e

Thứ Hai, tháng 10 31, 2011

Thăm Trụ sở chính Liên Hợp Quốc - New York






Trong thời gian đến New York, chúng tôi đã tham quan Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Đây là nơi tập trung các cơ quan đầu não như Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) đồng thời là nơi làm việc, họp hành của vô số nguyên thủ quốc gia, đại sứ, các phái đoàn quốc tế... , và cũng là địa điểm làm việc của khoảng 3.400 nhân viên, vì vậy trụ sở LHQ là một trong những điểm tham quan thu hút du khách.

Liên Hiệp Quốc ( viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, LHQ có 193 thành viên (Nam Sudan mới gia nhập ngày 14/7/2011) bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. LHQ sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nhatiếng Trung.

Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của LHQ hiện nay là Tổng thư kí, đương nhiệm là Ngài Ban Ki-moon, người Hàn Quốc.



Kinh phí hoạt động của LHQ được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên.

Toà nhà trụ sở LHQ hiện nay được xây dựng trên một khu đất rộng 7 ha tại khu Manhattan, New York trong giai đoạn từ năm 1949 tới 1950. Khu đất này được tỷ phú J.D. Rockerfeller mua với giá 8.5 triệu dollar và tặng khu đất này cho LHQ.Trụ sở LHQ chính thức mở cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951.




Từ xa Trụ sở chính của LHQ rất dễ được nhận ra giữa muôn vàn các cao ốc tại phía đông khu Manhattan (New York) bởi đó là một tòa nhà có kiến trúc khá đặc biệt, rộng nhưng mỏng

Trên thực tế, quần thể trụ sở chính của LHQ không chỉ có tòa nhà chính cao 39 tầng dành cho các cơ quan của LHQ mà còn có 3 khối nhà khác gồm tòa nhà của Đại hội đồng (General Assembly building); khu hội nghị và Dag Hammarskjold Library (mới được bổ xung xây dựng năm 1961).

Quần thể này được thiết kế bởi 11 kiến trúc sư, trong đó phụ trách chính là Wallace K. Harrison (người Mỹ) là cố vấn của Nelson Rockefeller (con trai của Tỷ phú J.D.Rockerfeller) .Nghe nói thay vì tổ chức một cuộc thi chọn các mẫu thiết kế, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi sự hợp tác của các kiến trúc sư hàng đầu thế giới, thuộc nhiều quốc gia khác nhau. KTS Wallace K. Harrison là người đứng đầu nhóm thiết kế, và các kiến trúc sư khác đến từ Liên Xô, Bỉ, Canada, Pháp, Trung Quốc, Thụy Điển, Brazil, Anh, Australia và Uruguay. 50 bản thiết kế khác nhau đã được cân nhắc trước khi phương án cuối cùng được lựa chọn. Phần cơ bản của thiết kế được sử dụng dựa trên phương án của KTS người Pháp, Le Corbusier.

Điểm nhấn của tòa nhà chính là hai mặt hướng tây và đông hoàn toàn được bao phủ bởi kính giảm nhiệt màu xanh, hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời. Các khoang thoát khí được bố trí ở tầng 6, 16, 28 và 38 có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Hai mặt hẹp hơn ở hướng bắc và nam sử dụng đá . Nghe nói khi thiết kế được thông qua, cũng có một số ý kiến không tán đồng bởi nhiều người cho rằng tòa nhà có nguy cơ cháy rất cao. Nhưng trên thực tế, ở đây có hệ thống phòng cháy tốt, đặc biệt là đội ngũ chuyên nghiệp trong việc chống cháy. Toàn bộ tòa nhà được xây dựng với khoản vốn vay không tính lãi 65 triệu USD từ Chính phủ Mỹ. Trụ sở chính của LHQ là khu vực "quốc tế", thuộc về tất cả các quốc gia thành viên. Nơi đây có lực lượng an ninh, cứu hộ, hành chính... riêng biệt.


Chúng tôi đến phía trước tòa nhà để chụp ảnh và đập ngay vào mắt là hình ảnh một khẩu súng lục bị bẻ cong nòng, tượng trưng cho nhiệm vụ giữ gìn hòa bình chống bạo lực chiến tranh và giải trừ quân bị trên thế giới của LHQ. Trong công viên ngoài trời phía bên tay phải trụ sở, cũng có một bức tượng mang ý nghĩa tương tự. Tượng đài “Beat Swords into Plowshares” (hình một người đang cầm búa đập xuống thanh gươm) chính là nguồn cảm hứng mà vua nhạc pop Michael Jackson đã đưa vào ca khúc bất hủ “Heal The World”. Thanh kiếm lưỡi cày là một khái niệm mà trong đó vũ khí quân sự hoặc các công nghệ quân sự được chuyển đổi cho các ứng dụng hòa bình dân sự. Rất tiếc là trong thực tế nhiều nước đã lợi dụng LHQ để can thiệp vào nền độc lập và dân chủ của các nước khác như tình hình ở Trung Đông và Châu Phi gần đây.











Trước khi vào tham quan trụ sở LHQ, vì lý do an toàn, mọi du khách đều phải hoàn tất các thủ tục an ninh (qua máy soi, tháo giày, tháo cả thắt lưng…). Nhưng bù lại, sau phần kiểm tra an ninh phiền toái, bạn sẽ được đặt chân vào một trong những công trình từng ghi lại bao dấu ấn, bao sự kiện lịch sử. Không gian rộng lớn nơi đây dễ làm những du khách mới đến lần đầu choáng ngợp. Dọc hai bên lối đi là những gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, các tranh ảnh, hiện vật ở khắp nơi trên thế giới như bức tường kính màu sặc sỡ, một lá cờ của LHQ bị rách nát với dòng chữ “Fallen for the Cause of Peace”…

Qua khỏi những gian trưng bày là một hành lang rộng, nơi người người qua lại tấp nập. Đó là nơi treo các bức tranh chân dung của các đời Tổng Thư ký LHQ.



Nhưng điều thu hút nhất, khiến mọi du khách từ khắp nơi trên thế giới khi tới đây đều phải dừng chân đứng lại, đó là hai hàng cột cờ chạy dọc hành lang. Đây là nơi treo quốc kỳ của tất cả thành viên LHQ theo vần ABC. Du khách nước nào thường tìm đến quốc kỳ của nước mình chụp ảnh.







Tiếp theo hành lang quốc kỳ là gian hành lang trưng bày các tặng phẩm. Mỗi một thành viên LHQ đem đến trụ sở này một món quà để trưng bày. Món quà này vừa là tặng phẩm của quốc gia thành viên, cũng vừa là hình ảnh tiêu biểu mà quốc gia đó muốn giới thiệu với bè bạn quốc tế về đất nước mình. Bạn sẽ khám phá ở đây nhiều nét văn hóa khác lạ, từ châu Âu tới châu Á, từ châu Mỹ tới châu Phi. Đó là những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc của Trung Quốc, hay những chiếc thuyền gỗ tuyệt mỹ của Thái Lan… Còn Việt Nam mang tới đây một chiếc trống đồng Ngọc Lũ – loại trống đồng đẹp nhất ở nước ta.

Bạn có thể đến phòng đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, rất nhiều bức ảnh, áp phích giới thiệu những hoạt động, những thành tựu của LHQ, trong đó có cả giải thưởng Nobel Hòa Bình. Đừng quên quan sát kỹ gian phòng này. Nó được thiết kế giống như một nhà hát kịch, trong đó, nơi các nguyên thủ, đại sứ, phái đoàn… ngồi họp là sân khấu chính, còn các hàng ghế khán giả phía dưới là chỗ dành cho phóng viên. Vì lý do an ninh, du khách chỉ được phép ngồi phía trên “khán đài” nhìn xuống “sân khấu”, chứ không được đến tận nơi cho thỏa sự tò mò.







Khi đến chúng tôi thấy phía hàng rào xung quanh Trụ sở treo các bảng hiệu lớn chống thử vũ khí nguyên tử và chào đón ngày thế giới đạt 7 tỷ người.

















Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. đến nay đã gần 35 năm.Kể từ đó, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc ngày càng phát triển. Việt Nam đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc như ủy viên không thường trực của Hội Đồng bảo An LHQ.

Thứ Sáu, tháng 10 28, 2011

Thăm Tượng Nữ Thần Tự Do - New York



Bất kỳ du khách nào khi đến nước Mỹ cũng đều muốn ghé thăm tượng Nữ Thần Tự Do một trong những biểu tượng của nước Mỹ,nên trong chương trình tham quan New York có bố trí cho chúng tôi đi thăm Tượng Nữ thần tự do.
Bức tượng nằm trong Vịnh Thượng New York trên Đảo Liberty

Tượng Nữ thần Tự do ( Liberty Statue ) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cửa sông Hudson nhìn ra cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế cao 46m, được đặt trên bệ khổng lồ hình ngôi sao cao 47m do kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế, khiến chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất tới 93m và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là một kỷ vật tượng trưng cho tình cảm của nước Pháp đối với cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, cuộc Cách mạng mà nhiều người Pháp đã chiến đấu và đổ máu cho nền Độc Lập và Tự Do của Bắc Mỹ trao tặng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nước Mỹ ký kết bản Tuyên Bố Ðộc Lập khỏi vương quốc Anh.

Đầu tiên chúng tôi phải qua trạm an ninh kiểm soát rồi xuống tầu thủy “ Statue cruises “ đi đến đảo Liberty. Khi lên đảo mới thấy vị trí đặt tượng thật hấp dẫn và có sức cuốn hút du khách. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia cầm một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ.









Nghe nói bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe. Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York vào ngày khánh thành tượng .Đó cũng là lần đầu tiên công chúng New York chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa



.








Tượng Nữ thần Tự do được Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý từ năm 1933 Cùng với vé tầu thủy nếu du khách chỉ dừng chân trên đảo để chụp ảnh tượng thì miễn phí, nếu muốn vào tham quan bảo tàng ở bệ tượng hay trèo lên đến phần mũ miện thì phải mua vé. Có khi phải đặt trước qua mạng vì hạn chế số người tham quan lên cao.

Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6 m, miệng rộng 91 cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8 m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4 m. Trên chân Tượng Nữ Thần Tự Do có xiềng sắt tượng trưng cho việc lật đổ chính quyền tàn bạo, tay trái nắm bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, trên đầu Tượng đội chiếc mũ có bảy đường tia sáng chiếu khắp bảy đại dương, bảy đại châu. Trong ruột Tượng Nữ Thần Tự Do có cầu thang xoáy trôn ốc, có thể leo lên được vùng đầu, tương đương với leo một ngôi nhà lầu cao 12 tầng. Phần sườn thép bên trong, chịu áp lực của bức tượng, đã được vẽ kiểu và thực hiện do kỹ sư Gustave Eiffel, cha đẻ của Tháp Eiffel, ngọn tháp được xây dựng vào năm 1889 và cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp.



Tượng Nữ Thần Tự Do lớp bên ngoài làm bằng đồng nguyên chất khi mới có màu đỏ nhưng nay biến thành màu xanh xám do phản ứng hóa học giống như rỉ sét vì tiếp xúc với muối biển và những chất khác trong không khí.



Đứng dưới bức tượng hùng vĩ, thả tầm ngắm ra sông nhìn về phía thành phố New York với những dảy nhà cao chọc trời, dưới làn gió mát rượi mới thấy phong cảnh thật ngoạn mục.

Chào mừng Tượng Nữ Thần Tự Do tròn 125 tuổi ( 28/10/1886 - 28/10/2011)


Thứ Hai, tháng 10 24, 2011

Thăm New York - Mỹ







Cửa ngõ đầu tiên mà chúng tôi đã đặt chân đến nước Mỹ là sân bay quốc tế John F. Kennedy .Xây dựng bắt đầu vào năm 1943 sân bay mang tên sân bay quốc tế John F. Kennedy vào ngày 24 tháng 12 năm 1963, một tháng sau khi vụ ám sát Tổng thống thứ 35 của Mỹ là John F. Kennedy. Có 9 terminal ( đầu mối các tuyến bay ). Sân bay quốc tế John F. Kennedy tọa lạc tại
Jamaica, Queens, ở Đông Nam Thành phố New York .

JFK là cửa ngõ hành khách quốc tế hàng đầu đến Hoa Kỳ và cũng là cửa ngõ vận chuyển hàng hóa hàng đầu đến Mỹ tính theo giá trị hàng vận chuyển.Các du khách đến sân bay này bắt buộc phải khai nhập cảnh vào Mỹ và qua trạm kiểm soát an ninh rất chặt chẽ

Sân bay do Cảng vụ New York và New Jersey quản lý vận hành, cơ quan này cũng quản lý ba sân bay khác của Vùng đô thị Thành phố New York. Trong số này, JFK là sân bay lớn nhất. Đây là sân bay trung tâm của hãng American Airlines.Gần 100 hãng hàng không từ 50 quốc gia đang hoạt động bay thường xuyên từ JFK.Dù Sân bay JFK nổi tiếng là sân bay trung tâm quốc tế hàng đầu của Thành phố New York và Hoa Kỳ, sân bay này cũng phục vụ các tuyến nội địa, phần lớn đến Bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.


Sân bay J.F .Kennedy - New York

Sau khi lấy hành lý ra cổng sân bay chuẩn bị về khách sạn ở New York chờ hơn 2 tiếng mà cả đoản sững sờ vì o thấy hương dẫn viên đâu, sau đó mới biết một du khách trong đoàn bị hải quan giữ lại o cho nhập cảnh(tuy có visa) sau thuyết phục mãi mới giải quyết xong.





Tại chỗ lấy hành lý của sân bay J.F.Kennedy




Chúng tôi được đưa về ở khách sạn Sheraton Newark – 128 Frontage Road,NewarkNJ 07114, ở đây 2 ngày đêm.










Sau đó tối đến khu China Town để ăn phở Việt.Khi đến nơi thấy khu này không khác gì Chợ Lớn TpHCM, vỉa hè còn để đầy túi rác mà xe rác chưa kịp lấy, hè phố cũng o được sạch, các của sổ treo cả quần áo chĩa ra ngoài đường. Nhưng các cửa hiệu trang trí đủ mầu sắc to và đẹp hơn ở VN, xen lẫn có cả các của hàng của người Việt, với các bảng hiệu, và biển quảng cáo chủ yếu bằng tiếng Anh xen lẫn tiếng Hoa và Việt. Được biết Chinatown có từ năm 1870, lúc đó chỉ có 200 người Trung Hoa di dân đến lập nghiệp tại khu này,sau đó dân khu vực này ngày càng tăng tới năm 1900 trên 7000 người. Đến đầu thế kỷ XXI, những người Trung Hoa ở đây vẫn còn ở trong những ngôi nhà cũ kỷ và ngăn làm hai ra để ở, họ vẫn còn còn xử dụng chung một toilette ở ngoài dành cho nhiều nhà. Năm 1980, các ngân hàng bắt đầu xây dựng những chung cư trong khu vực Chinatown, theo kiến trúc văn hoá của Trung Hoa






Ăn phở ở China Town




Sáng hôm sau ăn buffet kiểu truyền thống Mỹ rất ít món ăn so với buffet Âu châu hay VN, phổ biến là bánh mì, khoai tây dán sắt vuông nhỏ, thịt lợn ba giọi xông khói,trứng tráng sẵn như bột, kèm các miếng bơ,phomát, mật ong; nước uống có cà phê, sữa tươi, nước cam; hoa quả tráng miệng, có táo Mỹ khá ngon, cam và chuối là hàng nhập nên ăn o ngon; đặc biệt có cả mì khô gói cho khách Châu Á.Sau đó xe đón đi thăm Trung Tâm New York với những khu nhà đồ sộ chọc trời san sát, hiện đại ; kiểu kiến trúc phổ biến nhất tại Thành phố New York là những tòa nhà chọc trời. Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi ở đây, kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòa nhà của New York từ kiểu truyền thống châu Âu thấp sang những khu thương mại vươn thẳng đứng lên cao. Tính đến tháng 8 năm 2008, New York có 5.538 tòa nhà cao tầng, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Hoa Kỳ và đứng hạng nhì thế giới, chỉ sau Hong Kong. Hiện nay thành phố có 50 nhà chọc trời xây dựng xong, cao trên 200 mét . Bị bao quanh bởi mặt nước, mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New York trở thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà, tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới.



New York (phiên âm tiếng Việt: Nữu Ước) là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York) để phân biệt với tiểu bang New York.

Nằm trên một bến cảng thiên nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Dân số thành phố được ước tính vào năm 2007 khoảng trên 8,3 triệu người, với một diện tích đất là 789,4 km² Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 17.405 km² . Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ.

New York nổi bật trong số các thành phố Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều nhất. Đa số các phương tiện giao thông này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày. Năm 2005, có chừng 170 thứ ngôn ngữ được nói trong thành phố và khoảng 36% dân số của thành phố được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ. Thành phố đôi khi còn được gọi là "Thành phố không bao giờ ngủ" .New York được người Hà Lan thành lập như một trạm mậu dịch thương mại vào năm 1624. Vùng định cư này lúc đó từng được gọi là Tân Amsterdam cho đến năm 1664 khi thuộc địa này bị Vương quốc Anh kiểm soát. New York làm thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790. Nó là thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1790.. Vị trí nơi cửa sông Hudson có bến cảng tự nhiên kín và bên cạnh Đại Tây Dương đã giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò một thành phố thương mại. Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm và tạo ra mật độ dân số cao.

Diện tích mặt đất của thành phố được ước tính là khoảng 789 km² . Tổng diện tích thành phố là 1.214 km² trong đó mặt nước chiếm 425 km2 và 789 km² là mặt đất.



Vì thành phố quá rộng lớn nên chúng tôi được dẫn tới thăm chủ yếu Manhattan hòn đảo chính của New York, là một trung tâm thương mại, tài chính, và văn hoá của Hoa Kỳ và thế giới có các dãy phố hiện đại, đông người đi lại nhộn nhịp và nhiều xe hơi, đa số là xe taxi tư nhân màu vàng. Được biết sự di chuyển của người dân New York 75 % không dùng xe mà dùng phương tiện bằng xe điện ngầm và xe bus, chỉ có 18 % đi xe đến sở làm. Nhiều khu dân cư và danh lam thắng cảnh của thành phố trở nên nổi tiếng trên thế giới.ở Manhattan như Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu di dân khi họ đến Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Phố Wall, trong vùng Hạ Manhattan, là một trung tâm tài chính quốc tế bề thế kể từ Đệ nhị Thế chiến và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York. Thành phố cũng là nơi có nhiều tòa nhà nằm trong số những tòa nhà cao nhất trên thế giới, trong đó có Tòa nhà Empire State xây dựng từ năm 1931 và tháp đôi của cựu Trung tâm Thương mại Thế giới.được thiết kế bởi Minoru Yamasaki đầu những năm 1960 bằng cách sử dụng một thiết kế ống khung cấu trúc thép cho tòa tháp đôi 110 tầng ( đã bị san bằng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001)v.v.. Hiện nay tại vị trí nền đất của tháp đôi này còn gọi là Ground Zero đã xây dựng khu tưởng niệm những nạn nhân vụ khủng bố trên. Tại đây ngoài các danh thắng trên, chúng tôi còn được tới thăm Trụ sở Liên Hợp Quốc (United Nation; Đại lộ số 5 ( Fifth Avenue) nơi có các của hàng trưng bầy và bán các sản phẩm hàng hiệu của Mỹ và thế giới với giá đắt nhất giành cho những người giầu có; Quảng trường Thời Đại (Times Square) là quảng trường có Tháp Times cao 363ft do tập đoàn báo New York Times xây dựng năm 1905, hàng năm vào dịp năm mới nơi đây thường tổ chức Lễ đón Giao Thừa vui nhộn và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa khác với kỹ thuật trang trí và quảng cáo tiên tiến ở các dãy nhà và tòa nhà bao quanh; Trung Tâm Thương Mại Rockefeller gồm khu tưởng niệm tỷ phú dầu hỏa Mỹ Rockefeller và tổ hợp các tòa nhà thương mại do tập đoàn Rockefeller xây dựng trên khu đất giữa phố 48 và 51 của New York; Trung tâm kịch nghệ Broadway tập trung hàng chục nhà hát và trung tâm biểu diễn nghệ thuật của thành phố..








Tòa nhà Empire State và Hai Tháp Trung Tâm Thương Mại khi còn



Khu tưởng niệm tại Ground Zero hiện nay









Tượng Nữ Thần Tự Do









Phố Wall







Đại lộ số 5 và Broadway








Trung tâm Rockefeller









Trụ sở Liên Hợp Quốc









Quảng trường Thời Đại


Thành phố New York còn nổi tiếng về hầm tunnel Holland xuyên qua sông Hudson dài 2,555km xây dựng từ năm 1920 - 1927 và cầu treo Brooklyn có đường dành cho xe đạp, xe gắn máy và đường đi bộ, dài nhất nước Mỹ 1825 m, bề ngang 26 m, chiều cao 84 m. Được biết cầu Brooklyn xây cất 14 năm mới xong 1869 – 1883, chi phí xây cầu 18 triệu đô la do kiến trúc sư John Augustus Roeling thiết kế












Hầm tunnel Hollande và cầu Brooklyn


Thành phố New York ban đêm như một chùm sao muôn màu trên một ốc đảo thần tiên, lọt vào giữa đại dương mênh mông bao la. Tuy đang là mùa thu chúng tôi càng lạnh run vì gió biển về đêm, càng lạnh hơn khi xe chạy ngang qua lại chiếc cầu trên cao





Tạm biệt New York