e

Thứ Sáu, tháng 9 29, 2023

Đến Vũ Hán ghé thăm Đập Tam Hiệp nhé

 


TheoFb

Thứ Năm, tháng 9 28, 2023

Nhà máy điện thủy triều - mặt trời rộng 133 ha

 Nhà máy điện thủy triều - mặt trời đầu tiên của Trung Quốc chính thức hoạt động hôm 30/5, sản lượng hàng năm dự kiến hơn 100 triệu kWh.

TheoVNexpress

Điện thủy triều được khai thác bằng cách nào?

 

Điện thủy triều được khai thác bằng cách nào?

Để khai thác điện thủy triều, nguồn năng lượng tái tạo đầy hứa hẹn, các kỹ sư có thể lắp đặt turbine dưới đáy biển hoặc xây đập.


Video: Interesting Engineering

Thủy điện ‘không dùng nước’ - Triển vọng mới của công nghệ tích năng

  - Thủy điện tích năng không còn xa lạ trong ngành năng lượng, nhưng công nghệ thủy điện không dùng nước lại là cách tiếp cận mới, độc đáo. Nó biến những quả đồi bình thường thành những ‘cục pin tích năng’ khổng lồ, như dự án RheEnergise của Anh Quốc hiện đang thực hiện. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Thủy điện không dùng nước khác gì với thủy điện tích năng?

Thủy điện tích năng (Pumped-storage hydropower), hay PSH là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích năng, sử dụng điện năng của các nhà máy điện phát trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm để bơm nước từ hồ nước thấp lên hồ nước cao. Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, nước sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ chứa thấp hơn thông qua các tua bin để phát điện lên lưới.

Các nhà máy PSH có thể sử dụng các loại tua bin - máy phát thông thường như các nhà máy thủy điện khác và dùng bơm, đường ống độc lập, hoặc cũng có thể sử loại tua bin thuận nghịch.

Công nghệ thủy điện không dùng nước (Waterless hydro tech - WHT), hay Hệ thống thủy điện mật độ cao HDH (High-Density Hydro) có thể biến các ngọn đồi thành pin khổng lồ. Hàng nghìn ngọn đồi trên khắp nước Anh có thể được chuyển đổi thành pin năng lượng tái tạo nhờ hệ thống thủy điện 'mật độ cao' mới, được chôn dưới lòng đất. Được phát triển bởi khởi nghiệp RheEnergise của Vương quốc Anh, hệ thống này có tên bản quyền là HD Fluid R-19, tạo ra một bước ngoặt hiện đại cho thủy điện tích năng - một công nghệ có tuổi đời hàng thế kỷ và chiếm 95% công suất lưu trữ năng lượng hiện nay.

Triển vọng mới của công nghệ thủy điện tích năng ‘không dùng nước’
Công nghệ thủy điện không dùng nước (Waterless hydro tech - WHT). Nguồn: Drax.

Khác với PSH, công nghệ WHT của RheEnergise hoàn toàn không sử dụng nước, mà sử dụng chất lỏng mật độ cao đặc biệt. Được đặt tên là R-19 (HD Fluid R-19), nó đậm đặc hơn nước 2,5 lần. Mặc dù RheEnergise hoàn toàn im lặng về thành phần hóa học của hệ thống, nhưng nó được cho là được làm từ vật liệu “cực rẻ” và không độc hại với môi trường.

Lợi ích của việc sử dụng chất lỏng này là thay vì nước, nó tạo ra cùng một lượng điện chỉ cần thay đổi độ cao từ 40%, và sử dụng bể chứa có kích thước 40% trong những ngọn đồi và bể ngầm thay vì phải xây dựng những con đập khổng lồ trong thủy điện tích năng. Điều này có nghĩa, nó có quy mô nhỏ, triển khai nhanh hơn và ở nhiều địa điểm hơn với chi phí thấp hơn.

Hệ thống thủy điện mật độ cao sẽ bơm R-19 lên dốc vào các bể chứa ngầm lớn hơn một bể bơi cỡ Olympic, sau đó giải phóng chất lỏng theo yêu cầu. Các dự án sẽ có công suất từ 5 MW đến 100 MW và có thể hoạt động ở độ cao thẳng đứng 100 mét trở xuống.

Giám đốc thương mại của RheEnergise - Sophie Orme cho biết: Trước sự cấp bách của việc khử cacbon trong hệ thống năng lượng của Vương quốc Anh nên hệ thống R-19 của họ có thể được xây dựng trong “một đến hai năm”, còn bước lập kế hoạch “chỉ trong vài tháng”. Công ty ước tính riêng tại Anh có 6.500 địa điểm tiềm năng có thể xây dựng dự án R-19, các dự án của họ sẽ rẻ hơn so với pin lithium-ion nếu so sánh chi tiết.

Nguyên lý hoạt động của R-19:

Vào những thời điểm nhu cầu năng lượng thấp, chi phí điện thấp, chất lỏng mật độ cao R-19 (HD Fluid R-19) được bơm vào các bể chứa phía trên. Nguồn điện giá rẻ thường được cung cấp bởi nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Khi giá điện tăng lúc cao điểm phụ tải, HD Fluid R-19 được giải phóng và đi qua các tua bin, tạo ra điện đưa vào lưới.

Do sử dụng chất lỏng công nghệ cao có mật độ gấp 2,5 lần nước, các dự án RheEnergise có thể hoạt động trên đồi thấp thay vì núi cao. Điều này có nghĩa, có thể kết nối vào cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có và lắp đặt đặt cùng vị trí với các dự án năng lượng tái tạo khác. Chất lỏng công nghệ cao cũng có nghĩa là các dự án có thể nhỏ hơn 2,5 lần với cùng công suất. 65% chi phí cho các dự án lưu trữ năng lượng bằng bơm là chi phí xây dựng công trình, việc thu nhỏ các dự án 2,5 lần sẽ tiết kiệm rất lớn.

Về thiết lập hệ thống, bể chứa (chôn) được bố trí trên đỉnh và dưới chân một ngọn đồi nhỏ. Các bể chứa được nối với nhau bằng đường ống ngầm gọi là enstocks. Bên cạnh các bể chứa phía dưới có nhà máy điện chứa máy bơm và tua bin.

Vào tháng 7 năm 2022, nhóm kỹ thuật của RheEnergise đã tiến hành một loạt thử nghiệm thực địa trên đồi trượt tuyết nằm ngay ngoại ô Montreal ở Canada. Mục đích của thử nghiệm là để chứng minh hai giả thuyết:

1. Để đạt được công suất và năng lượng giống nhau, hệ thống nước cần gấp đôi độ cao thẳng đứng (50 mét) so với HDH, 25 mét - Tức là việc giảm độ cao thẳng đứng cần thiết với hệ thống HDH theo tỷ lệ thuận với sự gia tăng mật độ của chất lỏng.

2. Ở cùng độ cao, thủy điện mật độ cao, hay HDH sẽ thu được gấp đôi công suất, hoặc gấp đôi năng lượng so với nước - Tức là sự gia tăng mật độ dẫn đến mức năng lượng tăng lên tỷ lệ thuận so với nước.

Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả rất tốt. Dữ liệu được thu thập đã chứng minh các giả thuyết cốt lõi.

Triển vọng công nghệ thủy điện không dùng nước:

Khi các nước châu Âu cần giảm phát thải cacbon trong hệ thống năng lượng của mình, việc áp dụng các giải pháp lưu trữ năng lượng để cân bằng nguồn cung cấp năng lượng tái tạo không liên tục và tăng cường an ninh năng lượng ngày càng trở nên bức thiết.

Theo Hiệp hội Lưu trữ Năng lượng châu Âu (EASE): EU sẽ cần 200 GW năng lượng lưu trữ vào cuối thập kỷ này và 600 GW vào năm 2050.

Những người ủng hộ công nghệ lưu trữ năng lượng thay thế cho rằng: Pin lithium-ion sẽ giúp chúng ta tiến xa. Tuy nhiên, pin lithium-ion lại có nhược điểm là quá trình sản xuất của chúng phụ thuộc vào khai thác nguyên liệu, pin có tuổi thọ ngắn và không lý tưởng để lưu trữ năng lượng lâu hơn vài giờ. Vì vậy, giải pháp lưu trữ lâu dài là rất quan trọng.

“Công nghệ HDH của chúng tôi có thể cung cấp khả năng lưu trữ năng lượng trong nhiều giờ, điều này ngày càng trở nên quan trọng khi hệ thống năng lượng tái tạo của Anh trong tương lai còn mang tính không liên tục” - Stephen Crosher - Giám đốc điều hành của RheEnergise cho biết.

Bộ lưu trữ năng lượng 'cháy chậm' này rất cần thiết để ổn định lưới điện khi gió không thổi, hoặc mặt trời không chiếu sáng. Các công ty khởi nghiệp khác của Anh trong lĩnh vực này như Gravitricity ở Scotland, dự định tạo ra điện bằng cách thả vật nặng xuống các hầm mỏ cũ, hay hãng Polar Night Energy của Phần Lan, sử dụng những thùng cát khổng lồ để lưu trữ năng lượng dưới dạng nhiệt.

RheEnergise vừa ký thỏa thuận với Công ty Mercia Power Response của Anh để triển khai 100 MW lưu trữ năng lượng vào năm 2030 mà chỉ sử dụng các kết nối lưới hiện có của Mercia. Vào tháng 11 tới, Mercia Power Response sẽ xây dựng một máy biểu diễn nhỏ 250 kW tại một mỏ ở Devon nhờ khoản tài trợ trị giá 8,25 triệu bảng Anh từ Chính phủ Anh. “Chúng tôi đang theo đuổi một số dự án ở những nơi khác tại châu Âu và Canada. Hy vọng, sẽ có dự án quy mô lớn kết nối lưới điện 5 MW đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2026” - Stephen Crosher tiết lộ thêm./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

THEO: THENEXTWEB/RHEENERGISE - 9/2023

Chủ Nhật, tháng 9 24, 2023

Điện từ turbine gió ngoài khơi truyền về đất liền như thế nào?


 Video: Interesting Engineering

Thứ Hai, tháng 9 18, 2023

Công nghệ băng cháy tạo ra "năng lượng tương lai" thay thế than, khí đốt

 

Công nghệ tạo ra "năng lượng tương lai" thay thế than, khí đốt của láng giềng Việt Nam khiến Đức, Anh, Pháp chi hàng nghìn tỷ USD để mua nhưng bị từ chối

Trung Quốc sở hữu một loại công nghệ tạo ra “núi vàng”, Đức, Anh, Pháp sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD để mua nhưng đều không được.


Hiện tại, Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt cơ sở khai thác và lưu trữ để tận dụng tài nguyên băng cháy. Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy. Công nghệ của Trung Quốc có thể khai thác rất sâu dưới đáy biển, Mỹ thậm chí đã đầu tư 220 triệu USD để bắt đầu cạnh tranh.

Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng. Băng cháy là nguồn năng lượng của tương lai, có thể thay thế cho than và khí đốt.

Hơn nữa, các nước phương Tây như Đức, Anh, Pháp cũng sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD để mua công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không chia sẻ công nghệ khai thác băng cháy này cho bất kỳ quốc gia nào.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được sản lượng khí đốt liên tục và ổn định khi khai thác thử nghiệm băng cháy và sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc này. Công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy thực sự có thể mang lại núi vàng.

Theo các chuyên gia, một chiếc ô tô chạy bằng khí đốt tự nhiên có thể chạy được 300 km sau khi đổ đầy 100 lít khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đổ đầy cùng một thể tích bằng nguyên liệu sản xuất từ băng cháy, số km chạy được có thể lên tới 50.000 km. Điều này có nghĩa công nghệ này có thể giúp giao thông sạch hơn rất nhiều và giảm thiểu khói bụi.

Trong khi than, dầu khí ngày càng cạn kiệt, các quốc gia bắt đầu hướng sự chú ý đến băng cháy, một nguồn năng lượng khổng lồ còn đang nằm sâu dưới đáy biển. Các nghiên cứu bước đầu cho thấy, nước ta cũng có triển vọng về băng cháy.

Băng cháy là một loại nhiên liệu an toàn cho môi trường, có thể thay thế than, dầu khí. Về bản chất nó là khí hidro tồn tại ở dạng lỏng trong môi trường có áp lực lớn. Dạng tồn tại của chúng cũng giống như khí gas. Có thể sử dụng nó để làm nhiên liệu cháy. Khí này hoàn toàn không độc nhưng lại nguy hiểm vì nó là chất dễ cháy và dễ gây nổ. Thông thường ở những vùng có dầu mỏ thì có khí này.

Trong quá trình khai thác dầu mỏ, người ta cũng thường gặp một lớp khí này rồi mới đến lớp dầu. Do ở ngoài biển, đường ống dẫn khá tốn kém nên người ta thường đốt lớp khí này trước khi khai thác dầu. Nếu có ống dẫn và bình đựng thì hoàn toàn có thể tích trữ khí này làm nhiên liệu đốt.

Trung Quốc đã phát hiện được một lượng lớn khoáng sản băng cháy, tuy nhiên việc phát triển toàn bộ nguồn tài nguyên khoáng sản này hiện được kiểm soát chặt chẽ.

Về công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy, Trung Quốc đã sử dụng một bộ hệ thống gồm hơn 2.000 thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp máy dò AI để thăm dò, robot để khai thác cùng hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây để giám sát trong quá trình thi công.

Việc thu thập, phân tích dữ liệu dưới đáy biển rất khó và tốn nhiều thời gian, nhưng sự xuất hiện của công nghệ trí tuệ nhân tạo đã giúp quá trình này trở nên hiệu quả hơn. Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học có thể phân tích và hiểu dữ liệu dưới đáy đại dương nhanh hơn, đồng thời dự đoán chính xác hơn các xu hướng thay đổi và hướng phát triển.

Hơn nữa, công nghệ khai thác thông minh của Trung Quốc cũng cung cấp các chức năng điều hướng hiệu quả và chính xác hơn trong hoạt động thăm dò tài nguyên dưới đáy biển sâu. Phương pháp thăm dò thông minh không chỉ nâng cao hiệu quả thăm dò mà còn giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong khai thác tài nguyên dưới đáy biển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát môi trường biển. Môi trường biển là một hệ thống phức tạp và luôn thay đổi, đòi hỏi phải có sự giám sát và phân tích lâu dài.

Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học có thể theo dõi chính xác hơn các thông số khác nhau trong môi trường biển như nhiệt độ đại dương, độ mặn, dòng chảy,… Những thông số này rất quan trọng đối với việc lên kế hoạch khai thác tài nguyên. Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những thay đổi và mô hình tiến hóa của môi trường biển, từ đó giảm tác động trong quá trình khai thác tài nguyên tới hệ sinh thái dưới biển.


Minh Tiến

TheoCafef.vn

Chủ Nhật, tháng 9 17, 2023

Vì sao ngành điện gió đang dần bị tẩy chay tại nhiều quốc gia trên thế giới?

 Trong những năm gần đây, năng lượng gió với tư cách là đại diện cho năng lượng tái tạo được đánh giá cao và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với sự phổ biến của nó, một số mối nguy hiểm đáng lo ngại tiềm ẩn đằng sau nó đã dần lộ diện.

Mặc dù năng lượng gió được quảng bá là lựa chọn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường nhưng thực tế có phải như vậy? Nhiều người có thể chưa hiểu rằng năng lượng gió không chỉ có khả năng gây thiệt hại cho môi trường sinh thái mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Mối nguy hiểm từ năng lượng gió

Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng những vấn đề liên quan đến nó cũng ngày càng được mọi người quan tâm. Khi thảo luận về tính bền vững và bảo vệ môi trường của năng lượng gió, chúng ta không thể bỏ qua một số tác hại tiềm tàng của nó đối với môi trường.

Vì sao ngành điện gió đang dần bị tẩy chay tại nhiều quốc gia trên thế giới? - Ảnh 1.

Mối đe dọa của năng lượng gió đối với chim và các vật thể bay khác là vấn đề rất đáng lo ngại. Ảnh: Zhihu

Do tua-bin gió thường được đặt gần môi trường sống di cư hoặc trú ngụ của các loài chim nên cánh quay của các thiết bị này có nguy cơ va chạm tiềm ẩn đối với các loài chim. Một số lượng lớn các loài chim bị thương hoặc thiệt mạng mỗi năm do va chạm với các cánh quạt đang quay, điều này có tác động không thể khắc phục được đối với quần thể chim trong hệ sinh thái địa phương. Ngoài chim, các loài động vật bay khác như dơi cũng thường xuyên bị đe dọa bởi các thiết bị năng lượng gió.

Năng lượng gió cũng gây ra các vấn đề về tiếng ồn và ô nhiễm thị giác. Thiết bị phát điện bằng gió sẽ tạo ra tiếng ồn trong quá trình vận hành, đặc biệt sẽ gây ra sự xáo trộn nhất định cho người dân và động vật hoang dã gần đó. Việc tiếp xúc kéo dài với môi trường có tiếng ồn cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả con người và động vật, dẫn đến gia tăng căng thẳng, giảm chất lượng giấc ngủ và tổn hại thính giác.

Hiệu ứng hình ảnh của thiết bị điện gió cũng sẽ có tác động nhất định đến cảnh quan xung quanh. Đặc biệt khi các trang trại gió được xây dựng với quy mô lớn, những tòa tháp cao chót vót và những cánh quạt quay khổng lồ này thường phá hủy cảnh quan thiên nhiên ban đầu, dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái và mất cảnh quan.

Vì sao ngành điện gió đang dần bị tẩy chay tại nhiều quốc gia trên thế giới? - Ảnh 2.

Nếu 10% nguồn năng lượng gió toàn cầu được sử dụng hết, có thể đáp ứng được hơn ba lần mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Điều này có nghĩa là năng lượng gió không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn đáp ứng sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng trong tương lai. Ảnh: Zhihu

Trước những vấn đề trên, chúng ta cần thực hiện một loạt các biện pháp để giảm thiểu mối đe dọa từ năng lượng gió. Chọn vị trí lắp đặt thiết bị năng lượng gió một cách khôn ngoan và tránh xây dựng thiết bị ở những môi trường nhạy cảm như đường di cư của chim hoặc khu vực sinh sản. Quy hoạch và xây dựng các trang trại gió một cách khoa học để giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái xung quanh.

Khi xây dựng nhà máy điện, có thể thiết lập một khu vực được bảo vệ hoặc một kênh di cư cho các loài động vật như chim và dơi. Thiết kế của thiết bị điện gió cũng cần tính đến các yếu tố giúp giảm tiếng ồn và ô nhiễm thị giác, chẳng hạn như sử dụng công nghệ giảm tiếng ồn tiên tiến hơn và thiết kế hình thức hợp lý hơn.

Mặc dù năng lượng gió được sử dụng rộng rãi như một nguồn năng lượng tái tạo nhưng chúng ta cũng phải nhận thức được những tác hại tiềm ẩn mà nó mang lại. Các mối đe dọa đối với các loài chim và động vật bay khác cũng như ô nhiễm tiếng ồn và thị giác là những vấn đề chúng ta cần quan tâm và giải quyết. 

Trong tương lai, chúng ta nên tăng cường nghiên cứu môi trường liên quan đến sản xuất điện gió, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tìm ra các giải pháp cân bằng tốt hơn để sản xuất điện gió thân thiện với môi trường hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Vì sao ngành điện gió đang dần bị tẩy chay tại nhiều quốc gia trên thế giới? - Ảnh 3.

So với việc sản xuất năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch truyền thống, năng lượng gió không tạo ra các khí độc hại như carbon dioxide, sulfur dioxide và oxit nitơ và sẽ không gây ô nhiễm thêm cho bầu khí quyển. Ảnh: Zhihu

Tìm hiểu tranh cãi về năng lượng gió

Một trong những tranh cãi xung quanh năng lượng gió là tác động của nó đối với môi trường. Những người ủng hộ tin rằng năng lượng gió là dạng năng lượng sạch có thể giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính, từ đó giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đồng thời, năng lượng gió có tác động tương đối ít đến nước, đất và động vật hoang dã.

Những người phản đối lo ngại về mối đe dọa của năng lượng gió đối với động vật hoang dã như chim và dơi, đồng thời chỉ ra rằng diện tích đất bị chiếm giữ bởi thiết bị năng lượng gió có thể gây thiệt hại cho hệ sinh thái. Cân bằng giữa bảo vệ môi trường và nhu cầu năng lượng là một thách thức.

Năng lượng gió cũng gây tranh cãi về tác động của nó đối với cảnh quan và sức khỏe con người. Kích thước khổng lồ và các cánh quạt quay của tua-bin gió sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho cảnh quan, ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên tươi đẹp và còn ảnh hưởng đến việc thưởng thức thị giác của người dân. 

Một số người lo lắng rằng tiếng ồn tần số thấp và bức xạ điện từ từ tua-bin gió có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cư dân gần đó. Những vấn đề này cần được giải quyết thông qua phát triển khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ để giảm thiểu tác hại tiềm ẩn đối với cảnh quan và sức khỏe con người.

Vì sao ngành điện gió đang dần bị tẩy chay tại nhiều quốc gia trên thế giới? - Ảnh 4.

Điểm gây tranh cãi chính là làm thế nào để cân bằng giữa bảo vệ môi trường và nhu cầu năng lượng, đồng thời khám phá cách phát triển công nghệ có thể giảm thiểu những tác hại liên quan. Ảnh: Zhihu

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, làm thế nào để giảm bớt các vấn đề liên quan đến sản xuất điện gió đồng thời bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng. 

Sự phát triển công nghệ có tiềm năng giải quyết những tranh chấp này theo nhiều cách. Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người có thể được giảm thiểu bằng cách cải tiến thiết kế và vật liệu tua-bin gió để giảm kích thước và độ ồn của máy.

Công nghệ thông minh có thể được sử dụng để giám sát và điều khiển tua-bin gió nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu nâng cao cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc lựa chọn các địa điểm điện gió nhằm giảm thiểu tác động đến động vật hoang dã và hệ sinh thái.

TheoCafebiz -  Đức Khương

Nhà máy thủy điện cổ nhất Việt Nam gần 80 tuổi,

 Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng năm 1942 với vật liệu chủ yếu bằng đá.

Theo Địa chí Đà Lạt, thủy điện Ankroet là “nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945”, chính thức phát điện năm 1946. Đây cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên của Đông Dương. Nhà máy nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, giữa rừng thông, cách TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khoảng 15km.

Nhà máy thủy điện cổ nhất Việt Nam gần 80 tuổi, kiến trúc như biệt thự, là công trình duy nhất sở hữu đập tràn xây bằng đá chẻ
Ảnh: Báo VnExpress.

Nằm ẩn mình ở chốn thâm sơn cùng cốc, thủy điện Ankroet có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, tổng thể công trình trông như biệt thự nghỉ dưỡng chứ không mang dáng dấp của công xưởng. Hầu hết hạng mục công trình được xây dựng bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa. Lối vào thủy điện Ankroet rợp bóng cây với những chiếc cầu nhỏ.

Công trình do người Pháp thiết kế với những vật liệu quen thuộc thường thấy ở các biệt thự cổ. Mái ngói đỏ có độ dốc lớn mang dáng dấp của nhà rông Tây Nguyên. Toàn bộ công trình được xây dựng thủ công, chủ yếu là dùng sức người. Ngoài xây dựng thủ công bằng đá chẻ, công phu nhất chính là đường hầm xuyên núi dài tới hơn 500m.

Cách nhà máy thủy điện Ankroet khoảng 5 km là hệ thống đập tự tràn với dung tích hồ chứa một triệu m3 nước. Quá trình ngăn dòng đã tạo nên hồ Suối Vàng thơ mộng giữa rừng thông. Đập Ankroet là đập tự tràn xây bằng đá chẻ dài 97 m, cao hơn 10 m. Loại đá xây đập và nhà máy đều khai thác ở địa phương. Hiện Ankroet là thủy điện duy nhất ở Việt Nam có đập tràn xây bằng đá chẻ.

Nhà máy thủy điện cổ nhất Việt Nam gần 80 tuổi, kiến trúc như biệt thự, là công trình duy nhất sở hữu đập tràn xây bằng đá chẻ
Ảnh: Báo VnExpress.

Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy thủy điện Ankroet chỉ 600kW, nhỏ hơn nhiều so với những thủy điện hạng trung hiện nay, nhiệm vụ chính là cung cấp điện cho đô thị Đà Lạt khi đó. Năm 1960, để phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đa Nhim, Ankroet đã nâng công suất lên 3.100 kW. Hiện, công suất của nhà máy là 4.400 kW. Cùng với nâng công suất, hệ thống cũ của nhà máy cũng được thay thế bởi các thiết bị hiện đại, tân tiến, tự động. Dù đã trải qua nhiều lần cải tạo, nhưng thủy điện cổ nhất Việt Nam vẫn giữ được vẻ ngoài cổ kính, hài hòa với thiên nhiên.

Ngoài ra, một trong 2 tổ máy trước đây của thủy điện Ankroet đã được đưa ra Hà Nội để trưng bày tại Nhà truyền thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, một tổ máy khác được trưng bày tại khuôn viên của nhà máy để giới thiệu với du khách đồng thời làm kỷ niệm.

Nhà máy thủy điện cổ nhất Việt Nam gần 80 tuổi, kiến trúc như biệt thự, là công trình duy nhất sở hữu đập tràn xây bằng đá chẻ
Đập tràn của nhà máy thủy điện Ankoret. Ảnh: Báo Dân Việt.

Năm 2004, Nhà máy thủy điện Ankroet đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây còn được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên trên toàn cõi Đông Dương.

Hiện nay, thủy điện Ankroet không còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện như trước song đây là công trình thủy điện có nhiều yếu tố cốt lõi có giá trị về lịch sử, kỹ thuật xây dựng, công nghệ và kiến trúc cảnh quan. Nhà máy Thủy điện Ankroet là địa điểm thu hút du khách thập phương lui tới với cả ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.

Bên cạnh đó, môi trường sinh thái của khu vực cũng là điểm nhấn đáng chú ý với phong cảnh hữu tình lại hài hòa với thiên nhiên nên nhiều du khách còn chọn nơi đây để thực hiện những chuyến dã ngoại đáng nhớ của mình. Vào những ngày đẹp trời, có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều cặp đôi đến đây để lư lại những tấm ảnh cưới.

TheoNguoiquansat.vn

"Nữ hoàng" năng lượng tái tạo Huỳnh Thị Kim Quyên

 

Vị nữ doanh nhân năm nay 52 tuổi còn hoạt động trong lĩnh vực đại lý du lịch, trung tâm giải trí và là một tín đồ của đạo Phật.

Chân dung nữ hoàng năng lượng tái tạo Huỳnh Thị Kim Quyên, chủ nhà máy hydro xanh 19.500 tỷ đồng tại Trà Vinh - Ảnh 1.

Hồi tháng 3 vừa qua, dự án nhà máy sản xuất hydro xanh Trà Vinh giai đoạn 1 được khởi công xây dựng tại khu bãi bùn K8, ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, trên diện tích hơn 20,7 ha, vốn đầu tư 7.856 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, nhà máy sản xuất hydro xanh Trà Vinh có công suất thiết kế 24.000 tấn/năm khí hydro và 195.000 tấn/năm khí oxy. Dự kiến quý 1/2024 dự án đưa vào vận hành. Dự án gồm 2 giai đoạn, tổng vốn đầu tư 19.500 tỷ đồng.

Nhà máy sản xuất hydro xanh bằng phương pháp điện phân, sử dụng chủ yếu nguồn điện năng lượng tái tạo. Như vậy, dự án đồng giải quyết đầu ra cho sản lượng điện năng dư thừa của các nhà máy sản xuất điện gió, điện mặt trời trong khu vực.

Với quy mô từ 300 – 500 lao động, nhà máy sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương, góp phần đưa Trà Vinh phát triển theo hướng bền vững trong tương lai. Việc xây dựng nhà máy sản xuất hydro xanh trên địa bàn cũng góp phần đưa Trà Vinh trở thành một trong những trung tâm năng lượng xanh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đây là dự án sản xuất hydro có quy mô lớn nhất hiện nay và cũng là dự án sản xuất hydro xanh từ năng lượng tái tạo đầu tiên được đầu tư tại Việt Nam.

Ai là người đứng sau dự án? 

Theo tìm hiểu, CTCP TGS Trà Vinh Green Hydrogen - công ty con thuộc công ty TNHH The Green Solutions làm chủ đầu tư. The Green Solutions thuộc sở hữu của vị nữ doanh nhân Huỳnh Thị Kim Quyên.

Bà Huỳnh Thị Kim Quyên sinh năm 1971, là doanh nhân có tiếng ở TP HCM với thương hiệu Queen Food (công ty TNHH Thực phẩm Nữ Hoàng) thành lập năm 2008. Queen Food hiện có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, ban đầu chuyên về xuất khẩu hải sản, thực phẩm cho các thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á. Hiện nay, doanh nghiệp này kinh doanh trong lĩnh vực phân phối thực phẩm sinh dưỡng với hệ thống của hàng, đại lý chủ yếu tại TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, nữ doanh nhân năm nay 52 tuổi còn hoạt động trong lĩnh vực đại lý du lịch, trung tâm giải trí. Bà Quyên còn là một tín đồ của đạo Phật.

Dù vậy, cuộc chơi lớn nhất của bà Kim Quyên phải là năng lượng tái tạo. The Green Solutions được bà Quyên thành lập tháng 9/2016. Doanh nghiệp này hiện còn đầu tư vào cả chục doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với số vốn lên tới cả nghìn tỷ đồng. Ngoài The Green Solutions, bà Huỳnh Thị Kim Quyên còn là người đại diện theo pháp luật của hàng chục công ty năng lượng tái tạo khác.

Có thể kể đến một vài ví dụ như CTCP Năng lượng Xanh Phong Điền, CTCP Năng lượng Xanh Gio Mỹ, CTCP Năng lượng Xanh Gia Lai, CTCP Cộng đồng Xanh Thông minh. Công ty hiện đang có gần chục dự án năng lượng tái tạo trên toàn quốc.

Chân dung nữ hoàng năng lượng tái tạo Huỳnh Thị Kim Quyên, chủ nhà máy hydro xanh 19.500 tỷ đồng tại Trà Vinh - Ảnh 2.

Trong số này, The Green Solutions đã chuyển nhượng 51% cổ phần của bộ đôi nhà máy điện mặt trời Văn Giáo cho Super Solar Energy - ông lớn năng lượng tái tạo của Thái Lan vào đầu năm 2019. Sau nay, Super Solar Energy đã nâng sở hữu lên 70% và 85% vào tháng 5 và tháng 7/2019.

Chia sẻ về lý do đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo, bà Huỳnh Thị Kim Quyên từng cho biết vào khoảng năm 2016, trong khi đi tìm câu trả lời cho bài toán nước ngập mặn ở đồng bằng song Cửu Long, bà đã bắt tay làm việc với một tập đoàn Singapore.

2016 chính là thời điểm khuynh hướng sử dụng năng lượng tái tạo, điện mặt trời điện gió khởi động ở châu Á. Sau đó tập đoàn này lại đưa nguyên một đoàn về năng lượng tái tạo vào Việt Nam. Bà Quyên trở thành người hướng dẫn họ đi các tỉnh thành để liên hệ về điện gió, điện mặt trời.

Đó là cơ duyên để bà bắt đầu vào lĩnh vực mới mẻ: điện gió và điện mặt trời. Năm 2016 nữ doanh nhân này thành lập The Green Solutions Group chuyên về năng lượng tái tạo, bắt đầu kết nối với các đối tác nước ngoài rồi từ đó dấn thân vào lĩnh vực này.

TheoSoha

Thứ Bảy, tháng 9 16, 2023

TÁO QUÂN 2014: TÁO ĐIỆN LỰC XÂY THUỶ ĐIỆN HÀNG LOẠT,

 


VTV3

Chế tạo Pin mặt trời từ các đĩa CD bỏ đi


TheoFb

 

Chủ Nhật, tháng 9 10, 2023

Ca khúc: Trị An Âm Vang Mùa Xuân #DivaThanhLam

 


Thứ Sáu, tháng 9 08, 2023

Bài ca những Người Thợ Điện Việt Nam




Sáng tác Phạm Mỹ Lợi

 

Thứ Hai, tháng 9 04, 2023

Cuộc đua đầu tư vào năng lượng gió

 


HanoiOnline

Chủ Nhật, tháng 9 03, 2023

Turbine gió ngoài khơi lớn nhất thế giới lập kỷ lục mới

 Turbine gió ngoài khơi 16 MW do Trung Quốc tự phát triển, hoạt động ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, lập kỷ lục sản xuất điện trong một ngày hôm 1/9.

Turbine gió 16 MW ở vùng biển Phúc Kiến. Ảnh: CMG

Turbine gió 16 MW ở vùng biển Phúc Kiến. Ảnh: CMG

Theo nhà vận hành turbine là Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTGC), turbine hoạt động với công suất tối đa trong 24 giờ liên tục và đạt sản lượng điện trong một ngày lên tới 384.000 kWh, tương đương mức tiêu thụ điện hàng ngày của gần 170.000 người. Sau khi lắp đặt cuối tháng 6/2023, turbine kết nối với lưới điện và bắt đầu sản xuất điện từ hôm 19/7.

Turbine ngoài khơi Phúc Kiến nổi tiếng với công suất cao nhất, kích cỡ rotor lớn nhất và trọng lượng trên mỗi megawatt nhẹ nhất thế giới, dự kiến sản xuất hơn 66 triệu kWh điện sạch một năm, đủ để cung cấp cho 36.000 hộ gia đình ba thành viên. Với ổ trục nằm ở độ cao 146 m và đường kính cánh quạt 252 m, diện tích quét của turbine gió vào khoảng 50.000 m2, tương đương 7 sân vận động bóng đá tiêu chuẩn.

Trung Quốc sản xuất gần 60% thiết bị điện gió trên toàn cầu, theo China Media Group (CMG). Cuối năm 2022, công suất lắp đặt tích lũy của điện gió ngoài khơi toàn cầu đạt 57,6 gigawatt (GW) và Trung Quốc chiếm 53% thị phần. Thiết bị điện gió của họ được xuất khẩu sang 49 nước và vùng lãnh thổ, tổng công suất lắp đặt xuất khẩu là 11,93 triệu kilowatt.

An Khang (Theo CGTN