e

Thứ Bảy, tháng 12 31, 2016

Chào mừng Năm mới 2017


C H Ú C  M  N G N Ă M  M I  2017
Hạnh Phúc  An Khang  Thịnh Vượng
H A P P Y  N E W  Y E A R 
 2017
All the Best Wishes for Happiness, Health & Prosperity in the New Year

Đón năm mới 2017

Kết quả hình ảnh cho 2017
                                            Click vào Đồng hồ, xem lại click Play again
Rê chuột chọc vào bóng cho đến hết, xem lại Click Replay

Thứ Sáu, tháng 12 30, 2016

Hỗ trợ dự án điện mặt trời



Hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương về việc xem xét ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Để hoàn thiện Dự thảo Quyết định ban hành Cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương bổ sung quy định cụ thể hơn về quy hoạch định hướng đối với điện mặt trời ở nước ta (phát triển các dự án theo bản đồ bức xạ mặt trời, bổ sung các dự án điện sử dụng năng lượng mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực bao gồm cả phần đấu nối, trách nhiệm thực hiện v.v…).

Về cơ chế giá mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới: Quy định theo hướng giá mua bán điện tạm thời áp dụng thí điểm cho 3 năm tới (giai đoạn 2016 - 2018) đối với các dự án đã có trong quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt, các dự án thuộc khu vực có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ Công Thương rà soát, cập nhật giá thiết bị điện mặt trời đang có xu hướng tiếp tục giảm hiện nay để đưa ra mức giá mua bán điện phù hợp, đồng thời cần nghiên cứu, bổ sung thêm quy định để từng bước triển khai thực hiện đấu thầu các dự án điện mặt trời theo hướng công khai, minh bạch và giảm giá bán điện của các dự án.

Về cơ chế giá mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cập nhật giá thiết bị điện mặt trời đang có xu hướng tiếp tục giảm hiện nay để đề xuất cho phù hợp.

Đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các quy định về quản lý đối với việc mua bán chứng chỉ giảm phát thải hiệu ứng nhà kính (CERs) đối với các dự án điện mặt trời.

Bộ Công Thương bổ sung, hoàn thiện quy định về nội dung miễn giấy phép đăng ký kinh doanh và không phải nộp các loại thuế, phí đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (công suất lắp đặt không quá 50 kW) đảm bảo theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bổ sung quy định, cơ chế nhằm khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị điện mặt trời trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa dự án điện mặt trời để từng bước giảm bán điện của dự án điện mặt trời.


Tăng cường công tác giám sát cung - cầu điện

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường công tác giám sát cung - cầu điện, tiến độ thực hiện các dự án nguồn và lưới điện trong quy hoạch được duyệt để thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội; tính toán cơ cấu nguồn điện hợp lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu quả kinh tế hệ thống điện.

Đồng thời thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả các cơ chế hỗ trợ các nguồn năng lượng tái tạo đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió, điện sinh khối, phát điện sử dụng chất thải rắn), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh nếu cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao, đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời nghiên cứu triển khai thực hiện các dự án điện mặt trời tại các khu vực thuận lợi, có tiềm năng và tại các đảo xa bờ.

Theo Văn phòng Chính Phủ (tietkiemnangluong.com.vn)

Thứ Tư, tháng 12 28, 2016

Hoa Xuân

Thứ Hai, tháng 12 26, 2016

20 kỳ quan của thế giới hiện đại

Những công trình ấn tượng này có chi phí lên tới hàng tỷ USD, thể hiện sức mạnh và trí tưởng tượng đáng khâm phục của con người.

1. Đường hầm Channel (Anh-Pháp): Nằm tại eo biển Dover, đường hầm dài 50,5 km này nối Anh và Pháp, mất 7 năm để hoàn thiện, với kinh phí lên tới hơn 7 tỷ USD. Đây được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại, “kỳ công kiến trúc vĩ đại nhất của thế kỷ 20”.

2. Tháp CN (Ontario, Canada): Là một trong những công trình cao nhất thế giới (553 m), tháp cho du khách nhìn toàn cảnh thành phố và hồ Ontario. Công trình trị giá 47 triệu USD này là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Canada.

3. Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ): Với chi phí 40,9 triệu USD vào năm 1930 (tương đương 637 triệu USD theo tỷ giá hiện tại), đây là tòa nhà biểu tượng của nước Mỹ. Vào ngày đẹp trời, đứng từ đỉnh tháp, du khách có thể nhìn xa hơn 130 km, tới tận Connecticut và Pennsylvania. Vào buổi tối, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thành phố New York rực rỡ ánh đèn.

4. Cầu Cổng Vàng (California, Mỹ): Cây cầu dài 1.300 m nối thành phố San Francisco và hạt Marin mất 4 năm để hoàn tất, với chi phí 35 triệu USD. Đây được coi là một trong những cây cầu đẹp nhất và được chụp ảnh nhiều nhất thế giới.

5. Đập Itaipu (Brazil - Paraguay): Chắn ngang sông Paraná, con đập khổng lồ này cao tới 193 m, trải dài gần 8.000 m. Xây dựng trong 9 năm và tiêu tốn tới 19,6 tỷ USD, đập Itaipu được bình chọn vào danh sách 7 kỳ quan hiện đại năm 1994.

6. Hệ thống Delta/Zuiderzee (Hà Lan): Hệ thống đê chắn lũ lớn nhất thế giới này gồm các đê sông, đê biển kéo dài tới hàng chục nghìn km. Thời gian hoàn thiện hai dự án phi thường này kéo dài từ năm 1920 tới tháng 10/1997. Công trình trị giá 743 triệu USD này đã giúp bảo vệ Hà Lan khỏi mối lo bị biển xâm lấn, xứng đáng là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

7. Kênh đào Panama (Panama): Mất 30 năm để hoàn tất, với chi phí lên tới 8,6 tỷ USD, kênh đào Panama là một trong những minh chứng ấn tượng nhất về sức mạnh của con người. Hơn 44.000 công nhân đã đào núi, lấp sông, xây dựng con kênh dài 77 km nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mở ra một trang mới trong lịch sử vận tải.

8. Tượng Chúa Cứu Thế (Brazil): Kiệt tác này được công nhận là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới vào năm 2007, với chi phí xây dựng là 3,3 triệu USD theo tỷ giá hiện tại. Bức tượng khổng lồ này nặng tới hơn 600 tấn, được đặt trên đỉnh Corcovado nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro.

9. Đập Hoover (Arizona, Mỹ): Là một trong 7 kỳ quan của thế giới công nghiệp, đập Hoover trên sông Colorado được xây dựng từ năm 1931 tới năm 1936, tiêu tốn 836 triệu USD theo tỷ giá hiện tại.

10. Quần đảo Palm (Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Được tiến hành xây dựng từ năm 2001, quần đảo nhân tạo này thể hiện tham vọng cũng như tiềm lực của Dubai. Với chi phí ước tính khoảng 1,5 tỷ USD cho mỗi đảo, Palm trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

11. Millau Viaduct (Pháp): Millau Viaduct với chi phí xây dựng 418 triệu USD này là cầu cao nhất thế giới (343 m), bắc ngang thung lũng sông Tarn, phía bắc Montpellier.

12. Đường tàu Trans-Siberia (Nga): Được xây dựng từ năm 1891 tới năm 1916, đường tàu dài nhất thế giới này có tổng quãng đường lên tới 9,289 km, nối thủ đô Moscow với Vladivostok.

13. Đập Tam Hiệp (Hồ Bắc, Trung Quốc): Đập thủy điện chắn ngang sông Trường Giang này có chi phí xây dựng lên tới 26 tỷ USD. Đây là công trình bê tông lớn nhất thế giới, với trạm thủy điện lớn nhất.

14. Tháp Burj Khalifa (Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Hiện tại, Burj Khalifa là tòa tháp cao nhất thế giới (829,8 m), với nhiều kỷ lục như thang máy dài nhất, công trình nhiều tầng nhất, nhà hàng, đài quan sát và hộp đêm cao nhất. Tháp được xây dựng trong 5 năm, từ tháng 6 năm 2004, tiêu tốn 1,5 tỷ USD.

15. Sân bay quốc tế Kansai (Osaka, Nhật Bản): Với chi phí lên tới 20 tỷ USD, sân bay Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo, đón 16,7 triệu lượt khách mỗi năm.

16. Atacama Large Milimeter Array (Chile): Cụm kính thiên văn lớn nhất thế giới này có chi phí xây dựng 1,4 tỷ USD, có khả năng nhìn được những khoảnh khắc đầu tiên sau khi vũ trụ hình thành. Đây cũng là kính thiên văn nằm ở độ cao lớn thế giới (5.000 m).

17. Nhà hát Opera Sydney (Australia): Công trình biểu tượng của Australia được khởi công từ năm 1959 và hoàn thiện năm 1973, với tổng chi phí 74 triệu USD vào thời điểm đó. Các cánh buồm được lát hơn một triệu viên ngói trắng.

18. Thánh đường Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha):Bắt đầu xây dựng từ năm 1882, tới nay thánh đường này vẫn chưa hoàn thiện. Quy mô cũng như chi tiết của Sagrada Familia khiến bất cứ ai có cơ hội chiêm ngưỡng đều thấy choáng ngợp.

19. Máy gia tốc hạt lớn (Thụy Sĩ): Máy gia tốc lớn nhất và mạnh nhất thế giới này nằm ở độ sâu 175 m, trải dọc một đường hầm dài 27 km, với chi phí xây dựng lên tới 9 tỷ USD. Du khách có thể đăng ký tham quan nơi này vào một số ngày nhất định trong năm.


20. Trạm vũ trụ quốc tế: Với chi phí khổng lồ là 150 tỷ USD, trạm vũ trụ quốc tế có sức chứa 8 người. Bạn có thể chi 50 triệu USD để ở đây trong 10 ngày

Thứ Bảy, tháng 12 24, 2016

Mừng Noel 2016


Thứ Năm, tháng 12 22, 2016

Merry Christmas

Thứ Ba, tháng 12 20, 2016

Khánh thành Thủy điện Lai Châu 1200MW

(Ảnh internet)
 Sáng 20-12 -2016 tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khánh thành công trình Thủy điện Lai Châu.
Dự án Thủy điện Lai Châu được khởi công ngày 5-1-2011, tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng, là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà (bậc thang trên của Thủy điện Sơn La, Hòa Bình), gồm ba tổ máy với tổng công suất 1.200MW, sản lượng điện trung bình hằng năm 4,692 tỷ kW giờ; dung tích hồ chứa 1,2 tỷ m3; lắp đặt hơn 38 nghìn tấn thiết bị các loại; có nhiệm vụ chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ
Đập bê-tông đầm lăn Thủy điện Lai Châu có khối lượng 1,886 triệu m3; chiều cao đập lớn nhất 137m, tốc độ thi công nâng đập theo chiều cao trung bình hơn 20m/tháng, lớn nhất 27,9m/tháng. Đây là một trong những đập có tốc độ nâng đập lớn nhất thế giới. Việc thi công bê-tông đầm lăn vượt tiến độ đã tạo điều kiện thi công sớm các hạng mục khác, do đó đã sớm tích nước hồ chứa đem lại hiệu ích phát điện cho Thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.
Thi công dự án thành phần xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu là Tổ hợp nhà thầu do Tổng công ty Sông Đà làm Tổng thầu gồm các nhà thầu thành viên: Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn. Đơn vị tư vấn giám sát phần xây dựng do Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La tự thực hiện có sự hỗ trợ của hãng Fichtner (Đức); đơn vị giám sát lắp đặt thiết bị là Công ty Thủy điện Sơn La.
Công trình ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của các cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện, lắp máy của Việt Nam; được các kỹ sư, công nhân Việt Nam tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành. Công trình hoàn thành sớm một năm so Nghị quyết của Quốc hội đồng nghĩa với việc cung cấp sớm hơn cho hệ thống điện quốc gia gần 4,7 tỷ kW giờ điện, làm lợi cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung...
Tại buổi lễ, Bộ Xây dựng công bố quyết định công trình Nhà máy Thủy điện Lai Châu đạt Huy chương vàng Giải thưởng Công trình chất lượng cao năm 2016.  Theo tính toán, trong giai đoạn 10 đến 20 năm tới, hằng năm chúng ta cần thiết phải bổ sung thêm từ 5.000 - 7.000 MW công suất nguồn điện mới. 
(Tham khảo Internet)