e

Thứ Sáu, tháng 12 30, 2022

Xe điện và công nghệ V2G có thể thay đổi hệ thống năng lượng điện ở Australia

 VietTimes – Sử dụng xe điện (EV), trang bị công nghệ Xe kết nối Lưới điện và Sạc hai chiều kết hợp với pin điện mặt trời, một nhà sản xuất rượu nho ở Australia đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và bán điện dư thừa cho lưới điện.

Nhà sản xuất rượu vang Joseph Evans rất thất vọng với hóa đơn tiền điện hàng năm lên tới 6000 đô la Australia cho vườn nho của mình ở Thung lũng Barossa, Ballycroft. Ông quyết định thay đổi tình trạng thâm hụt này.

Bước đầu tiên, ông lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà, cung cấp năng lượng hoàn toàn cho nhu cầu sử dụng điện ban ngày, ngay lập tức loại bỏ 4.000 đô la khỏi hóa đơn tiền điện hàng năm.

Nhưng vấn đề cung cấp điện cho ngôi nhà và trang thiết bị vào ban đêm, có giá trị đến 2000 đô la Australia còn lại trong chi phí điện hàng năm cần có phương án giải quyết. Bộ sạc 2 chiều Wallbox Quasar V2G, Chiếc xe điện Nissan LEAF và công nghệ Xe kết nối Lưới điện Vehicle-to-Grid (V2G) là bước thứ hai mà nhà sản xuất rượu nho người Úc thực hiện.

Xe nối lưới điện (V2G) là hệ thống mà xe điện cắm điện (EV) như xe điện chạy pin (BEV) hoặc xe lai hybrid - điện (PHEV), giao tiếp với lưới điện để sạc điện theo nhu cầu hoặc cung cấp trả lại điện cho lưới điện khi lưới điện có yêu cầu cung cấp điện bổ sung.

Pin điện mặt trời, Wallbox Quasar V2G, Nissan LEAF và công nghệ V2G thay đổi cách nhà sản xuất rượu vang Úc sử dụng điện. Video Nissan Australia.

Nhà sản xuất rượu vang người Australia cho biết: “Tôi đã chuyển từ hóa đơn tiền điện hàng năm trị giá 6000 đô la sang kiếm được khoảng 50 đô la mỗi tuần khi bán lại lượng điện dư thừa của gia đình cho lưới điện.”

“Đó là hơn 2.500 đô la lợi nhuận hàng năm, từng là một chi phí đáng kể trong sử dụng điện. Điều tuyệt vời hơn là, trong khi giá nhiên liệu và điện chỉ đi theo một hướng tăng lên - chi phí điện năng của tôi là cố định ở mức không. Thay vì trả tiền cho điện đã sử dụng, tôi được trả tiền nhờ nguồn điện gia đình.”

Xe điện và công nghệ V2G có thể thay đổi hệ thống năng lượng điện ở Australia ảnh 1

Bước đầu tiên của Joseph: lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà; bước thứ hai: Wallbox Quasar V2G, Nissan LEAF và công nghệ V2G. Ảnh Electrek

Ballycroft là một trong những địa bàn thí điểm đầu tiên được phê duyệt bởi Nhà phân phối điện Nam Australia SA Power Networks (SAPN), doanh nghiệp dẫn đầu trên toàn quốc về lắp đặt và tích hợp năng lượng tái tạo và những nguồn điện năng phân tán trong mạng lưới người tiêu dùng.

Mặc dù công việc đảm bảo những phê duyệt cần thiết được triển khai trên toàn quốc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, khách hàng điện dân dụng ở Nam Australia hiện có thể đăng ký SAPN để lắp đặt các thiết bị Wallbox Quasar V2G tương tự như lắp đặt pin lưu trữ và pin điện mặt trời tại nhà mới. Công ty lắp đặt bộ sạc pin xe điện 2 chiều JET Charge sẽ mở đơn đặt hàng cho khách hàng Nam Australia vào cuối tháng 1/2023 cho lô hàng bộ sạc hai chiều Wallbox Quasar V2G tiếp theo.

“Đây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi và tôi muốn đứng ngay đầu hàng để cài đặt V2G,” Joseph nói: “Công nghệ giúp tôi hoàn toàn tự cung cấp năng lượng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, khiến cho ngôi nhà và doanh nghiệp bền vững hơn, đồng thời rất dễ sử dụng. Nếu chiếc xe tiếp theo của bạn là xe điện và nên là như vậy, hãy đảm bảo rằng EV có công nghệ Xe kết nối với Lưới điện, tương tự như Nissan LEAF.”

Joseph là một trong những người đầu tiên ở Australia đưa công nghệ V2G vào thử nghiệm trong môi trường thực tế, sử dụng cơ sở hạ tầng sạc do JET Charge cung cấp và pin 40kWh trong chiếc Nissan LEAF chạy điện 100% của mình.

Nhà sản xuất rượu và nhà trồng nho tại Ballycroft Vineyard and Cellars sử dụng chiếc Nissan cho các chuyến đi đến Adelaide để giao rượu cho những nhà hàng địa phương, sử dụng nguồn điện được sạc từ hệ thống pin mặt trời gia đình.

Hoàn thành công việc, ông cắm chiếc LEAF vào bộ sạc V2G và sử dụng năng lượng dự trữ trong pin của Nissan để cấp điện cho ngôi nhà và trang thiết bị qua đêm, sau đó lại sạc bổ sung vào buổi sáng bằng năng lượng mặt trời.

Chiếc xe không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt, sưởi ấm và làm mát, đáp ứng những yêu cầu nông nghiệp của vườn nho rộng 10 mẫu Anh mà còn cung cấp năng lượng dư thừa trở lại lưới điện, mang lại cho Joseph một khoản thu nhập.

Xe điện và công nghệ V2G có thể thay đổi hệ thống năng lượng điện ở Australia ảnh 2
Xe điện và công nghệ V2G có thể thay đổi hệ thống năng lượng điện ở Australia ảnh 3

Người dùng có thể điều khiển sạc điện và xả điện cho xe Nissan LEAF bằng một ứng dụng trên điện thoại di động. Ảnh Electrek

Joseph có thể thực hiện sạc điện và xả điện từ chiếc EV LEAF bằng một ứng dụng đơn giản, được cài đặt trên điện thoại thông minh. Chiếc Nissan LEAF không chỉ đóng vai trò pin lưu trữ, cung cấp năng lượng cần thiết cho ngôi nhà và trang thiết bị mà còn đóng một vai trò quan trọng, giúp ổn định lưới điện của Australia.

Xe điện và công nghệ V2G có thể thay đổi hệ thống năng lượng điện ở Australia ảnh 4

Joseph là một trong những người đầu tiên ở Australia đưa công nghệ V2G vào thử nghiệm trong môi trường thực tế, sử dụng cơ sở hạ tầng sạc do JET Charge cung cấp và pin 40kWh trong chiếc EV Nissan LEAF. Ảnh Electrek.

Nhu cầu về điện lưới dao động đáng kể theo ngày, theo từng giai đoạn thời gian trong năm, bị ảnh hưởng bởi các tác động tự nhiên, sự không ổn định trên lưới điện có thể dẫn đến sự cố sụt giảm công suất và mất điện. Công nghệ V2G trên Nissan LEAF còn có thể cung cấp năng lượng cho lưới điện, ổn định phụ tải trong giờ cao điểm.

Ballycroft là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Australia thí điểm V2G trong môi trường thế giới thực, đánh dấu thời điểm quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sang tương lai bền vững hơn.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án Hiện thực hóa Dịch vụ Xe điện (REVS), trong đó 51 chiếc Nissan LEAF EV được triển khai trên khắp Lãnh thổ Thủ đô australia (ACT) để thử nghiệm công nghệ, khám phá phương thức EV với công nghệ V2G có thể hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng của Australia.

Nissan LEAF là chiếc xe điện chạy bằng pin V2G duy nhất được giao tại nhà máy và được bảo hành trên thị trường hiện nay.

Ben Warren, giám đốc Điện khí hóa Quốc gia và Di động của Nissan cho biết: “Mặc dù dự án REVS tiếp tục hoạt động cực kỳ tích cực, nhưng thật sự hữu ích khi thấy công nghệ thay đổi cuộc chơi này được thử nghiệm trong môi trường thương mại và dân cư, đồng thời thấy được những lợi ích mà V2G có thể mang lại trong thế giới thực”.

“V2G biến Nissan LEAF từ một phương tiện thành một giải pháp lưu trữ năng lượng di động, đồng thời đáp ứng cả nhu cầu vận chuyển và năng lượng gia đình của người dùng. Công nghệ này được triển khai trên phạm vi quốc tế và bắt đầu được triển khai trên khắp nước Australia, đầu tiên là ở ACT với dự án REVS và bây giờ là trên địa bàn những khách hàng đầu tiên ở Nam Australia.”

Theo Electrek


Kinh tế Hydro xanh


 

Tin tức sáng 29-12: 108 nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh

 18

108 nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh; Việt Nam 200.000 ca đột quỵ/năm nhưng chỉ 33% đến kịp giờ vàng điều trị là trong 6 giờ đầu tiên; Cảnh báo hàng loạt sản phẩm trắng da, collagen quảng cáo sai sự thật... là tin tức chú ý sáng nay.

Tin tức sáng 29-12: 108 nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh; VN 200.000 ca đột quỵ/năm - Ảnh 1.

Công nhân bảo dưỡng công tơ điện

108 nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh

Thông tin từ Bộ Công Thương, đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện với tổng công suất đặt là 30.837 MW, chiếm khoảng 38,8% tổng công suất toàn hệ thống.

Để vận hành thị trường điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh tính minh bạch trong huy động các nhà máy điện, tạo môi trường cạnh tranh, tăng cường tính chủ động của các đơn vị tham gia thị trường.

Tính đến tháng 11-2022, với sự tham gia cạnh tranh của 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện với tổng công suất đặt là 30.837 MW, chiếm khoảng 38,8% tổng công suất toàn hệ thống. 

Sáu đơn vị mua bán điện gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội và TP.HCM trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện, tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện đã từng bước được mở rộng về quy mô.

TheoTuoiTre

Chủ Nhật, tháng 12 25, 2022

Luật khẩn cấp về năng lượng mặt trời ở châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua văn bản luật khẩn cấp về năng lượng mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng.

sans-titre1820221223164311

Đối mặt với khủng hoảng

EU đặt mục tiêu ứng phó theo hướng có lợi nhằm tìm ra một giải pháp chặt chẽ, sử dụng năng lượng tái tạo, cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Theo điều luật mới, từ tháng 1/2024, những dự án lắp đặt năng lượng mặt trời lên các cơ sở hạ tầng sẽ có thời hạn phê duyệt tối đa là 3 tháng. Nhờ văn bản này, những nước EU sẽ có thể triển khai những dự án năng lượng mặt trời nhanh chóng và dễ dàng hơn.

EU đặt mục tiêu đạt được 60 GW năng lượng mặt trời cho mùa đông năm 2023. Như vậy, quyết định này là biện pháp khẩn cấp đầu tiên của EU cho ngành năng lượng tái tạo. Hơn nữa, mục tiêu đạt được 60 GW này sẽ tạo ra cơ hội thương mại để thu hút những công ty năng lượng tái tạo như SolarPower Europe.

Ngoài ra, những dự án có công suất dưới 50 KW phải được phê duyệt trong một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp bị hạn chế về mạng lưới điện, quy mô dự án có thể sẽ bị giảm xuống còn 10,8 KW.

Điều luật mới dự kiến sẽ đi vào hiệu lực từ tháng 1/2023 và kéo dài trong 18 tháng.

Một biện pháp khẩn cấp và tạm thời

Được biết, đây chỉ là một biện pháp tạm thời, được tạo ra nhằm thu hẹp khoảng cách mục tiêu năng lượng tái tạo, cho đến khi EU cập nhật Chỉ thị năng lượng tái tạo (Renewable Energy Directive - RED). Điều luật mới sẽ được áp dụng cho tất cả những dự án cho đến năm 2024. Ngoài ra, một khi đã áp dụng quy định này, mỗi quốc gia trong EU sẽ tự chỉ định ra những bề mặt công trình cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

Bà Walpurga Hemetsberger - CEO của SolarPower Europe cho biết: “Cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi hành động khẩn cấp. IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) thiết lập mức 60 GW năng lượng mặt trời để bù đắp cho khí đốt của Nga”.

Ông Dries Acke - Giám đốc về Chính sách tại SolarPower cho biết thêm: “Một tháng là đủ để chúng tôi đưa ra đánh giá ban đầu về những dự án năng lượng mặt trời trên bề mặt của những công trình nhân tạo. Thời hạn này sẽ giúp chúng tôi đưa lý thuyết vào thực hành nhanh hơn cho rất nhiều dự án năng lượng mặt trời”.

Theo báo cáo năng lượng mặt trời hàng năm của SolarPower Europe, trong năm 2022, EU đã đạt được 41,4 GW năng lượng mặt trời.

Do đó, con số này thể hiện mức tăng trưởng 47% so với dự liệu năm 2021. Bên cạnh đó, những tổ chức châu Âu đang thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời bằng biện pháp điều chỉnh nhiều quy định, tạo động lực nhân rộng các dự án.

Nguồn petrotimes.vn  

Thứ Bảy, tháng 12 24, 2022

Mùng đón Giáng Sinh và Năm mới 2022


 

Gaga1938

Thứ Bảy, tháng 12 17, 2022

Thế giới sắp có một nguồn năng lượng sạch gần như vô tận?

 Con người đã cố gắng mô phỏng phản ứng giúp cung cấp năng lượng cho mặt trời và các ngôi sao, nhưng sau 70 năm họ mới có được thành công bước đầu.

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) ở California (Mỹ), mới đây thực hiện thành công phản ứng nhiệt hạch trong đó năng lượng được giải phóng lớn hơn năng lượng được bơm vào, lần đầu tiên tạo ra “năng lượng thực thu”, theo Reuters.

Thành tựu đột phá này có thể mở ra con đường giúp nhân loại có được nguồn năng lượng sạch gần như vô tận trong tương lai, dù còn nhiều rào cản.

Chuyện gì đã xảy ra ?

Từ những năm 1950, các nhà vật lý học đã tìm cách thực hiện phản ứng nhiệt hạch nhưng chưa nhóm nào có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn từ phản ứng so với mức năng lượng mà phản ứng tiêu thụ, giống như bên trong mặt trời và các ngôi sao.

Nếu năng lượng đầu ra lớn hơn năng lượng đầu vào, phần chênh lệch được gọi là “net energy gain” (tạm dịch: năng lượng thực thu). “Năng lượng thực thu” này chính là nguồn năng lượng sạch có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch cũng như năng lượng hạt nhân thông thường. Khác với phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch không tạo ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài, theo CNN.

Các nhà nghiên cứu tại LLNL ngày 13.12 thông báo cuối cùng họ đã tạo ra “năng lượng thực thu” trong một phản ứng nhiệt hạch, dù chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm. Theo đó, phản ứng đã giải phóng năng lượng 3,15 megajoule (MJ), cao hơn so với mức 2,05 MJ mà các tia laser cung cấp để thực hiện phản ứng. “Năng lượng thực thu” là 1,1 MJ và thực tế đây không phải là một lượng lớn năng lượng. Nó tương đương 0,3 kWh điện (1 kWh là 1 “số” điện theo cách thường gọi ở VN), trong khi đun sôi một ấm nước trung bình cần khoảng 0,2 kWh điện, theo tờ The Guardian.

Thế giới sắp có một nguồn năng lượng sạch gần như vô tận? - ảnh 1

Bên trong cơ sở nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore

LLNL

Để thực hiện phản ứng, các nhà nghiên cứu Mỹ đã chiếu 192 tia laser khổng lồ vào một thiết bị hình trụ bằng vàng dài 1 cm gọi là “hohlraum”. Năng lượng cực mạnh làm nóng thiết bị lên hơn 3 triệu độ C - nóng hơn cả bề mặt mặt trời. Bên trong thiết bị có một viên nhiên liệu nén với thành phần là deuteri và triti (các đồng vị của hydro), có kích thước bằng hạt tiêu.

Các tia laser tách lớp vỏ của viên nhiên liệu và kích nổ, đẩy nhiệt độ và áp suất lên mức cực cao chỉ thấy bên trong các ngôi sao, hành tinh khổng lồ và vụ nổ hạt nhân. Vụ nổ đạt tốc độ 400 km/giây, khiến các hạt nhân deuteri và triti kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân heli.

Từ phòng thí nghiệm đến nhà máy điện

Deuteri được chiết xuất dễ dàng từ nước biển, trong khi triti hiếm hơn nhưng có thể được tạo ra từ nguyên tố lithi có trong lớp vỏ trái đất. Do đó, thành công của thí nghiệm tại LLNL mở ra triển vọng thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, con đường để tiến tới thương mại hóa và cung cấp điện bằng các lò phản ứng nhiệt hạch còn rất dài, theo các nhà khoa học.

Rào cản được thể hiện qua chính thí nghiệm mới nhất. Mặc dù phản ứng đã tạo ra được “năng lượng thực thu”, phép tính này không đề cập đến năng lượng dùng đốt nóng các tia laser lúc đầu vốn lên đến khoảng 300 MJ, theo The Guardian. Những phản ứng như vậy cũng cần phải xảy ra với tần suất lớn hơn nhiều - khoảng 10 lần một giây - và có chi phí rẻ hơn thì phản ứng nhiệt hạch mới thực sự có thể được sử dụng dù chỉ là để đun sôi một ấm nước.

“Do đó, chúng ta có thể nói rằng kết quả này... là thành công của khoa học, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phải đi để có được nguồn năng lượng sạch, hữu ích, dồi dào”, Reuters dẫn lời ông Tony Roulstone, chuyên gia về năng lượng hạt nhân tại Đại học Cambridge.

Chia sẻ với báo giới ngày 13.12, Giám đốc LLNL Kimberly Budil cho rằng với sự đầu tư đúng mức, “một vài thập niên nghiên cứu nữa có thể giúp chúng ta sẵn sàng xây dựng một nhà máy điện” dựa trên phản ứng nhiệt hạch.

Phản ứng nhiệt hạch là gì ?

Phản ứng nhiệt hạch, còn được gọi là phản ứng hợp hạch hoặc phản ứng tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion), là cách mặt trời và các ngôi sao khác tạo ra nhiệt và ánh sáng. Về cơ bản, đây là quá trình hai hạt nhân nguyên tử trở lên va đập vào nhau tạo thành một hạt nhân mới nặng hơn, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, theo The Guardian.

Phản ứng nhiệt hạch là một trong hai loại phản ứng hạt nhân. Loại còn lại là phản ứng phân hạch (một hạt nhân nặng vỡ thành các hạt nhân nhẹ hơn), hiện đang được áp dụng tại các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.

TheoThanhnien

Thứ Sáu, tháng 12 16, 2022

Putin Tung Đòn Vô Hiệu Hóa Lệnh Áp Giá Trần Dầu Của Phương Tây


 
TheoFb

Thứ Năm, tháng 12 15, 2022

Chính phủ Anh: Quốc tế huy động 15,5 tỉ USD để Việt Nam giảm phụ thuộc vào than

 

TO - Theo thông báo của Chính phủ Vương quốc Anh, các lãnh đạo của Việt Nam, Anh và Liên minh châu Âu vừa thỏa thuận Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng giúp Việt Nam nhận được 15,5 tỉ USD để giảm phụ thuộc vào than đá.

Chính phủ Anh: Quốc tế huy động 15,5 tỉ USD để Việt Nam giảm phụ thuộc vào than - Ảnh 1.

Quốc tế huy động 15,5 tỉ USD để Việt Nam giảm phụ thuộc vào than - Ảnh: GIZ Việt Nam

Thông cáo báo chí được Anh phát hành không lâu trước nửa đêm (giờ Việt Nam), ngày 14-12.

Thỏa thuận Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Việt Nam vừa thống nhất với các đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) đầy tham vọng vào năm 2050, đẩy nhanh việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Theo đó, các đối tác quốc tế sẽ huy động khoản tài chính từ các khối công và tư ban đầu trị giá 15,5 tỉ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn.

Nội dung thỏa thuận Quan hệ đối tác sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng tới một số mục tiêu mới đầy tham vọng gồm:

- Hạ mốc đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến của Việt Nam vào năm 2035 xuống năm 2030.

- Giảm tới 30% lượng phát thải hằng năm của ngành điện, từ 240 megaton xuống còn 170 megaton, và cũng đưa ngày đạt đỉnh phát thải về năm 2030.

- Giới hạn công suất điện than tối đa của Việt Nam ở mức 30,2 gigawatt so với con số trong quy hoạch hiện tại là 37 gigawatt.

- Đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng tái tạo, đưa năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 47% sản lượng điện vào năm 2030, tăng so với tỉ lệ sản xuất theo kế hoạch hiện tại là 36%.

Việc thực hiện thành công các mục tiêu đầy tham vọng nói trên sẽ giúp giảm khoảng 500 megaton (0,5 tỉ tấn) khí thải vào năm 2035 của Việt Nam.

Trong 12 tháng tới, Việt Nam sẽ làm việc với sự hỗ trợ của các quốc gia đối tác để xây dựng và thông qua Kế hoạch huy động nguồn lực cho JETP Việt Nam, kế hoạch này sẽ cho phép thực hiện chiến lược và nhận tài trợ của JETP.

Thỏa thuận hợp tác dành cho Việt Nam là gói thứ ba trong các thỏa thuận lớn nhằm giúp các quốc gia có thu nhập trung bình phụ thuộc vào than đá đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.

Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết: "JETP là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi sử dụng hỗ trợ quốc tế để khai thông hàng tỉ USD tài chính tư nhân. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, năng động ở Đông Nam Á. Khoản đầu tư mà chúng ta thực hiện ngày hôm nay giúp Việt Nam cắt giảm khí thải đồng thời tạo ra việc làm và tăng trưởng mới. Cùng nhau, chúng ta sẽ mang đến một tương lai sạch hơn, xanh hơn cho Việt Nam và hành tinh của chúng ta".

Thỏa thuận trị giá 8,5 tỉ USD của Nam Phi là thỏa thuận đầu tiên, được công bố tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm ngoái.

Thỏa thuận trị giá 20 tỉ USD của Indonesia được công bố tại cuộc họp nhóm G20 ở Bali tháng trước.

Than chiếm khoảng một nửa nguồn cung năng lượng của Việt Nam dù Việt Nam có điều kiện tự nhiên tuyệt vời để phát triển năng lượng gió và điện mặt trời.

TheoTuoiTre

Nhà máy điện sinh học đầu tiên của Cuba sẵn sàng thử nghiệm

 Nhà máy điện sinh học dự kiến sẽ sử dụng nguyên liệu sinh khối từ bã mía và cây marabú để sản xuất điện năng, nằm trong chiến lược quốc gia mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo của Cuba.


Nhà máy điện sinh học đầu tiên của Cuba sẵn sàng thử nghiệm đồng bộ với nhà máy đường Ciro Redondo. (Nguồn: ACN)

Hãng thông tấn quốc gia Cuba ACN mới đây cho biết nhà máy điện sinh học đầu tiên của nước này đã sẵn sàng thực hiện các thử nghiệm đồng bộ hóa với nhà máy đường Ciro Redondo ở tỉnh miền Trung Ciego de Ávila.

Theo Phó chủ tịch công ty liên doanh Biopower Carmen Taboada Hernández, một nhóm chuyên gia Trung Quốc, đã hỗ trợ Cuba nghiên cứu và thực hiện một số sửa đổi nhằm cải thiện việc cung cấp bã mía cho nồi hơi và từ đó đảm bảo vận hành ổn định nhà máy.

[Cuba khởi công xây nhà máy điện sinh học lớn nhất bằng vốn nước ngoài]

Bà Taboada Hernández cho hay nhà máy điện sinh học dự kiến sẽ sử dụng nguyên liệu sinh khối từ bã mía và cây marabú, một loại cây bụi gai rễ chùm có khả năng sinh trưởng và phát tán mạnh trong nhiều địa hình, chịu được nhiều loại điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nhà máy đường Ciro Redondo sẽ cung cấp bã mía và nước ngưng tụ, sau đó nhận điện và nhiệt năng cần thiết cho quá trình sản xuất công nghiệp.

Nhà máy điện sinh học đầu tiên của Cuba sử dụng công nghệ Trung Quốc và có chi phí đầu tư khoảng 140 triệu USD.

Đây là một trong những công trình quan trọng nhất của đất nước, nằm trong chiến lược quốc gia mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo.

Nhà máy dự kiến tiêu thụ 2.100 tấn bã mía trong mỗi 24 giờ trong vụ thu hoạch mía đường và từ 1.200-1.500 tấn marabú trong thời gian nhà máy đường ngừng hoạt động.

Hiện nay, nhà máy điện sinh học tiên phong trong việc sử dụng marabú làm nhiên liệu này đã tích trữ được khoảng 34.000 tấn marabú.

Mặc dù được thiết kế với công suất 60MW, nhà máy điện sinh học này sẽ chỉ đóng góp khoảng 45MW vào lưới điện quốc gia bởi phần còn lại sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của nhà máy đường trong vụ thu hoạch.

Theo dự kiến, nhà máy sẽ sử dụng 70% nguyên liệu sinh khối từ bã mía và 30% từ cây marabú.

Các chuyên gia tính toán rằng khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ tiết kiệm được 100.000 tấn dầu mỗi năm, đồng thời giảm phát thải 300 tấn CO2 vào khí quyển./. 

Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)

Thứ Tư, tháng 12 14, 2022

Thời điểm vàng để phát triển điện sinh khối tại Việt Nam

 

TTO - Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác…

Thời điểm vàng để phát triển điện sinh khối tại Việt Nam - Ảnh 1.

Với vị trí địa lý cũng như hệ thực vật tự nhiên phong phú, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối.

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiệu quả, cần lắm một bước đệm để có đột phá, nhất là trước và sau thời điểm diễn ra dịch COVID-19.

Sinh khối là vật liệu hữu cơ dự trữ ánh sáng Mặt trời dưới dạng năng lượng hóa học, năng lượng từ Mặt trời được "giữ" lại bởi cây cối qua quá trình quang hợp trong giai đoạn phát triển của chúng. Khi được đốt cháy, năng lượng hóa học này được giải phóng dưới dạng nhiệt dùng để nấu nướng, sưởi ấm và làm nhiên liệu.

Khi thực vật sinh trưởng, chúng hấp thụ khí cacbonic (CO2) trong môi trường và dự trữ nó thông qua quá trình quang hợp.

Một lượng CO2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị phân hủy tự nhiên hoặc đốt cháy. Điều đó có nghĩa là năng lượng sinh khối không đóng góp vào quá trình phát thải khí nhà kính.

Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm...

Hiện nay trên thế giới có sáu hệ thống điện sinh học lớn, bao gồm: đốt biomass trực tiếp, đồng đốt cháy, khí hóa, tiêu hóa kỵ khí, nhiệt phân và hệ thống điện sinh học nhỏ, module.

Thời điểm vàng để phát triển điện sinh khối tại Việt Nam - Ảnh 2.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác…

Phế phẩm nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc và vùng Đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc.

Hằng năm tại Việt Nam có hơn 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, mà mới chưa tới 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện.

Trong khi nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao thì giải pháp sử dụng nguồn điện sinh khối để thay thế mang ý nghĩa to lớn trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Hơn nữa, Việt Nam lại có tiềm năng to lớn để phát triển điện sinh khối cả trong hiện tại và tương lai. Do đó:

Cần tập trung thu hút đầu tư cả về công nghệ và nguồn tài chính của nhà đầu tư tư nhân trong điện sinh khối.

Có thể xem xét "thưởng thêm" cho các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Rõ ràng công nghệ không phải quá khó, Việt Nam có thể làm chủ, nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ. Nhưng cần có thêm cơ chế để thu hút đầu tư hấp dẫn hơn.

Chúng ta cần học tập kinh nghiệm phát triển nguồn năng lượng sinh khối tại một số quốc gia trên thế giới, chuyên gia quốc tế về năng lượng sinh khối (GIZ) cho biết, hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã có mức giá ưu đãi FIT (một giá) với điện sinh khối rất tốt như Thái Lan, Malaysia...

Việt Nam cũng đã có cơ chế giá FIT, tuy nhiên, chưa đủ để khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển, do vậy cần có cơ chế hỗ trợ người dân vùng nguyên liệu, cơ giới hóa, hướng tới mục tiêu phát triển nền năng lượng carbon thấp...

Bên cạnh đó, mức giá FIT của Việt Nam mới chỉ 8,47 cent/kWh (công nghệ không đồng phát), thấp hơn so với nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Với mức giá ưu đãi thấp, sẽ khó để các ngân hàng cấp vốn, bởi nhiều rủi ro trong đầu tư. Vì nếu giá FIT không thực sự tốt, thị trường tài chính không có đủ đòn bẩy, khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng cung cấp nguồn vốn.

Bên cạnh việc hỗ trợ về giá, cũng cần có cơ chế thông thoáng, gỡ "vướng" các quy định, thủ tục đầu tư; cần có chỉ đạo, rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị, đồng thời, cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư. Khi có cơ chế hợp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng này.

Tiếp đó, để phát triển điện sinh khối rất cần có những vùng nguyên liệu bền vững và chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Vì chuyện biến động khiến giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ, khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững do không có vùng nguyên liệu sẽ là bước cản thật sự.

TheoTuoiTre

Thứ Ba, tháng 12 13, 2022

Mỹ đạt đột phá khoa học về phản ứng tổng hợp hạt nhân

 Lần đầu tiên, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ đã thành công tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân dẫn đến tăng năng lượng ròng.

Ảnh: CNN

Theo hãng tin CNN, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm sẽ chính thức công bố đột phá lớn về khoa học này vào hôm nay (13/12). 

Kết quả thí nghiệm sẽ là một bước tiến lớn trong cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều thập niên nhằm giải phóng một nguồn năng lượng sạch vô tận, có thể giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Các nhà nghiên cứu đã cố tái tạo phản ứng tổng hợp hạt nhân - tái tạo sự hợp nhất cung cấp năng lượng cho mặt trời. 

Phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra khi hai hay nhiều nguyên tử được hợp nhất thành một nguyên tử lớn hơn. Đây là một quá trình tạo ra một năng lượng khổng lồ dưới dạng nhiệt. Không giống như phản ứng phân hạch hạt nhân vốn cung cấp năng lượng điện cho toàn thế giới, phản ứng tổng hợp hạt nhân không tạo ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài. 

Các nhà khoa học trên toàn cầu đã tiến gần tới đột phá, bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau để cố gắng đạt cùng một mục tiêu. 

Dự án của cơ sở National Ignition Facility (NIF) thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore tạo ra năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch.

Trên thực tế, các nhà khoa học Mỹ đã bắn các viên chứa nhiên liệu hydro vào một chùm gồm gần 200 tia laser, tạo ra một loạt vụ nổ cực kỳ nhanh, lặp đi lặp lại với tốc độ 50 lần mỗi giây. Năng lượng thu được từ các hạt neutron và alpha được chiết xuất dưới dạng nhiệt. Nhiệt nắm giữ chìa khóa để tạo ra năng lượng. 

Mặc dù có được mức tăng năng lượng ròng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân là một đột phá lớn song những gì diễn ra ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với những gì cần thiết để cung cấp năng lượng cho lưới điện. 

TheoVietnamnet.vn