhiêu người không nói lên được bạn tài giỏi bao nhiêu. Chính là trong lúc hoạn nạn, khó khăn có được bao nhiêu người “quen biết” bạn?
11. Trên đời có những việc không cần giải thích, có những điều hôm qua còn là tranh chấp thiệt hơn ngày mai đã thành mây thành khói. Nếu không làm sai, bạn không cần giải thích, biện minh. Nếu đã làm sai, giải thích cỡ nào cũng chẳng ai tin bạn.
12. Người phụ nữ không có sức hút mới cảm nhận được thói trăng hoa của đàn ông. Người đàn ông không có thực lực mới cảm nhận được năng lực thật sự của phụ nữ.
4 câu nói đầy trí huệ về kiếp nhân sinh, đủ giúp bạn bình an suốt đời
Lời trí huệ thứ nhất: Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe
Dẫu rằng câu này ai cũng biết, nhưng muốn thực sự lĩnh ngộ được nội hàm đó lại không phải chuyện đơn giản. Từ xưa đến nay, khắp cõi Đông Tây, người thì bị mê hoặc bởi cái Danh, kẻ lại bị dẫn động bởi cái Lợi, người bươn chải vì quan tước, kẻ lại đau khổ vì tình yêu. Họ đều coi Danh, Lợi, Tình là mục tiêu theo đuổi cao nhất trong đời mình, nhưng lại không biết rằng tài sản lớn nhất của đời người lại là sức khỏe của chính họ.
tinh-tam-1
Ngày nay nhịp sống của chúng ta dường như quay nhanh, hơi thở cũng gấp gáp hơn. Đặc biệt là ở những thành phố lớn con người cứ mải miết chạy theo danh lợi, tiền tài và tình ái mà lao mình như thiêu thân trên các bàn tiệc hay những quán bar, những nơi giải trí thâu đêm suốt sáng. Nhiều người chúng ta khi còn trẻ đều không biết quý tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng đánh đổi sức khỏe của mình lấy Danh Lợi Tình hay chút hư vinh trong kiếp người.
Đến khi mắc phải bệnh nọ tật kia mới hốt hoảng tìm các loại thuốc thang đặc chủng để trị liệu. Ngẫm một chút cũng thấy rằng khi con người già đi thì vốn liếng quan trọng nhất chính là sức khỏe. Dẫu bạc vàng đầy két, gia sản khắp nơi thì cũng chẳng ích gì. Dẫu có điều kiện ngao du sơn thủy, ngắm nhìn thế giới mà không có sức khỏe thì những điều đó cũng chỉ là một giấc mơ xa xỉ mà thôi.
Lời trí huệ thứ 2: Điều đáng thương nhất trong đời người là lòng đố kỵ
Đố kỵ là điều thường thấy trong kiếp người. Nhẹ thì sẽ chạnh lòng khi nhìn thấy hạnh phúc và thành công của người khác, mà tự cảm thương và than thân trách phận cho bản thân mình. Nặng thì có thể vì lòng đố kỵ sai khiến mà mưu mô hãm hại người khác, gây đau khổ cho người khác và gieo họa hại cho chính mình.
Lời trí huệ thứ 3: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Lời này lại càng quan trọng hơn. Cuộc đời của một người sẽ gặp phải một vài kẻ xấu, những kẻ mặt người dạ thú như côn đồ, lưu manh, kẻ vô lại, tiểu nhân vô cùng độc ác. Nhưng nhìn thấu thì họ cũng không phải là những người đáng sợ nhất. Kẻ thù lớn nhất của đời người vẫn là chính bản thân mình. Một người có thể chiến thắng bản thân mình thì sẽ bách chiến bách thắng.
Kỳ thực trong mỗi người đều tồn tại hai nửa tốt xấu, Phật tính cũng có mà ma tính cũng còn. Muốn tu tâm dưỡng tính cần phải khắc chế những ma tính của bản thân và ngày càng mở rộng hơn phía Phật tính, ví như sự chân thật, lương thiện và nhẫn nại. Nhưng chế ước những tính xấu đâu phải chuyện dễ dàng. Con người nuông chiều, phóng túng bản thân thì dễ. Khi phải chịu thiệt thòi, thống khổ, khi bị kích động tới tâm can thì thường khó kiềm chế bản thân và không biết lo nghĩ cho người khác, không muốn bao dung và tha thứ cho những người đã làm tổn thương tới mình. Vậy nên mới nói kẻ thù của bản thân là chính mình.
Điều đáng sợ là bản thân mình mắc bệnh nhưng lại không biết, tự đánh giá bản thân quá cao mà trở nên cao ngạo, hoặc quá sùng bái người khác mà thành người tự ti. Hễ chiến thắng bản thân thì trong tư tưởng sẽ có một sự đột phá mạnh mẽ, đời người sẽ được sang một trang mới. Bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh vô thường và niềm an vui bất tận trong sâu thẳm tâm hồn mình.
Lời trí huệ thứ 4: Hạnh phúc thực sự là buông bỏ
Một người khi xử thế thì dám nắm giữ thể hiện dũng khí, buông bỏ lại thể hiện sự độ lượng, lòng bao dung.
Những bó hoa tươi, những tràng vỗ tay, những giây phút huy hoàng trên con đường nhân sinh cũng chỉ là chút hư vinh nhất thời mà thôi. Chúng đến và đi rất nhanh, nhưng thường để lại trong lòng người nhiều sự tiếc nuối. Kỳ thực lúc này chúng ta cần học cách buông bỏ để tâm mình được nghỉ ngơi, tĩnh lặng. Những người có kinh nghiệm xử thế hay những người đã từng nhiều lần trải qua mưa gió, nóng lạnh trên đường đời lại càng thấu hiểu điều này hơn. Chúng ta có thể tập trung tâm sức vào những việc có ý nghĩa hơn cho chính mình và cho mọi người đang chờ đợi phía trước.
Cuộc sống như những con sóng, lúc ầm ào, cuồn cuộn, khi lại bình yên, phẳng lặng, khi thăng lúc trầm. Cuộc sống luôn có những giây phút hạnh phúc rạng ngời, cũng sẽ có những giọt nước mắt thê lương. Thành công và thất bại cũng giao hòa, đan xen khiến tâm trạng và cảm xúc của con người lúc lên lúc xuống, khi buồn khi vui như vầng trăng kia khi tròn khi khuyết, khi đầy khi vơi.
Vậy nên học được cách buông bỏ, thuận theo an bài của tạo hóa, thấu hiểu ý nghĩa chân chính cõi nhân sinh mới có thể bình tâm đối mặt với những trắc trở và bùn lầy trên chặng đường đời. Có thể không động tâm trước những gập ghềnh sóng gió dữ dội và những kiếp nạn lớn, bạn sẽ có thể thản nhiên đối mặt và chấp nhận chúng. Những trải nghiệm này sẽ dần dần mở rộng tấm lòng độ lượng của bạn. Phật gia coi lòng bao dung, sự độ lượng là một nguồn sức mạnh to lớn, bao trùm khắp thiên hạ. Con người chỉ có thể làm được điều này khi tâm thái họ đạt tới một cảnh giới cao hơn.
TheoPhunutoday

Thứ Hai, tháng 3 25, 2019

U23 VN thắng U23 Indonesia 1 - 0



Giành 3 điểm trước U23 Indonesia nhưng thực tế đây là trận đấu rất khó khăn và không kém phần kịch tích của U23 Việt Nam. Một chiến thắng gói gọn trong 2 chữ “hú hồn”! Cả U23 Việt Nam lẫn U23 Indonesia đều xem đây là trận đấu then chốt ảnh hưởng rất lớn tới cơ hội giành vé dự VCK U23 châu Á, chính bởi vậy các cầu thủ đều bước ra sân với quyết tâm hừng hực. Tuy nhiên, chính sự nôn nóng tìm kiếm bàn thắng đã khiến những cú dứt điểm của các gương mặt trẻ chủ nhà thiếu chuẩn xác.Trong khi đó, U23 Indonesia đã chơi rất chắc chắn và những đường phản công của họ đủ sắc bén để gây khó khăn không ít cho các tuyển thủ chủ nhà. 
Từ pha đá phạt góc của Quang Hải, Việt Hưng đã bật cao đánh đầu ghi bàn mở tỷ số 1-0 cho U23 Việt Nam ngay trước khi trọng tài thổi hồi còi hết trận, qua đó mang về 3 điểm cực kỳ quý giá cho đoàn quân của HLV Park Hang Seo.

Nguồn : Bongda+

Thứ Bảy, tháng 3 23, 2019

Việt Nam muốn phát triển điện khí để giảm thiểu điện than

Việt Nam muốn phát triển điện khí để giảm thiểu điện than

Dù vậy, theo một số hãng phân tích, điện than sẽ thống trị ngành điện Việt Nam trong thập kỷ tới, chiếm 50,5% sản lượng điện vào năm 2028.
Bloomberg cho hay dự án điện khí Cà Ná trị giá 7,8 tỉ USD có thể biến Việt Nam trở thành một trong những nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới nhất thế giới và cắt giảm việc sử dụng điện than.
Hôm 20.3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã gặp Công ty Gulf Energy Development của Thái Lan về kế hoạch xây dựng bốn nhà máy chạy bằng khí đốt, với tổng công suất khoảng 6.000 megawatt, cũng như các cơ sở nhập khẩu LNG.
“Dự án LNG Cà Ná này sẽ giúp thay thế một phần năng lượng điện than hiện có”, Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, nói với Bloomberg qua điện thoại. Ông nói thêm: "Chúng tôi chắc chắn sẽ cần phải nhập LNG cho các nhà máy mới này".
Dự án LNG Cà Ná sẽ thúc đẩy Việt Nam gia nhập vào hàng ngũ người mua LNG, tăng thêm nhu cầu cho thị trường nhiên liệu hóa thạch đang phát triển nhanh nhất và cung cấp nhiên liệu đốt sạch hơn vào một quốc gia mà dự kiến sẽ thúc đẩy sử dụng than trong khu vực. Một dự án 3.200 megawatt khác cũng đã đang được cân nhắc xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu và các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co. cho biết trong một báo cáo hồi đầu tháng này rằng Việt Nam dự kiến sẽ gia nhập câu lạc bộ nhập khẩu LNG vào năm 2027 khi dự trữ khí đốt trong nước cạn kiệt.
Chắc chắn là, khi nhu cầu điện tiếp tục tăng với tốc độ nhanh và công suất bị hạn chế, các nhà máy điện than sẽ chạy với tốc độ sử dụng cao để phục vụ nhu cầu, ông Yun Ben Yap, nhà phân tích nghiên cứu tại Wood Mackenzie nhận định. Năng lượng khí đốt sẽ không thể thay thế các nhà máy điện than tại Việt Nam, ông nói.
Việt Nam đã được coi là một trong những nước đang tăng sử dụng điện than dù thế giới đang giảm dần sử dụng loại nhiên liệu. Than sẽ thống trị ngành điện trong thập kỷ tới, chiếm 50,5% sản lượng vào năm 2028, so với 22,5% đối với khí đốt, theo báo cáo của Fitch Solutions hồi tháng 2. Nhu cầu điện Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm, theo Bộ Công Thương.
Các nhà phân tích của Fitch Solutions cho biết, trong việc tăng cường ý thức về môi trường và các mối lo ngại về ô nhiễm đã dẫn đến quan ngại với điện than. Hiện tại, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải carbon, có những giải pháp thay thế để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao hiện nay.
Giám đốc điều hành Gulf Energy, ông Sarath Ratanavadi, hồi tháng 12 đã nhắc lại rằng công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 150 tỷ baht (4,7 tỉ USD) trong vài năm tới để xây dựng các nhà máy điện mới trên khắp Đông Nam Á. Ông cho biết tại thời điểm đó công ty đang đàm phán về một dự án thủy điện ở Lào, một nhà máy đốt khí đốt ở Myanmar và các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
TheoNCĐT

U 23 Việt Nam thắng U 23 Brunei 6 - 0


Ghi bàn:
U23 Việt Nam: Đức Chinh (11'), Thành Chung (24'), Thanh Bình (45'+1), Việt Hưng (60'), Tấn Sinh (77'- pen), Quang Hải (90' -pen)
Theo Bongdaplus

Thứ Tư, tháng 3 20, 2019

Hai dự án nhà máy điện mặt trời tại Vũng Tàu

Hai dự án nhà máy điện mặt trời tại Vũng Tàu trị giá 1.562 tỷ đồng

Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó với khoản vốn đầu tư hơn 796 tỷ đồng và dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 khoảng 766 tỷ đồng sẽ được xây dựng tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư của 2 dự án điện mặt trời.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của 2 dự án điện mặt trời trên địa bàn huyện Châu Đức gồm dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó (khu vực hồ Tầm Bó, xã Quảng Thành) do Công ty TNHH Phát triển Năng lượng đầu tư và dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 (khu vực hồ Gia Hoét 1, xã Quảng Thành) do Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Tự nhiên DTD đầu tư.
Theo đó, dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó có diện tích sử dụng hồ dự kiến khoảng 41,38ha với tổng vốn đầu tư là hơn 796 tỷ đồng. Công suất thiết kế dự kiến 35 MWp, sản lượng điện sản xuất bình quân năm khoảng 52.123 MWh/năm.
Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 có diện tích sử dụng hồ dự kiến khoảng 40ha với số vốn 766 tỷ đồng. Công suất thiết kế dự kiến 35 MWp.
Ngay khi nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà thầu phải hoàn tất các thủ tục trong vòng 1 tháng. Sau đó thực hiện đầu tư xây dựng công trình và đưa dự án vào vận hành khai thác khoảng 4 tháng kể từ ngày hoàn tất việc ký kết hợp đồng.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu các chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết, báo cáo thi công theo định kỳ gửi về các cơ quan chức năng có liên quan Đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật.
Đặc biệt, trong quá trình hoạt động nếu xảy ra ô nhiễm nước lòng hồ và môi trường cảnh quan khu vực, UBND tỉnh buộc chủ đầu tư phải dừng hoạt động. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực chủ trương của dự án trong trường hợp nhà thầu không triển khai dự án theo đúng tiến độ đã cam kết.
TheoBaomoi

Chủ Nhật, tháng 3 17, 2019

Bẽ mặt thủ môn

De Gea từng khổ sở cùng Atletico Madrid vào thời điểm được Ferguson để mắt và theo dỏi để tuyển mộ về cho Man Utd.  

Thủ môn và những lần bẽ mặt khi bị sút tung lưới

Video : Troll bongda

Thứ Bảy, tháng 3 16, 2019

Festival ở Ba Lan

Thứ Sáu, tháng 3 15, 2019

Viễn cảnh như mơ, sự thật phũ phàng

Nguồn điện vô tận: Viễn cảnh như mơ, sự thật phũ phàng

 Điện mặt trời được cho là một nguồn năng lượng sạch, nhiều người đã nghĩ đến viễn cảnh nguồn năng lượng này có thể thay thế cho nhiệt điện than. Vậy nhưng đằng sau đó là sự thật rất phũ phàng.

Giá điện mặt trời lao dốc, nhà đầu tư còn mặn mà?
Sức nóng của điện mặt trời bắt đầu “bùng nổ” khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời vào tháng 4/2017. Lý do là mức giá điện rất hấp dẫn, lên tới 9,35 UScent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh - giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD) và kéo dài tới 20 năm, cao hơn nhiều giá nguồn điện khác.
Tổng số dự án đang xếp hàng để triển khai là 332, với tổng công suất lên đến hơn 26,2 nghìn MW, bằng một nửa tổng công suất điện cả nước hiện nay (46 nghìn MW). Phải nói thêm rằng, để có được công suất nguồn điện cả nước là 46.000 MW thì Việt Nam đã phải mất tới hơn... 60 năm.
Điều đó cho thấy sức nóng của điện mặt trời đang ở cấp độ nào.
Nguồn điện vô tận: Viễn cảnh như mơ, sự thật phũ phàng
Nhiều nhà đầu tư đổ xô làm điện mặt trời.
Nhưng sau tháng 6/2019, cơ chế giá điện mặt trời mới sẽ được áp dụng và mức giá sẽ thấp hơn rất nhiều. Theo dự thảo mới của Bộ Công Thương, giá mua bán điện mặt trời sẽ được tính theo các vùng bức xạ và các loại hình khác nhau của từng dự án điện.
Cụ thể, Bộ Công Thương phân ra 4 vùng bức xạ trên cả nước. Đáng chú ý, vùng có bức xạ mặt trời cao có mức giá bán điện thấp hơn các vùng có bức xạ mặt trời thấp.
Cụ thể, Vùng 4 (6 tỉnh, gồm: Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có giá mua điện rẻ nhất đối với loại hình dự án điện mặt trời mặt đất, ở mức giá 1.525 đồng/kWh (tương đương 6,67 US Cent/kWh). Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với mức giá quy định tại Quyết định 11 (2.086 đồng/kWh)
Điều này đặt ra băn khoăn, với giá mua điện thấp hơn, phải chăng chính sách mới lại không khuyến khích phát triển dự án ở vùng có tiềm năng, bức xạ nhiệt lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận?
Ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo cho rằng: Tư vấn (Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức - GIZ và Viện Năng lượng) khẳng định chính sách giá thấp với vùng bức xạ cao là đúng và công bằng. Logic là nơi có bức xạ cao thì giá phải để thấp hơn vùng bức xạ thấp, đây là điều thế giới vẫn làm. Ví dụ, Dubai, nơi có bức xạ lớn thì giá đấu thầu chỉ khoảng 3,7 cent/kWh, có khi 3,2 cent (với các điều kiện đất đai, hạ tầng đấu nối và các hạ tầng cơ sở khác đã có sẵn sàng). 
“Điều này cũng là để phát triển cân bằng, tránh chuyện phát triển nóng thời gian qua tập trung cục bộ một số tỉnh có bức xạ cao, trong khi hạ tầng ở đó chưa đáp ứng được cho mức phát triển đó”, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chia sẻ.
TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc công ty năng lượng sông Hồng, cũng chỉ ra tình trạng bất cập hiện nay là các doanh nghiệp đổ xô vào Bình Thuận và Ninh Thuận để đăng ký phát triển điện mặt trời.
Chuyên gia này lo ngại sẽ xẩy ra những tiêu cực về chiếm dụng đất, nâng giá đất, mất cân đối về nguồn và phụ tải điện tại chỗ,..v.v... Kết quả nguy hiểm hơn là tại các tỉnh, thành và địa phương khác, các dự án điện mặt trời không thể triển khai được, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Vì vậy, ông Sơn đồng ý với phương án cần phải tính đến yếu tố "địa tô" trong khai thác năng lượng mặt trời (tương tự như khai thác tài nguyên khoáng sản). Có nghĩa là các trạm điện mặt trời ở những tỉnh có chỉ số bức xạ thấp cần được bán điện lên lưới với giá cao hơn so với các trạm điện mặt trời xây dựng ở những tỉnh có chỉ số bức xạ cao.
Theo đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, hiện tại, các tỉnh vẫn tiếp tục gửi đăng ký bổ sung quy hoạch các dự án mặc dù mốc cuối tháng 6/2019 đã đến và dự thảo giá điện mặt trời thay thế đã được công bố.
Nguồn điện vô tận: Viễn cảnh như mơ, sự thật phũ phàng
Điện mặt trời ở Việt Nam đang lên cơn "sốt". Ảnh: Nguyễn Thanh
Phập phù như điện mặt trời
Khi điện mặt trời “bùng nổ”, nhiều người đã vẽ ra viễn cảnh có thể thay thế cho một phần nhiệt điện than. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Điện mặt trời chỉ có ở một số khung giờ nhất định trong ngày, khác hoàn toàn so với nhiều nguồn điện khác.
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng: Các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời thì độ bất ổn định của nó rất lớn, làm hệ thống điện vận hành rất không ổn định. Hệ thống điện của ta đã hợp nhất rồi, từ Bắc chí Nam, nếu một nhân tố vào mà không ổn định thì Tập đoàn Điện lực sẽ rất khó khăn trong duy trì ổn định hệ thống.
Ngoài ra, theo chuyên gia này, nếu thêm 1 kw công suất điện mặt trời hay điện gió vào hệ thống lưới thì EVN phải đầu tư 2,5kw để bù cho việc phập phù của điện mặt trời, nếu không hệ thống sẽ rã lưới, không thể vận hành được.
Một chuyên gia khác tính toán: Công thức là cứ phát triển 1.000MW điện mặt trời thì vẫn phải đầu tư 5.000 MW nhiệt điện.
Mặt khác, điện mặt trời lại đang tập trung các nơi nhu cầu điện khá thấp như Ninh Thuận, Bình Thuận, cho nên khi các dự án điện mặt trời tập trung tại đây lại phải đầu tư đường dây 500KV từ đó vào phía Nam hay ra miền Bắc.
Đã có những ý kiến cho rằng, EVN phải có trách nhiệm đầu tư đường dây truyền tải, không thể lấy lí do hệ thống quá tải để khiến các dự án điện mặt trời không phát được lên lưới.
Nhưng một đại diện của Tổng công ty Truyền tải điện Việt Nam cho hay: Đầu tư 1 đường dây thì từ bắt đầu chủ trương, phê duyệt bổ sung quy hoạch đường dây cho đến đến lúc đóng điện, nhanh cũng phải mất 2 năm với đường dây 220 KV, còn đường dây 500kV thì phải mất 5 năm. Với việc ra đời của Luật Quy hoạch, thì để xin bổ sung quy hoạch một đường dây thì gần như không xác định được thời gian.
Còn trường hợp nhà đầu tư điện mặt trời tư nhân nói sẵn sàng bỏ tiền làm đường dây thì lại có vướng mắc Luật Điện lực quy định truyền tải điện là khâu phải giữ độc quyền nhà nước.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, cho rằng việc đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời cũng cần phải chú ý tới một số đặc điểm như công suất phát của các nguồn điện này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nên cần có giải pháp để ổn định chất lượng điện năng (kết hợp phát triển với hệ thống lưu trữ năng lượng). Các dự án năng lượng tái tạo cần được ưu tiên phát triển tại khu vực có nhu cầu, như khu vực miền Nam và có tính đến khả năng truyền tải của hệ thống lưới điện.
Lương Bằng(TheoVietnamnet)

Chủ Nhật, tháng 3 10, 2019

Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên ở Tây Nguyên



Khánh thành Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên ở Tây Nguyên

Nhà máy điện năng lượng mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh sẽ cung cấp cho điện lưới quốc gia khoảng 150 triệu kWh/năm, doanh thu 300 tỷ đồng.
Sáng 9/3, tại xã Ea Wer, huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khánh thành cụm Srêpốk 1 và Quang Minh. 
Cụm công trình Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh là dự án đầu tiên được khánh thành ở Tây Nguyên đưa vào hòa mạng lưới điện quốc gia. Dự án được Bộ Công Thương phê duyệt với công suất 100 MWP, được xây dựng trên diện tích đất 120 ha, tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
Cùng với việc xây dựng nhà máy, dự án còn thực hiện việc xây dựng trạm biến áp 22/220kV, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống trạm bơm cho các hồ chứa nước, trạm quan trắc và đường dây truyền tải điện dài khoảng 15km đấu nối với thệ thống điện lưới quốc gia.
Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh có tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho điện lưới quốc gia khoảng 150 triệu kWh mỗi năm, doanh thu khoảng 300 tỷ đồng, nộp ngân sách 30 tỷ đồng/năm cho địa phương. Đây là dự án có quy mô để phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư cũng như tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện để dự án hoàn thành vượt tiến độ 2 tháng rưỡi so với kế hoạch.
Về đầu tư phát triển các dự án phát triển điện mặt trời trong thời gian tới ở Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên, Bộ Công thương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời, nghiên cứu đề xuất các chính sách khả thi để xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng. Đối với địa phương cần tiếp tục đồng hành tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu khảo sát phát triển các dự án điện mặt trời, khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng đất đầy nắng, gió ở khu vực Tây Nguyên.
"Tây Nguyên có rừng xanh đại ngàn nhưng cũng có những vùng đất cằn cỗi đầy nắng và gió. Nắng nóng quanh năm, đây là khó khăn nhưng lại là thuận lợi vì nguồn bức xạ mặt trời để phát triển năng lượng vô giá. Chúng ta cần phải tận dụng đầu tư khai thác điện năng lượng mặt trời thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn", 
Tuấn Long/VOV-Tây Nguyên

Thứ Bảy, tháng 3 09, 2019

Flying With Birds


Giá điện tăng như thế nào 10 năm qua

Giá điện tăng như thế nào 10 năm qua

Giá bán lẻ điện bình quân đã có 9 lần tăng trong 2009 - 2018, có lần tăng tới hơn 15%.
Giá điện tăng như thế nào 10 năm qua
TheoVnexpress
Nguyễn Hoài - Tạ L

Thứ Sáu, tháng 3 08, 2019

Chào mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ



Thứ Bảy, tháng 3 02, 2019

Việt Nam - Tối đa hóa tài chính cho phát triển ngành năng lượng

Việt Nam - Tối đa hóa tài chính cho phát triển ngành năng lượng 

Việt Nam đã phát triển thành công các ngành điện và khí đốt đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Cho đến nay, gần như điện khí hóa đã đạt được, và các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dân cư được hưởng lợi từ việc cung cấp điện và khí đốt ngày càng đáng tin cậy. Vào đầu năm 2018, có 99,9% các xã của đất nước và 99% hộ gia đình nông thôn được kết nối với lưới điện quốc gia. Cả EVN và PVN, các công ty điện và khí đốt thuộc sở hữu nhà nước, đều hoạt động mạnh mẽ và kỹ thuật. Việt Nam có một hệ thống thủy điện, chiếm 38% công suất lắp đặt trong năm 2017, tiếp theo là than (34%) và khí đốt tự nhiên (18%). Yêu cầu đầu tư trong tương lai về công suất nguồn phát điện là rất lớn và quốc gia này dự kiến ​​sẽ tăng công suất phát điện từ mức 42 GW hiện tại lên 100 GW vào năm 2030. Bởi vì hầu hết các nguồn thủy điện tự nhiên đã được phát triển và để giảm quy mô năng lượng đốt than theo qui hoạch, Việt Nam đã thiết lập các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho năng lượng mặt trời và gió (18 GW vào năm 2030). Bắt đầu từ năm 1995, PVN, cùng với các công ty dầu khí quốc tế, đã phát triển các mỏ khí đốt quy mô lớn ở ngoài khơi miền trung và miền nam Việt Nam. Trong năm 2017, tổng sản lượng khí đốt ngoài khơi là khoảng 10 bcm, chủ yếu dành cho năng lượng khí đốt. PVN là một trong những doanh nghiệp quan trọng nhất hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 20% ​​GDP quốc gia và đóng góp vào 30 % vào năm 2030 doanh thu ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả của ngành khí đốt và năng lượng, chính phủ đã bắt tay vào việc giới thiệu cạnh tranh trong các lĩnh vực đó. Tự do hóa điện bắt đầu từ năm 2004 với việc giải ngân của EVN, thành lập cơ quan quản lý và giới thiệu thị trường phát điện cạnh tranh để đảm bảo cung cấp điện bền vững lâu dài. Thị trường điện bán buôn sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2021, cho phép người tiêu dùng lớn đủ điều kiện ký hợp đồng trực tiếp với các nhà máy phát điện. Chính phủ đang bắt đầu một quá trình tự do hóa tương tự đối với khí đốt, hiện đang chuẩn bị một lộ trình tái cấu trúc có liên quan cho PVN, và đưa ra một khung pháp lý và quy định để thúc đẩy phát triển LNG, đặc biệt là đối với năng lượng khí

Tin World Bank

Vietnam – Maximizing Finance for Development in the Energy Sector 

ABSTRACT
Vietnam has successfully developed the electricity and gas sectors that have contributed substantially to the economic development of Vietnam. To date, near universal electrification has been achieved, and the industrial, commercial, and residential sectors benefit from increasingly reliable electricity and gas supply. By early 2018, 99.9 percent of the country's communes and 99 percent of its rural households were connected to the grid. Both EVN and PVN, the state-owned electricity and gas utilities, are operationally and technically strong. Vietnam has a hydropower system, claiming 38 percent of installed capacity in 2017, followed by coal (34 percent) and natural gas (18 percent). Future investment requirements in generation are huge, and the country is expected to increase generation capacity from the current 42 GW to 100 GW by 2030. Because mostdomestic hydropower resources have already been developed, and to reduce the planned scale-up of coal-fired power generation, Vietnam has established renewables targets for solar and wind (18 GW by 2030). Starting in 1995, PVN, jointly with international oil and gas companies, developed large-scale gas fields in offshore central and southern Vietnam. In 2017, total offshore gas production was about 10 bcm, mostly destined for gas-to-power. PVN is one of the most significant enterprises operating in the Vietnamese economy, accounting for about 20 percent of national GDP and contributing to 20–30 percent of state budget revenues. To improve the efficiency of the gas and power sector, the government has embarked on introducing competition in those sectors. Electricity liberalization started in 2004 with the unbundling of EVN, the establishment of a regulator, and the introduction of a competitive generation market to ensure long-term sustainability of the power supply. The wholesale electricity market will be fully operational by 2021, allowing large eligible consumers to contract directly with power generators. The government is embarking on a similar liberalization process for gas, is currently preparing a relevant restructuring roadmap for PVN, and introducing a legal and regulatory framework for promoting LNG development, especially for gas-to-power
Source : World Bank

Giovanni Marradi - The best selection


Thứ Sáu, tháng 3 01, 2019

Which Countries Run On 100% Renewable Energy?