e

Chủ Nhật, tháng 7 28, 2019

Hà Nội thành phố hòa bình


Việt Nam sẽ trở thành thị trường điện gió lớn nhất khu vực

viet nam se tro thanh thi truong dien gio lon nhat khu vuc
Ông Jerome Pecresse, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Renewable Energy



Việt Nam sẽ trở thành thị trường điện gió lớn nhất khu vực
 Đó là khẳng định của ông Jerome Pecresse, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Renewable Energy (GE) khi nhận định về phát triển năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, điện gió sẽ là chìa khóa để giải quyết nhu cầu điện năng ngày càng tăng của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh.
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển năng lượng điện tái tạo của Việt Nam hiện nay? Theo ông, sự phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam có theo kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á?

Hai năm trước đây, năng lượng tái tạo ở Thái Lan phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên con số này hiện đang giảm dần do nguồn tài chính có sẵn thấp và chính sách chưa phù hợp. Nếu so sánh với hai năm trước, tôi nhận thấy Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong việc phát triển năng lượng mặt trời và gió.

Việt Nam đã lắp được 4 gigawatt điện mặt trời, con số này lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Về tiềm năng điện gió với lợi thế về đường bờ biển dài cũng như chất lượng gió thì điện gió trên bờ, gần bờ hay ngoài khơi xét về dài hạn đều có nhiều tiềm năng hơn so với những nước trong khu vực.

Có thể nói tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam có thể xem là lớn nhất trong khu vực, nhờ vào lợi thế về nguồn nhân lực, nguồn vốn có sẵn cũng như vốn đầu tư từ nước ngoài.

viet nam se tro thanh thi truong dien gio lon nhat khu vuc
Ông Jerome Pecresse, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Renewable Energy
Tôi nghĩ rằng để làm được nhiều hơn nữa, cần tranh thủ hai năm tới trước khi chính sách giá bán điện ưu đãi hết hạn. Chúng ta có thể gặp một số trở ngại về phía quy trình, nhưng nếu các dự án bắt đầu trong vòng 6 tháng tới, Việt Nam sẽ trở thành thị trường điện gió lớn nhất khu vực.

Mặc dù, tiềm năng của năng lượng tái tạo tại Việt Nam rất lớn nhưng tại thời điểm này điện tái tạo chỉ chiếm khoảng 10% trong sản lượng điện quốc gia, điện chủ yếu đến từ nhà máy điện than. Tỷ lệ này rất thấp so với các nước khác, ông đánh giá như thế nào, thưa ông?

Từ dữ liệu mà chúng tôi có được, tôi nhận thấy con số này còn nhỏ hơn 10% (không bao gồm thủy điện). Lý do đầu tiên, ngành điện Việt Nam vốn có một nền tảng là các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than, các nhà máy này hiện vẫn đang vận hành và là nguồn cung điện chính.

Thứ hai, việc xây dựng các nhà máy điện gió cũng như quy trình phê duyệt cho các dự án điện gió hiện nay đều cần nhiều thời gian để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn. Cụ thể, quy trình phê duyệt dự án đang là “nút thắt cổ chai”, vì khi dự án được phê duyệt, chúng ta phải mất khoảng 12-18 tháng để nhà máy điện gió bắt đầu đi vào vận hành.

Trong khi đó, tốc độ gió của Việt Nam có chất lượng rất tốt, khoảng 6,5-7,5m/s. Với tốc độ gió chất lượng và công nghệ tuabin tân tiến, chúng tôi có thể giúp sản xuất điện gió với giá cạnh tranh. Một số nhà đầu tư đang sẵn sàng đổ tiền vào những dự án này, tuy nhiên nút thắt chính của vấn đề ở đây là thời gian phê duyệt. Nếu có thể đẩy nhanh tiến độ phê duyệt thì con số 10% có thể lên đến 20%.

Trong số 66 dự án điện gió đã đăng ký với Bộ Công Thương, 231 dự án điện mặt trời với gần 90% dự án đi vào vận hành thì GE cung cấp được bao nhiêu thiết bị?

Chúng tôi hiện đang tham gia vào 2 dự án với 50 megawatt cho mỗi dự án, đây là con số khiêm tốn so với thị trường hiện nay. Đối với điện gió là lĩnh vực GE hoạt động tích cực hơn, chúng tôi chiếm khoảng 30% thị phần tại Việt Nam. Phần lớn những dự án khác chưa lựa chọn được nhà cung cấp tuabin.

Chúng tôi đang làm việc với một số dự án. Bên cạnh một số dự án đã lựa chọn GE cung cấp tuabin Cypress thì phần lớn các nhà đầu tư khác vẫn đang trong quá trình lựa chọn. Cũng như những quốc gia khác trên thế giới, chúng tôi đặt ra mục tiêu khoảng 25-30% thị phần trong lĩnh vực điện gió tại Việt Nam.
viet nam se tro thanh thi truong dien gio lon nhat khu vuc
viet nam se tro thanh thi truong dien gio lon nhat khu vuc
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện gió
GE dường như đang ưu tiên phát triển năng lượng điện gió ở Việt Nam hơn cả, ông có thể lý giải về sự lựa chọn này?

Đầu tiên, trong lịch sử phát triển của ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã tham gia tích cực vào việc phát triển thủy điện. Cụ thể, chúng tôi đã cung cấp tua bin cho các dự án thủy điện ở Sơn La, Lai Châu trong 10 năm qua.

Bên cạnh đó, trên toàn cầu GE có nhiều hoạt động tích cực trong mảng điện gió hơn là năng lượng mặt trời. Chúng tôi là một trong ba nhà sản xuất tuabin gió hàng đầu thế giới và chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ lọt vào top ba nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất tại Việt Nam và cũng hy vọng sẽ là đơn vị dẫn đầu thị trường. Sản xuất năng lượng mặt trời là một mảng kinh doanh nhỏ hơn vì chúng tôi không sản xuất ra các tấm pin mặt trời và cũng không có ý định sản xuất chúng.

Vì vậy, ở Việt Nam, chúng tôi khẳng định một lần nữa, chúng tôi xác định hướng đi là thủy điện và điện gió. Năng lượng mặt trời chỉ là một mảng nhỏ, GE sẽ chỉ làm những điều tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Điện gió có tính kỹ thuật cao hơn và phát triển tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Lan Anh (lược ghi)Theo Congthuong

Thứ Bảy, tháng 7 27, 2019

Our wonderful nature


Thứ Sáu, tháng 7 26, 2019

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới ở Morocco

                            Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới ở Morocco

Noor Quarzazate là nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với diện tích hơn 3.000 ha, dự kiến sản xuất 580 MW điện vào năm 2020. 

BTV: Thùy Ngân(TheoVnexpress)

Thứ Năm, tháng 7 25, 2019

Mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục

   8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước, mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục
                Video :DKN.TV

Thứ Tư, tháng 7 24, 2019

High-wave offshore solar technology

Expert consortium including DEME explores pioneering high-wave offshore solar technology

Expert consortium including DEME explores pioneering high-wave offshore solar technology

Robin Whitlock
A consortium of DEME, Tractebel, Jan De Nul Group, Soltech and Ghent University has announced the launch of an innovative project in the field of marine floating solar technology.  
Expert consortium including DEME explores pioneering high-wave offshore solar technology
Courtesy of DEME Group
The partners strongly believe that solar photovoltaic (PV) panels in offshore waters are one of the essential future green energy sources. Combined in the same location with aquaculture and offshore wind power, this innovative technology allows for a more efficient use of available space.

While solar PV technology costs are still constantly decreasing, the evolution towards high-wave offshore applications is a logical next step after fresh water floating PV on lakes and dams and low-wave offshore applications in lagoons and other sheltered environments. Factors such as land scarcity, large scale standardisation and NIMBY impact are indeed expected to support the growth of the offshore solar energy market as they did for the wind energy. More generally, this expansion can be seen as a step towards the further development of the so-called Blue Economy, driving concepts such as cities on the water, offshore energy hubs, etc.

Taking solar technology to rough offshore environment needs the existing solar PV panels to be adapted to resist salty water and withstand strong currents and wave action. In addition, a cost competitive concept for the floater structure should be designed. Finally, ecosystem integration of the floating PV panels will be investigated from the start, to minimise the impact as much as possible.

The consortium partners will bring together all required skills and expertise to make this innovative project a real success.  While Tractebel has built up strong engineering skills in both PV technology and offshore engineering, DEME and Jan De Nul Group are highly experienced in marine operations and involved in numerous wind farm developments and installations. Soltech is an expert in specialised solar PV panels and Ghent University is one of the leading knowledge centres in offshore engineering, aquaculture and ecosystem research.

The consortium, led by Tractebel, was set up in the framework of the Flemish Blue Cluster and is strongly supported by VLAIO. For this initiative, the budget of about € 2 Mio is a result of joined forces between industry and government support. With these means, the consortium aims to develop new concepts and perform laboratory and field testing to take the first steps towards the commercialization of the technology.

The partners of the consortium are the first in Belgium to explore this pioneering offshore solar solution.  Their ambition is also to be the first to realise offshore solar farms in the Belgian North Sea - eventually in combination with wind farms or aquaculture. In this way, the partners position themselves in this new, fast-evolving market.

“This groundbreaking initiative perfectly fits Tractebel’s ambition to become a world leader in offshore engineering for energy production, storage and transport” said Denis Lohest, CEO of Tractebel in Belgium. “Following our active involvement in one of the world’s first floating wind farms, it is a great honor for us to team up with key energy players for the development of first-of-a-kind technology for high-wave offshore solar panels.”

Luc Vandenbulcke, CEO of DEME, added that the company is confident that high wave offshore solar technology can play a key role in realising a sustainable energy transition and that it has always been a pioneer in the renewable energy market.

For additional information:

DEME Group

Thứ Hai, tháng 7 22, 2019

Tổng công suất đặt của hệ thống điện đã đạt 53.326 MW

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhờ nhiều nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt động đã góp phần nâng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 53.326 MW.
nguon dien toan quoc da dat 53326 mw
Tổng công suất đặt của hệ thống đã đạt 53.326 MW
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn vướng mắc về chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn. Trước tình hình đó, Tập đoàn đã đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các công trình theo kế hoạch năm 2019, đặc biệt các công trình phục vụ cấp điện mùa khô, các công trình phục vụ truyền tải công suất các nguồn điện. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 39.030 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 33.419 tỷ đồng.
Về nguồn điện, đã hoàn thành cấp PAC cho các tổ máy dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Thái Bình; hòa lưới phát điện Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW); đưa vào vận hành Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 (42,65MWp), Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi (47,5 MWp) và cảng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đã đảm bảo tiếp nhận tàu 70.000 tấn. Tính chung trên toàn quốc, tổng công suất các nguồn điện bổ sung được đưa vào phát điện 6 tháng năm 2019 là 4.753 MW, trong đó chủ yếu là các dự án điện mặt trời (4.397 MW). Tính đến cuối tháng 06/2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đã đạt 53.326 MW.
Về lưới điện, trong 6 tháng đầu năm 2019, EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 01 công trình 500 kV, 10 công trình 220 kV và 46 công trình 110 kV), trong đó có các công trình quan trọng như: đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, đường dây 220 kV Nam Sài Gòn - Quận 8 và các công trình cấp điện hè 2019 như: cáp ngầm 110 kV Thành Công - Thượng Đình, cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp 110 kV Yên Phụ, Văn Điển, công viên Thống Nhất... Tổng số các công trình đã khởi công xây dựng là 72 công trình lưới điện 110 – 500 kV (bao gồm 3 công trình 220 kV và 69 công trình 110 kV). Ngoài ra, đối với các công trình lưới truyền tải giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang tập trung đầu tư nâng khả năng tải và mạch 2 của các tuyến đường 110 kV từ Tháp Chàm 2 - Ninh Phước - Phan Rí và Phan Rí - Lương Sơn - Mũi Né - Phan Thiết; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đang thực hiện giải pháp cấp bách, điều động vật tư thiết bị cho các dự án với mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 các dự án: lắp MBA thứ 2 trạm Hàm Tân, đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm và trong năm 2020 các dự án trạm biến áp 220 kV Phan Rí, Ninh Phước, nâng công suất các trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân, 220 kV Tháp Chàm...
Để củng cố quy mô và sự ổn định cho hệ thống nguồn và lưới điện, trong những tháng cuối năm 2019, EVN sẽ phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành 3 dự án với tổng công suất 1.480 MW, gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, Thủy điện Thượng Kon Tum. Khởi công các dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 và Sê San 4. Về đầu tư xây dựng lưới điện, EVN phấn đấu hoàn thành đóng điện các công trình đường dây 220kV Thủy điện Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi, lắp máy biến áp 500 kV và 220 kV thứ 2 tại trạm biến áp 500 kV Lai Châu; các công trình trọng điểm cấp điện cho TP. Hà Nội và các phụ tải lớn (như: Đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, nhánh rẽ 220 kV trạm biến áp 500 kV Việt Trì, các trạm biến áp 220kV Thanh Nghị, Lưu Xá, Thủy Nguyên, nâng công suất các trạm biến áp 220kV Đình Vũ, Sơn Tây, Dung Quất)...
Đình Dũng(TheoCongthuong.vn)

Chủ Nhật, tháng 7 21, 2019

Thầy giáo chế xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời

                  Thầy giáo chế xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời ở An Giang

Video :Vnexpress
Thầy Nguyễn Ngọc Đấu đã sử dụng 2 tấm pin năng lương mặt trời cấp nguồn cho ắc quy giúp xe đạp hoạt động.
Bảo Nguyễn - Hoàng Thanh

Thứ Bảy, tháng 7 20, 2019

Just for YOU


Thứ Tư, tháng 7 17, 2019

Ngành điện tìm giải pháp giải toả công suất cho các dự án điện mặt trời

Dân trí Trong khi nhu cầu giải tỏa công suất cho các dự án điện gió, điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đang vô cùng cấp bách, thì việc triển khai các dự án truyền tải ở khu vực này vẫn chưa thể đồng bộ tiến độ. Vướng mắc nằm ở đâu?

Vướng trong GPMB
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, để triển khai một dự án điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, trong khi để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV mất khoảng 3-5 năm. Sự phát triển nóng của các nhà máy điện mặt trời đã dẫn tới tình trạng đa số các đường dây, TBA từ 110-500 kV trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều quá tải. Trong khi đó các dự án lưới điện nhằm giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các vướng mắc trong công tác GPMB.
Ông Tô Văn Dần - Trưởng Ban Quản lý Đầu tư, Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, để giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận giai đoạn 2020-2021, Tổng công ty triển khai 12 dự án đường dây/TBA 220 kV – 500 kV; trong đó 6 dự án đang triển khai đã nằm trong quy hoạch và 6 dự án hiện chưa có quy hoạch.

Ngành điện tìm giải pháp giải toả công suất cho các dự án điện mặt trời - 1
Nhấn để phóng to ảnh

Cũng theo ông Tô Văn Dần, 2 dự án ở giai đoạn thi công đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể, dự án TBA 220 kV Phan Rí dù đã có nhà thầu xây lắp từ tháng 12/2018, nhưng đến nay vẫn chưa thi công được do khặp khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB. Tính đến 20/6/2019, mới vận động bàn giao được 4.508 m2/39.619,2 m2 mặt bằng.
Dự án đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm, theo kế hoạch sẽ đóng điện vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, hiện đang gặp vướng mắc ở 55 vị trí móng qua rừng tự nhiên, phải phải báo cáo Thủ tướng có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tương tự EVNNPT, GPMB cũng là một thách thức của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) khi triển khai các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo, điển hình như Dự án 110 kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né; thay dây dẫn đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong...
Ông Lâm Xuân Tuấn – Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho hay, bên cạnh GPMB, thì công tác lựa chọn nhà thầu ở thời điểm này cũng là một thách thức, do hàng loạt dự án nguồn năng lượng tái tạo đang triển khai đã thu hút gần như toàn bộ nhân lực của các nhà thầu xây lắp.
Một khó khăn nữa của EVNSPC là chưa thỏa thuận được với các chủ đầu tư nhà máy đã phát điện cắt điện vào ban ngày, nên chỉ thi công được vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau). Việc thi công vào ban đêm vừa mất an toàn, vừa không đạt hiệu quả như mong đợi. Dù EVNSPC đã yêu cầu các đơn vị thi công bố trí tối đa lực lượng, những mỗi đêm cũng chỉ triển khai được khoảng 2 km, ông Tuấn cho hay.
Cần sự quyết liệt từ nhiều phía
Tính cuối tháng 6/2019, tổng công suất điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã lên tới 2.027 MW (chiếm gần 50% tổng công suất năng lượng tái tạo của cả nước). Dự kiến, đến tháng 12/2020, con số này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ (tỉnh Ninh Thuận chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW). Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo là đặc biệt cấp bách, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy điện phát hết công suất, vừa giúp EVN huy động hiệu quả nguồn năng lượng này để bổ sung vào hệ thống.
Thời gian qua, EVNNPT và EVNSPC đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, các địa phương, tập trung nguồn nhân lực, bám sát các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư cũng như ngành Điện rất cần sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền trong việc đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, thẩm dịnh các dự án, các thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm... rút ngắn thời gian thỏa thuận hướng tuyến, vị trí, phê hoạch kế hoạch sử dụng đất…
Đặc biệt, chính quyền các địa phương cần xem xét, chỉ đạo các sở, ban ngành quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các địa phương cũng cần linh động trong việc hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bàn giao mặt bằng trước để nhà thầu thi công, song song với thực hiện các thủ tục về bồi thường, GPMB theo quy định.
Tại Hội nghị vận hành các nhà máy điện mặt trời và gió các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, ông Trần Đình Nhân – Tổng giám đốc EVN khẳng định, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án NLTT là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị EVNNPT, EVNSPC đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện. Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm đẩy nhanh công tác GPMB cho các dự án.
“Tuy nhiên, để triển khai nhanh nhất các dự án, EVN rất cần sự chung tay, chia sẻ của chính quyền các địa phương, các chủ đầu tư”, ông Trần Đình Nhân cho hay.
Kết quả tính toán tình trạng quá tải của các đường dây, TBA trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
Đường dây 110 kV Tháp Chàm – Hậu Sanh – Tuy Phong – Phan Rí mức mang tải lên tới 260-360%; đường dây 110 kV Phan Rí – Sông Bình – Đại Ninh mang tải 140%; đường dây 110 kV Đa Nhim - Đơn Dương mang tải 123%; TBA 550 kV Di Linh mang tải 140%; TBA 220 kV Đức Trọng - Di Linh mang tải 110 %... Mức mang tải này còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới
H.Anh
Nguồn bài do đơn vị EVNSPC cung cấp

New Jersey’s first biosolids-only gasification facility.

Aries Clean Energy has received all approvals required to construct New Jersey’s first biosolids-only gasification facility. The plant will process approximately 400 tons of biosolids daily into clean renewable energy. 
Aries Clean Energy Receives Permits for World’s First Large-Scale Biosolids Gasification Facility 
Artist's Rendering Courtesy of Aries Clean Energy
The Aries Linden Biosolids Gasification Facility will be located in a re-purposed building within the Linden Roselle Sewerage Authority (LRSA) complex, 20 miles from New York City. Aries will deploy its patented fluidized bed gasification system that was designed specifically for processing biosolids. The system will reduce the volume of biosolids from 400 tons per day to 22 tons of beneficial biochar. The biochar will be used as a substitute for fly ash in concrete. The renewable energy that is generated from the system is then recovered and used within the system, so no fossil fuels are used during normal operations. It will also reduce greenhouse gases due to the reduction in trucking miles associated with conventional disposal methods as well as the elimination of methane generated from land application of biosolids.
Gregory Bafalis, CEO of Aries Clean Energy, explained, “With these approvals, this marks the first large-scale fluidized bed gasification system to process biosolids in the world. Aries patented gasification system eliminates the need for environmentally harmful landfilling or incineration of biosolids, while producing beneficial renewable energy and biochar.”
“The awarding of these permits further validates Aries patented technologies will bring clean and renewable solutions not only to the Garden State, but worldwide,” Bafalis added.
Mayor Derek Armstead, mayor of Linden, New Jersey added,“This is not only a first for Linden, but it will be the largest facility of its type in the world.”

LRSA, created in 1948, services the City of Linden and the Borough of Roselle. It was established to contract and operate wastewater treatment and interceptor facilities to collect, treat, and dispose of sewage generated by the municipalities.

Source: www.renewableenergymagazine.com

Thứ Hai, tháng 7 15, 2019

Japan: Opportunities in the field of renewable energy



Chủ Nhật, tháng 7 14, 2019

Sản xuất điện bằng diều khổng lồ tại Scotland


Sản xuất điện bằng diều khổng lồ tại Scotland

Hai con diều rộng 16 m được neo lại bằng cuộn cáp nhờ sức gió kéo diều bay khiến trục quay sản sinh ra điện.

BTV: Thùy Ngân(TheoVnexpress)

Cánh đồng điện gió hàng nghìn tỷ đồng ở miền tây Quảng Trị

                                              

                     Cánh đồng điện gió hàng nghìn tỷ đồng ở miền tây Quảng Trị


Theo Vnexpress

Tỉnh Quảng Trị có nhà máy điện gió Hướng Linh 2 đã đi vào hoạt động, sắp tới thêm 4 dự án công suất từ 30 đến 60 MW.

Giant Solar-Powered Boat


Thứ Bảy, tháng 7 13, 2019

Thắp sáng ‘quần đảo bão tố’ bằng năng lượng sạch

Bai 3: Thap sang ‘quan dao bao to’ bang nang luong sach hinh anh 1


Những hàng cột quạt gió cao ngạo nghễ quay tít trên đảo Sinh Tồn Đông. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Ít ai biết rằng, để có những “vườn rau thanh niên,” từng khối nước ngọt hay những hàng cây bàng vuông, phong ba xanh tốt tươi trên khắp “quần đảo bão tố,” một phần là nhờ có mạng lưới điện dùng để vận hành hệ thống máy lọc nước biển thành nước ngọt, giúp quân và dân trên đảo sử dụng vào hoạt động tăng gia sản xuất, tưới tiêu, tô thêm màu xanh, sức sống cho biển đảo Trường Sa thân yêu.

Đến nay, giữa trùng khơi, điện mặt trời và điện gió đã thắp sáng 33 điểm đảo và Nhà giàn ở quần đảo Trường Sa, qua đó cung cấp tới 90% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt trên vùng biển, đảo quê hương.

Điện sạch “phủ” khắp Trường Sa

Trường Sa mùa biển lặng, bầu trời xanh vời vợi. Biển thân thiện đến lạ kỳ. Bao quanh là bãi cát trắng dài mềm mại nối với biển khơi xanh thẳm. Nơi đây, quanh năm nắng gió thất thường với vô số những điều kỳ thú. Nhưng chính sự hoang sơ của tự nhiên như năng lượng gió, bức xạ mặt trời là điều kiện lý tưởng để nơi đây đầu tư hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ.

Ngay khi bước lên đảo Trường Sa lớn, người viết vô cùng ấn tượng trước những hàng cột quạt gió cao ngạo nghễ quay tít. Đâu đâu trên những mái nhà ngói đỏ cũng được phủ thêm một màu xanh bóng nhoáng của tấm pin mặt trời để khai thác tối đa nguồn năng lượng sạch từ Mẹ thiên nhiên.

Chia sẻ về việc khai thác và sử dụng nguồn điện sạch trên đảo, Thượng tá Đinh Trọng Thắm, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn cho biết, những năm trước đây, nguồn điện ở Trường Sa là bài toán nan giải.

“Những năm đầu mới giải phóng, điện trên đảo chỉ đủ để sử dụng trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng đồng hồ. Phần lớn nguồn điện này được mang từ đất liền ra bằng những bình ắc-quy tích trữ điện hay phát bằng máy nổ chạy dầu diesel nên vừa tốn kém vừa ô nhiễm,” Thượng tá Thắm chia sẻ.

Nhấp ngụm trà đặc quánh vừa pha mời khách, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn nở nụ cười giòn tan nói: “Giờ thì đảo gần như được cấp điện 24/24 giờ từ nguồn năng lượng gió và mặt trời. Đảo được thắp sáng mỗi đêm, các chiến sỹ được xem thời sự, được nghe đài đều đặn. Điện được sử dụng cho mọi sinh hoạt hàng ngày. Nhiều sinh hoạt tập thể của người dân, cán bộ chiến sỹ, cũng như công tác khám chữa bệnh, dạy học trên đảo đã thuận tiện hơn rất nhiều.”

Theo lời Thượng tá Thắm, sở dĩ nguồn điện sạch trên đảo hiện đã được sử dụng 24/24 giờ là bởi toàn đảo hiện có hàng chục tua-bin năng lượng gió và hàng trăm tấm pin năng lượng mặt trời, trung bình mỗi giờ gom được hơn 130 KW điện. Nhờ đó, sau 10 năm kể từ khi lắp hệ thống điện, Trường Sa lớn luôn rực sáng ánh đèn.

[‘Sức sống xanh’ trường tồn nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa]

Là cư dân trên đảo Trường Sa lớn, anh Lâm Ngọc Huynh chia sẻ, từ ngày ra sinh sống tại đảo, gia đình anh luôn được bảo đảm đầy đủ nguồn điện thắp sáng và sinh hoạt hàng ngày. Các cháu có đèn để học, được xem tivi, tham gia các hoạt động cộng đồng vào các buổi tối để chia sẻ, gắn bó nghĩa tình quân, dân.

“Sau nhiều năm gắn bó, tôi thấy cuộc sống ở đây cơ bản đầy đủ, không khác ở đất liền nhiều. Cũng nhờ sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ về đời sống vật chất lẫn tinh thần của đất liền và cán bộ chiến sỹ ở nơi đầu sóng ngọn gió này đã giúp người dân chúng tôi vững tin và sống có trách nhiệm hơn,” anh Huynh phấn khởi nói.

Không chỉ đảo nổi mới không còn “lo xa” nguồn điện, mà hầu hết các đảo chìm, nhất là đảo nhỏ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình khó khăn như Thuyền Chài B, Tốc Tan C, Đá Lớn B… hệ thống năng lượng sạch cũng được khai thác hiệu quả. Trên khắp các đảo, những cột quạt gió gắn tua-bin năng lượng cùng tấm pin mặt trời được lắp đặt kiên cố, phủ kín trên từng mái nhà, doanh trại của bộ đội.

Ấn tượng nhất là đảo Đá Lớn B. Trên đảo có hệ thống tua-bin gió hiện đại, cao hàng chục mét, cánh quạt dài đến vài mét, sơn màu trắng rất bắt mắt. Các tua-bin được bố trí xây dựng xung quanh doanh trại đón gió nhiều hướng để biến thành điện năng. Trên mái nhà, những tấm pin mặt trời cũng được lắp đặt kiên cố kết nối với “trạm năng lượng” để tạo thành lưới điện chung cung cấp cho đảo.
Bai 3: Thap sang ‘quan dao bao to’ bang nang luong sach
Bai 3: Thap sang ‘quan dao bao to’ bang nang luong sach hinh anh 2

Tại Đảo An Bang, đâu đâu trên những mái nhà ngói đỏ cũng được phủ thêm một màu xanh bóng nhoáng của tấm pin mặt trời. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Theo Thượng úy Hoàng Văn Cảnh, Chỉ huy trưởng điểm B đảo Đá Lớn, trước đây, khi chưa có hệ thống điện sạch từ năng lượng gió và pin mặt trời, cuộc sống, sinh hoạt của anh em chiến sỹ trên đảo rất vất vả, vừa thiếu điện lại thiếu nước. Cán bộ, chiến sỹ luôn được quán triệt phải sử dụng tiết kiệm. Điện thì chủ yếu sử dụng máy nổ nhưng rất hạn chế, vì thế các hoạt động trên đảo bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, những năm gần đây, từ khi chủ động được nguồn điện sạch khai thác ngay ở trên đảo, cuộc sống của cán bộ, chiến sỹ đã được cải thiện rõ rệt. Bộ đội được xem tivi, nghe nhạc. Ban đêm, khi trời không có gió, vẫn có quạt điện để quạt mát nhờ các bình ắc-quy tích điện ban ngày. Ngoài ra, nguồn điện này còn giúp máy lọc nước biển thành nước ngọt để cung cấp nước sinh hoạt cho cho đảo.

Nhớ lại thời điểm giải bóng đá vô địch U23 châu Á năm ngoái, Thượng úy Cảnh chia sẻ: “Nhờ có hệ thống điện khai thác từ nguồn năng lượng sạch và ăng ten tiếp sóng truyền hình, các chiến sỹ đã được theo dõi và cổ vũ trận thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam, cùng hòa chung niềm vui chiến thắng và lòng tự hào dân tộc với cả nước.”

Chỉ huy trưởng điểm B đảo Đá Lớn cũng lưu ý, tuy các bình ắc-quy dùng để tích trữ điện có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng gần 4 năm nhưng do thường xuyên được quan tâm bảo dưỡng, thay mới nên việc cung ứng điện không gặp trục trặc gì. Vào mùa không có gió thì điện hạn chế hơn nhưng riêng việc cấp điện cho các phụ tải liên quan đến máy móc, thiết bị cần thiết phải vận hành thì luôn được đáp ứng.

Không để ‘quần đảo ánh sáng’ thiếu điện

Trường Sa giờ đây đã thực sự “thay da đổi thịt,” là “quần đảo ánh sáng” được tạo ra từ nguồn năng lượng sạch bằng tua-bin gió và pin mặt trời.

Vậy nhưng, đi dưới những hàng quạt gió cao ngạo nghễ quay tít, những mái nhà phủ kín tấm pin mặt trời trong xanh như màu đại dương ấy, là những trăn trở, những nỗ lực không ngừng nghỉ của những “người lính” làm nhiệm vụ bảo dưỡng thiết bị. Ngay cả trong mùa mưa bão, họ cũng luôn phải có mặt để khắc phục sự cố, đảm bảo các điểm đảo không bị “tắt” nguồn sáng, ảnh hưởng đến nhiệm vụ.

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trong hải trình ra thăm Trường Sa, anh Đinh Trịnh Hoài Trung, nhân viên văn phòng Công ty điện lực Ninh Thuận (Tổng công ty điện lực miền Nam), cho biết anh được phân công ra Trường Sa để làm nhiệm vụ quản lý hệ thống, cũng như triển khai kiểm tra, sửa chữa mạng lưới điện trên các điểm đảo và nhà giàn sau khi điện mặt trời, điện gió được vận hành.

Để kịp thời khắc phục hệ thống lưới điện trên toàn quần đảo, mỗi năm chúng tôi phải luân phiên thay nhau đi 2-3 lần quanh các điểm đảo và nhà giàn, mỗi lần đi mất vài ba tháng. Dịp đầu năm, biển lặng nên anh em đi các điểm đảo bảo dưỡng, sửa chữa khá thuận lợi. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão thì việc đi lại rất khó khăn.

Bai 3: Thap sang ‘quan dao bao to’ bang nang luong sach hinh anh 3
Nhờ khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sạch, Đảo Phan Vinh B đã đảm bảo nguồn điện. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
“Thông thường, vào mùa mưa bão, hệ thống lưới điện trên các đảo bị trục trặc nhiều hơn. Nếu ở đất liền, khi xảy ra sự cố, việc khắc phục sẽ không quá khó khăn. Nhưng ở giữa trùng khơi này, để khắc phục là cả vấn đề lớn bởi việc di chuyển bằng tàu thuyền khi sóng to, gió lớn gặp rất nhiều trở ngại,” anh Trung chia sẻ.

Nhưng không vì thế mà những “người lính ánh sáng” như anh Trung chùn bước trước gian khó. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đến đâu, mỗi khi hệ thống lưới điện trên các điểm đảo gặp sự cố, họ vẫn phải thay nhau đi tới để khắc phục, đảm bảo “ánh sáng” trên các đảo không bị giãn đoạn kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quan trọng trên đảo.

Sự hỗ trợ từ đất liền là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào lưới điện trên các điểm đảo gặp sự cố, những người làm công tác bảo trì, khắc phục lưới điện từ đất liền cũng có mặt kịp thời để khắc phục. Trong hoàn cảnh đó, cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo và nhà giàn cũng thành… thợ điện.

[Bài 2: ‘Bầu sữa quý’ giữa trùng khơi giúp Trường Sa thay da đổi thịt]

Theo Đại úy Hoàng Thế Anh, Chính trị viên đảo Thuyền Chài B, thời gian qua, nguồn năng lượng điện mặt trời, điện gió cơ bản đảm bảo đủ dùng cho các hoạt động sinh hoạt tại đảo, nhất là vận hành máy lọc nước biển thành nước ngọt. Tuy nhiên, mùa mưa bão, thi thoảng hệ thống điện sạch này cũng gặp sự cố, bị hư hỏng.

“Những lúc như vậy, trong khi chờ sự hộ trợ từ đất liền, anh em chiến sỹ trên đảo cũng phải chủ động sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo nguồn điện không bị giãn đoạn kéo dài,” Chính trị viên đảo Thuyền Chài B chia sẻ.

Đã nhiều lần dẫn đầu các đoàn công tác ra thăm và làm việc tại Trường Sa nhưng trong chuyến thăm gần đây nhất tháng 5/2019, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải Quân vẫn không khỏi xúc động khi tận mắt chứng kiến những đổi thay trên các điểm đảo nơi đầu sóng ngọn gió hôm nay.

Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện cho biết, bắt đầu ra Trường Sa từ năm 1994, mỗi lần ra lại thấy ở đây có nhiều thay đổi. Đặc biệt, thời gian qua, việc đảm bảo nguồn điện sạch cho quần đảo và nhà giàn đã được đất liền quan tâm đầu tư, lắp đặt trang thiết bị điện gió và pin mặt trời. Nhờ đó, nguồn điện đã được phủ khắp các đảo.

Tuy nhiên, điều kiện thời tiết ở Trường Sa rất khắc nghiệt, phức tạp, nên việc hỏng hỏng thiết bị là bình thường. Khi ấy, lực lượng của Tập đoàn Điện lực và lực lượng kỹ thuật của Quân chủng Hải quân theo khả năng, điều kiện cũng đã triển khai sửa chữa, khắc phục.

“Cho tới nay, nguồn điện sạch đảm bảo tương đối tốt cho người dân và cán bộ chiến sỹ trên các đảo và nhà giàn. Mong rằng thời gian tới sẽ có thêm những công nghệ tốt hơn để chống đỡ được điều kiện, khí hậu ở ngoài trùng khơi này, góp phần đảm bảo bền vững nguồn điện,” Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện nhấn mạnh./.

Bai 3: Thap sang ‘quan dao bao to’ bang nang luong sach hinh anh 4
Đến nay, hệ thống lưới điện khai thác từ nguồn năng lượng sạch đã thắp sáng 33 điểm đảo và Nhà giàn ở quần đảo Trường Sa. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Hùng Võ (TheoVietnam + )

Đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất và gây tranh cãi nhất

Đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ làm Trái đất quay chậm lại, khiến ngày dài hơn?
Đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất và gây tranh cãi nhất, được cho là có dấu hiệu biến dạng, trong khi quan chức Trung Quốc khẳng định công trình vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Đập thủy điện Tam Hiệp là công trình quy mô và gây nhiều tranh cãi ở Trung Quốc.
Theo Fox News, các chuyên gia làm việc cho Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) – công ty thuộc sở hữu nhà nước, khẳng định con đập có biến dạng khoảng vài mm do yếu tố nhiệt độ và mực nước thay đổi, nhưng vẫn nằm trong phạm vi an toàn.
CTG đưa ra phát ngôn sau khi các bức ảnh dăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc, cho thấy con đập bị biến dạng khác thường khi nhìn từ Google Maps. Tờ Caixin Global dẫn nguồn tin ở Bắc Kinh, nói các bức ảnh trên có thể là do vấn đề với ảnh chụp vệ tinh, hơn là do con đập gặp trục trặc.
Theo Reuters, đập Tam Hiệp hiện là công trình thủy điện đắt giá nhất và gây tranh cãi nhất của Trung Quốc. Trong quá trình xây dựng, con đập đã nhấn chìm nhiều ngôi làng, khiến hàng triệu người phải chuyển đến nơi khác sinh sống, làm thay đổi hệ sinh thái dọc theo sông Trường Giang. Các nhà phê bình cũng chỉ trích dự án, cho rằng con đập làm tăng nguy cơ động đất và lở đất trong khu vực.
Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới với chiều dài 2.308m, cao 185m. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông, 463.000 tấn thép. Đập thủy điện với 32 tổ máy, tạo ra  22,5 triệu kilowatt điện (22.500 megawatt), tương đương công suất của 15 nhà máy điện hạt nhân.
Đập Tam Hiệp có vùng hồ chứa tới 42 tỉ tấn nước. Việc đẩy 42 tỉ tấn nước lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ làm tăng mô-men quán tính của Trái Đất, qua đó là chậm chuyển động xoay của địa cầu, dù tác động vô cùng nhỏ.
Hình dạng bất thường của đập Tam Hiệp nhìn từ Google Maps.
Theo NASA,, sự dịch chuyển của khối lượng nước lớn ở độ cao như trên sẽ làm ngày dài thêm 0,06 mili giây, Tác động cũng làm điểm cực lệch đi khoảng 2cm.
Theo Scientific American, ngay từ năm 2008, quan chức chính phủ Trung Quốc được giao nhiệm vụ giám sát dự án, đã thừa nhận đập Tam Hiệp có những “mối đe dọa vô hình”, có thể gây ra thảm họa.
“Chúng ta không thể ngừng cảnh giác”, quan chức Trung Quốc Wang Xiaofeng nói khi đó. Trùng Khánh, thành phố với 31 triệu dân có thể bị con đập nhấn chìm bất cứ lúc nào.
“Chúng ta không thể đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế tạm thời”.
Các nhà khoa học, địa lý, sinh học từ lâu đã cảnh báo việc xây dựng một công trình thủy điện khổng lồ ở khu đông dân cư như Tam Hiệp không chỉ đe dọa đến hệ sinh thái, môi trường sống của các loài động, thực vật mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa.
“Mưa ở Tam Hiệp trở nên ít hơn, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, bệnh dịch có nguy cơ lan tràn”, George Davis, chuyên gia tại Đại học George Washington, người có 24 năm nghiên cứu ở lưu vực sông Trường Giang và các tỉnh lân cận, nói năm 2008.
Khi con đập được xây dựng vào năm 1992, các nhà hoạt động nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về việc hàng triệu người sống ở khu vực xung quanh phải chuyển đi nơi khác, dù Tam Hiệp là trung tâm phát triển ở phía tây Trung Quốc.
Kết quả là hơn 1,2 triệu người tại hai thành phố và 116 ngôi làng phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Một số trường hợp chỉ nhận được khoản tiền đền bù ít ỏi. Với những người tiếp tục sống ở gần nơi con đập hoạt động, họ luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, biến đổi hệ sinh thái.
Đập Tam Hiệp với 32 tổ máy, tạo ra sản lượng điện tương đương 15 lò phản ứng hạt nhân.
Fan Xiao, nhà địa chất làm việc tại Cục Khai thác và Khai thác Tài nguyên Khoáng sản ở tỉnh Tứ Xuyên, nói những vụ lở đất trong vài năm qua, khiến hàng chục người chết, có liên hệ trực tiếp đến hoạt động làm đầy các hồ chứa nước ở đập Tam Hiệp.
Một trong những nỗi sợ lớn nhất là con đập có thể gây ra các trận động đất lớn, bởi vì hồ chứa nước nằm ngay trên hai mảng đứt gãy lớn là Jiuwanxi và Zigui–Badong.
Con đập cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài cá ở hạ lưu sông Trường Giang. Kết quả là số lượng quần thể các loài cá giảm mạnh. Loài cá heo sông Trường Giang thậm chí còn gần như biến mất hoàn toàn.
Năm 2011, 5 năm sau khi con đập chính thức hoàn thiện, chính quyền Trung Quốc thừa nhận dự án đã gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường nghiêm trọng, hứa sẽ chi số tiền tương đương 124 tỉ USD đền bù. Đến năm 2019, số tiền đền bù mới chỉ được giải ngân một nửa.
Năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm đập Tam Hiệp và nhấn mạnh rằng việc phục hồi sinh thái sông Trường Giang cần phải được ưu tiên hàng đầu.
TheoNews4Vnay

Tango - La cumparsita


Thứ Sáu, tháng 7 12, 2019

Pin năng lượng mặt trời mới tạo ra điện và nước sạch

Dân trí Điện và nước sạch là hai trong số những nhu cầu lớn nhất của thế giới – và các nhà khoa học tại Ả Rập Xê-út có lẽ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Pin năng lượng mặt trời mới tạo ra điện và nước sạch - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications, các kỹ sư tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah đã phát triển một tấm pin năng lượng mặt trời có thể sản xuất điện và nước sạch.
Các nhà phát minh của công nghệ này cho biết việc sản xuất nước và năng lượng liên kết với nhau. Các trang trại năng lượng mặt trời dùng nước sạch để giữ cho các tấm pin không bị bụi bẩn và vận hành hiệu quả tối đa. Ngược lại, các nhà máy khử muối dùng rất nhiều năng lượng để biến nước biển thành nước sinh hoạt.
Wenbin Wang, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm Peng Wang, Trung tâm Tái sử dụng và Khử muối nước của KAUST, cho biết: “Mối quan hệ nước-năng lượng là một trong những vấn đề chính đe dọa sự phát triển bền vững toàn cầu”.
Những tấm pin năng lượng mặt trời quang điện tốt nhất có sẵn trên thị trường có hiệu suất tối đa 20%. 80% năng lượng còn lại thoát ra ngoài, hầu hết là dưới dạng nhiệt.
Wenbin và các đồng nghiệp đã thiết kế một thiết bị để thu nhiệt tỏa ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời và dùng nhiệt đó để tạo ra nước ngọt. Thiết bị này có các ống dẫn nước chồng lên, được tách biệt bằng các tầng dẫn nhiệt và màng xốp kỵ nước.
Ở ống dẫn trên, nhiệt thu được được sử dụng để làm bốc hơi nước biển. Khi hơi nước đi qua màng xốp, hơi nước sẽ bị khử muối và nước sạch ngưng tụ tại ống dẫn dưới.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy thiết bị này có khả năng tạo ra 1,64 lít nước trên một mét vuông diện tích bề mặt pin năng lượng mặt trời, gấp đôi sản lượng của thiết bị chưng cất năng lượng mặt trời tốt nhất trên thị trường. Việc bổ sung thiết bị không ảnh hưởng tiêu cực tới lượng điện do pin năng lượng mặt trời tạo ra.
Lộc Xuân(TheoDantri)
Theo UPI

Ukraine khánh thành 'quan tài thép' 1,7 tỷ USD chôn nhà máy Chernobyl

Ukraine khánh thành 'quan tài thép' 1,7 tỷ USD chôn nhà máy hạt nhân Chernobyl

Ukraine và châu Âu hợp tác xây dựng mái vòm thép khổng lồ phủ kín lò phản ứng hạt nhân số 4 bị phá hủy trong thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Thứ Năm, tháng 7 11, 2019

Đập Tam Hiệp biến dạng, Trung Quốc nói ‘đang đàn hồi tốt’


Đập Tam Hiệp biến dạng, Trung Quốc nói ‘đang đàn hồi tốt’Sau khi những hình ảnh từ Google Maps được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho thấy, dường như đập Tam Hiệp của Trung Quốc bị cong vênh nghiêm trọng, khiến một số người lo sợ rằng nó có thể bị “vỡ tung”. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng cơ sở này đang ở trong “trạng thái đàn hồi” và độ lệch là “trong phạm vi chấp nhận được”.




Thứ Tư, tháng 7 10, 2019

Bùng nổ dự án điện mặt trời

                                                                

Bùng nổ dự án điện mặt trời

Nhà đầu tư đổ xô làm điện mặt trời để được hưởng giá ưu đãi hơn 2.000 đồng (9,35 cent) một kWh trong 20 năm nếu vận hành trước 30/6, khiến lưới điện truyền tải một số khu vực quá tải.
                                                                             

Thứ Ba, tháng 7 09, 2019

Nghịch lý thừa - thiếu của ngành điện

khanh-hoa-moi-thau-du-an-nha-m-7956-3946

Nghịch lý thừa - thiếu của ngành điện

Sự bùng nổ của điện mặt trời hiện đã vượt gấp hàng chục lần so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Quy hoạch điện mặt trời trong Tổng sơ đồ VII chỉ có 850MW (đến năm 2020) nhưng hiện nay đã lên đến hơn 7.000MW. Điều này đã dẫn tới một loạt hệ lụy như ép giảm tải, dự án xếp hàng chờ bổ sung lên lưới điện mà chưa biết bao giờ mới đến lượt vì lưới điện đã quá tải…
Nghịch lý thừa - thiếu của ngành điện
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800 - 850MW điện mặt trời. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 11 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại VN, theo đó giá mua điện mặt trời là 9,35 US cent/kWh, có thời hạn đến 30/6/2019. 

Thực ra việc quá tải đã được nói đến rất nhiều từ cuối năm 2018. Theo EVN, chỉ trong vòng chưa đến một năm sau khi Thông tư số 16 ngày 12/9/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời có hiệu lực, EVN đã ký 54 hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư với tổng công suất gần 3.000MW, vượt mục tiêu của Tổng sơ đồ VII hiệu chỉnh (850MW trước 2020). Tại thời điểm đó, số lượng dự án điện mặt trời được cấp phép đã vượt gấp 9 lần so với Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) và nhiều hệ thống truyền tải đã quá tải, đầy tải nhưng Bộ Công thương vẫn xin bổ sung thêm 17 dự án.

Đặc biệt, nếu cuối tháng 4/2019, toàn hệ thống chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời nối lưới với tổng công suất chưa tới 150MW, thì đến ngày 30/6/2019 Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã đóng điện 82 nhà máy điện mặt trời với công suất là 4.464MW. Đây là kỷ lục trong suốt lịch sử ngành điện lực Việt Nam về số lượng các nhà máy điện mới đóng điện hòa lưới lần đầu tập trung trong một khoảng thời gian ngắn (chỉ 3 tháng). Như vậy, ở đây có nguyên nhân một phần là do các nhà đầu tư chạy đua đóng điện trước ngày 30/6/2019, đây là hạn cuối cùng để được nhận ưu đãi của Chính phủ.

Có việc chạy đua như vậy cũng là do chính sách thiếu cái nhìn tổng thể. Nếu không đưa ra một thời hạn mang tính chất bức bách như vậy thì các nhà đầu tư sẽ không phải đổ xô vào làm cho bằng được để hưởng mức ưu đãi của Nhà nước.

Nhiều nhà máy năng lượng tái tạo, kể cả điện mặt trời lẫn điện gió buộc phải giảm công suất để đảm bảo việc điều độ và dự kiến việc giảm tải này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Lý do: hạ tầng truyền tải điện không cho phép.

khanh-hoa-moi-thau-du-an-nha-m-7956-3946

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc buộc phải giảm công suất phát điện cả điện gió lẫn điện mặt trời là nghịch lý rất lớn.

Các cơ quan liên quan đã gần như bỏ quên khâu đầu tư vào truyền tải điện, nên đã xảy ra nghịch lý các nhà đầu tư đầu tư vào khâu phát điện thì lại không có khả năng bán điện do nơi mua điện không đủ khả năng tiếp nhận. Một lý do góp phần gây nên sự quá tải là hàng loạt nhà máy điện mặt trời tập trung ở 6 tỉnh miền Trung và miền Nam, gây áp lực rất lớn cho khả năng tải lượng điện phát ra từ điện mặt trời lên lưới. Nhiều công trình lưới điện đấu nối lưới điện khu vực rơi vào tình trạng đầy, quá tải.  Điển hình là đường dây 110kV Phan Rí - Ninh Phước. Đường dây này chỉ có công suất 100MW nhưng vừa qua có tới 10 dự án điện mặt trời đấu nối, khiến phải chịu tải lên đến 400MW.

Việc này đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đây cũng sẽ là lý do làm cho các nhà đầu tư mới về điện ngần ngại, không có gì đảm bảo cho việc họ sản xuất ra điện nhưng sẽ được mua hết. Trong khi Chính phủ đang ra sức khuyến khích các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo thì đây thực sự là nghịch lý vô cùng to lớn.

Ngày 26/6/2019, Hiệp hội điện gió Bình Thuận (BTWEA) đã gửi kiến nghị lên Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam phản ứng vì bị ép cắt giảm công suất phát điện. Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch BTWEA, cho biết trong tháng 6/2019, cơ quan điều độ hệ thống điện quốc gia đã ép các dự án điện gió phải cùng cắt giảm công suất với các dự án điện mặt trời mới hòa lưới. Tỷ lệ yêu cầu cắt giảm công suất từ 38-64% và ngày nào cũng bị cắt. Trước đây khi các doanh nghiệp này ký với EVN hợp đồng mua bán điện, không có điều khoản nào nói đến việc yêu cầu phải cắt giảm công suất.

Theo công văn trên: “Lưới điện bị quá tải và việc này là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chứ không phải lỗi của nhà đầu tư. Việc thiếu đồng bộ này gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho các nhà đầu tư, gây lãng phí và làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo”.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay EVN vẫn đang độc quyền truyền tải điện. Và lẽ ra trong thời điểm này nên tập trung xây dựng truyền tải, còn việc xây dựng nhà máy điện nên để các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tư nhân trong nước, như vậy vừa tận dụng được nguồn lực xã hội hóa, vừa tập trung cho nhiệm vụ chiến lược là đảm bảo có hệ thống hạ tầng truyền tải điện hiện đại, đồng bộ. Hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào khâu phát điện. Trong khi khâu truyền tải điện và bán điện vẫn là độc quyền của EVN, cho nên EVN nên tối đa đầu tư vào khâu truyền tải điện và cải thiện khâu bán điện.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, điện mặt trời hay điện gió là xu hướng của thế giới và Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp làm thì bây giờ ngành điện phải có trách nhiệm mua đủ và mua hết công suất của họ, không thể ép nhà đầu tư sản xuất ít lại được. Nếu để tình trạng ép sản xuất ít đi trong khi nhu cầu tiêu thụ cao, sẽ không chỉ gây thiệt cho nhà đầu tư, người tiêu dùng mà còn gây lãng phí tài nguyên quốc gia cũng như nguồn lực xã hội. Điều quan trọng hơn là mất lòng tin của doanh nghiệp.

Ai đền bù thiệt hại nếu các nhà máy năng lượng ngàn tỷ hoạt động không hết công suất? Ai sẽ đền bù niềm tin bị rơi rụng nơi các nhà đầu tư sau vụ việc này? Ai đang để cho điện mặt trời, điện gió phát triển vượt năng lực truyền tải? 

Điện thừa nhưng không thể lên lưới, người tiêu dùng chịu giá đắt đỏ. Bộ Công Thương và EVN đang giải ngược một bài toán...

Mỹ Hạnh (Theo Doanhnhansaigon.vn)