e

Thứ Sáu, tháng 2 18, 2011

Phương pháp điều chỉnh giá điện




Chúng tôi được tin chính phủ quyết định tháng tới sẽ tăng giá điện. Bộ Công thương đề nghị tăng 18 %, Bộ Tài chính 11 % và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 30 40 %i. Chúng tôi không biết những cơ quan này dựa trên cơ sở nào để đưa ra những tỷ số đó. Tăng giá điện là một việc phải làm thường xuyên vì vật giá, nhiên liệu, thiết bị, linh kiện thay thế, lương nhân viên,... mỗi ngày mỗi tăng. Nhưng thời điểm tăng giá và tỷ số tăng như thế nào thì hợp lý?

Điện là một sản phẩm phúc lợi công cộng, EVN là một tập đoàn quốc doanh và người tiêu dùng cũng là một người trả thuế và một cử tri. Mọi quyết định của một xí nghiệp quốc doanh về tỷ số tăng hay giảm giá bán một sản phẩm phúc lợi công cộng và thời điểm làm việc này đều có khía cạnh chính trị mà chúng tôi không dám bàn trong bài này. Chúng tôi chỉ xin trình bầy một phương pháp toán học giải đáp bài toán đóii.

Phương pháp có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ phúc lợi công cộng. Nó cũng có thể dùng cho các xí nghiệp thuộc những khu vực kinh tế tự do ước tính giá thành tương lai để quyết định về giá bán và chiến lược kinh doanh trong vụ tiếp theo. Trong bài này, sản phẩm điện và EVN chỉ là thí dụ chúng tôi dùng để minh họa phương pháp.

Thông thường thì một xí nghiệp không tăng giá bán khi chất lượng của sản phẩm và dịch vụ xuống cấp. Ngược lại, khi chất lượng xuống cấp nhiều quá thì người ta giảm giá bán để bảo vệ thị phần. Mùa hạn sắp tới sẽ lại xẩy ra nạn cắt điện mất điện. Như vậy có nghĩa là chất lượng dịch vụ cung cấp điện của EVN sẽ xuống. Trên nguyên tắc thì giá bán điện phải giảm. Nhưng nhu cầu điện co dãn không đáng kể theo giá bán nên EVN không cần phải giảm giá bán mà vẫn có thể giữ nguyên thị phần. Nhưng tăng giá bán khi chất lượng xuống cấp là một điều mà người tiêu dùng sẽ không hiểu được.

Theo những định luật kinh tế vĩ mô thì một cộng đồng sẽ đạt tối ưu Pareto khi giá bán một sản phẩm hay dịch vụ bằng giá thành của sản phẩm hay dịch vụ đó. Nếu giá bán điện thấp hơn giá thành thì EVN sẽ lỗ, nhưng về kinh tế vĩ mô thì người tiêu dùng sẽ chọn dùng nhiều điện thay cho một nhiên liệu khác có hiệu ứng kinh tế cao hơn. Nếu giá bán điện cao hơn giá thành thì EVN sẽ có lãi, nhưng người tiêu dùng sẽ chọn dùng một nhiêu liệu khác có hiệu ứng kinh tế thấp hơn. Trong cả hai tình huống cộng đồng quốc gia Việt Nam sẽ bị thiệt. Các nhà kinh tế học gọi những tình huống đó là trình trạng bất tối ưu. Vậy, để kinh tế vĩ mô đạt tối ưu thì giá bán điện phải bằng giá thành. Chúng tôi không biết EVN có báo cáo hoạt động kinh doanh lên chính phủ và báo cáo đó có trình bầy cơ cấu giá thành hay không. Tìm trên trạm thông tin điện tử của EVN thì chúng tôi không thấy đăng những thông tin này nên không thể nói rằng giá điện ở Việt Nam đắt hay rẻ.

Vì điện là một sản phẩm phúc lợi công cộng, dù xí nghiệp sản xuất và phân phối điện là một xí nghiệp quốc doanh, tư nhân hay liên doanh công tư, thì giá bán điện cũng đều do chính phủ định, kể cả ở những nước kinh tế tư bản. Để xí nghiệp theo sát biến đổi của giá thị trường các nhân tố sản xuất, chính phủ cho phép xí nghiệp mỗi năm một lần tính lại giá bán theo công thức


img0


Trong đó

P là giá bán cho năm tới,

P0 là giá thành trung bình nhận thấy trong năm vừa qua,

Ф là hàm số biểu diễn tỷ số biến đổi giá mua của ba nhân tố sản xuất (nhiên liệu và năng lượngiii, lương nhân viên và những nhân tố khác).

Những nhân tố không phải là nhiên liệu, năng lượng và lương nhân viên rất đa dạng với giá mua biến đổi theo nhiều chỉ số. Để tính cho giản dị, người ta giả tỷ những chi phí đó biến đổi theo chỉ số giá tiêu dùng. Với giả thuyết đó thì hàm số Ф có dạng như sau :


img1


với

α+β+γ = 1


Trong đó

α là trọng lượng trong giá thành của những chi phí ngoài năng lượng và lương nhân viên,

β là trọng lượng trong giá thành của lương nhân viên,

γ là trọng lượng trong giá thành của nguyên liệu sản xuất,

C là chỉ số giá tiêu dùng ước tính cho năm tới,

C0 là chỉ số giá tiêu dùng trung bình nhận thấy trong năm vừa qua,

W là mức lương nhân viên ước tính cho năm tới,

W0 là mức lương nhân viên trung bình nhận thấy trong năm vừa qua,

F là giá mua nhiên liệu và năng lượng trung bình ước tính cho năm tới,

F0 là giá mua nhiên liệu và năng lượng trung bình nhận thấy trong năm vừa qua.

Chúng tôi không biết cơ cấu giá thành của EVN ra sao nên dùng những kết toán của EDF (Electricite de France, Điện lực Pháp) để minh họa. Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của EDF thì kết toán năm 2009 cho thấy rằng doanh số là 66.336 triệu euro, lãi 4.088 triệu, nghĩa là chi phí sản xuất tổng cộng 62.248 triệu, phân bố như sau :



106 EUR

%

Mua nhiên liệu và năng lượng

26.558

42,7

Chi phí nhân viên

11.452

18,4

Các chi phí khác

24.238

38,9

Tổng cộng chi phí sản xuất

62.248

100,0


Từ bảng trên, hàm số Ф được viết như sau :


img3


Theo hàm số đó, giá năng lượng trên thị trường quốc tế ảnh hưởng chưa tới 45 % giá thành của điện.

Trên nguyên tắc thì mỗi năm phải tính lại những hệ số α, βγ dựa trên báo cáo hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Nhưng thực tế thì những nhân số đó không thay đổi nhiều trong thời hạn vài năm. Ngoài ra chính phủ không áp dụng phương pháp tính lại giá bán một cách máy móc như vậy mà áp đặt xí nghiệp điện phải áp dụng công thức :


img4


Công thức này ám chỉ xí nghiệp điện chỉ có thể tính 95 phần trăm biến đổi của giá thị trường các nhân tố sản xuất và phải cố gắng nâng cao hiệu suất các quy trình sản xuất để kiếm thêm 5 phần trăm còn thiếu. Cũng xin nhắc lại, những nhân số trong những phương trình trên chỉ có tính cách minh họa.

Để có thể áp dụng phương pháp mô tả trong bài này thì mỗi xí nghiệp phải biết cơ cấu giá thành những sản phẩm và dịch vụ mình sản xuất và Tổng cục Thống kê phải có một bộ phận nghiên cứu dự báo những biến đổi về giá cả các nhân tố sản xuất.


Đặng Đình Cung


ii Trong bài này, chúng tôi sẽ dùng cụm từ "người tiêu dùng" để chỉ một cách không phân biệt một tư nhân mua điện để sinh hoạt và một xí nghiệp mua điện làm nhân tố sản xuất.

iii Nhiên liệu và năng lượng là nguyên liệu chính mà EVN mua để có điện bán cho người tiêu dùng. Nhiên liệu gồm bởi than, dầu và khí đốt. Năng lượng mà EVN mua chủ yếu là điện nhập khẩu từ Trung Quốc hay mua của những xí nghiệp khác như là PetroVietnam, Vinacomin và những xí nghiệp khác có thừa điện. Nước quay ráo để sản xuất điện không có giá vì khấu hao và chi phí bảo trì của đập và nhà máy được xếp vào loại những "nhân tố sản xuất khác".

Thứ Ba, tháng 2 01, 2011

Top 10 CEO nổi tiếng thế giới

Top 10 CEO đáng ngưỡng mộ nhất thế giới

Lê Vũ Lâm - Theo PLTPThứ ba, 1/2/2011

CEO là một công việc đầy hấp dẫn. Nhưng sau 50 năm nữa, liệu sẽ có ai còn được nhớ đến bởi những đóng góp trên cương vị này?
Là một CEO, bạn thực sự đã trở thành vị vua tại công ty mình quản lý. Bạn sẽ chịu trách nhiệm cho những thành công và cả những thất bại được dẫn đến dưới bàn tay nhào nặn của chính bản thân. Bởi vậy, chức danh Giám đốc điều hành vẫn luôn được thèm khát. Và sau đây sẽ là những tấm gương được nhớ đến nhiều nhất trên cương vị CEO bởi những điều tuyệt vời họ đã làm.

Jeff Bezos: Là CEO của Amazon từ năm 1995 tới nay, Jeff cũng là người sáng lập nên trang web. Trong năm 2007, thêm một thành tích tuyệt vời nữa của ông đó là đưa ra thị trường thiết bị đọc sách điện tử Amazon Kindle đầy thu hút.
Nolan Bushnell: CEO của Atari từ năm 1971 đến 1978, Nolan không phát minh ra video game nhưng là người đi phong trong việc đưa dòng game này đến với công chúng và mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Ông cũng là người đã thuê Steve Jobs làm việc cho Atari năm 1974.
Ken Olsen: Là người sáng lập kiêm lãnh đạo của DEC từ những năm 1957, công ty đã trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực máy tính thời Ken còn tại vị. Tuy nhiên, CEO này cũng là tác giả của câu nói hết sức mâu thuẫn: “Không có bất cứ lí do gì cho ai đó sở hữu riêng một máy tính ở nhà của mình”, và chịu sự chê trách qua rất nhiều thập kỷ.
Michael Dell: Đây là ông chủ của một trong những công ty máy tính lớn nhất trên thế giới. Dell còn được nhớ đến như là CEO trẻ nhất của công ty có mặt trong top Fortune 500 vào năm 1992 ở tuổi 27. Ông đã lãnh đạo công ty trong khoảng thời gian từ 1984 đến 2004. Và sau đó quay lại năm 2007 rồi tiếp tục cho đến hiện tại.
Bill Gates: Có lẽ chẳng có gì hơn là sự ngưỡng mộ dành cho ông chủ của Microsoft và cũng là CEO của tập đoàn từ năm 1975 đến năm 2000, Bill Gates cũng là người giàu nhất thế giới trong rất nhiều năm; và công ty do ông sáng lập cũng được coi là số 1 trong cộng đồng công nghệ.
Andy Grove: Là giám đốc điều hành của Intel từ năm 1987 đến 1998, dưới tài dẫn dắt của Andy, Intel đã chuyển từ một mô hình công ty chuyên chế tạo chip nhớ thành nhà sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới, đồng thời mở ra kỷ nguyên rực rỡ của máy tính cá nhân.
Thomas J. Watson, Sr: Vị CEO của IBM từ năm 1924 đến năm 1956 đã góp phần không nhỏ đưa công ty trở thành số một toàn cầu về sản xuất máy tính trong những thập niên giữa thế kỷ 20. Ông cũng chính là người đã đổi tên CTRC thành IBM như chúng ta biết đến ngày nay.
Mark Zuckerberg: Là CEO của Facebook từ năm 2004 đến nay, chàng trai trẻ 26 tuổi này đang là ông chủ của cả một đế chế toàn cầu do mình sáng lập. Đồng thời, Mark cũng là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản 6,9 tỷ USD.
Gordon Moore: Ông là người đã dẫn dắt Intel trong một khoảng thời gian dài đầy thành công từ 1975 đến 1987. Moore còn là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên mình khi nhận xét số bóng bán dẫn trên chip xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm. Và cho đến nay, tức là sau hơn 40 năm, điều này vẫn đúng.
Steve Jobs: vị CEO được ngưỡng mộ nhất trên thế giới của Apple từ năm 1997 đến nay. Steve không phát minh ra công nghệ nhưng ông có "tài phép" biến chúng thành số 1 thế giới. Có thể nói, không có ông, “Quả táo cắn dở” sẽ chẳng thể thành công như bây giờ.