Chủ Nhật, tháng 6 02, 2024

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện

 Theo bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu, EU và các Quốc gia thành viên cam kết hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vốn cho dự án thủy điện tích năng Bác Ái ở Ninh Thuận. Sau khi hoàn thành, đây cũng là nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên ở Việt Nam, công suất 1.200MW.

Chiều 29/5, tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo thông tin về chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Ủy ban Châu Âu (EU) về sáng kiến "Cửa ngõ toàn cầu" (Global Gateway) tại địa phương. 

Dự và chủ trì buổi họp báo có ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận và bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu. 

Thủy điện tích năng Bác Ái ở Ninh Thuận

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện- Ảnh 1.

Các đại biểu là đại diện đoàn công tác EU và lãnh đạo Bộ ngành trung ương và tỉnh Ninh Thuận tại buổi họp báo. Ảnh: Đức Cường

Buổi họp còn có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh Ninh Thuận.

Thông tin với phóng viên các cơ quan báo chí, bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu cho biết, sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) là một sáng kiến quan trọng của EU. 

Theo bà Myriam Ferran, Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu, EU và các Quốc gia thành viên cam kết hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vốn cho dự án thủy điện tích năng Bác Ái ở Ninh Thuận. Sau khi hoàn thành, đây cũng là nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên ở Việt Nam, công suất 1.200MW.

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện- Ảnh 2.

Bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu. ẢNh: Đức Cường

Trong chuyến thăm tỉnh Ninh Thuận, đoàn cũng đã xem xét sự phát triển của tỉnh một cách tổng thể và từ đó áp dụng "cách tiếp cận hệ sinh thái" phù hợp.

Bà Myriam Ferran cũng thông tin về sự hỗ trợ của EU trong thời gian tới đối với tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt là cải thiện hệ thống thủy lợi nhằm đảo bảo nguồn nước và quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm thông qua trường cao đẳng nghề ở địa phương.

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện- Ảnh 3.

Các thành viên trong đoàn công tác EU tại buổi họp báo. Ảnh: Đức Cường

"Sau chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận, tôi càng tin tưởng hơn trước khi đến Việt Nam rằng có rất nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và "Nhóm Châu Âu" theo chương trình Global Gateway, không chỉ cho tỉnh Ninh Thuận mà còn cho nhiều địa phương khác ở Việt Nam…", bà Myriam Ferran nhấn mạnh.

Thủy điện tích năng (Pumped hydropower storage - PHS) là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, sử dụng điện năng của các nhà máy điện bị phát non tải trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm, duy trì cho chúng phát đủ tải, để bơm nước từ hồ nước thấp lên hồ nước cao. 

Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, nước sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ thấp hơn qua các tua bin để phát điện lên lưới.

00:01:29

Clip: Họp báo thông tin về đoàn công tác EU thăm và làm việc ở Ninh Thuận. T/h: Đức Cường

Xây dựng Ninh Thuận phát triển xanh và bền vững

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao sự hỗ trợ của Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu thông qua sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu.

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện- Ảnh 4.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác EU khảo sát tại đập dâng Tân Mỹ. Ảnh: Quang Đăng

UBND tỉnh Ninh Thuận mong muốn Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu tiếp tục xem xét hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận trong một số lĩnh vực như: Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo thông qua hỗ trợ tài chính cho các dự án; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình tỉnh Ninh Thuận; Hỗ trợ phát triển nhân lực lĩnh vực năng lượng.

Theo ông Trần Quốc Nam, việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông và lưới điện, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng; Hỗ trợ các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường bền vững và đào tạo nghề, đào tạo lao động cho tỉnh Ninh Thuận.

Đầu năm 2026, nhà máy thủy điện tích năng công suất 1.200MW đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận sẽ phát điện- Ảnh 5.

Thủy điện tích năng Bác Ái sử dụng nước từ hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ ở Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

"Hy vọng với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa tỉnh Ninh Thuận và Tổng cục đối tác Quốc tế của Uỷ ban Châu Âu, Ninh Thuận sẽ có thể khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước và đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai…", ông Nam cho hay.

Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái được triển khai ở 2 xã Phước Hòa và phước Tân của huyện Bác Ái ở Ninh Thuận. Công trình có công suất 1.200MW với tổng mức đầu tư khoảng 21.100 tỷ đồng.

Công trình sử dụng nguồn nước của hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để bơm lên hồ trên cao tích nước phát điện thông qua 2 tuyến đường hầm song song có đường kính từ 5,5-7,5m với tổng chiều dài mỗi tuyến hầm hơn 2,7km.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ giúp giảm sự chênh lệch biểu đồ phụ tải khi huy động công suất bơm vào giờ thấp điểm và phát điện vào giờ cao điểm, từ đó giúp ổn định hệ thống, điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn, tin cậy.

Hiện dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang trong quá trình tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Dự kiến đến cuối năm 2026 sẽ phát điện và đến năm 2028 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án.

TheoDanviet.vn

0 nhận xét: