e

Thứ Ba, tháng 2 27, 2024

“Việt Nam đang nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á”

 

Đây là nhận định của GS Martin Andrew Green, người được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành điện năng lượng mặt trời, vừa gia nhập Hội đồng Giải thưởng VinFuture năm 2024.

Hôm nay (ngày 26/02), Quỹ VinFuture chính thức công bố Danh sách Hội đồng Giải thưởng VinFuture mùa giải 2024 với 11 thành viên là các nhà khoa học xuất chúng, có nhiều thành tựu đóng góp cho nhân loại. Đặc biệt, 3 gương mặt mới gia nhập Hội đồng Giải thưởng năm nay đã từng được vinh danh ở các mùa giải trước và đồng thời là những nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời, sinh học thực vật, hóa học khí quyển.

Năm 2024, Hội đồng Giải thưởng chào đón ba thành viên mới vừa gia nhập: GS Martin Andrew Green (Đại học New South Wales, Úc, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2023), GS Pamela Christine Ronald (Đại học California, Davis, Mỹ, chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học nữ), GS Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho Nhà khoa học nữ).

3 thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2024

“Việt Nam đang nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á”- Ảnh 1.

GS Martin Andrew Green là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2023. Ảnh: MH

Trong đó, GS Martin Andrew Green hiện là Giáo sư Khoa học và Giám đốc sáng lập Trung tâm Quang điện Tiên tiến tại Đại học New South Wales, Úc. Với đột phá trong việc phát minh ra công nghệ Bộ phát Thụ động và Tiếp điểm sau (PERC), nhóm nghiên cứu mà ông dẫn dắt đã giữ kỷ lục về việc cải thiện hiệu quả chuyển đổi năng lượng của pin mặt trời silicon trong ba thập kỷ, được xem là một trong 10 cột mốc quan trọng nhất lịch sử quang điện mặt trời. Vào năm 2021, pin mặt trời PERC đã chiếm tới 91,2% sản lượng mô-đun năng lượng mặt trời silicon được sản xuất trên toàn thế giới, từ đó trở thành thành phần chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo toàn cầu.

GS Martin Andrew Green đã được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bao gồm Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2018, Giải thưởng Nhật Bản 2021, Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ 2022, Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật 2023 và Giải thưởng Chính VinFuture 2023.

“Việt Nam đang nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á”- Ảnh 2.

GS Pamela Christine Ronald là thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture năm 2024. Ảnh: MH

Ở lĩnh vực sinh học, Hội đồng Giải thưởng có thêm thành viên là GS Pamela Christine Ronald. Bà là Tiến sĩ Sinh học phân tử và sinh lý học thực vật đồng thời là nhà nghiên cứu chính tại Viện Hệ Gene học Đổi mới tại Đại học California, Berkeley.

Với việc là đồng tác giả sách Tomorrow's Table: Organic Farming, genetics and the Future of Food (tạm dịch: Bàn ăn tương lai: Nông nghiệp hữu cơ, di truyền và tương lai thực phẩm) - GS. Pamela Christine Ronald từng được tạp chí Scientific American bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới ở lĩnh vực công nghệ sinh học. Năm 2022, GS. Ronald được trao Giải thưởng Wolf về Nông nghiệp - được coi là "giải Nobel của ngành nông nghiệp" và Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nữ. Ngoài ra, bà là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học (NAS) và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (AAAS).

“Việt Nam đang nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á”- Ảnh 4.

GS Susan Solomon là chủ nhân của Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nữ năm 2023. Ảnh: MH

GS Susan Solomon hiện là Giáo sư chức danh Lee và Geraldine Martin về Nghiên cứu Môi trường và Chủ nhiệm Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Trước đây, bà đảm nhận vai trò Giáo sư chức danh Ellen Swallow Richards về Hóa học Khí quyển và Khoa học Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts, Quyền Giám đốc tại Phòng Hóa học Khí quyển của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia và đặc biệt là Nhà Khoa học Cao cấp và Nhà Nghiên cứu Hóa học tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

GS Susan Solomon được công nhận rộng rãi với những đóng góp xuất sắc của mình trong việc làm sáng tỏ cơ chế gây ra "lỗ hổng" tầng ozon ở Nam Cực và nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về các tương tác phức tạp giữa hóa học khí quyển và biến đổi khí hậu. Với sự nghiệp xuất sắc, bà đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Huân chương Khoa học Quốc gia Mỹ năm 1999, Giải thưởng Môi trường Volvo năm 2009, Giải thưởng Crafoord của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển năm 2018, và Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nữ năm 2023. Đặc biệt, trong năm 2008, bà được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.

“Việt Nam đang nỗ lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á”- Ảnh 5.

GS Martin Andrew Green phát biểu sau khi được Giải thưởng Chính VinFuture 2023. Ảnh: MH

Khi nhận lời tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture, GS. Martin Andrew Green bày tỏ: "Tôi rất ấn tượng về quá trình VinFuture vươn lên trở thành một trong những giải thưởng hàng đầu thế giới chỉ trong vòng ba năm ngắn ngủi. Bản thân tôi đặc biệt quan tâm đến vai trò của Việt Nam trong nỗ lực đi đầu quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á thông qua sản xuất và sử dụng pin mặt trời. Do vậy, tôi rất vui mừng khi được tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Tôi cam kết đóng góp tích cực để phát huy thành quả vững chắc mà Hội đồng đã xác lập trong những năm qua, bằng việc lựa chọn và đưa ra quyết định tôn vinh những nhà đổi mới tiên phong xứng đáng nhất".

Về vai trò của những thành viên mới, GS Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, cho biết: "Ba thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng sẽ mang đến những góc nhìn quan trọng cho các lĩnh vực then chốt mà chúng tôi nhận được rất nhiều đề cử mạnh. Sự bền vững thường được xem là yếu tố khó cân bằng với nhu cầu cung cấp năng lượng cho mọi cộng đồng trên toàn cầu. Do đó, các thành viên mới của Hội đồng sẽ mang đến kinh nghiệm dày dạn và chuyên môn sâu rộng ở những lĩnh vực này".

Danh sách chính thức của Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2024 gồm 11 thành viên:

1. Chủ tịch Hội đồng: Giáo sư Sir Richard Henry Friend, FRS – Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, Giải thưởng Millennium Technology năm 2010

2. Giáo sư Pascale Cossart – Viện Pasteur Paris, Pháp

3. Giáo sư Đặng Văn Chí – Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ

4. Giáo sư Soumitra Dutta – Đại học Oxford, Vương quốc Anh

5. Giáo sư Martin Andrew Green – Đại học New South Wales, Úc, Giải thưởng Millennium Technology năm 2022, Giải thưởng Chính VinFuture năm 2023

6. Tiến sĩ Xuedong David Huang – Tập đoàn Zoom, Mỹ

7. Giáo sư Daniel Merson Kammen – Đại học California, Berkeley, Mỹ

8. Giáo sư Sir Konstantin (Kostya) S. Novoselov, FRS – Đại học Manchester, Vương Quốc Anh và Đại học Quốc gia Singapore, Singapore, Giải thưởng Nobel Vật Lý năm 2010

9. Giáo sư Pamela Christine Ronald – Đại học California, Davis, Mỹ, Giải Wolf về Nông nghiệp và Giải Đặc biệt VinFuture 2022

10. Giáo sư Susan Solomon – Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, Giải thưởng Môi trường Volvo năm 2009 và Giải Đặc biệt VinFuture năm 2023

11. Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS – Đại học Harvard, Mỹ, Giải thưởng A.M. Turing năm 2010

Giải thưởng VinFuture mùa 4 đang tiếp nhận đề cử từ 14 giờ ngày 09/01/2024 tới 14 giờ ngày 17/04/2024 (theo giờ Việt Nam, GMT+7). Những đề cử nộp sau thời hạn này sẽ được tự động chuyển sang xét duyệt cho mùa giải năm 2025. Sau 3 năm triển khai, Giải thưởng đã thu hút gấp 3 lần số lượng đề cử - từ 599 đề cử ở năm đầu tiên lên đến 1.389 đề cử vào năm 2023.

THeoSoha

Thứ Hai, tháng 2 26, 2024

Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác

 Thừa Thiên-Huế đang sắp cho vận hành chính thức nhà máy xử lý rác thải và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh mỗi năm.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác

Dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn (Thừa Thiên-Huế) Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021 với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch khoảng 11,234ha (bao gồm bãi chôn lấp tro bay, trạm phát điện và các công trình phụ trợ khác) tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 2).

Hôm qua (21/2), ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở giữa) cùng các sở ngành liên quan đã có buổi kiểm tra hoạt động của nhà máy trước khi cho vận hành chính thức vào tháng 3/2024.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 3).
Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 4).

Nhà máy áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm (bao gồm thời gian xây dựng và thời gian vận hành dự án). Dự án có công suất xử lý rác thải sinh hoạt 600 tấn/ngày, có thể tạo ra 12MW/h năng lượng xanh, sau khi hoàn thành xây dựng xong mỗi năm sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 5).
Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 6).
Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 7).

Theo quy trình, rác thải cung cấp cho nhà máy do Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đảm trách. Rác trước khi nhập vào được cân, có hệ thống camera giám sát. Rác thải nhập vào khu vực chứa được khép kín, không để mùi hôi bay ra ngoài môi trường, sau đó sẽ được đưa vào lò đốt.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 8).

Hệ thống turbine điện của nhà máy điện rác Phú Sơn. Theo quy trình, rác thải được đốt cháy ở nhiệt độ cao trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra hơi nước và khí thải. Hơi nước và nhiệt lượng sẽ giúp turbine hoạt động tạo ra điện năng.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 9).
Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 10).

Tro xỉ của rác thải sau khi đốt cháy sẽ được thu gom và sàng lọc để tái sử dụng. Tất cả các quy trình này đều được giám sát chặt chẽ qua hệ thống camera.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 11).

Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua nhiều hệ thống, đảm bảo các thông số an toàn, sau đó được tuần hoàn sử dụng trong nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường tự động được lắp đặt tại nhà máy và các thông số báo về sở Tài nguyên và Môi trường.

Dân sinh - Cận cảnh nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ… rác (Hình 12).

Tại buổi kiểm tra, ông Phan Quý Phương nhấn mạnh, Nhà máy xử lý rác Phú Sơn là một trong những dự án đầu tiên tại địa phương đưa công nghệ tiên tiến vào giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt phát sinh, tạo ra nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường. Đồng thời, Dự án cũng góp phần giúp thành phố Huế tiếp cận với công nghệ xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch chung về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố.

Thông tin từ Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế, trong quá trình vận hành thử nghiệm, kể từ ngày 1/9/2023 đến ngày 18/2/2024, công ty đã nhập vào xưởng tổng lượng rác là 43.422,88 tấn (trong đó, lượng rác lượng rác trong dịp Tết Nguyên Đán từ 01/02/2024 đến 10/02/2024 (Mùng 01 Tết Nguyên đán) là 6697,72 tấn, ngày nhập nhiều nhất vào ngày 08/02/2024 (29 Tết Nguyên đán) là 857,78 tấn); Khối lượng rác đưa vào lò đốt là 28.299,5 tấn. Lượng điện phát ra là 14.636.300 kWh, lượng điện truyền tải lên lưới là 12.497.800 kWh
TheoNguoiduatin

Chủ Nhật, tháng 2 25, 2024

Việt Nam nhắm mục tiêu đến năm 2030 sản xuất 100.000-500.000 tấn hydro/năm

 


Mô hình về sản xuất hydro từ nước biển.
Mô hình về sản xuất hydro từ nước biển.

Việt Nam đặt ra mục tiêu là đến năm 2030 sẽ sản xuất 100.000-500.000 tấn hydro mỗi năm, là một phần trong nỗ lực chuyển đổi năng lượng, theo nội dung bản chiến lược phát triển hydro của đất nước này vừa được phê duyệt trong tháng và công bố ở Hà Nội hôm thứ Năm 22/2, các trang web của Reuters và H2 View cho hay.

Reuters và H2 View dẫn lại văn bản của chính phủ Việt Nam cho biết rằng chiến lược phát triển năng lượng hydro của đất nước này hy vọng sẽ đưa Việt Nam tiến đến sản xuất được 10-20 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050, sử dụng cả năng lượng tái tạo lẫn thu hồi carbon.

Văn bản có đoạn viết rằng việc sản xuất, phân phối và sử dụng hydro sẽ giúp "đáp ứng các mục tiêu quốc gia của đất nước về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và đạt được mục tiêu về phát thải bằng 0 vào năm 2050".

Hydro được xếp loại là năng lượng 'xanh' khi nó được tách ra từ nước bằng phương pháp điện phân dùng năng lượng tái tạo và được coi là rất quan trọng để giúp khử carbon của hoạt động công nghiệp, tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn đắt đỏ và đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Vẫn theo văn bản của chính phủ Việt Nam, được Reuters và H2 View trích dẫn, nếu đạt được sản lượng hydro đầy tham vọng như nêu trên, nguồn năng lượng đó sẽ phần nào thay thế khí đốt tự nhiên và than tại các nhà máy điện vào năm 2030. Bên cạnh đó, văn bản viết rằng hydro cũng sẽ được sử dụng trong ngành vận tải, sản xuất phân bón, thép và xi măng.

Bản chiến lược của Việt Nam cũng nêu ra rằng đến năm 2050, hydro sẽ đóng vài trò trong 10% hoạt động phát điện của đất nước cùng lúc Việt Nam phấn đấu đáp ứng mục tiêu Net Zero (phát thải ròng bằng 0) vào giữa thế kỷ.

Chính phủ Việt Nam nói rằng mục tiêu tổng thể của chiến lược là phát triển hệ sinh thái hydro của đất nước trong một loạt các lĩnh vực sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Việt Nam sẽ huy động cả nguồn vốn công lẫn tư để sản xuất hydro, bao gồm ngân khoản từ việc phát hành trái phiếu xanh và từ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), một chương trình tài trợ được tạo thành bằng các khoản đầu tư cổ phần, viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ các nước thành viên Nhóm G7, các ngân hàng đa phương và các bên cho vay tư nhân.

Ngoài ra, chiến lược còn đặt ra kế hoạch xây dựng và bổ sung các quy định về phát triển năng lượng tái tạo nhằm thiết lập “nền tảng pháp lý vững chắc, minh bạch và thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của năng lượng mới và tái tạo”.

Việt Nam cũng tỏ ý khuyến khích các bên hiện đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch “tích cực chuyển đổi” sang sản xuất và sử dụng hydro bằng cách phát triển các cơ chế thu hút đầu tư vào hydro.

    TheoVOV

    Điện gió Lào ào về Việt Nam?

     

    Thông tin được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra trong báo cáo vừa gửi Bộ Công Thương về chủ trương nhập khẩu điện gió từ Lào về Việt Nam đi qua khu vực Quảng Trị.

    z5187905463674-08de371d03b9eb7d553bcd50713f97fe-1708743187.jpg

    Một loạt chủ đầu tư điện gió tại Lào đang muốn bán điện cho Việt Nam qua đường dây truyền tải liên miền. Chỉ riêng đề xuất bán điện gió qua các đường dây truyền tải tại Quảng Trị, các dự án của bên bán có thể cung cấp hơn 4.000MW, lớn hơn rất nhiều so với khả năng giải tỏa công suất bên phía Việt Nam.

    Đề xuất bán hơn 4.100MW

    Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong số này có Công ty TNHH đầu tư và thương mại Vinacom nhiều lần có kiến nghị EVN về việc đã triển khai dự án điện gió Savan 1 tại tỉnh Savanakhet (Lào) với công suất 495MW.

    Qua làm việc với EVN, khả năng giải tỏa công suất của dự án Savan 1 thông qua trạm biến áp (TBA) 220kV Lao Bảo có thể lên tới 300MW, trong bối cảnh trạm 500kV Hướng Hóa (có khả năng giải tỏa công suất cao hơn - PV) chưa đi vào vận hành.

    Dự kiến dự án đưa vào khai thác trước ngày 31-12-2025. Vì vậy, Công ty Vinacom đề xuất EVN có kiến nghị tới Bộ Công Thương về chủ trương nhập khẩu dự án điện gió Savan 1 và cam kết đưa dự án vào vận hành năm 2025 để góp phần cung ứng điện cho miền Bắc Việt Nam.

    Đồng thời, doanh nghiệp này cũng cam kết chỉ đưa vào vận hành 300MW trong thời gian TBA 500kV Hướng Hóa chưa đi vào vận hành. Toàn bộ công suất dự án là 495MW sẽ chỉ được vận hành sau khi trạm 500kV Hướng Hóa đi vào vận hành.

    Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, EVN nhắc tới đề xuất của doanh nghiệp này và cho hay có nhiều nhà đầu tư điện nói chung và điện tái tạo từ Lào đang muốn bán điện cho Việt Nam.

    Trong đó, cụm nhà máy điện gió Savan 1 và 2 (công suất 2x495MW) hiện đã ký hợp đồng phát triển dự án (PDA) với Chính phủ Lào; nếu được phê duyệt chủ trương nhập khẩu năm 2023, dự án Savan 1 sẽ đưa vào vận hành năm 2025 và bán điện cho Việt Nam.

    Cùng với đó là các dự án như điện gió Savannakhet và Salavan (công suất 2x756MW), dự kiến đấu nối theo đường dây 220kV mạch kép tới TBA 500kV Hướng Hóa.

    Dự án điện gió AMI Savanakhet (công suất 187,2MW) có phương án đấu nối với đường dây 200kV mạch đơn vào thanh cái 200kV trạm 500kV Hướng Hóa. Nhà đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ công trình lưới điện phục vụ đấu nối, gồm cả đường dây từ biên giới Lào - Việt Nam về TBA 500kV Hướng Hóa.

    Với hai dự án điện gió RT Savannakhet V1 (880MW) và Saravane ARL1 (380MW), phương án đấu nối sẽ là thu gom chung tại TBA 500kV của Lào, xây dựng đường dây 500kV mạch đơn đến TBA 500kV Xebahieng trên lãnh thổ Lào. Sau đó xây dựng đường dây 500kV mạch kép từ TBA 500kV Xebahieng đến TBA 500kV Hướng Hóa.

    Dự án có tiến độ vào quý 4-2025 nhà đầu tư sẽ xây dựng toàn tuyến đường dây từ Lào về Việt Nam.

    EVN cũng nhận được đề nghị của Tập đoàn ASEAN Group về việc xem xét phương án đấu nối các dự án điện gió với tổng công suất 1.000MW từ Lào về hệ thống điện Việt Nam. Nhà đầu tư này đề xuất 5 dự án điện gió đấu nối tại các khu vực khác nhau.

    Như vậy, tính đến tháng 10-2023, EVN cho biết đã nhận được đề xuất bán điện gió từ Lào về Việt Nam với tổng công suất 4.149MW chỉ đi qua khu vực tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, công suất nhập khẩu điện từ Lào về qua khu vực này phụ thuộc lớn vào tiến độ các công trình lưới điện truyền tải.

    Trong đó, nếu hoàn thành TBA 500kV Hướng Hóa và các đường dây đấu nối (dự kiến từ cuối năm 2027), khả năng tiếp nhận và giải tỏa công suất khu vực này chỉ ở khoảng 2.500MW.

    Đối với giai đoạn trước khi có TBA 500kV Hướng Hóa và các đường dây đấu nối, cơ bản chỉ có thể tiếp nhận từ 200 - 300MW nguồn điện từ Lào trong các tháng mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 9).

    Với các tháng còn lại của năm, nếu tất cả các nguồn đều phát cao công suất sẽ gây đầy tải, quá tải, phải điều chỉnh giảm công suất.

    Vì vậy, EVN cho rằng tổng công suất nguồn điện gió được đề xuất đấu nối về khu vực Quảng Trị đến thời điểm hiện nay là 4.149MW, đã vượt quá khả năng tiếp nhận của lưới điện khu vực, đặc biệt trong thời gian chưa đưa vào vận hành TBA 500kV Hướng Hóa và các đường dây đấu nối (dự kiến cuối năm 2027).

    Nhiều băn khoăn mua điện tái tạo?

    EVN cho rằng khi nguồn điện mới trong Quy hoạch điện 8 đảm bảo tiến độ thì miền Trung, miền Nam có thể đáp ứng hoàn toàn.

    Với khu vực miền Bắc, cung ứng điện giai đoạn 2024 - 2030 hết sức khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện vào thời điểm cuối mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm) và thiếu điện năng từ năm 2025.

    Do đó, việc tăng nhập khẩu điện từ Lào sẽ giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu cho phụ tải, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong các năm tới.

    Theo quy định của Thủ tướng, mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho loại hình nhà máy điện gió là 6,95 cent/kWh (tương đương 1.700 đồng theo tỉ giá hiện hành) và chỉ áp dụng đối với các nhà máy điện vận hành thương mại trước ngày 31-12-2025.

    Đối với toàn bộ hoặc một phần dự án điện gió vận hành thương mại sau ngày 31-12-2025, giá điện sẽ phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, các nhà máy điện kể trên hầu hết đi vào vận hành thương mại vào thời điểm 2025 hoặc sau 2025. Điều này gây khó khăn cho tập đoàn này trong đàm phán giá với các nhà máy điện.

     

    Chưa kể, về mặt kỹ thuật và thương mại còn một số khó khăn, vướng mắc.

    Đó là khả năng nhập khẩu phụ thuộc vào tiến độ đưa vào vận hành TBA 500kV Lao Bảo và các công trình lưới điện đấu nối. Khung giá điện gió nhập khẩu từ Lào cũng chỉ có hiệu lực áp dụng từ 31-12-2025 và hiện chưa có hướng dẫn bổ sung nên EVN chưa có cơ sở trình chủ trương nhập khẩu với các dự án vận hành thương mại sau năm 2025.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Mai Duy Thiện - chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam - cho rằng việc mua điện từ Lào không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn đáp ứng các mục tiêu khác nhau nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam - Lào.

    Tuy nhiên, việc mua điện phải đáp ứng các yêu cầu, quy định của chính phủ hai nước về quy hoạch, phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo an toàn hệ thống và quy trình mua bán điện nói chung.

    Mua điện từ Lào giá rẻ hay đắt?

    Các nguồn điện gió trong nước nếu áp dụng giá FIT 8,5 UScent/kWh với điện gió trong đất liền và 9,8 UScent/kWh với điện gió trên biển thì các nguồn điện gió nhập khẩu từ Lào có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều - chỉ 6,95 UScent/kWh.

    Còn nếu so với các nguồn điện gió chuyển tiếp, giá trần của khung giá phát điện áp dụng cho các dự án điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh (tương đương 6,42 UScent/kWh), điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh (tương đương 7,34 UScent/kWh), giá trần điện gió nhập khẩu từ Lào hiện tại cao hơn giá trần của các dự án điện gió trong đất liền và thấp hơn các dự án điện gió trên biển.

    Tuy nhiên khi nhập khẩu điện gió từ Lào, phía Việt Nam sẽ giảm được nguồn vốn cần đầu tư ban đầu cũng như không phải có các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường xã hội trong nước đối với địa điểm dự án.

    Bộ Công Thương phản hồi gì?

    Phản hồi các kiến nghị của EVN, Bộ Công Thương cho hay trước khi trạm biến áp 500kV Lao Bảo đưa vào vận hành thì khả năng tiếp cận công suất nhập khẩu từ Lào về Việt Nam tại Quảng Trị bị hạn chế với mức tối đa là 300MW trong mùa khô.

    Trong khi hai dự án Savan 1 và Ami Savnakhet kiến nghị bán điện về Việt Nam giai đoạn năm 2025, tổng công suất hai dự án đã vượt quá khả năng hấp thụ công suất của lưới truyền tải khu vực khi dự án đi vào vận hành.

    Do đó, Bộ Công Thương cho rằng hồ sơ cần cập nhật đầy đủ tiến độ và tình trạng triển khai của nguồn và lưới điện khu vực giai đoạn đến 31-12-2025, đánh giá kỹ tiến độ dự kiến vận hành từng dự án và tình trạng các đường dây truyền tải được đấu nối để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đề xuất chủ trương đầu tư.

    Theo đó, bộ yêu cầu EVN chỉ trình chủ trương nhập khẩu điện với quy mô dự án phù hợp, đảm bảo khả năng giải tỏa công suất và sự ổn định của lưới điện khu vực.

    Cảnh báo thừa công suất

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng việc nhập khẩu điện từ Lào ngày càng gia tăng là một xu thế trao đổi kinh tế thị trường hợp lý và đôi bên cùng có lợi.

    Lào có tiềm năng lớn về thủy điện (khoảng 26.000 - 30.000MW) và điện gió (tiềm năng khoảng 6.000 - 8.000MW) là các nguồn năng lượng sạch với giá thành hợp lý, trong khi thị trường trong nước tương đối nhỏ.

    Các khu vực phát triển dự án phần lớn tập trung tại các tỉnh biên giới với Việt Nam, thuận lợi cho việc xây dựng tuyến truyền tải điện.

    * Ông đánh giá thế nào khi ngày càng có nhiều dự án điện tái tạo muốn bán điện cho Việt Nam?

    - Với Việt Nam, đây là một nguồn cung cấp điện với giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu điện cũng như phụ tải ngày càng cao của Việt Nam.

    Hiện nay, việc xây dựng các nguồn cung cấp điện ổn định và sạch tại Việt Nam đòi hỏi thời gian, vốn đầu tư lớn, giá thành cũng không cạnh tranh như các dự án tại Lào. Điều này dẫn tới ngày càng có nhiều dự án được phát triển tại Lào và muốn bán điện cho Việt Nam.

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thời điểm này đã hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ cho việc triển khai nhập khẩu điện từ Lào trên quy mô lớn.

    * Tuy vậy, khả năng hấp thụ công suất có hạn do đường truyền tải và nhu cầu hệ thống. Vậy chúng ta giải quyết bài toán này thế nào?

    - Việc nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng truyền tải điện năng, các đường dây đấu nối liên kết khu vực. Hiện chúng ta mới đang triển khai các công tác để nhập khẩu được trong phạm vi 400 - 600MW điện từ Lào và giai đoạn sau 2030 có thể nâng cao hơn.

    Cũng cần lưu ý khả năng tích hợp vào hệ thống điện của Việt Nam.

    Ở miền Bắc nhu cầu cao vào các tháng 6, 7, 8 khi nắng nóng, trong khi điện gió của Lào (và cả khu vực Quảng Trị) phát được rất thấp vào mùa này. Do vậy cần phải tính toán kỹ và cân nhắc để đảm bảo tối ưu và cân bằng hệ thống điện từ các nguồn khác.

    Trong bối cảnh đường truyền tải chưa đồng bộ thì việc phát triển lưới truyền tải là một nhu cầu cấp bách, cần phải tháo gỡ các ràng buộc để cho tư nhân có thể tham gia đầu tư.

    Giá và phí truyền tải điện cần phải được tính đúng và đủ để khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm giải tỏa công suất phát.

    Theo tôi, để triển khai nhập khẩu điện từ Lào, cần phải đảm bảo các điều kiện như thống nhất về chủ trương chính sách của hai bên, ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác hiệu quả nhất, chi phí giá có lợi nhất và giải tỏa được các quan ngại về an ninh cung cấp điện...

     Theo NGỌC AN/Tuổi trẻ