e

Thứ Bảy, tháng 5 26, 2012

Mừng sinh nhật







Mừng sinh nhật bà xã Đỗ Thị Kim Chi tròn 71 tuổi ( 26/5/1941)

Thứ Sáu, tháng 5 25, 2012

Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi !

Thứ Năm, tháng 5 24, 2012

Những món ngon miền Nam

 

(GDVN) - Mỗi một vùng miền trên cả nước đều có những món ăn mang nét đặc trưng riêng biệt thậm chí là thương hiệu riêng. Nếu như miền Bắc có mắm tôm, bánh cốm,... miền trung có cu-đơ, nem chua,... thì miền Nam có lẩu mắm, bánh giá... những món ăn dân dã mang đặc thù của một thời đi mở cõi...
image
Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
image
Canh chua cá bông lau
Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.
image
Canh gà lá giang
Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng nực.
image
Bún nước kèn An Giang
Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.
image
Bánh giá chợ Giồng
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
image
Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.
image
Cua đồng nấu canh tập tàng
Trong những ngày hè oi bức này, nếu dịp về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bạn hãy thưởng thức món canh cua đồng nấu với rau tập tàng. Đây là món rất dễ làm, lại sẵn có trong thiên nhiên của miền quê sông nước. Rau tập tàng là những loại rau vườn như mùng tơi, rau dền...
image
Gỏi khô cá lóc
Nhưng với dân đồng bằng Nam bộ thứ thiệt thì không thể không biết đến vị hấp dẫn của khô cá lóc trộn gỏi. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc.
image
Vịt nấu chao
Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng.
image
Lẩu mắm niền Tây
Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây.
Ở Sài Gòn, lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang Long…
image
Nem nướng
Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó.
Đất Cần Thơ là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên.
Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.
image
Ốc gạo
Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo. Ốc gạo sinh sản nhiều ở lưu vực sông Cồn Bầu, Cồn Tre, Cồn Tròn,…Đặc biệt hơn cả, ốc gạo Cồn Tre nhờ sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ màu xanh ngọc, ruột đầy, bởi vậy ốc rất ngon.
image
Bánh xèo Nam bộ
Nói đến những đặc sản của vùng đất phương nam có lẽ không thể không nhắc đến Bánh xèo Nam bộ. Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa... làm nhân bánh.
Một cái bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và thành phần của nhân bánh trải đều, được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập đôi sau khi chiên.
Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên nhất là rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt...
image
Bánh ống Sóc Trăng
Bánh ống là loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ con rất thích
Cái ống tre làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong nồi có chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt dừa…
image
Bánh tráng cuốn sài gòn
Ở Sài Gòn, rất dễ tìm thấy một hàng ăn có món cuốn. Hình như người Sài Gòn sẵn sàng dùng món cuốn ở bất cứ thời gian nào trong ngày.
Chỉ một phần tư cái bánh tráng mỏng, trải ra trên một cái khay rộng, xếp lên lá rau diếp vài lá rau húng quế, húng cây, một gắp củ sắn xào, vài con tép riu xào đỏ thắm, một miếng lạp xưởng cuốn lại, chấm với tương ngọt điểm chút cay cay của tương ớt, cuốn nọ tiếp theo cuốn kia cứ kéo dài cùng với những tiếng cười râm ran vui vẻ. Đi trong lòng chợ, dễ dàng gặp một hàng gỏi cuốn. Chiếc cuốn trắng tinh, con tôm đỏ thắm với cọng hẹ ló ra ngộ nghĩnh. Cơm tấm bì dân dã, nhưng bì cuốn lại là một món cuốn ngon của người Sài Gòn.
image
Bò giá tréo
Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản.
Người ta hạ một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng ra, thịt bên trong săn cứng…
Mâm bàn được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để ăn.
image
Cơm tấm bì
Là một trong những đặc sản Nam bộ, cơm tấm bì chả đã trở thành bữa trưa vừa ngon vừa thú vị khi gói ghém được rất nhiều hương vị trong một: bì thịt heo, chả trứng, trứng ốp-la, đồ chua...
image
Bột chiên
Bột chiên là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn chơi quen thuộc ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minhcũng như một số nơi khác. Món bột chiên tại Việt Nam chủ yếu do người Việt gốc Hoa chế biến và bán nên không khác biệt nhiều so với nguyên gốc.
image
Đuông chiên giòn
Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng.
Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam bộ”.
Sau mùa giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa “tủy sống” của cây dừa. Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào đã mọc cánh thì không bắt.
image
Bánh tằm
Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, nhất là ở các vùng quê miền Nam, miền Tây. Hiện nay bánh tằm được bán rộng rãi ở Sài Gòn và trở thành món khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.
Cách chế biến món này khá đơn giản. Củ khoai mì lột sạch vỏ, mài nhuyễn, vắt bỏ nước rồi đem trộn với đường, bột năng và nước cốt dừa, hương va ni. Nếu thích có nhiều màu thì phân thành từng phần để trộn với lá dứa (màu xanh) hoặc chất tạo màu. Sau đó đem hỗn hợp này cho vào chiếc khuôn hình chữ nhật để hấp từ 20 – 30 phút. Chờ cho nguội, lấy bột trong khay ra sắt thành từng sợi bằng nửa ngón tay rồi đem trộn với cơm dừa nạo sợi. Bánh tằm dùng với muối mè (làm từ mè rang, đậu phộng, đường, muối) có vị ngọn, béo, mằn mặn và dai.
image
Cháo cá rau đắng
Miền Tây sông nước phù sa với rau xanh, cá tươi và món cháo cá lóc rau đắng được xem là món ăn dân dã, thơm ngon, và đậm hương vị quê hương.
Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon.
image
Hủ tíu
Hủ tíu là đặc sản của người miền Nam mà khi nhắc đến có lẽ ai ai cũng biết.
Đó là sợi bánh bằng bột gạo, gần giống bánh phở, song hủ tíu khác cơ bản ở chỗ sợi bánh thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới trụng nước sôi và chần mỡ hành phi cho mềm-thơm-bùi-béo.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm cùng lòng lợn vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.
(Theo Internet )

Thứ Hai, tháng 5 21, 2012

Chim trời dễ thương




Hình như có ai đang tới đấy...
Chả có thứ gì để ăn cả!
Bình thường thôi, có gì đâu em! Lâm tặc bây giờ đốn hết cây rồi,
không nghĩ là chúng mình còn sống ở đây đâu!
Chơi gì mà nhảy nhót trên đầu tui vậy trời?
Mẹ ơi, hãy cho chúng con ăn đi! Mum mum Mc Donald cũng được mà Mẹ.
Của tớ mà!...
Ai vậy anh?
Đứng canh gác như vầy, nhớ đừng ngủ gục nghen!
Xuân đã đến rồi.....
Sao em đành ra đi, anh nào có tội tình gì!
Từ từ, chờ em theo với!...
Ở dưới kẹt xe quá, trên này sao cũng chạy nhanh vậy anh?


An tâm đi em! Không có gì đâu!

Thứ Bảy, tháng 5 19, 2012

Tứ tấu nữ BOND và dàn nhạc ANDRE RIEU

Thứ Năm, tháng 5 17, 2012

Southeast Asia 's Nuclear Energy New


Southeast Asia goes slow on nuclear, despite energy shortage


After the 1986 Chernobyl nuclear disaster, Vietnam suspended its nuclear plans and waited for more than a decade before reviving them.
But Vietnam was undeterred by last year's Fukushima nuclear meltdown in Japan, the world's worst atomic accident since Chernobyl, and is racing ahead with plans to start construction of its first reactor in 2014, which should go online six years later.
It aims to follow that up with another 14 reactors by 2030.
At least five other members of the 10-nation Association of South East Asian Nations (ASEAN) are studying nuclear power as an option to meet demand for energy in the fast-growing region of 600 million people.
Proponents say atomic energy is unavoidable for the region, and the prohibitive cost of alternatives will help to drive the sector.
Vietnam, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand and Singapore are among some 35 countries considering going down the nuclear path, likely doubling the number of operational reactors in the next few decades, according to Lloyds Register.
But even the most ambitious plans will run up against barriers and constraints.
In most Southeast Asian countries where there is interest in nuclear power, politics are holding it back.
Indonesia's National Atomic Energy Agency has been researching reactors for more than four decades and preparing the human resources, but the political will is lacking.
"Everything is ready here, except for a political decision," said Ferhat Aziz, a spokesman for the agency. "Too many people think it is too dangerous and too expensive so the key challenge is in people's minds."
The story is similar in Thailand where, like Indonesia, energy demand oustrips supply. The Thai Energy Ministry is drafting a plan that could see a nuclear facility go into operation in 2026.
"The nuclear power plant project is still in the country's power development plan, but whether it will come into shape depends on the acceptance of the public," said Mongkol Sakulkao, deputy head of policy and planning at state-run Electricity Generating Authority of Thailand.
"If it is delayed further, they'll come up with plans to find alternative fuels to replace nuclear."
Back burner
In Malaysia, the government has quietly put a proposal to build two 1,000 MW nuclear power plants "on the back burner", said a senior government source.
The decision came after environmentalists targeted a plan by Australian rare earths miner Lynas Corp to commission a processing plant in central Malaysia that would have to dispose of radioactive waste.
The nuclear plan was floated by Energy Minister Peter Chin in December 2010 "to correct an imbalance" in energy sources.
Malaysia relies heavily on fossil fuels for electricity generation with gas accounting for more than 60 percent and coal the rest. Others in the region face similar imbalances.
"It may be revisited some time down the line," said the government source who declined to be identified because of the sensitivity of the issue.
Singapore is in the earliest stages of considering how nuclear power might fit into its power mix, but seems unlikely to build a plant on its own territory.
And in the Philippines, Fukushima gave pause to efforts to revive the country's white elephant, the Bataan Nuclear Power Plant, which was built in the early 1980s but never went into operation because it sits on a tectonic fault and volcano.
Not wavering
If Vietnam can follow through with its plans, it will be one of the first new entrants to the nuclear club since the Japanese meltdown. That may help explain why participants at the "World Nuclear Power Briefing 2012" in Hanoi late last month seemed most interested in a session on Vietnam.
"I think Vietnam is in a good position because it's doing this right now after Fukushima. It's not wavering," said Lady Barbara Judge, chairman emeritus of the UK Atomic Energy Authority who attended the conference.
The government has signed deals with Japan and Russia to supply the Ninh Thuan 1 and 2 reactors, although it has not decided what type to buy.
Judge said Vietnam would be an important opportunity for both countries to showcase their wares.
But to get there it will take more than political will. One of the biggest global bottlenecks, and one that will likely slow things down in Vietnam, is getting qualified personnel who can run reactors and regulate them.
"In order to operate a nuclear plant those people in charge ideally require 15 to 20 years of experience, and 15 or 20 years of experience only comes with 15 or 20 years of work. You can't really fast-track that considerably," said Richard Clegg, Global Nuclear Director at Lloyd's Register.
There is also a rule of thumb in the industry that each reactor requires about 15 inspectors.
Vietnamese technical officials understand the challenges. The 2020 start date "is really difficult for us now", said Pham Minh Tuan, deputy director of the Ninh Thuan project.
And the wish to have nuclear account for 20-25 percent of all energy consumed in Vietnam by 2050?
"It's a very ambitious target," he said. 

(Source : ABC&CBN new)

Chủ Nhật, tháng 5 13, 2012

Mừng Ngày Của Mẹ





Hôm nay 13/5/2012 là Ngày Của Mẹ, chân thành chúc các Bà mẹ dồi dào sức khỏe, quản trị gia đình an lành hạnh phúc

Thứ Bảy, tháng 5 12, 2012

Tiết kiệm điện năng



 

 

Chúng ta đểu biết là phần lớn các thiết bị điên tử trong nhà đểu ”hút” điện ngay cả khi không dùng tới. Dưới đây là giải đáp của năm câu hỏi thưởng đặt ra vể vấn đề này

 1- Thiết bị điện tử nào hút nhiểu điện nhất dù đã tắt (switched off) nhưng vẫn cỏn cắm vào ổ điện (plugged-in)?
 
Các hộp truyền TV bằng cáp (set-top cable boxes) và các máy ghi âm video chạy số (digital video recorders) là hai trong số những thiết bị “hút” nhiểu điện nhất. Nhưng rất tiếc là người tiêu dùng không thể tháo các hộp truyển TV bẳng cáp ra khỏi ổ điện đươc vì như thế không bắt đươc các đài truyền hình. Vả lại khi tháo điện ra rổi mà cắm lại thì  muốn hộp khởi hoạt lại cũng phải chờ một thời gian dài.
Tuy nhiên cũng có một số những thiết bị thiết yếu tiêu hao điện một cách tối thiểu  khi cắm vào ổ điện mà không sử dụng (standby power) như máy điện toán, máy in đa năng, màn TV dẹp, các máy DVD, VCR và CD. Mặc dầu vậy, theo ước lượng của Lawrence Berkeley National Laboratory (LBNL) thì số lượng điện “standby power” của một gia đình  cũng chiếm khoảng 10% tổng số điện tiêu dùng. Muốn biết sự sai biệt giữa điện năng tiêu thụ bởi các thiết bị chính yếu trong nhà có gắn điện vào những trường hợp khác nhau ( on, off, sleep…) , các bạn có thể vào bản liệt kê  a long list of products của LBNL

2- Tại sao các thiết bị điện tử lại hút điện khi đã  tắt (switched off)

Các thiết bị điện tử vẫn tiêu thụ điện khi cắm vào ổ điện dù   là  không sử  dụng (standby power) vì một trong hai  lý do sau đây. Hoặc là các thiết bị này có bộ phận  tiết hợp (adaptor) luôn luôn hút điện , hoặc là trong các thiết bị này có những bộ phận tiêu thụ điện như đồng hổ điện chẳng hạn. Bất cứ  thiết bị điện tử nào có bộ phận điều khiển từ  xa (remote control) đểu hút điện  “standby power” để  có thể nhận tín hiệu khi chúng ta ấn vào nút  điều khiển từ xa.

3- Có phải mọi thứ đểu hút điện mặc dù đã tắt (switched off) một khi vẫn còn cắm vào ổ điện (plugged in).
 
Câu trả lời là không. Nếu máy pha cà-fê hay máy nướng bánh không có đồng hồ điện thì có thể các máy này không hút điện “standby power”. Có thể cả máy xấy tóc hay đèn thắp sáng cũng vậy. Các thiết bị nào có những cái ngắt điện  “mở” thực sự mach điện ( switch that physically breaks the circuit ) đều không hút điện “standby power” .
 
4- Liệu bật tắt điện nhiều có rút ngắn “đời sống”của thiết bị không
 
Có thể là không. Bạn phải bật tắt thiết bị cả ngàn lần mới rút ngắn đời sống của một thiết bị.  Trở ngại thực sự là nếu rút thiết bị ra khỏi ổ cắm điện thì đổng hổ và bộ phận điều khiển từ xa sẽ ngưng hoạt động và bạn sẽ phải  mất công điều chỉnh lại mọi thứ
 
5- Liệu pin có thễ bị hư khi bạn rút máy xạc pin ra khỏi ỗ điện hoặc để cho pin  mất điện hoàn toàn không?
 
Điều này có thể xẩy ra. Lời khuyên là  đừng để pin mất điện hoàn toàn.. Nhưng bạn không cần phải gắn máy hút bụi hay máy khoan  cầm tay vào máy sạc điện khi mà các thiết bị này đã đươc xạc điện 100% hay ngay cả 50%.
 
6- Giải đáp các câu hỏi thông thưởng vể điện strip (power strip)
 
Gắn thiết bị vào điện strip rổi tắt strip này mỗi khi không dùng tới thiết bị là giải pháp tiết giảm điện thông dụng nhất. Đây là giải đáp cho những câu hỏi hay đặt ra nhất
v     Điên strip (power strip)hút điện khi đươc bật lên (turned on) chứ không hút điện khi ở thế tắt (off)
v     Bất cứ điện strip nào “đàng hoàng” đểu phải có bộ phận chống tăng điện đột ngột (surge protection), như vậy khi bật điện strip “on, off” thì các thiết bị điện tử gắn vào điện strip này sẽ không bị hư.
v     Nhiểu bạn e ngại cháy có thể xẩy ra khi cắm nhiểu thứ cùng một lúc vào điện strip. Nhưng nếu số thiết bị gắn vào không vượt quá số cho phép thì vẫn an toàn. Có điểu là đứng gắn điện strip vào một điện strip khác, vì như thế bạn có thể gây quá tải (overload)
 
7- Vài lời khuyên thực tế về tiết kiệm điện
 
v     Mỗi khi không dùng tới  thiết bị điện nên rút điện ra khỏi ổ cắm trên tường. Thay vì phải tắt nhiều thiết bị từng cái một, bạn có thể gắn tất cả vào một  điện strip (power strip) để mỗi khi không s ử dụng bạn chỉ việc tắt (turn off)  điện strip là xong
v     Nểu bạn không dùng tới máy điện toán một thởi gian và không muốn tắt máy thỉ bạn chĩ cần tắt màn hỉnh (monitor). Màn hình tiết kiệm (screensaver) không có tiết giảm lương điện tiêu thụ
v     Ban ngày nên s ử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Tắt đèn  mỗi khi không cẩn tới
v     Nếu bạn hoặc người quen  dự tính mua thiết bị mới như tủ lạnh hay máy rửa chén chẳng hạn thì nên chọn loại nào có dán nhãn






 
 vì những máy này dùng ít điện hơn có khi chỉ bằng phân nửa so với loại  máy thường. Bạn có thể vào trang web Energy Savers hay đọc bài viết  vể chiến dịch tiêt kiệm điện  ENERGY STAR "Change a Light" campaign
 
    

Thứ Tư, tháng 5 09, 2012

Cảnh đẹp nông thôn Việt Nam

Chủ Nhật, tháng 5 06, 2012

Tứ tấu nữ : Nhóm BOND bài Fuego

Thứ Sáu, tháng 5 04, 2012

TUỔI GIÀ


 


Chúng ta sáu, bảy,tám mươi,
Đều là các tuổi nghỉ ngơi an nhàn
Sống những ngày sức tàn vô bệnh,
Được những ngày khỏe mạnh là vui.

Chỉ mong được chút thảnh thơi,
Để mà nghỉ dưỡng ăn chơi là mừng
Những chuyện đời ta đừng suy nghĩ
Thêm phiền lòng rầu rĩ tâm can

Cuộc đời sống đã khô khan,
Làm sao cho tuổi đời tàn được yên.
Rồi một sớm qui tiên là hết,
Trần gian ai thoát chết đâu mà.

Trăm năm trong cõi người ta,
Buồn, vui, sướng, khổ chỉ là thường thôi.
Cõi trần thế hết cười lại khóc,
Lợi với danh lăn lóc đua chen.

Thôi thì ganh tỵ, ghét ghen,
Tham lam,ích kỷ , đê hèn khó coi.
Trông chán ngán tình đời giả dối,
Thiếu nghĩa nhân toàn lối bịp lừa

Luân thường đạp lý thờ ơ
Dưới chân đảo ngược càng dơ dáng buồn
Rồi hai chữ vô thường là hết
Giàu với sang cũng hết mà thôi