e

Thứ Năm, tháng 10 27, 2022

Siêu lưới điện xanh xuyên Á sắp thành hiện thực

 (KTSG Online) – Kế hoạch xây dựng một mạng lưới cáp ngầm dưới biển truyền tải điện sạch để tạo ra một lưới điện xuyên lục địa châu Á trải dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ đang trở nên rẻ hơn và khả thi hơn, theo một báo cáo nghiên cứu của Mạng lưới điện xanh châu Á (AGGN).

Dự án Kết nối năng lượng Úc –Á của Sun Cable bao gồm trang trại điện mặt trời rộng 12.000 hec-ta ở thành phố Darwin (Úc) và đường cáp ngầm dưới biển 3.700 km, đi xuyên qua vùng biển Indonesia để đưa điện sạch đến Singapore – Ảnh: Financial Times

Sự phát triển của công nghệ dòng điện một chiều điện áp cao và năng lực đặt dây cáp ở độ sâu lên đến 3.000 mét dưới đại dương đã củng cố triển vọng cho siêu lưới điện, có thể giúp truyền tải năng lượng tái tạo được sản xuất ở một khu vực cách xa khách hàng dùng điện hàng nghìn dặm.

Trong báo cáo công bố hôm 26-10, AGGN nhận định khả năng kết nối các lưới năng lượng ở những khoảng cách xa với chi phí kinh tế hợp lý ngày càng trở nên khả thi hơn. “Để biến điều này thành hiện thực, cần vượt qua một loạt thách thức và đòi hỏi những đột phá trong đổi mới”, báo cáo cho hay.

AGGN là tổ chức được thành lập bởi Công ty khởi nghiệp Sun Cable, nhà phát triển dự án Kết nối năng lượng Úc-Á cùng các đối tác nghiên cứu ở các trường đại học của Úc và Singapore. AGGN sẽ thúc đẩy các đổi mới hỗ trợ cho mạng lưới điện xuyên biên giới với mục đích tăng tốc truyền tải điện tái tạo trên toàn châu Á.

Dự án Kết nối năng lượng Úc – Á có tổng vốn đầu tư 30 tỉ đô la Úc (19 tỉ đô la Mỹ), bao gồm trang trại điện mặt trời rộng 12.000 hec-ta ở thành phố Darwin (Úc), dự kiến bắt đầu thi công vào năm 2024. Dự án sẽ triển khai đường cáp ngầm dưới biển 3.700 km, đi xuyên qua vùng biển Indonesia để đưa điện đến Singapore, nơi 90% sản lượng điện được sản xuất từ khí đốt.

Hôm 24-10, Phó thủ tướng Singapore, Lawrence Wong cho biết, Singapore đặt mục tiêu đưa khí thải carbon về mức zero ròng vào năm 2050. Trước đó, ngày 18-10, tại Canberra, Thủ tướng Úc, Anthony Albanese và người đồng cấp Singapore, Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận kinh tế xanh, mở đường cho việc xuất khẩu năng lượng sách từ Úc sang Singapore.

Sun Cable cho biết, nếu dự án kết nối điện giữa Úc và Singapore được triển khai thành công, ý tưởng này có thể được nhân rộng ở các khu vực khác của châu Á. Sun Cable coi lưới điện xanh trong khu vực là một giải pháp để truyền tải năng lượng tái tạo với chi phí phải chăng.

AGGN ước tính, một mạng lưới truyền tải điện khắp châu Á có thể tốn chi phí đầu tư từ 77- 116 tỉ đô la, thấp hơn rất nhiều so với các ước tính trước đây. Con số này chưa tính đến chi phí đầu tư các hạ tầng khác như các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo, hệ thống pin trữ điện và các trạm chuyển đổi điện áp, theo AGGN.

Ý tưởng kết nối các nhà máy điện và khách hàng trên khắp châu Á đã được theo đuổi trong nhiều thập niên nhưng bị cản trở bởi các vấn đề, bao gồm thiếu sự phối hợp của các chính phủ và vốn tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Năm 2016, Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc ước tính chi phí đầu tư cho một lưới điện như vậy sẽ tốn kém, khoảng 50 nghìn tỉ đô la vào năm 2050.

Sự phân bố cách xa nhau của các trung tâm sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo khiến các lưới điện kết nối chúng trở thành một thành phần quan trọng của bất kỳ hệ thống năng lượng thành công nào trong tương lai.

Những người ủng hộ đang nhìn thấy cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh bằng cách kết nối năng lượng tái tạo được sản xuất ở các vùng có nguồn năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện dồi dào với các khách hàng tiêu thụ nhiều điện ở các thành phố và trung tâm công nghiệp cách xa hàng ngàn kilomet.

Kết hợp với hệ thống pin trữ điện, các lưới điện xuyên lục địa cho phép các nước có công suất năng lượng tái tạo tương đối thấp tiếp cận nguồn điện xanh khi cần thiết và giảm lượng khí thải trong quá trình này.

Một số lưới điện xuyên lục địa đã được triển khai trên thế giới, bao gồm lưới điện kết nối Biển Bắc (North Sea Link), lưới điện ngầm dưới biển dài nhất thế giới hiện nay, cho phép truyền dẫn thủy điện ở Na Uy đến khu công nghiệp đông bắc của Anh và truyền tải năng lượng gió theo chiều ngược lại.

Công ty lưới điện quốc gia Anh đang trong quá trình xây dựng đường cấp ngầm dưới biển dài 760 km, có tên gọi Viking Link, kết nối Anh và Đan Mạch. Lưới điện này dự kiến sẽ được vận hành vào cuối năm sau.

Mặc dù vẫn còn sơ khai so với các lưới điện kết nối ở châu Âu, châu Á đang thực hiện các bước nhỏ để tích hợp lưới điện. Singapore bắt đầu nhận thủy điện từ Lào qua lưới điện kết nối với Thái Lan và Malaysia vào đầu năm nay. Trung Quốc cũng đang triển khai các ý tưởng tương tự trên quy mô quốc gia với việc lắp đặt hàng nghìn km đường dây siêu cao thế để liên kết các nhà máy điện ở các sa mạc phía tây với các trung tâm đô thị ở phía đông.

Theo Bloomberg, Reuters

Thứ Ba, tháng 10 18, 2022

Rooftop wind energy innovation claims 50% more energy than solar at same cost

 BASF is currently testing Aeromine Technologies’ patented motionless wind-harvesting system.

A new bladeless wind energy unit, patented by Aeromine Technologies, is tackling the challenge of competing with rooftop solar as a local source of clean energy that can be integrated with the built environment. The scalable, “motionless” wind energy unit can produce 50% more energy than rooftop solar at the same cost, said the company.

The technology leverages aerodynamics similar to airfoils in a race car to capture and amplify each building’s airflow. The unit requires about 10% of the space required by solar panels and generates round-the-clock energy. Aeromine said unlike conventional wind turbines that are noisy, visually intrusive, and dangerous to migratory birds, the patented system is motionless and virtually silent.

An Aeromine system typically consists of 20 to 40 units installed on the edge of a building facing the predominant wind direction. The company said the unit can minimize energy storage capacity needed to meet a building’s energy needs, producing energy in all weather conditions. With a small footprint on the roof, the unit can be combined with rooftop solar, providing a new tool in the toolkit for decarbonization and energy independence.

Buildings and the built environment account for nearly 50% of all carbon emissions globally, according to Architecture 2030. Building operations contributes about 27% of emissions, while buildings materials and construction, and other construction industry energy use are estimated to account for another 20%. This represents an opportunity for buildings to be made more efficiently, and to adopt innovative technologies to generate emissions-free electricity.

“This is a game-changer adding new value to the fast-growing rooftop power generation market, helping corporations meet their resilience and sustainability goals with an untapped distributed renewable energy source,” said Aeromine CEO David Asarnow. “Aeromine’s proprietary technology brings the performance of wind energy to the onsite generation market, mitigating legacy constraints posed by spinning wind turbines and less efficient solar panels.”

BASF Corporation is currently testing the Aeromine system at a manufacturing plant in Wyandotte, Michigan. The patented technology was validated through joint research with Sandia National Laboratories and Texas Tech University.

https://www.pv-magazine.com/2022/10/17/rooftop-wind-energy-innovation-claims-50-more-energy-than-solar-at-same-cost/?utm_source=dlvr.it&utm_mediu


Nguồn năng lượng sạch với tiềm năng 'vô bờ' ít ai biết, điện mặt trời còn thua xa ở một điểm

 

Một công nghệ mới được dự báo sẽ tạo ra nguồn năng lượng tái tạo có tính ổn định cao và thân thiện với môi trường.

Tìm kiếm một nguồn năng lượng có thể tái tạo luôn là một lĩnh vực được quan tâm của thế giới công nghệ. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đang tìm ra những cách thức để có thể cải thiện các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu đã tiên phong trong việc chế tạo một công nghệ có thể cung cấp năng lượng "vô bờ" từ thủy triều.

Vừa thu năng lượng bền vững

Về cơ bản, thiết bị này có cấu tạo tương tự như các lỗ phun nước được hình thành tự nhiên tại các ghềnh đá ven biển.

Wave Swell Energy - công ty sản xuất thiết bị mang tên UniWave chia sẻ thiết bị này có một đường ống để sóng đi vào buồng rỗng ở giữa. Khi nước tăng lên giảm xuống trong buồng thì không khí được đẩy qua một tuabin, từ đó tuabin quay tạo ra điện.

Nguồn năng lượng sạch với tiềm năng 'vô bờ' ít ai biết, điện mặt trời còn thua xa ở một điểm - Ảnh 1.

Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc của các lỗ phun nước. Lỗ phun là một hiện tượng địa chất tự nhiên khi nước biển phun lên thông qua các lỗ hang trên bờ biển nhờ chênh lệch áp suất.

Bên cạnh đó, thiết bị này còn có một điểm nổi bật là có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Không giống như sự thiếu ổn định của các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc tuabin gió, các con sóng thường xuyên vỗ vào bờ, và sự thay đổi duy nhất là về mặt độ cao. Vì vậy thiết bị này có thể tạo ra năng lượng trong bất kỳ thời điểm nào.

Công nghệ này dự kiến sẽ tạo ra cuộc cách mạng thật sự trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo vì thiết bị gần như không hề có tác động xấu nào đến môi trường. Trong cuộc phỏng vấn với trang tin CNET, Giám đốc điều hành của Wave Swell Energy cho biết khuyết điểm duy nhất của nó là thu hút rất nhiều sinh vật biển.

Về tính hiệu quả, thiết bị này được xếp hạng ngang bằng với những công nghệ mà chúng ta biết đến trước đó. Gần đây, công nghệ mới này đã thực sự gây chú ý nhờ vào cuộc kiểm tra kéo dài 1 năm về khả năng hoạt động của thiết bị. Sau hơn 1 năm hoạt động, người ta đã nhận thấy rằng phương án năng lượng tái tạo mới này khả thi và có hiệu quả cao.

Theo báo cáo của tạp chí PV, thiết bị thử nghiệm được đặt tại hòn đảo King, Australia, có thể tạo ra sản lượng điện ổn định là 200kW trong suốt cả năm. Cũng theo tờ World Today News, công nghệ này đạt hiệu suất 50% (ngang bằng với hiệu suất của tuabin gió) và mức độ sẵn có là 80% (tương đương với việc thời gian hoạt động đạt mức 80%).

Nguồn năng lượng sạch với tiềm năng 'vô bờ' ít ai biết, điện mặt trời còn thua xa ở một điểm - Ảnh 2.

Thiết bị này tạo ra sản lượng điện ngang bằng với năng lượng mặt trời hoặc gió nhưng còn ổn định hơn nhiều.

Điểm đáng chú ý nằm ở chỗ những con số này chỉ mới được tính toán từ một mô hình thử nghiệm được thiết kế để kiểm tra khả năng tồn tại, chứ chưa tính đến chỉ số hiệu suất cao nhất. Điều này có nghĩa rằng ở lần thử nghiệm tiếp theo, thiết bị này có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn nữa, thúc đẩy cuộc cách mạng tìm kiếm năng lượng tái tạo tiến xa hơn.

Vừa làm rào chắn sóng, "hộ vệ" cho bờ biển

Không những thế, giá trị của thiết bị này không chỉ dừng lại ở một đơn vị chuyển đổi năng lượng. Bên cạnh những số liệu thống kê ấn tượng về sản lượng điện mà UniWave tạo ra, thiết bị này còn đóng vai trò như một hệ thống máy móc gắn liền với tường chắn sóng, vừa giúp cung cấp hàng rào cản sóng vừa có thể thu năng lượng từ chúng.

Nói cách khác, chúng có thể vừa sử dụng để phối hợp bảo vệ đường biển trước những tác động như xói mòn, xâm nhập mặn hay sóng lớn, vừa trực tiếp thu năng lượng.

Nguồn năng lượng sạch với tiềm năng 'vô bờ' ít ai biết, điện mặt trời còn thua xa ở một điểm - Ảnh 3.

Bên cạnh việc tạo ra năng lượng, thiết bị này còn tạo thành hàng rào chắn sóng.

Wave Swell Energy khẳng định rằng bộ phận duy nhất chuyển động trong thiết bị mới này là một cấu trúc nằm trong bộ tuabin. Bộ phận này không hề yêu cầu việc sử dụng chất bôi trơn hay bất cứ loại chất bổ sung nào có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, do đó, việc bảo trì thiết bị trở nên vô cùng đơn giản, và các kỹ thuật viên chỉ phải làm việc với phần nổi trên mặt nước mà thôi.

Nhìn chung, đây là một công nghệ đáng chú ý vì giúp tạo ra hàng rào bảo vệ bờ biển cũng như cung cấp năng lượng, đặc biệt là cho các quốc đảo Thái Bình Dương. Những tín hiệu tốt đến từ thiết bị thử nghiệm đầu tiên đã báo hiệu những điều tuyệt vời cho tương lai của công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo và môi trường biển.

Nguồn: Slashgear

Trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

 

TTTĐ - Cơ sở được công ty năng lượng Đan Mạch Orsted mô tả là trang trại gió ngoài khơi lớn nhất thế giới hiện đã đi vào hoạt động hoàn chỉnh, với 165 tuabin cung cấp điện cho hơn 1,4 triệu ngôi nhà ở Vương quốc Anh.

Nằm cách bờ biển Yorkshire, Anh khoảng 89km, quy mô của trang trại điện gió ngoài khơi Hornsea 2 rất lớn. Theo Orsted, trang trại này có công suất hơn 1,3 GW và trải dài trên diện tích 462km2 - hơn một nửa diện tích của thành phố New York. Các tuabin của Hornsea 2 có cánh dài tới 81m.

Trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đi vào hoạt động
Một trong những tuabin tại trang trại điện gió ngoài khơi Hornsea 2. Theo công ty năng lượng Đan Mạch Orsted, cơ sở này có công suất hơn 1,3 gigawatt

Công ty cho biết: “Một cuộc cách mạng về cánh tuabin điện gió có thể cung cấp năng lượng cho một ngôi nhà ở Vương quốc Anh trung bình trong 24 giờ.

Đây là bước tiến mới nhất của dự án Hornsea 2 sau khi xây dựng tuabin đầu tiên vào tháng 12 năm 2021.

Sự phát triển của điện gió diễn ra khi các nước Châu Âu cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga, bao gồm cả khí đốt.

Trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

“Các sự kiện toàn cầu hiện nay đã nhấn mạnh tầm quan trọng hơn bao giờ hết của các dự án năng lượng tái tạo mang tính bước ngoặt như Hornsea 2. Điều đó giúp Vương quốc Anh tăng cường an ninh và khả năng phục hồi của nguồn cung cấp năng lượng, giảm chi phí cho người tiêu dùng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đắt tiền”, ông Duncan Clark - người đứng đầu khu vực Vương quốc Anh tại Orsted cho biết.

Vương quốc Anh là nơi có ngành điện gió ngoài khơi khá phát triển và có thể mở rộng trong những năm tới. Các nhà chức trách đặt mục tiêu đạt công suất lên đến 50 GW vào năm 2030.

Trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đi vào hoạt động
Một tuabin tại trang trại điện gió ngoài khơi Hornsea 2, vùng biển phía Đông nước Anh

Trước đó, Liên minh Châu Âu đã đặt ra mục tiêu 300 GW điện gió ngoài khơi vào giữa thế kỷ này.

Bên kia Đại Tây Dương, Mỹ còn một chặng đường dài để bắt kịp Châu Âu. Cơ sở điện gió ngoài khơi đầu tiên của Mỹ - trang trại điện gió trên đảo Block đạt 30 MW, chỉ bắt đầu hoạt động thương mại vào cuối năm 2016.

Tuy nhiên, Mỹ cũng đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc khai thác nguồn năng lượng xanh này với những trang trại điện gió ngoài khơi quy mô thương mại đang được xây dựng.

Hoàng Châu
Sun Property truyền cảm hứng tới chiến binh kinh doanh “chinh phục thành phố sông Hàn”

Thứ Hai, tháng 10 17, 2022

Dự án năng lượng của tiến sĩ gốc Việt nhận tài trợ khủng từ Mỹ

 

Dự án của nữ tiến sĩ gốc Việt Nga Nguyen thuộc Khoa Kỹ thuật điện và khoa học máy tính, Đại học Wyoming (UW, Mỹ) vừa nhận được khoản tài trợ 503.459 USD (hơn 12 tỉ đồng) từ Bộ Năng lượng Mỹ.

Dự án "lọt mắt xanh" Bộ Năng lượng Mỹ 
Theo trang web của Đại học Wyoming, Bộ Năng lượng Mỹ thông qua khoản tài trợ 503.459 USD (hơn 12 tỉ đồng) cho dự án “Sự vận hành tối ưu của các hệ thống lưu trữ năng lượng quy mô lớn để cải thiện độ tin cậy của hệ thống điện sạch sử dụng máy học” của nữ tiến sĩ gốc Việt Nga Nguyen. Bà hiện công tác tại Khoa Kỹ thuật điện và khoa học máy tính của Đại học Wyoming.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia năng lượng cho rằng, năng lượng tái tạo đã bắt đầu chạm tới mọi ngóc ngách của cuộc sống. Ví dụ điển hình cho xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo là sự xuất hiện của các tấm năng lượng mặt trời trên các mái nhà hay nhu cầu sử dụng xe điện tại các quốc gia ngày càng gia tăng.
Du an nang luong cua tien si goc Viet nhan tai tro khung tu My
Theo nhận định của giới khoa học, năng lượng tái tạo sẽ ngày càng phổ biến trong cuộc sống con người. 
Tuy nhiên, giới khoa học cũng nhận định, việc tích hợp nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo và xe điện (EV) cũng sẽ gia tăng thách thức vận hành cho lưới điện. Xuất phát từ thực tế này, tiến sĩ Nguyen hy vọng dự án của bà có thể giải quyết những thách thức vận hành trên.
Du an nang luong cua tien si goc Viet nhan tai tro khung tu My-Hinh-2
Tiến sĩ Nga Nguyen. 
Dự án của tiến sĩ Nga Nguyen đề xuất tạo ra các chiến lược vận hành và kiểm soát tiên tiến cho các hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm tối đa hóa độ tin cậy của hệ thống có hạn chế về ổn định, đồng thời tạo điều kiện cho việc tích hợp cao hơn của các nguồn năng lượng tái tạo và EV.
“Nghiên cứu được đề xuất sẽ có những tác động đáng kể đến hoạt động của lưới điện hiện đại, với các mục tiêu mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội”, tiến sĩ Nga Nguyen cho biết.
Những lợi ích mà tiến sĩ Nga Nguyen đề cập đến gồm: nâng cao nhận thức của cộng đồng về yêu cầu các nguồn năng lượng tái tạo/hệ thống năng lượng tích hợp EV phải đủ ổn định và có khả năng phục hồi, đồng thời nâng cao chất lượng môi trường; tạo điều kiện công bằng xã hội bằng cách tăng cường sản xuất điện với chất lượng điện cao cho nhiều khách hàng hơn; thúc đẩy môi trường trong sạch bằng cách tăng tích hợp sản xuất năng lượng sạch thông qua các nguồn năng lượng tái tạo và việc sử dụng EV. 
Nữ tiến sĩ gốc Việt cho rằng những lợi ích đó sẽ tạo điều kiện giảm thiểu sự phụ thuộc của lưới điện vào nhiên liệu hóa thạch. Đánh giá cao tính hữu dụng và cấp thiết của dự án, Bộ Năng lượng Mỹ đã quyết định tài trợ 503.459 USD (hơn 12 tỉ đồng) cho "đứa con tinh thần" này của tiến sĩ gốc Việt Nga Nguyen. 
Từ cử nhân Bách khoa tới tiến sĩ thành danh trên đất Mỹ
Tiến sĩ Nga Nguyen trải qua chặng đường học tập, nghiên cứu nhiều năm cả trong và ngoài nước. Vào năm 2005, bà là cử nhân ngành Kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa Hà Nội. Tới năm 2007, Nga Nguyen có tấm bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa. Bước ngoặt sự nghiệp của nhà nữ khoa học được ghi dấu vào năm 2017 khi trở thành tiến sĩ ngành Khoa Kỹ thuật điện và khoa học máy tính của Đại học Bang Michigan (Mỹ). 
Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, tiến sĩ Nga Nguyễn cùng các đồng nghiệp ghi dấu ấn với không ít bài báo khoa học giá trị. Nổi bật là bài viết của nhóm tác giả Saleh Almasabi, Samer Sulaeman, Nga Nguyen và Joydeep Mitra viết về việc ứng dụng năng lượng gió trình bày trong Hội nghị chuyên đề về điện ở Bắc Mỹ lần thứ 49 diễn ra vào tháng 9/2017.
Nga Nguyen và Joydeep Mitra cũng là tác giả bài viết phân tích ảnh hưởng và sự phụ thuộc về sự xâm nhập của nguồn năng lượng gió trong tần số hệ thống điện công bố vào tháng 1/2016.
Tiến sĩ gốc Việt Nga Nguyen hiện công tác tại Khoa Kỹ thuật điện và khoa học máy tính, Đại học Wyoming (UW, Mỹ). Đây là ngôi trường danh tiếng có bề dày lịch sử ở đất nước cờ hoa với hơn 14.000 sinh viên đang theo học. Được thành lập từ năm 1886, Đại học Wyoming có hơn 180 chương trình học dành cho sinh viên với 80 chương trình Đại học và hơn 90 chương trình sau Đại học. Trong số này, những chương trình về năng lượng và khoa học thu hút rất đông sinh viên theo học.
TheoKienthuc.net

Vận hành trang trại điện mặt trời cao nhất Trung Quốc

 


Trạm quang điện Xingchuan nằm trên độ cao hơn 3.900 m ở tỉnh Tứ Xuyên chính thức phát điện vào cuối tuần trước với tổng công suất 600 MW.



TheoVNexpress

Thứ Bảy, tháng 10 15, 2022

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành

 

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành

Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220 kV dài nhất khu vực Đông Nam Á, được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam.

Sáng ngày 14/10, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đóng điện vận hành cấp điện áp 110 kV giai đoạn một, công trình đường dây 220 kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc.

Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220 kV dài nhất khu vực Đông Nam Á, được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư trên 2.221 tỷ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư. Quy mô công trình gồm 2 mạch có tổng chiều dài 80,4 km, 169 vị trí cột.

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành - Ảnh 1.

Trong đó, đoạn trên bờ thuộc huyện Kiên Lương dài 12,8 km với 39 vị trí cột; đoạn trên biển dài 64,7 km với 117 vị trí cột; đoạn trên đảo Phú Quốc dài 2,9 km với 13 vị trí cột, với thiết kế cột tháp sắt 2 mạch trên không mạ và sơn chống muối biển, tiết diện dây dẫn phân pha 2xAACKP-400/95.

Phần trên biển có 117 vị trí cột, móng trụ được thiết kế với hệ cọc bê tông li tâm dự ứng lực, đúc sẵn chống nhiễm mặn, đóng tại chỗ, đường kính D700-800, liên kết với hệ đài móng bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 400 m2/móng, chiều dài giữa các khoảng cột trung bình 560 m, chiều cao cột 55-87 m, đường dây bảo đảm tĩnh không hàng hải và trang bị hệ thống cảnh báo an toàn hàng không đầy đủ theo quy định.

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành - Ảnh 2.

Đồng bộ với công trình đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc giai đoạn một, vận hành ở cấp điện áp 110 kV còn có công trình trạm biến áp 110 kV Nam Phú Quốc, công suất thiết kế là 2 máy x 63 MVA.

Giai đoạn đầu lắp một máy 63 MVA và phần đường dây đấu nối 2 mạch, có 5 vị trí cột, đấu nối từ vị trí tiếp bờ của đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc với trạm biến áp 110 kV Nam Phú Quốc.

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành - Ảnh 3.

Trước đó, tháng 1/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc. Ngay sau đó, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã khẩn trương triển khai, phê duyệt thiết kế kỹ thuật vào tháng 5/2018, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công vào tháng 10/2018 và tổ chức khởi công công trình từ tháng 3/2019.

Quá trình triển khai thi công công trình gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết phức tạp khi thi công trên môi trường biển, thường xuyên mưa, bão, cùng với bùng phát đại dịch COVID-19 kéo dài, việc điều động máy móc, nhân lực thi công, vận chuyển vật tư, thiết bị gặp nhiều trở ngại.

Thêm vào đó, việc giá cả nguyên nhiên liệu, xây dựng biến động, cộng với địa hình, địa chất, thổ nhưỡng phía đảo Phú Quốc rất phức tạp và công tác giải phóng mặt bằng phía 2 bờ Kiên Lương và Phú Quốc gặp rất nhiều khó khăn, tác động đến mục tiêu, tiến độ của công trình, dự án.

Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực không ngừng, công trình đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành an toàn, chất lượng từ ngày 5/10/2022.

Đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á do Việt Nam thực hiện đã hoàn thành - Ảnh 4.

Giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã và đang triển khai các công trình đồng bộ cấp điện áp 22 kV-110 kV-220 kV bao gồm: Dự án tái cấu trúc lưới điện Phú Quốc vay vốn KfW (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Đức), hoàn thành phần còn lại của đường dây 110 kV Phú Quốc - Nam Phú Quốc, trạm ngắt 110 kV Phú Quốc, đường dây 110 kV Phú Quốc - Bắc Phú Quốc, trạm biến áp 110 kV Bắc Phú Quốc theo đúng quy hoạch điện lực đã được phê duyệt.