e

Thứ Bảy, tháng 1 29, 2022

Thư giãn với Cảnh đẹp Mùa Xuân




VideoPVD

 

Nhà máy điện rác lớn nhất nước vận hành từ tháng 3

 HÀ NỘINhà máy điện rác Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận rác và dự kiến hòa lưới điện vào tháng 3.

Ngày 28/1, ông Lý Ái Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý, đơn vị vận hành nhà máy điện rác Sóc Sơn, cho biết toàn bộ thủ tục liên quan tới vận hành nhà máy đã hoàn tất, trong đó có hợp đồng mua bán điện với Tổng Công ty điện lực Việt Nam.

Ngày 21/1, nhà máy sẽ vận hành thử nghiệm giai đoạn 1, đốt lò dây chuyền đầu tiên. Sau khi đốt lò ổn định liên tục, tới ngày 28/1 nhà máy bắt đầu tiếp nhận rác để căn chỉnh các hệ thống phụ trợ như xử lý nước thải, nuôi cấy vi sinh.

Trong thời gian thử nghiệm, lượng điện của nhà máy chưa được bán ra ngoài mà phục vụ nội bộ. Dự kiến nhà máy sẽ được hòa lưới điện quốc gia từ tháng 3/2022.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn đang trong quá trình hoàn tất. Ảnh: Ngọc Thành

Nhà máy điện rác Sóc Sơn đang trong quá trình hoàn tất. Ảnh: Ngọc Thành

Nhà máy điện rác Sóc Sơn hiện có khoảng 9.000 tấn rác trong bể chứa, chủ yếu là rác thải của huyện Mê Linh. Những ngày tới, nhà máy sẽ tiếp nhận thêm khoảng 3.000 tấn rác nhằm giảm áp lực cho bãi rác Nam Sơn trong dịp Tết.

Rác trước khi được đưa vào lò đốt phải lên men từ 5-7 ngày nhằm giảm lượng nước, cũng như chất hữu cơ. Nhằm đảm bảo môi trường, toàn bộ lượng rác trong bể chứa đều được phun hóa chất chống phát tán mùi và ruồi bọ.

Ông Trịnh Nhật Cường, Phó tổng Giám đốc Nhà máy điện rác Sóc Sơn, cho hay khí, khói và nước thải trong quá trình xử lý và đốt rác đều được đo bằng hệ thống quan trắc tự động. "Toàn bộ thông số đều hiển thị phía ngoài bảng điện tử ngoài nhà máy để người dân nắm bắt cũng như truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội", ông Cường nói.

Bên trong bể chứa rác của nhà máy, trong đó bể lớn chúa được 25.000 tấn rác. Ảnh: Ngọc Thành

Bên trong bể chứa rác của nhà máy, trong đó bể lớn chúa được 25.000 tấn rác. Ảnh: Ngọc Thành

Nhà máy điện rác Sóc Sơn khởi công tháng 9/2019, vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương gần 5.500 tấn rác ướt mỗi ngày. Khi hoàn thành, đây được xem là một trong những dự án nhà máy đốt rác phát điện có quy mô và công suất lớn nhất Việt Nam.

Hiện nhà máy hiện đã hoàn thành 95% khối lượng xây dựng, lắp đặt máy hoàn thành khoảng 85%; lò đốt rác số 3 sẵn sàng vận hành. Sau mỗi tháng sẽ có thêm 1 lò đốt được hoàn thiện. Đến tháng 6/2022, tất cả 5 lò đốt rác được đưa vào vận hành, mỗi lò có công suất 800 tấn rác/ngày.

Phòng điều khiển trung tâm, nơi vận hành toàn bộ hệ thống và theo dõi các chỉ số của nhà máy. Ảnh: Ngọc Thành

Phòng điều khiển trung tâm, nơi vận hành toàn bộ hệ thống và theo dõi các chỉ số của nhà máy. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện mỗi ngày thành phố có trung bình 6.000 tấn rác cần xử lý; phần lớn được chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào vận hành dự kiến xử lý khoảng 70% tổng lượng rác phát sinh hàng ngày của thành phố.

TheoVNexpress


Thứ Năm, tháng 1 27, 2022

SÁCH LẬP QUI HOẠCH ĐIỆN :



 SÁCH LẬP QUI HOẠCH ĐIỆN :

Xin chia sẽ mọi người Tài liệu mới về Qui hoạch điện với phương pháp lập theo cách tiếp cận mới.
Qui hoạch điện theo cách tiếp cận mới tức là phải tính đến sự đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng giảm phát thải và vận hành trong môi trường Thị trường điện cạnh tranh.
Bài toán Qui hoạch nguồn điện theo mô hình mới nó sẽ khác với cách truyền thống , trong việc tính toán đủ nguồn phát năng lượng, phải xem xét tính đến việc bổ sung tính linh hoạt nguồn điện- Flexibility để giải quyết vấn đề tích hợp nguồn NLTT biến đổi vào hệ thống điện, đáp ứng điều kiện giảm phát thải.
Một lưu ý trong Bài toán Qui hoạch điện luôn phải ước tính được tổng chi phí gồm xây dựng, vận hành và dịch vụ phụ trợ phải tăng thêm cho cả hệ thống điện để đưa ra lựa chọn mô hình theo hàm tối ưu là tổng chi phí toàn hệ thống phải thấp nhất, cùng song song thỏa mãn các điều kiện về khả năng đáp ứng nguồn sơ cấp, đường truyền tải, và thỏa mãn điều kiện môi trường -giảm phát thải và các điều kiện xã hội kinh tế khác như khả năng chịu đựng biên giá điện, khả năng kích thích chuỗi giá trị cho nền kinh tế.v.v

Thứ Tư, tháng 1 19, 2022

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam hoạt động sau nhiều lần chậm tiến độ

 Sau nhiều lần chậm tiến độ, nhà máy đốt rác phát điện tại bãi rác Nam Sơn (H.Sóc Sơn, Hà Nội) đã chốt ngày chính thức hoạt động vào 20.1. 

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam hoạt động sau nhiều lần chậm tiến độ - ảnh 1

Nhà máy đốt rác phát điện ở bãi rác Nam Sơn sẽ đi vào hoạt động từ 20.1

CTV

Theo quyết định chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND TP.Hà Nội, Nhà máy điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) trên địa bàn H.Sóc Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20.1.

Cụ thể, tiến độ vận hành nhà máy được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, ngày 20.1, lò đốt số 3 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/ngày, rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15 MW.

Giai đoạn 2, ngày 20.2, lò đốt số 2 và số 4 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Tổ máy số 1 phát điện. Công suất phát của cả 2 tổ máy 1 và 2 là 45 MW.

Giai đoạn 3, ngày 25.3, lò đốt số 1 và số 5 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy 1, 2 và 3 là 75 MW.

Sau khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, tổng công suất tiếp nhận, xử lý rác thải của Nhà máy điện rác Sóc Sơn là 5.000 tấn/ngày. Mức công suất này lớn hơn so với chủ trương đầu tư ban đầu.

Theo báo cáo của chủ đầu tư là Công ty CP năng lượng môi trường Thiên Ý, Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã được Cục Giám định xây dựng (Bộ Xây dựng) kiểm tra, nghiệm thu lần 2 vào tháng 4.2021. Chủ đầu tư đã báo cáo Cục Giám định xây dựng về việc nhà máy sẽ vận hành 3 giai đoạn và xin phép chia dự án theo giai đoạn để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.

Trước đó, ngày 8.10.2021, dự án đã được nghiệm thu, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, đã nhận được sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại…

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam hoạt động sau nhiều lần chậm tiến độ - ảnh 2

Bãi rác Nam Sơn đã quá tải nhiều năm nhưng vẫn phải tiếp nhận xử lý chôn lấp hàng nghìn tấn chất thải mỗi ngày

LÊ QUÂN

Theo tìm hiểu, dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty CP môi trường năng lượng Thiên Ý, Tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện.

Dự án được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam (lớn thứ hai thế giới) với công suất xử lý 4.000 tấn rác khô (tương đương gần 5.500 tấn rác ướt) mỗi ngày. Hiện, nhà máy sản xuất điện từ rác thải lớn nhất thế giới với công suất đốt 5.000 tấn mỗi ngày, được xây dựng tại Thâm Quyến (Trung Quốc).

Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.Hà Nội vào cuối tháng 12.2019, Công ty CP năng lượng môi trường Thiên Ý cam kết sẽ hoàn thành dự án vào tháng 8.2020; vận hành chính thức đốt rác phát điện vào đúng dịp tháng 10.2020. Tuy nhiên, tiến độ thi công không đảm bảo nên đã lùi thời điểm đưa vào hoạt động chính thức.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, sau khi kiểm tra, lãnh đạo TP.Hà Nội đã nhắc nhở dự án này chậm tiến độ nhiều lần, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực, gấp rút triển khai thi công các hạng mục dự án. Chậm nhất ngày 1.5.2021, đơn vị phải đưa nhà máy vào hoạt động nhưng vẫn không kịp tiến độ.

Trong khi đó, bãi rác Nam Sơn hiện đã quá tải nhưng vẫn phải mở cửa tiếp nhận hàng nghìn tấn rác/ngày. Theo thống kê của TP.Hà Nội, mỗi ngày toàn thành phố có khoảng 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.

TheoThanhNien.vn

Chủ Nhật, tháng 1 16, 2022

Liên kết lưới điện khu vực để khai thác tốt năng lượng tái tạo

 Để khai thác tốt hơn nguồn điện tái tạo đang gia tăng một cách nhanh chóng thì việc liên kết lưới điện với các nước trong khu vực là một giải pháp rất khả thi.

Câu chuyện làm sao huy động được nhiều nguồn điện sạch, tránh cắt giảm năng lượng tái tạo đang là vấn đề nóng thời gian qua, với cả các nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, chuyên gia.

Tại hội nghị Tổng kết năm 2021 của Tập đoàn Điện lực (EVN) hôm nay 14.1, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực TP.HCM, đã kiến nghị EVN xem xét, báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc tăng tính kết nối, liên kết lưới điện của Việt Nam với các nước trong khu vực, nhằm khai thác tốt hơn nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam.

“Tiềm năng năng lượng tái tạo của chúng ta rất lớn, nằm phân tán ở nhiều vùng. Nên chăng có nghiên cứu liên kết lưới điện trong vùng để truyền tải khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sạch”, ông Bảo nói.

Liên kết lưới điện khu vực để khai thác tốt năng lượng tái tạo - ảnh 1

Điện tái tạo đang gia tăng nhanh chóng trong 2 năm lại đây và dự báo còn bùng nổ trong thời gian tới

NGỌC THẮNG

Đồng tình với đề xuất này, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), cho biết như riêng năm 2021, số công suất đặt của riêng điện gió được bổ sung thêm đã lên tới 4.000 MW. Dù vậy, việc huy động một tỷ lệ cao năng lượng tái tạo, vốn có yếu điểm là thiếu tính ổn định, nhất là điện mặt trời, đã khiến cho việc điều độ hệ thống gặp nhiều khó khăn và nguy cơ bất ổn.

Do vậy, theo ông Ninh, cùng với vấn đề liên kết lưới thì cũng phải có những đầu tư các thiết bị vận hành linh hoạt. “Cần xem xét sớm và kỹ để vận hành an toàn cho hệ thống, nhất là tới đây, theo Quy hoạch Điện 8 đang hoàn thiện thì hệ thống điện của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh, sớm đạt từ 75.000 - 100.000 MW và lọt vào top 20 thế giới”, ông Ninh nói.

Nhiều thời điểm điện tái tạo chiếm 60% công suất

Báo cáo tổng kết năm 2021 của EVN tại hội nghị sáng nay cho hay, tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao và trong đó nhiều thời điểm công suất phát các nguồn điện năng lượng tái tạo lên tới 60% công suất phụ tải. Điều này khiến công tác vận hành hệ thống điện gặp nhiều khó khăn, xuất hiện tình trạng quá tải lưới điện truyền tải liên kết các miền và quá tải cục bộ tại một số khu vực.

Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện tình trạng “thừa nguồn”, đặc biệt là vào các ngày lễ và cuối tuần ở khu vực miền Nam nhưng lại thiếu điện cục bộ một số khu vực tại miền Bắc vào một số thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè. Cũng do nhu cầu điện giảm nên việc huy động các nhà máy nhiệt điện khí giảm thấp, chỉ bằng 65,59% so với khả năng cấp.

Minh họa cho thực tế này, ông Lê Văn Danh, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 3, cho hay việc năng lượng tái tạo vào nhiều trong khi tăng trưởng phụ tải bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các nhà máy điện khí của doanh nghiệp bị giảm huy động đáng kể. Đáng ngại hơn nữa là tình trạng huy động gấp, không ổn định khiến hiệu suất giảm và phải khởi động hàng ngày ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị. “Chúng tôi kiến nghị A0 làm sao tránh tình trạng dừng chạy máy hàng ngày, như trường hợp của Điện khí huy động Phú Mỹ vừa qua, phải ngừng nhiều”, ông Danh nói.

Liên quan vấn đề này, tại hội thảo mới đây của Hội đồng Điện gió toàn cầu, TS Peerapat Vithayasrichareon, Ban Tích hợp hệ thống năng lượng tái tạo (RISE) của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), cho rằng thách thức đối với việc tích hợp điện gió và điện mặt trời thường nhỏ hơn so với dự kiến ban đầu, bởi hệ thống điện đã có sẵn tính linh hoạt để tích hợp năng lượng tái tạo.

Theo chuyên gia này, có 4 yếu tố chính làm tăng tính linh hoạt cho hệ thống điện: nhà máy điện, lưới điện, lưu trữ điện, quản lý nhu cầu sử dụng điện. Cho nên, nếu quản lý tốt các yếu tố này thì việc tích hợp các tỷ lệ năng lượng tái tạo cao sẽ trở nên an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí. “Đường truyền tải được mở rộng cho phép mua bán điện giữa các khu vực là một phương án rất tốt. Với tỷ trọng điện gió và điện mặt trời cao thì việc mua bán xuyên biên giới cần được mở rộng để giảm thiểu tỷ lệ cắt giảm năng lượng này”, TS Peerapat Vithayasrichareon gợi ý.

Ông Trần Tuệ Quang, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết thêm, theo kế hoạch cấp điện năm 2022 đã được phê duyệt, dự kiến trong số 275,5 tỉ kWh huy động cho toàn hệ thống thì đóng góp của năng lượng tái tạo (chưa kể thuỷ điện) là 35,6 tỉ kWh, chiếm khoảng 13% nhu cầu của hệ thống điện.

TheoThanhNien.vn

Thứ Năm, tháng 1 13, 2022

CÂU CHUYỆN TƯ NHÂN LÀM TRUYỀN TẢI:

 



CÂU CHUYỆN TƯ NHÂN LÀM TRUYỀN TẢI:

Nhân tiện Quốc hội sắp bấm nút về việc Tư nhân làm truyền tải, xin có một số ý kiến về việc này như sau:
Hiện nay chúng ta đang bị hiểu nhầm và lẫn lộn giữa tính độc quyền và tính sở hữu,. truyền tải mang tính độc quyền tự nhiên, tức là không thể làm hai tuyến truyền tải để cạnh tranh nhau truyền một sản lượng điện đi, mà chỉ có một là khả thi và hiệu quả nhất. Đây gọi là độc quyền tự nhiên. tuy nhiên về quyền sở hữu để phát triển tuyến truyền tải này thì doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều có thể được làm như nhau, chỉ có vấn đề là cần bổ sung các điều kiện pháp luật để đưa về cùng một mặt bằng quản lý cho 2 loại hình sở hữu này:
1, Bổ sung các qui định về vận hành hệ thống truyền tải , các vấn đề truy cập đấu nối v.v.hai bên phải giống nhau, tức đều tuân thủ lệnh vận hành và thao tác của Điều độ quốc gia, các điều kiện để đơn vị khác đấu nối vào là cùng mặt bằng. Chính vì thế Điều độ quốc gia phải được yêu cầu tách độc lập với các quyền sở hữu tài sản nguồn và lưới để có tính trung lập nhất trong việc điều hành hệ thống nguồn và lưới .
2, Do giá truyền tải hình thành chính từ tài sản đường truyền tải được đầu tư, và đều người sử dụng điện cuối cùng phải trả, nên nếu tư nhân làm truyền tải cũng chịu sự quản lý giống như doanh nghiệp nhà nước làm truyền tải là phải đấu thầu cạnh tranh để xây dựng truyền tải, phải minh bạch trong quá trình đầu tư, chịu sự kiểm toán, thanh tra của nhà nước tương tự như một doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo tài sản đầu tư phải đúng giá trị thực của nó.
Ở các nước có thị trường điện phát triển, họ không còn quan tâm đến quyền sở hữu truyền tải nữa, mà họ còn đưa ra các cơ chế đấu thầu để nhận được quyền truyền tải FTRs, khi xảy ra hiện tượng tắt ngẳn truyền tải, để khuyến khích đa dạng cách giải quyết truyền tải.

Chờ sóng mới ngành năng lượng tái tạo

 

(ĐTCK) Nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sóng cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo trước những điều chỉnh về cơ cấu nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII gần nhất.

Năng lượng của tương lai

Phiên giao dịch cuối tuần qua (7/1/2022) đã chứng kiến đà tăng mạnh của một số cổ phiếu nhóm năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) như BCG (tăng kịch trần, đóng cửa ở mức 25.900 đồng/cổ phiếu), TTA (tăng 3,1%, đóng cửa ở mức 16.500 đồng/cổ phiếu)…

Nhà đầu tư Nguyễn Văn Thắng (Hoàng Mai, Hà Nội) tiết lộ, nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo là trọng điểm đầu tư của anh trong năm nay. Luận điểm đầu tư của anh Thắng là, Chính phủ định hướng cơ cấu lại nguồn điện theo hướng giảm tỷ trọng đóng góp của các kênh phát điện truyền thống và tăng tỷ trọng của điện gió, điện mặt trời sẽ tạo cú huých lớn cho doanh nghiệp năng lượng sạch.

Tại cuộc họp lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), tổ chức ngày 19/11/2021, do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì, nhiều ý kiến đã kiến nghị xây dựng cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, bền vững hơn.

Bản dự thảo Quy hoạch điện VIII cập nhật trong tháng 11/2021 đã có nhiều thay đổi so với dự thảo hồi tháng 3/2021 theo hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Cụ thể, so với phương án đưa ra lấy ý kiến vào tháng 3/2021, thì cơ cấu nguồn nhiệt điện than giảm nhẹ, chiếm 25,49% (phương án tháng 3 là 26,7%); điện khí chiếm 9,49% (phương án tháng 3 là 9,9%); điện gió trên bờ chiếm 11,13% (phương án tháng 3 là chiếm 10,7%); điện gió ngoài khơi chiếm 2,57% (phương án tháng 3 là 2%).

Năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay lên tới 31.600 MW vào năm 2030, chiếm tỷ lệ khoảng 24,3% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Bộ đã thực hiện tính toán bổ sung phương án phát triển nguồn điện (phương án điều hành tháng 11/2021) có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt so với quy hoạch, đồng thời xem xét giảm nguồn điện than theo tinh thần của Hội nghị COP26.

Quan điểm chủ đạo trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh là giảm điện than; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống. Điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới.

Bà Virginia B.Foote, đại diện Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đánh giá cao việc mở rộng các dự án năng lượng tái tạo và hạn chế dần các dự án nhiệt điện than mới trong Quy hoạch điện VIII của Việt Nam.

Bà cũng đề nghị có giải pháp tiếp cận nguồn vốn linh hoạt bởi các tiến bộ công nghệ diễn ra hàng ngày, có kế hoạch thu xếp vốn tài chính nhanh chóng vào các dự án.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phát triển từ 5 - 10 GW gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế. Nhờ có nguồn điện gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có thể đạt hệ số công suất lớn hơn 50% - tương đương với hệ số công suất của thủy điện.

Hiện nay, các công nghệ của điện gió ngoài khơi đang được cải tiến với tốc độ nhanh hơn so với công nghệ áp dụng cho các nguồn năng lượng khác.

Doanh nghiệp tăng tốc đầu tư điện sạch

Trước những cơ hội lớn từ ngành năng lượng sạch, mới đây, đại hội cổ đông bất thường của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (mã PVS) đã thông qua việc bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

Theo PVS, điều này phù hợp với định hướng của Công ty trong bối cảnh dịch chuyển năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam đang xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững. Chính phủ sẽ ưu tiên tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia và điện gió là lĩnh vực có tiềm năng phát triển.

PVS đã thông qua việc bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

Thời gian qua, PVS đã tham gia cung cấp dịch vụ cho phần lớn các dự án điện gió gần bờ tại khu vực Tây Nam Bộ như vận chuyển, lắp đặt tháp, tua-bin gió, rải cáp ngầm. Công ty cũng đang cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển nhân sự, thiết bị vận hành và bảo dưỡng tại dự án điện gió Bình Đại - Bến Tre và dự án điện gió Trà Vinh.

Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) phân tích, theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất dự kiến từ mức 27% trong năm 2021 lên 29% trong năm 2025 và hơn 40% trong năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của thế giới và cam kết cắt giảm khí thải toàn cầu.

Theo TVSI, Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) là doanh nghiệp triển vọng tốt trong trung và dài hạn với ngành năng lượng tái tạo. Năm 2021, HDG đã đưa vào vận hành dự án điện gió 7A cùng với hai nhà máy thủy điện, nâng tổng công suất của các nhà máy điện từ 245 MW lên 462 MW.

TVSI dự tính, đến năm 2030, sản lượng điện năng lượng tái tạo của HDG sẽ chiếm 2-5% sản lượng năng lượng tái tạo trên toàn quốc. Với giả định tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu từ lĩnh vực năng lượng là 20%/năm, TVSI ước tính từ năm 2023, mảng năng lượng sẽ đóng góp cho HDG trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận hàng năm.

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (mã REE) định hướng đầu tư vào mảng điện gió, hiện đã sở hữu 126 MW điện gió và 86 MW điện mặt trời áp mái. REE được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi doanh thu và lợi nhuận nhờ các hợp đồng đã hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu.

Công ty cổ phần Fecon (mã FCN) ngoài mảng hạ tầng truyền thống cũng đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với nhiều dự án điện gió, điện mặt trời tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 2022, Công ty dự kiến dành 1.220 tỷ đồng để đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, dự án hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác như PC1, GEX, TV2… được nhận định còn nhiều dư địa tăng trưởng trong mảng năng lượng của tương lai này.

Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cũng đưa ra triển vọng tích cực cho nhóm cổ phiếu nhiệt điện than và năng lượng tái tạo trong năm 2022.

Một trong những yếu tố tích cực là chi phí ròng trong vòng đời dự án năng lượng tái tạo đang trong xu thế giảm mạnh nhờ ứng dụng công nghệ và cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp tuabin và pin mặt trời trên thế giới.

Tới đây, chi phí lắp đặt dự án điện mặt trời và điện gió trên bờ có thể sẽ rẻ hơn điện than trong một vài năm tiếp theo khi thị trường thiết bị dần bão hòa. Xu hướng này sẽ đảm bảo biên lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào các dự án mới khi cơ chế giá dần chuyển dịch từ ưu đãi trên mức cố định sang cơ chế đấu thầu.

Sự hứng khởi từ đầu năm 2022 và triển vọng tăng trưởng tích cực trong dài hạn là động lực cho nhóm cổ phiếu năng lượng sạch dự báo tiếp đà bứt phá.

TheoTinnhanhChungkhoan

Chủ Nhật, tháng 1 02, 2022

Dự kiến phát triển 5000MW điện gió ngoài khơi đến 2030

 


TheoFb

Đèn Solar Hình Nón UFO 500W