e

Thứ Ba, tháng 9 27, 2022

Italy xây dựng nhà sử dụng năng lượng hydro đầu tiên ở châu Âu

 VietTimes – Nhằm thử nghiệm thực tế, nhóm nhà khoa học Đại học Sannio, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và công ty tư nhân xây dựng ngôi nhà đầu tiên ở châu Âu chạy bằng pin nhiên liệu hydro.

Ngôi nhà sử dụng năng lượng hydro đầu tiên ở châu Âu. EuronNews

Ngôi nhà sử dụng năng lượng hydro đầu tiên ở châu Âu. EuronNews

Khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu buộc các quốc gia châu Âu phải tìm cách giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2).

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sannio, miền nam nước Ý đưa ra một giải pháp mới nhằm giải quyết cùng lúc 2 mục tiêu khó khăn này. Phối hợp với một nhóm các cơ quan nghiên cứu và các công ty tư nhân, nhóm nhà khoa học Đại học Sannio xây dựng ngôi nhà đầu tiên ở châu Âu chạy bằng pin nhiên liệu hydro.

Tòa nhà ở Benevento là một chung cư sinh viên nhưng cũng là một phòng thí nghiệm sống, một thí nghiệm thực tế nhằm đánh giá những lợi ích và hạn chế của những công nghệ này khi đưa vào ứng dụng trong khu dân cư tương lai.



Ngôi nhà đầu tiên sử dụng các pin nhiên liệu hydro ở Ý. Video EuroNews.

Gerardo Canfora, hiệu trưởng trường Đại học Sannio, trong cuộc phỏng vấn với Euronews cho biết: "Gần đây, chúng tôi tập trung vào vấn đề phát thải CO2 trong môi trường và thiết kế với ý tưởng sử dụng hydro để biến ngôi nhà này thành một hệ thống hoàn toàn tự cung cấp năng lượng".

Theo các nhà khoa học Đại học Sannio, những pin nhiên liệu chạy hoàn toàn bằng hydro sản xuất điện và chạy hệ thống sưởi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của tòa nhà.

Ngoài ra, tòa nhà còn sản xuất năng lượng tái tạo từ nguồn năng lượng mặt trời và địa nhiệt. Công trình đang được khen ngợi và gọi là "tòa nhà không phát thải".

Tòa nhà được thiết kế và xây dựng với sự hỗ trợ của Stress Consortium, trung tâm nghiên cứu công nghệ phục vụ xây dựng các công trình bền vững. Công trình mới trở thành một nguyên mẫu, hình thành ý tưởng cho những sáng kiến trong tương lai sử dụng pin nhiên liệu hydro cung cấp năng lượng cho những tòa nhà dân cư và thương mại.

Trong bài phát biểu mới nhất, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố thành lập Ngân hàng Hydrogen Châu Âu với kế hoạch đầu tư lên tới 3 tỷ euro vào công nghệ hydro.

Chủ tịch Công ty Công nghệ kiến trúc STRESS Ennio Rubino trong cuộc phỏng vấn với Euronews nhận xét: “Rất có thể, ngân hàng hydro này cần thiết để lấp đầy khoảng cách trong việc thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng việc sản xuất năng lượng điện thông qua việc sử dụng hydro, một chất mang không gây ô nhiễm.”

Theo EuroNews

Thứ Sáu, tháng 9 23, 2022

Nhà máy hạt nhân cần nguồn điện bên ngoài để làm gì?

 Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu có ba đường điện khác nhau, kết nối với nguồn điện bên ngoài. Theo IAEA, một trong đó đang cung cấp nguồn điện cần thiết, trong khi hai đường dây còn lại làm nhiệm vụ dự phòng. Họ muốn đảm bảo nhà máy hạt nhân luôn có sẵn nguồn điện.

Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc về cách hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. 

Những điều kiện cơ bản để duy trì 

Một nhà máy điện hạt nhân hiện đại thực sự là một hệ thống phức tạp và đắt đỏ, nhưng nguyên tắc cơ bản cũng như cách hoạt động của nó khá đơn giản. Bất kỳ nhà máy điện hạt nhân nào cũng hoạt động bằng cách phân hủy uranium thành các nguyên tố khác. Nhiệt lượng đó được sử dụng để đun sôi nước, tạo ra hơi nước, làm động cơ tuabin chạy và tạo ra điện.

Nhà máy hạt nhân cần nguồn điện bên ngoài để làm gì? 

Mỗi chu kỳ như vậy có rất nhiều nhiệt được tạo ra, nếu nhiệt lượng đó không loại bỏ có thể dẫn đến tan chảy vật liệu trong nhà máy điện hạt nhân như thanh lõi (bản thân các thanh nhiên liệu, vỏ kim loại chứa nhiên liệu và nhiều thành phần khác). Vì thế, điều quan trọng là làm mát cho chúng.

Điều này tất nhiên cần nhiều điện cũng như ảnh hưởng đến vô số hệ thống khác của nhà máy. Mỗi cơ sở sẽ cần máy bơm hoặc một cái gì đó để đẩy nước qua lõi nhằm giữ nó mát mẻ. Nếu không, lõi tan chảy sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp không thể tưởng tượng.

Làm mát vẫn là chìa khóa

Ngay cả khi nhà máy hạt nhân đã dừng hoạt động, bạn vẫn cần cung cấp cho chúng đầy đủ các biện pháp an toàn. Và nó chắc chắn sẽ cần cấp điện từ bên ngoài.

Nói chung, vấn đề chất làm mát vẫn là chìa khóa. Hầu hết tai nạn hạt nhân trên thế giới đều do các cơ sở hạt nhân bị thiếu chất làm mát dạng này hay dạng khác, Fukushima ở Nhật Bản là một ví dụ bi thảm. 

Nhiều người lo lắng các máy phát điện chạy dầu diesel, lượng nhiên liệu mà cơ sở có tại chỗ nếu nguồn điện bên ngoài của chúng bị cắt. 

Kể cả lò ngừng hoạt động, vẫn tốn rất nhiều năng lượng

Ngoài các lò phản ứng ngừng hoạt động, vẫn còn có lượng nhiên liệu tiêu tốn đáng kể. Nhiên liệu đã tiêu trước hết trong các hồ làm mát, và trong một số trường hợp, chúng cũng được cất giữ trong một thứ gọi là kho chứa thùng khô. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, với các bể làm mát, nước trong các bể đó cũng phải luân chuyển - một lý do khác để nhà máy điện hạt nhân có điện an toàn cả khi các lò phản ứng của nó ngừng hoạt động. 

Nói tóm lại, bạn cần điện cấp nguồn từ bên ngoài để duy trì và vận hành hệ thống của nhà máy hạt nhân. Chủ yếu để phục vụ các chức năng an toàn như làm mát, bơm nước,... 

TheoVNreview.vn



Người phụ nữ tự sản xuất ra điện để sinh hoạt

 

 


Người phụ nữ tự sản xuất ra điện để sinh hoạt

Bà Chikako Fujii (62 tuổi) ở Tokyo,Nhật Bản dùng 4 tấm pin mặt trời lắp ngoài ban công và sử dụng xe đạp để sản xuất ra điện sinh hoạt hằng ngày.
VTC 14


Thứ Năm, tháng 9 22, 2022

Chưa thể bỏ quy hoạch điện hạt nhân?

 Bộ Công thương kiên định quan điểm giữ quy hoạch địa điểm xây dựng điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận bởi nếu hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai, đặc biệt ảnh hưởng đến quan hệ với các nước đối tác.

Xung quanh vấn đề này, vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh luận.

Chưa thể bỏ quy hoạch điện hạt nhân?  - ảnh 1

Điện hạt nhân vẫn chiếm phần quan trọng trong an ninh năng lượng thế giới nhưng cũng gây lo ngại về an toàn, quy hoạch

REUTERS

Bỏ sẽ gây lãng phí

Trả lời tỉnh Ninh Thuận về kiến nghị xem xét giải quyết những vướng mắc liên quan quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1 và 2, Bộ Công thương cho biết thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ đã lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan và tổng hợp báo cáo gửi Thủ tướng. Trong đó, quan điểm của Bộ với việc hủy các quyết định quy hoạch địa điểm xây dựng ĐHN Ninh Thuận 1 và 2 tại thời điểm này là “chưa phù hợp” do mới chỉ có chủ trương tạm dừng thực hiện dự án mà thôi. Bộ Công thương nhấn mạnh việc hủy quy hoạch địa điểm sẽ gây lãng phí, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và khó khăn nếu như sau này các cấp có thẩm quyền chấp thuận việc tiếp tục thực hiện dự án ĐHN Ninh Thuận 1 và 2. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng duy trì hiệu lực các quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng các nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Trước đó, năm 2016, dự án ĐHN Ninh Thuận đã được Quốc hội khóa 14 ban hành Nghị quyết số 31 dừng thực hiện chủ trương đầu tư.

Trong kỳ họp Quốc hội hồi tháng 5, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng khẳng định dự án nhà máy ĐHN chỉ mới tạm dừng chứ không phải là hủy bỏ. Vì vậy, sẽ không có cơ sở bỏ địa điểm xây dựng nhà máy ĐHN và đến nay qua nghiên cứu thì “không nơi nào phù hợp hơn Ninh Thuận”. Bên cạnh đó, nhằm ổn định sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng dự án, Bộ cũng đề nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt theo hướng không thay đổi chức năng sử dụng đất nhưng cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, cho phép người dân cải tạo xây mới nhà ở với các chỉ tiêu quy hoạch phù hợp các đồ án đã duyệt. Cùng với đó, cho phép cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh đảm bảo đồng bộ, liên thông.

Tại kỳ họp Quốc hội, đại diện đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận phản ánh việc kéo dài dự án nhà máy ĐHN tại địa phương đã gây nên những bất cập ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế, nhân dân trong vùng dự án phải thu hồi đất đã trải qua thời gian dài chờ đợi, bị hạn chế quyền lợi, không được thực hiện các quyền về sử dụng đất trên mảnh đất của mình.

Chưa thể bỏ quy hoạch điện hạt nhân?  - ảnh 2

Cần phục hồi điện hạt nhân?

Nhận định ĐHN là yếu tố rất quan trọng để giải bài toán phát thải ròng bằng 0 mà VN đã cam kết tới năm 2050, kỹ sư Đào Nhật Đình, chuyên gia về năng lượng và môi trường, phân tích: ĐHN không hẳn là không phát thải, nhưng mức phát thải rất thấp so với năng lượng nó tạo ra. Mặt khác, các nguồn điện của VN hiện nay đều có giới hạn. Đơn cử, điện gió ngoài khơi rất tiềm năng, nhưng giả sử một tháng không có gió thì sẽ phải tìm nguồn thay thế. Điện mặt trời giới hạn thời gian phát điện, bên cạnh đó, tỷ lệ chiếm đất rất cao, trong khi đất nước ta nhỏ (mật độ dân số cao) nên nguồn lực đất đai không phải dồi dào. Điện than thì gần như không thể vay thêm tiền để phát triển; thủy điện cũng đang dần cạn kiệt. Đó là lý do vì sao hiện nhiều nước vẫn phát triển mới cũng như tiếp tục gia hạn thêm các lò ĐHN lẽ ra phải đóng cửa vì hết niên hạn. Các nước dùng điện tái tạo nhiều cũng phải dùng ĐHN để chạy nền.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện tại, giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt, những thách thức về năng lượng và tham vọng phát thải ròng về 0 trong hơn 25 năm nữa, tôi tin ĐHN đang có cơ hội lớn để quay trở lại, có thể với công nghệ hiện đại hơn, khác hơn hiện nay.

Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh

Tại VN, trong báo cáo về nội dung Quy hoạch Điện 8 do Bộ Công thương gửi Thường trực Chính phủ ngày 25.7.2022, ĐHN chỉ mới dừng ở mức “xem xét, nghiên cứu khả năng phát triển trong tương lai”. Dù không đưa ĐHN vào để tính toán, song VN khó có thể nằm ngoài xu hướng phát triển ĐHN trong tương lai. “Các vị trí quy hoạch đã được chọn cho ĐHN không phải dễ gì có được nên không thể nói bỏ là bỏ dễ dàng. Nếu định hướng phát triển ĐHN thay đổi trong tương lai, quay lại tìm địa điểm mới sẽ rất khó và tốn kém thêm nguồn lực, trí lực, không đơn thuần chỉ như đi tìm vị trí cho một dự án bình thường”, ông Đình khuyến cáo.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng phát triển ĐHN có thể là xu hướng tất yếu. GDP của VN hiện nay đã gần 300 tỉ USD, chúng ta sẽ phát triển lên tới 500 - 700 tỉ USD, đòi hỏi nguồn năng lượng điện cũng phải tăng theo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong khi đó, các nguồn tài nguyên điện như nhiệt điện, thủy điện đã bắt đầu ở mức cảnh báo. Điện mặt trời, điện gió tính ổn định thấp. Nếu không phát triển ĐHN thì buộc phải có thêm nguồn điện tăng cường, chỉ có thể kỳ vọng vào điện than nhưng loại này lại đi ngược với mục tiêu về môi trường.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhấn mạnh: “Không có chuẩn mực nào là sử dụng hay không sử dụng ĐHN. Ví dụ, Pháp sử dụng đến 70% điện từ ĐHN còn Đức lại muốn bỏ ĐHN. VN thì hiện đang tiến thoái lưỡng nan giữa lo lắng về an toàn ĐHN và yêu cầu năng lượng carbon thấp. Cũng vì chưa có định hướng rõ ràng nên quy hoạch dừng, coi như không có. Những vùng đất đã được quy hoạch phải đạt được sự đồng thuận của địa phương, nếu không thì cần để người dân được sinh sống ổn định, phát triển đời sống bình thường theo nhu cầu”.

Chưa thể bỏ quy hoạch điện hạt nhân?  - ảnh 3

Phối cảnh thiết kế Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Quy hoạch dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bị dừng từ năm 2016

TTXVN

Kìm hãm sinh kế người dân

Trong khi đó, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh băn khoăn vấn đề an toàn của các nhà máy ĐHN phụ thuộc vào nước làm mát. Trên thực tế, nhà máy ĐHN cung cấp khoảng 10% điện năng trên thế giới, nhưng nó cần một lượng lớn nước khổng lồ để làm mát các lò phản ứng. Do đó, vị trí của nhà máy thường nằm gần biển hoặc dọc theo nguồn nước là điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó, vị trí quy hoạch nhà máy phải xa dân cư… Tuy nhiên, theo ông, Quy hoạch Điện 8 chưa được phê duyệt, ĐHN cũng chỉ mới được xem xét, nghiên cứu cho “thì tương lai”, có thể 10 - 15 năm nữa mới triển khai hoặc chậm hơn, tùy vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia sau này. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt điện gió đổ nguồn vốn rất lớn. Nếu vậy, chúng ta để “treo” quy hoạch vùng đất này thêm 10 - 15 năm nữa, sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Bởi nói gì thì nói, đất nước phát triển, cuộc sống người dân tại đó phải hưởng lợi trước hết.

Thế giới hiện có 439 lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện và 55 lò đang xây dựng, bổ sung khoảng 15% công suất hiện tại. Năm 2019, thế giới sản xuất 27.044 tỉ kWh điện thì ĐHN chiếm 10,3% (2.785 tỉ kWh). Để so sánh thì tổng điện năng hạt nhân này bằng hơn 10 lần lượng điện VN tiêu thụ năm 2021 (257 tỉ kWh). Trong đó, Mỹ là nước có sản lượng ĐHN lớn nhất thế giới với 771,6 tỉ kWh năm 2021. Tiếp theo là Trung Quốc (383,2 tỉ kWh), Pháp (363,4 tỉ kWh), Nga (210 tỉ kWh), Hàn Quốc (150 tỉ kWh). Các nước phụ thuộc nhiều ĐHN như Ukraine chiếm 55%, Slovakia 52,3%, Bỉ 50,8%, Hungary 46,8%... Nhìn chung, thế giới vẫn phải phụ thuộc năng lượng ĐHN dù hiện tại chỉ chiếm khoảng 10%.

“Đề xuất của Bộ Công thương trong việc chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông để bảo đảm sinh kế người dân và liên thông với các nơi là cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho phép người dân cải tạo xây nhà mới để ở phù hợp quy hoạch đề án đã duyệt cũng nằm trong tay chính quyền địa phương. Đó là một gợi ý mở mà nếu địa phương làm tốt, sẽ giảm áp lực cho người dân, nhưng nếu “bật đèn xanh” cho làm, lại buông lỏng quản lý, hậu quả khôn lường. Chẳng hạn, chỉnh trang nhà cửa khác xây mới kiên cố… Nếu quy hoạch nhà máy ĐHN khởi động trở lại, việc đền bù, giải tỏa sẽ khó khăn hơn nhiều. Thứ hai, Ninh Thuận là một trong những lựa chọn, nhưng chưa hẳn là duy nhất. Liệu có nơi nào khác có thể thay thế không? Với tiêu chí gần biển, VN vẫn còn nhiều địa phương ven biển, đất hoang khô cằn vùng ven biển vẫn có, trong quy hoạch, có thể định hướng thêm lựa chọn 2, lựa chọn 3 cho dự án tương lai không?”, ông Nguyễn Thế Chinh gợi ý.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng để ngỏ khả năng công nghệ sẽ thay đổi theo hướng hiện đại hơn, biết đâu sau này nhà máy ĐHN dùng một công nghệ khác, tiến bộ hơn mà tỷ lệ an toàn cao hơn. Khi đó, các tiêu chí một nhà máy ĐHN phải đặt gần nguồn nước, xa dân cư… có thể thay đổi. Thế nên, bài toán quy hoạch cực kỳ quan trọng, bảo đảm hài hòa lợi ích người dân và tầm nhìn chiến lược quốc gia. “Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện tại, giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt, những thách thức về năng lượng và tham vọng phát thải ròng về 0 trong hơn 25 năm nữa, tôi tin ĐHN đang có cơ hội lớn để quay trở lại, có thể với công nghệ hiện đại hơn, khác hơn hiện nay”, theo ông Chinh.

TheoThanhnien

Thứ Tư, tháng 9 21, 2022

Sửa chữa điện trên cao !

 

 

Hai công nhân đường dây điện này, Lineman Jeremey Ware và Pilot Adam Hammond, là một trong số những công nhân chuyên nghiệp nhất mà bạn từng thấy. Họ làm cho công việc khó khăn này trông dễ dàng và tôi hoàn toàn ngưỡng mộ

VideoAdamHamond

Thứ Ba, tháng 9 20, 2022

EVN không muốn đàm phán giá với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

 Theo EVN, các dự án điện mặt trời, điện gió lỡ hẹn giá FIT tham gia thị trường điện sẽ khả thi hơn việc đàm phán giá và ký hợp đồng mua bán điện với họ.

Hồi tháng 7, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cơ chế chuyển tiếp cho các dự án điện gió, mặt trời lỡ hẹn giá FIT. Theo đó, Bộ này đề nghị giao EVN đàm phán giá với các chủ đầu tư dự án trên trong khung giá phát điện, hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành. Việc này cũng dự kiến áp dụng với các dự án điện gió, điện mặt trời phát triển trong tương lai.

Giá FIT ưu đãi 20 năm với dự án điện mặt trời là 9,35 cent một kWh và 7,09-8,38 cent một kWh; dự án điện gió là 8,35-9,8 cent một kWh. Nhưng các chính sách này hiện đã hết ưu đãi từ 1/11/2021. Hiện có 5 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời công suất hơn 452 MW đang chờ xác định giá điện và 62 dự án điện gió với tổng công suất gần 3.480 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Ngoài ra còn một số dự án đang đầu tư, triển khai dở dang.

Tuy nhiên, EVN vừa đề nghị Bộ Công Thương không giao họ đàm phán giá, hợp đồng mua bán điện (PPA) với các dự án chuyển tiếp này, do "không khả thi trong điều kiện tại Việt Nam".

"Thời gian đàm phán kéo dài, các dự án chuyển tiếp đã đầu tư ở nhiều giai đoạn khác nhau, với khung giá điện không hồi tố lại được các năm trước khi đàm phán số lượng lớn", EVN giải thích.

Một dự án điện gió tại Sóc Trăng lỡ hẹn giá FIT do không kịp vận hành thương mại (COD). Ảnh: Anh Minh

Một dự án điện gió tại Sóc Trăng lỡ hẹn giá FIT do không kịp vận hành thương mại (COD). Ảnh: Anh Minh

Lãnh đạo EVN phân tích, xác định sản lượng điện bình quân năm của các nhà máy điện gió, điện mặt trời để có giá điện sẽ phức tạp hơn các dự án điện truyền thống. Hơn nữa, chưa rõ cơ quan nào sẽ xác nhận, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu này.

Ngoài ra, việc đàm phán theo tổng mức đầu tư do chủ đầu tư khai báo, sản lượng điện bình quân sẽ phát sinh các vấn đề khó giải trình, nằm ngoài kiểm soát của EVN. Chẳng hạn, dự án nằm cạnh nhau nhưng có giá khác nhau, dự án vận hành thương mại trước có giá rẻ hơn dự án đưa vào vận hành sau...

"Không kiểm soát được thời gian đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ dẫn tới không kiểm soát được tiến độ vận hành thương mại điện gió, điện mặt trời theo nhu cầu tại từng thời điểm trong tương lai. Việc này cũng ảnh hưởng tới an ninh cấp điện của hệ thống", EVN nêu trong văn bản gửi Bộ Công Thương.

Chưa kể, hầu hết các nước sau khi kết thúc cơ chế giá ưu đãi sẽ chuyển sang đấu thầu với các dự án năng lượng tái tạo.

Do đó, tập đoàn này kiến nghị thay vì đàm phán giá, trước mắt cho phép các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện, thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay và không vượt quá khung giá phát của loại nguồn điện tương ứng Bộ Công Thương phê duyệt.

Việc chào giá, công bố công suất từng chu kỳ giao dịch tuân thủ quy định vận hành thị trường điện.

Về dài hạn, tập đoàn này đề nghị áp dụng cơ chế đấu thầu theo hai bước. Trước tiên, chọn nhà đầu tư theo Luật Đầu tư, với quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn. Sau thời gian quy định, nếu chủ đầu tư không triển khai dự án, cơ quan nhà nước có quyền thu lại để giao nhà đầu tư khác.

Bước tiếp theo, chủ đầu tư được chọn tham gia thị trường điện hoặc đấu thầu để ký PPA, phát triển dự án. Đơn vị đấu thầu là Bộ Công Thương.

Về đề xuất Bộ Công Thương rà soát lại hợp đồng giữa EVN và chủ đầu tư để hài hoà lợi ích bên mua - bán - người dùng điện và Nhà nước với các dự án đã vận hành thương mại, EVN cũng đề nghị không xét lại các hợp đồng này.

Tập đoàn giải thích, các PPA được ký hiện nay là các PPA mẫu do Bộ ban hành, căn cứ của PPA là Luật Thương mại, Luật Điện lực và Luật Dân sự. Tức là, việc huỷ bỏ, hoặc điều chỉnh nội dung PPA phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng đã ký, phù hợp với luật.

Theo thống kê của EVN, hiện số dự án điện gió, mặt trời đã vận hành chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống, trong đó có 16.545 MW điện mặt trời mặt đất, mái nhà và 4.126 MW điện gió.

Luỹ kế 8 tháng đầu năm, sản lượng điện toàn hệ thống đạt hơn 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, huy động từ năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khối) đạt khoảng 25 tỷ kWh (khoảng 75% đến từ điện mặt trời, còn lại là điện gió). Mức sản lượng này gần 14% lượng điện toàn hệ thống.

TheoVNexpress.net

Check-in ở 3 cánh đồng điện gió nổi tiếng

 Check-in ở 3 cánh đồng điện gió nổi tiếng

Cánh đồng điện gió ở các tỉnh, thành ở Việt Nam thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ.



Các cánh đồng điện gió là biểu tượng cho công nghiệp năng lượng sạch. Với các tín đồ du lịch, đây là điểm check-in không nên bỏ lỡ trong các chuyến đi.

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu, cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) và cánh đồng điện gió Phương Mai (Bình Định) là những điểm đến hấp dẫn dành cho du khách có ý định check-in với quạt gió khổng lồ.

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu

Nhắc đến những cánh đồng quạt gió ở Việt Nam, không thể không nói đến cánh đồng rộng lớn ở Bạc Liêu. Đây cũng là công trình điện gió đầu tiên của Việt Nam và là dự án điện gió đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng trên thềm lục địa.

Đầu năm 2019, khu điện gió này được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều du khách.

Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 62 trụ tuabin khổng lồ, dựng sừng sững trên nền trời và nối dài bên bờ biển. Giá vé tham quan ở đây là 30.000 đồng/người.

Di chuyển:

Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu, bạn theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển sẽ đến địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, quãng đường khoảng 20 km.

Lưu trú:

Bạc Liêu chưa có nhiều điểm lưu trú cao cấp nhưng nhìn chung, bạn vẫn có thể tìm thấy những phòng nghỉ sạch sẽ, khá tiện nghi và gần trung tâm thành phố. Mức giá một đêm dao động 300.000-500.000 đồng.

Một trải nghiệm lưu trú khác đặc biệt ở đây chính là khách sạn Nhà Công tử Bạc Liêu. Khách sạn này khá nổi tiếng nên bạn nên đặt phòng sớm để có được chỗ nghỉ ưng ý.

Check-in:

Đây là khu vực giáp biển nên gió khá lớn và nắng cũng rất gay gắt. Khung cảnh cánh đồng điện gió đẹp nhất vào buổi sáng sớm hoặc gần hoàng hôn.

Có hai khung giờ phù hợp để du khách check-in và tham quan là 6-9h và sau 16h hàng ngày.


Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận)

Công trình điện gió Đầm Nại có diện tích 9,6 ha và có 16 trụ tuabin. Tuabin gió ở đây là loại lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Được xây dựng từ rất lâu nhưng cho tới nay, điện gió Đầm Nại vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ.

Bao quanh các trụ điện gió là những cánh đồng lúa xanh ngát, phía xa là núi non trùng điệp tạo nên một khung cảnh mộc mạc và bình yên. Chính vì vậy, khi đến đây, ngoài những bức ảnh check-in ấn tượng, du khách còn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ.

Ảnh: @mievatho.

Di chuyển:

Điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Để đến đây, du khách có thể chạy xe máy từ quốc lộ 1A, hướng đến đồng cừu Suối Tiên. Từ đồng cừu, bạn đi thẳng thêm khoảng 20 km sẽ thấy một đoạn đường trải đá, rẽ phải rồi chạy vào bên trong sẽ thấy cánh đồng điện gió.

Lưu trú:

Du khách có khá nhiều lựa chọn lưu trú khi đến Ninh Thuận. Ở khu vực trung tâm thành phố Phan Rang, bạn có thể tìm thấy các khách sạn và nhà nghỉ bình dân với mức giá từ 300.000 đồng/đêm.

Nổi bật nhất ở Ninh Thuận là khu nghỉ dưỡng cao cấp 6 sao ở vịnh Vĩnh Hy với mức vài chục triệu đồng cho một đêm nghỉ dưỡng.

Check-in:

Mỗi mùa, cánh đồng điện gió lại mang vẻ đẹp khác nhau. Nếu đi đúng mùa lúa trổ bông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc vàng rực, nên thơ của bức tranh thiên nhiên.

Thời điểm lý tưởng để ghé thăm điện gió Đầm Nại là chiều muộn, khoảng 30 phút trước khi mặt trời lặn hẳn.

Một lưu ý là các trụ tuabin ở đây rất to, du khách nên đứng xa để thuận tiện hơn cho việc chụp ảnh và đảm bảo an toàn.

Cánh đồng điện gió Phương Mai (Bình Định)

Cánh đồng quạt gió ở Bình Định rộng 122 ha, lắp đặt 6 trụ tuabin gió lớn nhất Việt Nam. Những năm gần đây, điểm đến này thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ.

Vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, một bên là biển và một bên là núi của khu vực này chính là một trong những lý do khiến nhiều tín đồ du lịch tìm đến đây.

Bên cạnh check-in cánh đồng quạt gió, du khách còn có thể tham quan, tắm biển ở nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Kỳ Co - Eo Gió, Hòn Khô, tượng Phật cao nhất Đông Nam Á, khu dã ngoại Trung Lương.



canh dong dien gio,  check-in dien gio,  canh dong quat gio anh 4canh dong dien gio,  check-in dien gio,  canh dong quat gio anh 5

Ảnh: @_daisy.ah.

Di chuyển:

Để đến được đây, du khách xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, qua cầu Thị Nại theo quốc lộ 19B trên tuyến đường Nhơn Lý - Cát Tiến. Đoạn đường khá xa, bạn nên mang theo nước, trang phục chống nắng đầy đủ.

Lưu trú:

Du khách có đa dạng lựa chọn lưu trú từ bình dân đến cao cấp ở thành phố Quy Nhơn. Tùy theo nhu cầu cá nhân, bạn có thể cân nhắc loại hình phù hợp. Giá phòng ở đây dao động từ 500.000 đồng/đêm.

Check-in:


Thời điểm chụp ảnh đẹp nhất ở điện gió Phương Mai được nhiều du khách lựa chọn là bình minh, khi mặt trời vừa nhô lên trên mặt biển hoặc khi hoàng hôn xuống, bầu trời chuyển màu tạo cảm giác huyền ảo.

TheoZing.vn

Thứ Bảy, tháng 9 17, 2022

IAEA Director General Statement on Situation in Ukraine

 

Ukrainian engineers have made further headway in repairing vital power infrastructure in the vicinity of the Zaporizhzhya Nuclear Power Plant (ZNPP), providing the plant with renewed access to a third back-up power line, the International Atomic Energy Agency (IAEA) was informed at the site today.

The 150 kilovolt (kV) back-up line was made available to the ZNPP again after the repair of an electrical switchyard at a nearby thermal power plant, a few days after it was damaged by shelling that also plunged the city of Enerhodar into darkness.

This means that all three back-up power lines to the ZNPP – Europe’s largest nuclear power plant – have been restored over the past few days. One of them, a 750/330 kilovolt (kV) line, is now providing the ZNPP with the external electricity it needs for cooling and other essential safety functions. The 330 kV and the 150 kV lines are being held in reserve. All the ZNPP’s six reactors are in a cold shutdown state, but they still require power to maintain necessary safety functions.

As a result of the repair of the switchyard, some people in Enerhodar – which suffered a complete blackout last week – are again receiving electricity. While the thermal power plant is not operating, its switchyard can be used to access electricity from the Ukrainian network.

Despite these developments related to the plant’s power situation, Director General Rafael Mariano Grossi again stressed that the nuclear safety and security situation at the plant – held by Russian forces but operated by Ukrainian staff in the middle of a war zone – remained precarious. While there has been no shelling at or near the ZNPP in recent days, it was still occurring in the wider area, he said. The ZNPP’s four main external power lines are all down and it is not currently providing electricity to households, factories and others.

To help stabilise the situation, the Director General has initiated consultations with the relevant parties aimed at the urgent establishment of a nuclear safety and security protection zone at the ZNPP. Earlier this month, he established a continuous IAEA presence at the ZNPP after leading a team of experts to the site.  

Separately today, as part of continuing IAEA-led support for nuclear safety and security in Ukraine, Director General Grossi said a second major assistance shipment had arrived in the country, including radiation monitoring and personal protective equipment provided by Hungary, Romania and Spain.

The delivery to Ukraine’s Rivne and South Ukraine Nuclear Power Plants, as well as the country’s regulator and its state emergency service, was organized through the IAEA’s Response and Assistance Network (RANET), where countries can register their capabilities for support in areas ranging from radiation dose assessments and decontamination to nuclear installation assessment and advice, radioactive source search and recovery, and much else. It follows an earlier shipment of equipment to Ukraine in July.

 https://www.iaea.org/newscenter/pressreleases/update-102-iaea-director-general-statement-on-situation-in-ukraine


Thứ Sáu, tháng 9 16, 2022

Năng lượng sạch chứng khoán xanh

 


Kính gửi Quý Nhà đầu tư Phạm Vĩnh Di

Em là Kiều Loan – Chuyên viên tư vấn Công ty CP Chứng khoán SSI | 0909.936.089

Năng lượng xanh là nguồn năng lượng được tạo nên từ các nguồn tự nhiên như: mặt trời, gió, mưa, thủy triều….Các nguồn năng lượng xanh có khả năng tái tạo nên không lo bị cạn kiệt. Trong khi đó, các nguồn nhiên liệu hóa thạch lại có hạn và đang bị cạn kiệt dần sau khi đã được khai thác với số lượng lớn.

 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, năng lượng xanh có thể thay thế được các loại năng lượng sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như: điện, sưởi ấm, nước, nhiên liệu cho xe có động cơ…

 

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

 

Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) là Việt Nam sẽ thực hiện mục tiêu đạt trung hòa carbon (Net-zero) vào năm 2050.

 

Vậy nhóm ngành năng lượng sẽ được hưởng lợi gì từ câu chuyện này?

 

Tuần này, em gửi đến Qúy nhà đầu tư bài viết: NĂNG LƯỢNG SẠCH - CHỨNG KHOÁN XANH

Nội dung Email gồm các phần chính sau:

 

I. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂNG LƯỢNG

II. CÁC CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG 

 

I. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂNG LƯỢNG

Thủy điện được kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong Q3/22

Theo IRI, khả năng xảy ra Nina tạm thời suy yếu trong T7 và mạnh trở lại từ T8 – T10 với xác suất 68%, kéo dài cho đến mùa đông với xác suất khá cao, 63-70%. Từ cuối T5 đến đầu T6, thủy điện liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và thậm chí là 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối.

 

Thủy văn dồi dào sẽ tác động tích cực đến các nhà máy thủy điện miền Bắc và Trung như VSH, REE, …

Tại khu vực miền Trung, sức gió sẽ được cải thiện dần từ T11/2022 cho đến tháng 2 năm sau do tác động của các cơn bão và gió mùa Đông Bắc, các công ty điện gió sẽ hưởng lợi trong thời gian này

 

Nhiệt điện phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt từ thủy điện và Năng lượng tái tạo trong giai đoạn cuối năm.

 

Điện khí vẫn là một nguồn cung điện ổn định, phù hợp cho nhu cầu công nghiệp hơn Năng lượng tái tạo.

 

Chính sách cho các dự án Năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8) mới chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn sẽ là cơ hội cho các dự án điện gió. Việt Nam sẽ không phát triển mới nhiệt điện than từ năm 2030 và công suất điện mặt trời hầu như giữ nguyên so với hiện tại cho đến 2030. Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi dự kiến đạt 7,000MW và điện gió trên bờ, gần bờ dự kiến tăng thêm 30%. NLTT kỳ vọng sẽ chiếm gần 50% tổng công suất lắp đặt cho đến 2045.

 

Hiện tại có gần 3,500MW điện gió (thuộc 62 dự án) và 452MW điện mặt trời đã ký hợp đồng mua bán điện nhưng chưa kịp COD đúng hạn để được hưởng giá FiT ưu đãi. Các dự án “chuyển tiếp” này chưa được bán điện hoặc tạm hoãn việc xây dựng do chưa xác định được giá bán điện.

 

Kỳ vọng chính sách cho các dự án chuyển tiếp này và QHĐ 8 sẽ chính thức được thông qua trong 2H22. Theo đó, trong tương lai gần, các công niêm yết có dự án chuyển tiếp như GEG, BCG…sẽ được hưởng lợi. Về dài hạn, các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi như PC1, PVS… cũng được hưởng lợi.

 

Điểm nhấn ngành

Nhu cầu điện năng trên toàn quốc ghi nhận mức tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ trong tháng 8/2022 và 6,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2022, cao hơn nhiều so với mức tăng 3.8% trong 6 tháng đầu năm 2022. Dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc năm 2022 có thể tăng 8% so với cùng kỳ.

 

Theo NOAA, điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào năm 2023. Hiện tượng La Nina kéo dài khoảng 30 tháng nếu tính tới cuối năm 2022 và tương đương với thống kê trong giai đoạn 1950-2019 (ngoại trừ giai đoạn La Nina kéo dài 42 tháng từ tháng 7/1998 đến tháng 12/2001). Trong trường hợp điều kiện thủy văn kém thuận lợi và giá khí điều chỉnh vào năm 2023, các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện khí có thể được huy động cao hơn.

 

Giá than nhiệt tăng cao trong khi giá khí điều chỉnh giảm. Theo EIA, tình trạng thiếu khí gần đây ở EU đã làm tăng nhu cầu nhiệt điện than và đang thúc đẩy giá than tăng lên. Giá than trộn của Vinacomin đã tăng khoảng 30~35% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.

 

Giá khí điều chỉnh sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá bán bình quân giữa nhiệt điện khí và nhiệt điện than. Với đà giảm của giá khí, các nhà máy nhiệt điện khí sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với nhiệt điện than.

 

Giá điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) có thể vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước. Giá CGM trong tháng 8/2022 ước tính vào khoảng 1.390 đồng/kwh (tăng 4% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ). Mức giá CGM trong 8 tháng đầu năm 2022 là 1.427 đồng/kwh (tăng 35% so với cùng kỳ). Với việc giá than đầu vào cho nhiệt điện than tăng lên và nhu cầu điện trên toàn quốc tiếp tục phục hồi, giá CGM có thể duy trì mức giá của tháng 8/2022 trong 4 tháng tới và giá CGM trung bình cả năm 2022 có thể đạt 1.400 đồng/kwh (tăng 41% so với cùng kỳ). Do đó, điều chỉnh tăng 5% cho dự báo giá CGM năm 2022, lên mức 1.370 đồng/kwh.

 

II. CÁC CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG

1. REE - Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HOSE)

Mảng M&E: 1H2022 trầm lắng nhưng kì vọng hồi phục trong 2H2022 và giai đoạn tới

KQKD của mảng M&E ghi nhận sự sụt giảm do 1H2021 là mức nền cao và các dự án mới đang bắt đầu triển khai dẫn đến chưa được ghi nhận doanh thu nhiều. Công ty sẽ bắt đầu nghiệm thu cũng như ghi nhận doanh thu từ các dự án đã hoàn thành trong 2H2022. Trong trung hạn, với vị thế nhà thầu thi công cơ điện hàng đầuREE sẽ trúng thầu các dự án lớn như nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và sân bay Quốc tế Long Thành, đảm bảo tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của mảng M&E với CAGR 2022-2026 ước tính khoảng 21.5%/năm

 

Mảng BĐS & cho thuê văn phòng: Dòng tiền ổn định và bứt phá từ 2023 nhờ E.town 6

Mảng cho thuê văn phòng của REE sẽ giữ được tăng trưởng doanh thu ổn định với CAGR 2022-2026 đạt 9.6%/năm nhờ vào: (1) Tỷ lệ lấp đầy sẽ tiếp tục duy trì ở mức trung bình 98-100%, (2) Giá cho thuê văn phòng tiếp tục có xu hướng tăng trong trung và dài hạn, và (3) E.town 6 hoạt động trong năm 2023 sẽ góp phần tăng diện tích cho thuê của REE với giá thuê trung bình cao hơn, đạt khoảng 27 USD/m2 /tháng.

 

Mảng điện: Tiếp tục khả quan trong 2H2022 nhưng bước ra khỏi pha thuận lợi từ 2023

Tình hình hoạt động của các nhà máy thuỷ điện sẽ tiếp tục khả quan trong 2H2022 nhờ giai đoạn mùa mưa và EVN sẽ tăng cường huy động từ thuỷ điện. Tuy nhiên, thuỷ điện sẽ bước ra khỏi pha thuận lợi khi La Nina sẽ kết thúc trong đầu năm 2023. Bên cạnh đó, kì vọng 3 dự án điện gió sẽ tiếp tục hoạt động ổn định.

 

Triển vọng tích cực của kế hoạch phát triển điện mặt trời của REE nhờ vào trọng tâm phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ trong Quy hoạch điện VIII - Giá mục tiêu: 105

2. PC1 - Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HOSE)

Doanh thu Q2/2022 giảm -49,2% YoY, còn 1,5 nghìn tỷ đồng do ghi nhận giảm doanh thu mảng xây lắp điện (-69% YoY), sản xuất công nghiệp (-53,2% YoY), và bán hàng hóa – vật tư (-44,4% YoY). Ngược lại, doanh thu bán điện tăng đến +152% YoY, đạt 465 tỷ đồng do các nhà máy điện gió mới vận hành thương mại.

 

Mảng xây lắp điện có thể sẽ được hưởng lợi từ thị trường điện gió sắp tới. Tính đến thời điểm hiện tại, PC1 sở hữu tổng số backlog là 5.242 tỷ đồng, gấp 5 lần so với doanh thu 6T2022 của mảng xây lắp.

 

Mỏ niken sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn. Dự phóng mảng này có thể sẽ đóng góp lần lượt 1.390 tỷ đồng và 1.850 tỷ đồng trong các năm 2023 và 2024. Ngoài ra, rất nhiều dự án bất động sản đang chờ đóng góp lợi nhuận.

 

PC1 là lựa chọn hàng đầu trong ngành năng lượng - Giá mục tiêu: 50

3. NT2 - Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE)

Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng trong Quý 2/2022, đạt 1,184.4 triệu kWh (+26.3% YoY) nhờ vào nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và NT2 được tăng cường huy động để bù đắp cho nhiệt điện Cà Mau 1&2 thiếu khí vận hành.

 

KQKD 2H/2022 tiếp tục khả quan do nhu cầu điện phục hồi so với cùng kỳ

Việc nhu cầu điện toàn quốc phục hồi, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho các nhà máy điện tại khu vực này và cho cả NT2, do đó sản lượng 2H2022 và cả năm 2022 sẽ lần lượt đạt 2,031 triệu kWh (+45% YoY) và 4,205 triệu kWh (+31.6% YoY) nhờ vào nhu cầu tiếp tục hồi phục so với mức nền thấp của 2H2021 do giãn cách xã hội.

 

Khoản đền bù tỷ giá lớn trong năm 2022 sẽ là động lực ngắn hạn giúp KQKD của NT2 tích cực hơn

NT2 kì vọng sẽ ghi nhận khoản đền bù tỷ giá từ EVN khoảng 236 tỷ VNĐ trong năm nay. Dựa trên thông tin này công ty sẽ ghi nhận lần lượt 200 tỷ cho năm 2022 và 100 tỷ mỗi năm trong 2023 và 2024 trên quan điểm EVN có thể sẽ không hoàn trả hoàn toàn khoản lỗ tỷ giá như công ty kì vọng do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

 

Triển vọng nửa cuối năm 2022 và 2023 vẫn duy trì tích cực nhờ vào nhu cầu điện phục hồi và thuỷ điện không còn hưởng lợi từ tình hình thuỷ văn

Sở hữu vị trí thuận lợi tại trung tâm KT trọng điểm phía Nam Nhà máy nằm tại trung tâm tam giác kinh tế TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu và chỉ cách TP.HCM 20km. Chính vị trí đắc địa này giúp NT2 được ưu tiên huy động cao giảm thiểu tổn thất trong quá trình truyền tải điện. Bên cạnh đó, NT2 nằm gần Vũng Tàu giúp cho việc truyền tải khí từ bể Nam Côn Sơn và Cửu Long ngoài biển Đông vào hoặc sau này là nhập khẩu LNG.

 

NT2 với công nghệ Tua bin khí chu trình hỗn hợp không gây nhiều tiếng ồn, nguồn khí được sử dụng từ thiên nhiên đảm bảo sạch hơn các nhiên liệu khác, từ đó NT2 sẽ được ưu tiên phát triển và huy động nhiều hơn trên thị trường điện.

 

NT2 là nhà máy “thân thiện” với môi trường -  Giá mục tiêu: 36.5

 

Trên đây là những Nội dung em muốn gửi đến trong bài viết hôm nay, Cảm ơn Qúy NĐT đã dành thời gian đọc đến cuối bài viết.

 

“Bản tin là vật bất biến trong khi thị trường luôn vận động liên tục, một quyết định mua bán còn dựa trên nhiều yếu tố khác, nên Qúy NĐT đừng ngại liên hệ em theo thông tin bên dưới để nhận được sự tư vấn tốt nhất và cập nhật thị trường kịp thời”.

 

Chúc Qúy NĐT sức khỏe và thành công!

Trân trọng, From SSSI