e

Thứ Năm, tháng 2 28, 2019

Những hình ảnh đầu tiên của HN Thượng đỉnh Lần 2


Cái bắt tay lịch sử

Video : Vietnamnet

Ăn tối cùng nhau

Video : VTC
TT Trump vẫy cờ Việt Nam
Video :Zing
Năm cô gái Việt tặng hoa
Video :Zing

Thứ Tư, tháng 2 27, 2019

Giá điện mặt trời cao nhất gần 2.500 đồng một kWh

Giá điện mặt trời cao nhất gần 2.500 đồng một kWh

Giá mua bán điện mặt trời sẽ được tính theo vùng bức xạ và các loại hình khác nhau của từng dự án điện, theo dự thảo đang được lấy ý kiến. 
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo mới về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời mới tại Việt Nam, sẽ áp dụng sau tháng 6 năm nay. Theo bản dự thảo này, giá mua bán điện mặt trời sẽ được tính theo 4 vùng bức xạ (theo địa lý) và 4 loại hình sản xuất, gồm dự án điện mặt trời nổi, điện mặt trời mặt đất, dự án tích hợp hệ thống lưu trữ và điện mặt trời mái nhà.
Các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung sẽ có giá mua cao nhất, mức 2.486 đồng một kWh (khoảng 10,87 cent) cho các dự án điện mặt trời mái nhà. Trong khi đó giá mua với dự án điện mặt trời mặt đất và nổi tại khu vực này lần lượt 2.102 và 2.159 đồng một kWh. 
Trong khi giá thấp nhất ở khu vực các tỉnh có tiềm năng về điện mặt trời lớn như nam Trung bộ, nam Tây Nguyên. Cụ thể, mỗi kWh điện tại dự án điện mặt trời mặt đất có giá mua 1.525 đồng (6,67 cent); dự án điện mặt trời nổi là 1.566 đồng (6,85 cent) và cao nhất khu vực này là 1.877 đồng (khoảng 8,21 cent).
Một dự án điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận. 
Một dự án điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận. 
So với mức giá "cào bằng" 9,5 cent (gần 2.100 đồng) một kWh, dự thảo giá mua bán điện mặt trời lần này của Bộ Công Thương có sự phân mảnh khá rõ khi cơ quan quản lý đang muốn tạo ra sự hấp dẫn với dự án đặt tại khu vực bức xạ thấp. Cùng đó, phân tán bớt dự án tại khu vực bức xạ nhiệt cao lâu nay vẫn tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận.
Phương án giá điện mặt trời phân theo vùng bức xạ nhiệt cũng là kịch bản các chuyên gia tư vấn của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (Giz) khuyến nghị Bộ Công Thương thực hiện, sau khi Quyết định 11 về giá điện mặt trời hết hiệu lực sau tháng 6 năm nay.
Số liệu hết tháng 9/2018, đã có 121 dự án được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến 2020 là 6.100 MW và 2030 là 7.200 MW. Ngoài ra, còn 221 dự án đang xếp hàng chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 13.000 MW.
Cuối năm 2018, Bộ Công Thương tiếp tục đề nghị bổ sung thêm 17 dự án nữa vào quy hoạch điện và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Như vậy, tổng công suất đăng ký đầu tư loại năng lượng này đã vượt xa Quy hoạch điện 7 điều chỉnh trong đó định hướng tới 2020 công suất điện mặt trời 850 MW và tăng lên 4.000 MW sau đó 5 năm.
Anh Minh(TheoVnexpress)

Thứ Hai, tháng 2 25, 2019

Phát minh sáng tạo giúp lưu trữ năng lượng mặt trời



Nguồn : Youtube -VOV

Điện mặt trời không được khuyến khích?

Điện mặt trời không được khuyến khích?

Giá thấp hơn điện than, vùng bức xạ cao thì giá thấp nhất... những quy định trong dự thảo mới của Bộ Công thương về điện mặt trời khiến nhiều người cho rằng, điện mặt trời chưa thực sự được khuyến khích phát triển.
Một dự án điện mặt trời ở Trà Vinh khởi công trước Tết âm lịch để chạy đua cho kịp Quyết định 11/2017 - Ảnh: Chí Nhân
Cơ chế giá vô lý
Mức giá điện mặt trời hiện tại theo Quyết định số 11/2017 ngày 11.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ là 2.086 đồng/kWh, tương đương 9,35 US cent/kWh (tỷ giá tại thời điểm đó là 22.316 đồng/USD).
Điểm mới của dự thảo mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến để trình Chính phủ ban hành và áp dụng sau thời điểm tháng 6.2019 là tính giá theo vùng và theo loại hình dự án. Theo đó, các tỉnh từ Quảng Bình trở ra bắc (trừ Điện Biên) được tính là vùng 1 với mức giá mua điện dao động từ 2.102 - 2.486 đồng/kWh (9,20 - 10,87 US cent/kWh), cao hơn mức giá hiện tại đến 400 đồng/kWh. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Điện Biên được tính là vùng 2 với mức giá mua điện từ 1.809 - 2.139 đồng/kWh (7,91 - 9,36 US cent/kWh). Ở khu vực này chỉ còn đối tượng dự án điện mặt trời trên mái nhà giữ được giá, các loại khác đều giảm. Các tỉnh Đông Nam bộ cùng với ĐBSCL và Kon Tum, Đắk Nông được tính là vùng 3 với giá mua điện chỉ từ 1.620 - 1.916 đồng/kWh (7,09 - 8,38 US cent/kWh). Khu vực này bắt đầu giảm tương đối mạnh kể cả mô hình điện mặt trời trên mái nhà. Giảm mạnh nhất, tới 561 đồng/kWh ở vùng 4 gồm 6 tỉnh là Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận giá điện chỉ còn 1.525 - 1.877 đồng/kWh (6,67 - 8,21 US cent/kWh).
Theo bảng giá trên, các tỉnh miền Nam (từ vùng 2 trở vào) tiềm năng về điện mặt trời lớn, hiệu suất sinh lời cao hơn nên giá thấp dần xuống. Cơ chế giá để "cào bằng" lợi nhuận này sẽ khó khuyến khích đầu tư vào điện mặt trời ở phía nam, nơi tiềm năng cao nhất trong khi đây là khu vực thiếu điện và chúng ta đang phải chuyển tải điện từ bắc vào nam. Đặt trường hợp các dự án điện mặt trời đổ về phía bắc vì giá cao thì chúng ta lại tiếp tục tốn kém thời gian, chi phí để chuyển tải, chưa kể bài toán về an toàn lưới điện mà chính bản thân ngành điện lâu nay không ngừng kêu ca.
Chưa hết, giá mua điện của các nhà máy nhiệt điện than hiện khoảng 7 US cent/kWh trong khi giá mua điện mặt trời mặt đất ở vùng 4 theo dự thảo mới chỉ còn 6,67 US cent, rẻ hơn điện than tới 0,33 US cent. Trước đó, Bộ Công thương cũng ban hành Quyết định số 281 (có hiệu lực từ ngày 12.2.2019) quy định khung giá phát điện năm 2019 áp dụng cho việc đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện cao nhất lên tới 1.896,05 đồng/kWh (tương đương 8 US cent/kWh). Với giá 1.525 đồng/kWh, điện mặt trời đang rẻ hơn điện than 371,05 đồng.
Với cơ chế giá như thế này, điện mặt trời khó mà phát triển đúng với tiềm năng và kỳ vọng của Chính phủ về năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường.
Bên mua vẫn chiếm lợi thế
Điểm đáng chú ý trong dự thảo là tại điều 7, chương II về trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới quy định: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại. Quy định “mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép” chắc chắn sẽ làm khó các nhà đầu tư vì bên mua điện là Tập đoàn điện lực VN (EVN). Nếu không muốn mua, EVN có thể từ chối với lý do “lưới điện không cho phép”. Đây không còn là giả thuyết vì thực tế trong thời gian gần đây khi mà một số tỉnh nam Trung bộ phát triển một số dự án điện mặt trời thì EVN đã thông tin về chuyện quá tải, mất an toàn lưới điện.
Cũng tại điều 7, khoản 2 nêu: Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mặt trời nối lưới được lập theo hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công thương ban hành. GIZ (Cơ quan Hợp tác phát triển Đức) thường xuyên cố vấn và tư vấn cho Bộ Công thương trong lĩnh vực điện, cho rằng hợp đồng mẫu trước đây chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn còn nhiều ưu ái cho bên mua điện là EVN. Vì vậy, hợp đồng mẫu cần phải được tiếp tục cải thiện sao cho hài hòa lợi ích giữa các bên cũng như phù hợp thông lệ quốc tế. Năm 2018, hơn chục triệu người dân TP.HCM và Long An đã thở phào nhẹ nhõm khi lãnh đạo tỉnh này cương quyết từ chối một dự án nhiệt điện than ở H.Cần Giuộc - nằm ngay sát nách TP.HCM. Ngay sau đó Long An đã khởi công một dự án điện mặt trời. Trước đó, năm 2016, tỉnh Bạc Liêu cũng từng làm điều tương tự để ưu tiên phát triển điện gió. Thực tế, ngay khi có cơ chế giá điện mặt trời và gió đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án quy mô lớn, hàng ngàn người dân đã và vẫn đang lắp điện mặt trời trên mái nhà. Điều này sẽ giúp giải bài toán thiếu hụt nguồn cung điện cho xã hội và nền kinh tế. Nhưng với dự thảo về điện mặt trời mới của Bộ Công thương, giá mua điện mặt trời ở các khu vực có nhiều tiềm năng như Trung và Nam bộ chỉ quanh mức 7 US cent/kWh, thấp hơn cả mức trần phát điện than 8 US cent/kWh lại đang khiến năng lượng sạch gặp khó.
Thủy điện đã khai thác hết công suất, điện than ngày càng ô nhiễm, nếu không tạo mọi điều kiện để phát triển điện mặt trời và gió, chúng ta sẽ giải bài toán điện thế nào cho phát triển kinh tế của đất nước?
Trung Quốc, Ấn Độ bỏ xa VN về năng lượng sạch
Quy hoạch điện hiện tại dự báo điện than sẽ tăng từ 35% (năm 2015) lên đến 53% (năm 2030) trong tổng nguồn cung điện. Năng lượng tái tạo tăng từ 3,7% lên 10,7% trong cùng thời gian trên. Kế hoạch năng lượng tái tạo của VN không hề là tham vọng nếu so với Ấn Độ là 20% vào năm 2022. Hệ thống lưới điện chú trọng vào điện than của Ấn Độ hiện nay có thể tiếp nhận đến 175 GW điện mặt trời và gió mà không cần thay đổi lớn trên hệ thống. Giá bán điện mặt trời của nước này chưa tới 4 US cent/kWh, rẻ hơn than. Trung Quốc cũng có chiến lược năng lượng tái tạo chiếm tới 20% cơ cấu nguồn vào năm 2030. Giá bán điện mặt trời hiện tại của nước này dưới 5 US cent/kWh.
Nguyên nhân giá thành sản xuất năng lượng tái tạo ở VN còn cao: Thứ nhất do nhà đầu tư thích chọn những vị trí “đẹp”, sang nhượng giấy phép dự án làm đội giá thành. Thứ hai, hợp đồng mua bán điện được thiết kế theo hướng cho phép EVN chỉ mua được lượng điện cần thiết hay có thể tiếp nhận. Các ngân hàng hay nhà đầu tư quốc tế không chấp nhận kiểu hợp đồng này. Còn doanh nghiệp nội địa không vay được vốn giá rẻ. Thứ ba, đường dây điện đấu nối từ dự án đến lưới điện quốc gia do doanh nghiệp tự đầu tư, làm phát sinh thêm chi phí.
Chí Nhân(TheoThanhnien)

Chủ Nhật, tháng 2 24, 2019

Mức giá mua điện hiện nay là đủ để các dự án năng lượng tái tạo có thể có lãi

Mức giá mua điện hiện nay là đủ để các dự án năng lượng tái tạo có thể có lãi

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương trao đổi về những giải pháp chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển dự án năng lượng tái tạo.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Ông đánh giá như thế nào về cơ chế giá mua điện FiT (feed-in tariffs - giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) hiện nay đối với các dự án năng lượng tái tạo? Nó có đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư không?
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung phát triển năng lượng tái tạo, đã ban hành một số cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế FiT cố định.
Vào tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, với mức giá là 8,5 UScents/kWh đối với các dự án điện gió trong đất liền và 9,8 UScents/kWh đối với các dự án điện gió trên biển.
Trước đó, tháng 4/2018, Chính phủ ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về các chính sách khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam, với mức giá là 9,35 UScents/kWh đối với dự án nối lưới. Tôi cho rằng, mức FiT hiện nay là đủ để các dự án có thể có lãi.
Trong tương lai, FiT cố định sẽ tiếp tục được sử dụng để thu hút thêm đầu tư?
Cái này phụ thuộc vào diễn biến giá cả trong thị trường năng lượng tái tạo. Như tôi được biết, giá điện mặt trời đang giảm rất nhanh. Ví dụ năm 2017, Việt Nam ban hành FiT cho giá điện mặt trời là 9,35 UScents/kWh. Khi ban hành chính sách đó, chúng ta nghĩ rằng, giá đó là hợp lý, thậm chí vẫn thấp. Nhưng khi chúng ta đưa giá đó vào thì chỉ hơn một năm qua, giá năng lượng mặt trời không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên thế giới đã giảm rất nhanh.
Vì thế, nếu ban hành một giá cứng trong một thời gian dài thì sẽ không phù hợp và có thể dẫn đến tình huống phát triển quá nóng, dẫn đến việc lưới điện không đáp ứng được khả năng tải điện, cũng như nhiều hệ lụy khác.
Vậy đâu sẽ là giải pháp?
Bộ Công thương đang nghiên cứu, xem xét cơ chế đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, để chúng ta có thể đảm bảo giá điện của các dự án luôn phản ánh đúng giá thị trường vào các thời điểm các dự án được xây dựng và vận hành, cũng như để chúng ta có đủ thời gian để phát triển truyền tải, đảm bảo vận hành hệ thống một cách hiệu quả, an toàn, tin cậy.
Ông có cho rằng, cơ chế FiT dựa trên đấu giá sẽ là chính sách ổn định trong dài hạn?
Thực ra, đấu giá cũng là một chính sách bền vững. Khi tổ chức đấu giá, nhà đầu tư nào đưa ra giá hợp lý nhất và rẻ nhất sẽ được lựa chọn. Đó là cái nhất quán của chúng ta. Còn mức giá cụ thể thế nào thì lúc đó thị trường sẽ quyết định.
Khi được áp dụng, cơ chế FiT sẽ kéo dài và ổn định cho cả đời dự án là 20 năm, chứ không phải là chúng ta đấu giá xong lại thay đổi giá hàng năm.
Theo ông, đâu là điều quan trọng nhất để thu hút nhà đầu tư tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo?
Tôi cho rằng, cái quan trọng nhất để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài chính là giá điện. Trong thời gian qua, giá điện mặt trời ở mức 9,35 UScents/kWh là giá khá cao, giúp thu hút khá nhiều dự án điện mặt trời trong thời gian ngắn vừa qua.
Nhà đầu tư còn quan ngại điều gì, thưa ông?
Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều quan ngại hơn các nhà đầu tư trong nước, như việc chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ để chuyển về nước. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn quan ngại về việc bảo lãnh của Chính phủ, như họ chưa yên tâm với việc bao tiêu về giá điện.
Trong thời gian tới, chúng ta phải nghiên cứu điều chỉnh hợp đồng mẫu mua bán điện để có thể kêu gọi được thêm đầu tư trong nước và nước ngoài. Chúng ta cũng phải tính đến khả năng bảo lãnh của Chính phủ ở mức độ nào đó.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là khả năng của lưới điện truyền tải. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh tiến độ và bổ sung dự án đường dây và trạm 220 kV, 500 kV trong thời gian tới.
Theo Thanh Thubaodautu.vn

Sắp khánh thành dự án điện gió và mặt trời lớn nhất Việt Nam

Sắp khánh thành và hoạt động dự án điện gió và mặt trời lớn nhất Việt Nam

Được xây dựng trên diện tích 900ha, mức đầu tư 12.000 tỷ, khởi công xây dựng từ tháng 8.2016 sẽ hoàn thành vào ngày 30.4.2019. Đây được coi là dự diện gió và mặt trời lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Những Tubin gió bắt đầu hoàn thành.
Dự án do Công ty Trung Nam Group làm chủ đầu tư, xây dựng tại tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Dự án bắt đầu xây dựng vào tháng 8.2016 với giai đoạn đầu là xây dựng hệ thống điện gió.
Công trình quy mô 151,95 MW, được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (39,95 MW) gồm 17 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 2,35 MW. Giai đoạn 2 (64 MW) gồm 16 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 4 MW. Giai đoạn 3 (48 MW) gồm 12 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 4 MW.
Bên cạnh là các công trình phụ trợ cho dự án: Các trục đường nội bộ phục vụ công tác thi công, vận hành; mạng lưới điện 22kV nội bộ; trạm nâng áp 22/1110 kV, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống SCADA.
Tới 7.7.2018 dự án nhà máy điện mặt trời cũng được khởi công xây dựng. Dự án có tổng công suất 204 MW, được xây dựng trên diện tích gần 300ha của dự án điện gió Trung Nam.
Các tấm pin của dự án được thiết kế gắn trên hệ giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay độc lập và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời theo thời gian trong ngày, hoặc xoay tránh bị khuất bóng của các cột điện gió để tăng hiệu suất khai thác thêm từ 15-20%.
Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo đầu tiên tại Việt Nam khi tận dụng một khu vực để đặt cột tuabin khai thác điện gió và tấm pin khai thác điện mặt trời.
Theo chủ đầu tư thì dự án này nột bật nhất đó là đây là dự án duy nhất với thiết kế trên là điện gió dưới là điện mặt trời.
Với 264ha điện mặt trời, chủ đầu tư dùng tới 700.000 tấm pin mặt trời chưa trong 10.000 Container vận chuyển về công trình với 2.000 công nhân cùng tham gia thi công.
Để kịp hoàn thành vào ngày 30.4 sớm hơn dự kiến 5 tháng, 2.000 công nhân lỗ lực làm việc dưới cái nắng gần 40 độ.
Khi vận hành, sẽ có khoảng 200 công nhân tham gia vận hành, công việc lớn nhất đó là vệ sinh tấm pin mặt trời hàng ngày.
Theo chủ đầu tư, những tấm pin mặt trời được sử dụng có tuổi thọ 30 năm, được nhập khẩu từ Đức và Trung Quốc.
Dự án điện gió có thiết kế 45 trụ điện gió, chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 là 17 trụ, hiện đã thi công được 15 trụ và đang thi công 2 trụ cuối cùng. Giai đoạn 2 và 3 sẽ nắp đặt ngay sau giai đoạn 1.
Cần từ 20 đến 25 nhân công tham gia nắp thời gian từ 4 đến 5 ngày thì hoàn thành.
Mỗi trụ gió có thiết kế cánh dài dài 50, thân trụ dài 85m.
Khi đưa vào hoạt động, mỗi năm điện măt trời bán 71 triệu USD và điện gió là 36triệu USD. Dự kiến 10 năm sẽ thu hồi đủ vốn bỏ ra.
Gia Huy(TheoDautu)

Thứ Bảy, tháng 2 23, 2019

Giovanni Marradi - Nostalgie



Thứ Sáu, tháng 2 22, 2019

Hình dung hệ thống điện nông thôn của tương lai ở Mỹ

Hình dung hệ thống điện nông thôn của tương lai ở Mỹ


Vào tháng 9 năm 2018, các chuyên gia từ khắp ngành công nghiệp điện đã tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh - Lab của RMI để thảo luận về các xu hướng và cơ hội mới nổi quan trọng nhất. Blog này phác thảo các bài học từ nhóm Cung cấp điện nông thôn chuyển đổi.
Hệ thống điện nông thôn, giống như phần còn lại của hệ thống điện Hoa Kỳ, được thiết kế để nắm bắt các nền kinh tế có quy mô xác định cách thức tạo ra năng lượng trong suốt thế kỷ 20. Đầu tiên, các hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp cá nhân đã cùng nhau xây dựng và vận hành các hệ thống phân phối điện hợp tác. Sau đó, các hợp tác phân phối nhỏ (tải co-op phân phối điển hình là dưới 50 megawatt [MW]) đã hợp lực để tạo ra các hợp tác xã sản xuất và truyền tải (G & Ts) đủ lớn để sở hữu và vận hành các nhà máy điện trung tâm lớn và hiệu quả về chi phí. Trong hơn 80 năm, hệ thống này đã phục vụ các cộng đồng nông thôn và ngoại ô một cách đáng tin cậy và hiệu quả về chi phí, hiện chiếm 56% diện tích đất liền của Hoa Kỳ .
Trong những năm gần đây, các nguồn năng lượng phân tán (DER) chi phí thấp, giá trị cao đã bắt đầu đưa ra tiên đề rằng lớn hơn là tốt hơn. Tại Hội nghị thượng đỉnh của Phòng thí nghiệm đổi mới điện (RMI) của Viện Rocky Mountain (e - Lab), các nhà lãnh đạo từ các hợp tác xã điện nông thôn, hiệp hội thương mại, tổ chức nghiên cứu và nhà cung cấp dịch vụ đã tập trung để khám phá tương lai của hệ thống điện nông thôn trong tương lai DER cao. Bốn takeaways chính nổi lên.
  1. Các hệ thống hợp tác hiện có nhiều tùy chọn để cung cấp năng lượng đáng tin cậy và chi phí thấp và các dịch vụ khác.
  2. DER có thể tạo ra các luồng giá trị mới cho các hệ thống co-op.
  3. Các DER sẽ thay đổi dòng năng lượng và dịch vụ giữa G & Ts, các hợp tác phân phối và các thành viên của họ.
  4. Nhiều mô hình kinh doanh có thể phục vụ hiệu quả một hệ thống điện nông thôn được chuyển đổi. 
1. Các hệ thống hợp tác hiện có nhiều tùy chọn để cung cấp năng lượng và dịch vụ đáng tin cậy và chi phí thấp.
Ngoài mô hình truyền thống, trong đó các hệ thống co-op được cung cấp chủ yếu bởi các nhà máy nhiệt điện trung tâm do G & Ts kiểm soát, các công ty hiện có nhiều lựa chọn để cung cấp năng lượng đáng tin cậy và hiệu quả cho các thành viên của họ:
Các nhà tiếp thị điện bán buôn và các nhà sản xuất điện độc lập hiện cung cấp các tùy chọn quyền lực bán buôn cho các hợp tác xã phân phối. Các tùy chọn năng lượng cạnh tranh có thể truy cập dễ dàng nhất trong các khu vực được phục vụ bởi các nhà khai thác truyền tải khu vực (RTO), nhưng chúng cũng có sẵn ở các khu vực không được RTO phục vụ .
Thế hệ phân tán cục bộ cũng có thể cung cấp giải pháp thay thế cạnh tranh về chi phí so với thế hệ trung tâm do G & T cung cấp. Các tổ chức hợp tác đã trở thành những nhà lãnh đạo trong năng lượng mặt trời quy mô cộng đồng và phân phối. Thế hệ phân tán đang thu hút nhiều hợp tác xã vì nó có thể giúp tránh phí cầu và năng lượng, dẫn đến kinh tế dự án ròng tích cực .
Cuối cùng, năng lượng tái tạo hiện là một thế hệ trung tâm tiết kiệm chi phí cho sản xuất nhiệt . Một phân tích RMI năm 2018 của hệ thống Tri & State G & T chỉ ra rằng Tri-State có thể tiết kiệm tới 600 triệu đô la nếu tích hợp thêm năng lượng tái tạo vào hỗn hợp cung ứng. Nếu một G & T không sẵn sàng hoặc không thể chuyển đổi hiệu quả sang các tùy chọn năng lượng chi phí thấp hơn, thì giá giao có thể sẽ tăng lên, làm cho các thế hệ phân phối hoặc bán buôn thay thế thậm chí còn hấp dẫn hơn.
2. DER có thể tạo ra các luồng giá trị mới cho các hệ thống co-op.
DER tạo ra các lựa chọn giá trị mới cho các hệ thống hợp tác điện nông thôn và cộng đồng mà họ phục vụ. Mặc dù các DER có thể cung cấp nhiều luồng giá trị, một số trong số này đặc biệt hấp dẫn đối với các hợp tác xã:
  • Tăng khả năng phục hồi thông qua microgrids hoặc đảo
  • Tránh đầu tư vào cơ sở hạ tầng phân phối hoặc truyền tải (giải pháp thay thế không dây)
  • Cung cấp điện lưới / điện áp và các dịch vụ lưới khác
Giá trị của các DER có thể đặc biệt cao ở các vùng lãnh thổ hợp tác nông thôn dân cư thưa thớt. Các công ty hợp tác sở hữu 42% dây chuyền phân phối điện của Mỹ , trong khi chỉ phục vụ 13% tải của Mỹ. DER có thể giúp các công ty hợp tác giảm chi phí và cải thiện độ tin cậy trong khi mở ra các nguồn doanh thu mới có thể.
 3.  DER sẽ thay đổi dòng năng lượng và dịch vụ giữa G & Ts, các công ty phân phối và các thành viên của họ.
Sự xuất hiện của các DER chi phí thấp có thể sẽ thay đổi dòng chảy của các dịch vụ liên quan đến năng lượng và năng lượng (ví dụ: điều chỉnh tần số và hỗ trợ điện áp) giữa G & Ts, hợp tác phân phối và người dùng cuối trong các hệ thống hợp tác.
Thành viên người dùng cuối sẽ ngày càng đóng vai trò là người khởi tố (nhà sản xuất / người tiêu dùng) thay vì người tiêu dùng thụ động. Thay đổi này sẽ được kích hoạt bởi các DER do khách hàng chọn kết hợp với cơ sở hạ tầng truyền thông hiệu quả và đáng tin cậy (ví dụ: băng thông rộng co-op ). Dòng năng lượng và dịch vụ giữa các tiện ích phân phối và một số thành viên của họ sẽ không còn là một chiều, mà sẽ trở thành hai chiều.
Tương tự, mức DER cao hơn sẽ thay đổi mối quan hệ giữa G & Ts và các hợp tác xã phân phối mà họ phục vụ. Cho dù các DER được điều khiển bởi người dùng cuối và phía sau đồng hồ hoặc điều khiển tiện ích và ở phía trước đồng hồ, sẽ có sự thay đổi trong dòng năng lượng và dịch vụ tại giao diện giữa lưới phân phối và truyền tải. Trong một số trường hợp, có thể có ý nghĩa khi cho phép dòng năng lượng và dịch vụ hai chiều trên giao diện phân phối / truyền tải.
4. Nhiều mô hình kinh doanh có thể phục vụ hiệu quả một hệ thống điện nông thôn đã được chuyển đổi.
Những thay đổi sắp tới không đòi hỏi một mô hình kinh doanh hợp tác điện thế kỷ 21 thống nhất. Trên thực tế, cần có nhiều mô hình và cấu trúc kinh doanh để đảm bảo rằng các hợp tác xã điện ở nông thôn đáp ứng nhu cầu của thành viên và họ vẫn duy trì các tiện ích lấy người tiêu dùng làm việc hiệu quả cao Tại e - Lab Summit, những người tham gia hội thảo đã nêu rõ một số tầm nhìn về vai trò của các thành viên, hợp tác phân phối và G & Ts trong một hệ thống năng lượng trong tương lai. Những tầm nhìn này xoay quanh ba câu hỏi:
Những dịch vụ nào sẽ được cung cấp bởi G & T? Trong khi một số người tham gia hội thảo mong muốn G & Ts chủ yếu trở thành nhà khai thác hệ thống truyền tải, những người khác nhìn thấy cơ hội để G & Ts cung cấp một bộ dịch vụ mở rộng. Ngoài các dịch vụ cốt lõi hiện tại của họ, G & Ts có thể hỗ trợ tích cực hơn cho các hợp tác phân phối trong việc điều hướng hệ thống năng lượng thay đổi bằng cách tạo và vận hành các chương trình hoặc sản phẩm của khách hàng (ví dụ: chương trình đáp ứng nhu cầu hoặc hiệu quả năng lượng).
Vai trò của DER so với thế hệ trung tâm là gì? Tất cả những người tham gia hội thảo hy vọng sẽ có mức DER cao hơn trong tương lai. Một số thành viên hình dung các quốc gia tương lai có mức DER rất cao, trong khi những người khác hy vọng thế hệ trung tâm sẽ tiếp tục cung cấp phần năng lượng của sư tử trong các hệ thống hợp tác.
Ai sẽ sở hữu hoặc kiểm soát DERs? Trong một hệ thống điện nông thôn đã được chuyển đổi, các DER có thể được sở hữu và kiểm soát chủ yếu bởi các thành viên, các công ty phân phối hoặc G & Ts. Một số người tham gia hội thảo đã hình dung ra một tương lai trong đó các thành viên sẽ kiểm soát trực tiếp các DER. Những người khác nghĩ rằng các hợp tác phân phối sẽ kiểm soát chủ yếu các nguồn lực ở quy mô phân phối trước mặt. Cuối cùng, G & Ts có thể sở hữu và vận hành các DER đáng kể.
Ôm sự chuyển đổi
Trên khắp đất nước, các hợp tác xã đang phát triển và thực hiện các giải pháp mới để nắm bắt giá trị của các DER. Ví dụ về đổi mới DER hợp tác bao gồm: chiến lược năng lượng mặt trời ban ngày 100 phần trăm ở New Mexico; một chương trình máy nước nóng tương tác lưới ở Minnesota; và lưu trữ pin cộng đồng ở Colorado. Rõ ràng là các công ty hợp tác không phải chờ đợi sự đổi mới đi xuống từ các tiện ích lớn hoặc đô thị, mà họ đang nắm lấy các cách sử dụng công nghệ mới nổi để phục vụ tốt hơn các thành viên của họ ngày hôm nay.
Đối với nhiều đồng nghiệp, việc nắm giữ các DER không chỉ là cung cấp năng lượng cho bộ phim mà còn là sự phát triển kinh tế và quản lý cộng đồng. Những thách thức kinh tế của nông thôn và thị trấn nhỏ ở Mỹ không có gì bí mật. Nhiều hợp tác xã đã nắm lấy vai trò của họ trong phát triển kinh tế nông thôn bằng cách cung cấp dịch vụ băng rộng . Một số công ty hợp tác hiện xem tài nguyên năng lượng phân tán là một công cụ nữa để tạo việc làm tại địa phương, tăng thuế tài sản và tiết kiệm tiền cho các thành viên của họ . Giống như họ đã làm khi họ điện khí hóa nước Mỹ trong thế kỷ 20, các đồng nghiệp của thế kỷ 21 đang sử dụng các công nghệ tốt nhất trong ngày để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Theo/www.rmi.org/envisioning-the-rural-electric-system-of-the-future/

Thứ Ba, tháng 2 19, 2019

Công nghệ sản xuất năng lượng địa nhiệt mới

UC Won công bố thử nghiệm công nghệ sản xuất năng lượng địa nhiệt mới 

UC Won có trụ sở tại Nevada đã bảo đảm công nghệ sản xuất địa nhiệt hiện có ở Bắc Nevada. 
UC Won công bố thử nghiệm công nghệ sản xuất năng lượng địa nhiệt mới 
Phép lịch sự của RenewGeo
Công ty có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm để triển khai công nghệ RenewGeo . RenewGeo là thương hiệu cho quy trình độc quyền có tên Năng lượng địa nhiệt tích năng lượng mặt trời nơi năng lượng mặt trời được lưu trữ trong lòng đất để tạo ra năng lượng điện địa nhiệt bền vững 24/7.
Mark Hauenstein, đối tác quản lý tại UC Won, và lãnh đạo dự án tại RenewGeo, cho biết, Hôm nay kết thúc một cuộc tìm kiếm hai năm cho các giếng phù hợp để sử dụng để thử nghiệm. Một trong những lợi thế của công nghệ RenewGeo là tái sử dụng các giếng địa nhiệt hiện tại không có khả năng thương mại hoặc các mỏ dầu / khí bị bỏ hoang để sản xuất năng lượng địa nhiệt tích điện mặt trời. Từ năng lượng trên bầu trời đến dự trữ năng lượng trong lòng đất, công nghệ này mở rộng nơi chúng ta đặt dự án địa nhiệt và là một sự đổi mới trong ngành năng lượng có tính đột phá.
Theo Steve DeOreo, nhà địa chất địa nhiệt làm việc trong dự án, mặc dù địa điểm này ban đầu được phát triển và có tiềm năng cho địa nhiệt thông thường, cấu hình của các giếng hiện tại phù hợp với công nghệ RenewGeo.
Thử nghiệm dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong quý II năm 2019 trong khi chờ sắp xếp tài trợ cuối cùng.
UC Won là một Tập đoàn ở Nevada, được thành lập vào năm 2012 để tạo và quản lý một danh mục tài sản trí tuệ tập trung vào các công nghệ liên quan đến năng lượng phù hợp với các mục tiêu môi trường bền vững lâu dài.

Điện được sản xuất theo địa nhiệt là một trong số ít các phương pháp cung cấp nguồn năng lượng sạch, không có carbon liên tục và đáng tin cậy. RenewGeo là công nghệ duy nhất được biết đến có khả năng lấy nhiệt mặt trời để tạo ra năng lượng từ quy mô lớn, lưu trữ nhiệt trên mặt đất.

Theo www.renewableenergymagazine.com

Thứ Hai, tháng 2 18, 2019

Sonate "Ánh trăng"


Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

06:46 |18/02/2019

 - 
 Cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, cũng như các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng… Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời… được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững.



TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP 21 là đảm bảo sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ nay đến năm 2100 ở mức dưới 2°C, bằng biện pháp giảm sản xuất và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), nguyên nhân phát ra 2/3 lượng khí nhà kính (CO2) mà thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như: gió, mặt trời, sinh khối...
Riêng đối với Việt Nam - đất nước sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu, lại có tiềm năng nguồn NLTT (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt) phong phú, trong khi các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như thủy điện vừa và lớn, than, dầu khí đều ngày càng cạn kiệt, đang biến đổi từ một nước xuất khẩu năng lượng tịnh thành nước nhập khẩu tịnh thì việc tăng cường phát triển các nguồn NLTT có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu, vừa đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủy điện nhỏ
Thủy điện nhỏ (TĐN) được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất, thì hiện nay nước ta có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển TĐN, quy mô từ 100 kW tới 30 MW (với thế giới chỉ tới 10 MW), với tổng công suất đặt trên 7.000 MW (đứng đầu các nước ASEAN), các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư và vận hành hiệu quả kinh tế cao các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai…
TĐN vẫn được coi là nguồn NLTT, hiện cung cấp 19% sản lượng điện của toàn cầu. Công nghệ TĐN cũng bao gồm tua bin thủy lực, máy phát điện như thủy điện vừa và lớn, nhưng thường chỉ sử dụng lưu lượng dòng chảy (run-of-river) trên các nhánh sông nhỏ, hoặc suối để phát điện không cần đập và hồ chứa.
Năng lượng gió
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW.
Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:



Vùng ven biển phía Nam nước ta có diện tích rộng khoảng 112.000 km2, còn khu vực có độ sâu từ 30m đến 60m, với diện tích rộng khoảng 142.000 km2 là khu vực có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Đặc biệt, khu vực biển có độ sâu 0-30m từ Bình Thuận đến Cà Mau, rộng khoảng 44.000 km2.
Theo số liệu gió tại Phú Quý, Côn Đảo thì vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m, đạt hơn 5-8m/s. Hiện nay, trang trại gió biển đầu tiên với công suất gần 100 MW đã hoạt động và đang nghiên cứu triển khai các giai đoạn tới năm 2025, lên tới 1.000 MW (tức gấp 10 lần).
Cụ thể, các trang trại tua bin gió tại đảo Phú Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tua bin 20 năm. Trang trại gió biển Khai Long (Cà Mau) xây dựng từ tháng 1/2016, với công suất giai đoạn 1 là 100 MW. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho các địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu (với 99 MW) đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 400 MW sẽ lên tới gần 300 tỷ mỗi năm. Tỉnh Cà Mau, với 300 MW cũng sẽ thu được hơn 200 tỷ/năm.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng với các nhà đầu tư từ Singapore, Liên bang Nga đã khởi động dự án gió Kê Gà, trên biển Bình Thuận, với công suất 3.400 MW.
Về diện tích chiếm đất, một máy phát điện gió công suất 2 MW chiếm diện tích 0,6 ha. Các máy phát điện phải đặt cách xa nhau khoảng 7 lần đường kính cánh quạt của nó (ví dụ, với cánh quạt đường kính 80 m thì phải đặt cách nhau 560 m).
Năng lượng mặt trời
Nguồn điện mặt trời (ĐMT) là cơ cấu biến năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều, vì vậy, để đấu nối nguồn ĐMT vào hệ thống điện xoay chiều tần số 50 hz cần phải lắp thêm các bộ nghịch lưu (invertor) để biến dòng điện một chiều thành xoay chiều.
Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như: đun nước nóng, phát điện và các ứng dụng khác như sấy, nấu ăn...
Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của Chương trình Trợ giúp năng lượng MOIT/GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối lưới tại Việt Nam khoảng 20 Gigawatt (GW), trên mái nhà (rooftop) từ 2 đến 5 GW.
Theo Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì công suất điện mặt trời đến của nước ta sẽ là 800 MW vào năm 2020; 4.000 MW vào 2025 và 12.000 MW vào năm 2030. Tuy nhiên, trong xu thế chi phí đầu tư và tài chính cho các dự án điện mặt trời đang ngày càng giảm, theo thông báo từ Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2018, các nhà đầu tư đã đăng ký tới hơn 11.000 MW điện mặt trời, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận chủ trương khảo sát cho 48 dự án điện mặt trời, trong đó có 18 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Riêng Tập đoàn Thiên Tân, theo báo Nhật Nikkei (05/02/2018), đã có 5 dự án tại tỉnh Ninh Thuận, từ nay cho đến năm 2020, với tổng trị giá gần 2 tỷ USD. Còn tập đoàn TTC đề ra kế hoạch xây 20 dự án điện mặt trời, cho đến năm 2020, tại tỉnh Tây Ninh (324 MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW)…
Nhược điểm lớn của nguồn điện mặt trời là diện tích chiếm dụng đất, với 1,8 đến 2,0 ha cho 1 MW và do sự phụ thuộc nhiều vào thời tiết và vị trí lắp đặt của các tấm pin mặt trời, cùng với việc phải lắp thêm thiết bị nghịch lưu nên khi dự án được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, độ tin cậy và chất lượng điện năng của hệ thống sẽ bị suy giảm. Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, hệ thống cần được đầu tư tăng cường nguồn công suất dự phòng.
Năng lượng sinh khối
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.
Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản. Hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán được với giá hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh).
Cuối năm 2013, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200 - 2.100 đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta. Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại nước ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang được triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…
Năng lượng địa nhiệt
Theo các chuyên gia địa chất, công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt không quá phức tạp. Cứ xuống sâu 33m thì nhiệt độ trong lòng đất tăng 1 độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C. Muốn khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, chỉ cần khoan các giếng sâu 3 - 5km, rồi đưa nước xuống, nhiệt độ trong lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn làm quay tua bin và máy phát điện.
Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt trên đất liền tại Việt Nam có thể khai thác khoảng 300 MW.
Để khuyến khích phát triển NLTT, năm 2017, Chính phủ đã quy định giá mua điện từ các dự án NLTT (theo giá feed in tariff -FIT). Dưới đây là bảng tổng hợp về cơ chế hỗ trợ hiện tại cho các dạng NLTT:


Theo www.nangluongvietnam.vn