e

Chủ Nhật, tháng 6 30, 2019

Turbine sông (Idenergie)

Turbine sông sản xuất nhiều điện gấp 12 lần pin mặt trời

Turbine sông Idénergie có thể vận hành ở nơi nước chỉ sâu 60 cm, có thể tạo ra lượng điện bằng 

Video :Video: Interesting Engineering


Thứ Bảy, tháng 6 29, 2019

Tango - La cumparsita


Thứ Sáu, tháng 6 28, 2019

Chúc mừng NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM








Briar Nolet's "Toxic" Routine is Jolting in the Best Way

                        World of Dance World Finals 2019

Cảnh đẹp BẮC NA UY ( Northern Norway )

Chủ Nhật, tháng 6 16, 2019

Bè nổi biến năng lượng sóng thành điện

Bè nổi biến năng lượng sóng thành điện

Công ty Tây Ban Nha chế tạo mẫu bè nổi với chi phí sản xuất thấp, không tạo ra khí thải và không gây ô nhiễm môi trường.
Thu Thảo (Theo Interesting Engineering-Vnexpress)

Thứ Bảy, tháng 6 15, 2019

Ca khúc Pháp hay : APRES TOI (Vắng bóng Anh)


Vassiliki Papathanasiou còn được gọi là Vicky Leandros, là một ca sĩ người Đức gốc Hy Lạp có một sự nghiệp quốc tế lâu dài. Bà là con gái của ca sĩ, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc Leandros Papathanasiou (còn được gọi là Leo Leandros. Năm 1972, bà đã đạt được danh tiếng trên toàn thế giới sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi Ca khúc Eurovision với bài hát " Après Toi " 


Thứ Sáu, tháng 6 14, 2019

Người dân Sài gòn đua nhau lắp điện mặt trời


Người dân đổ xô lắp điện mặt trời
Từ đầu tháng 5/2019, người dân lắp đặt điện mặt trời ở TP Hồ Chí Minh đã được ngành điện chi trả tiền đối với sản lượng điện đã hòa vào lưới điện quốc gia. Vừa có điện để sử dụng, vừa có điện để bán lại cho ngành điện, việc lắp đặt điện mặt trời với nhiều lợi ích đang thu hút người dân bỏ tiền đầu tư.
Hệ thống 8 tấm pin năng lượng mặt trời được lắp 6 tháng nay giúp gia đình bà Trần Thị Lan (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) có một phần điện để sử dụng, giảm được gần một nửa hóa đơn tiền điện hàng tháng. Nay gia đình bà lại còn được nhận tiền cho số điện dư được ngành điện mua lại.
Bà Lan chia sẻ: “Lúc đầu tôi cứ nghĩ là gia đình lắp ít như vậy thì không bán lại được nhiều, nhưng được gần 1.000 kWh là rất bất ngờ”.
Lợi ích nhiều mặt, vừa có điện năng sạch để tiêu dùng vừa bán lại được, khiến nhiều gia đình ở TP HCM đổ xô lắp điện mặt trời. Mặc dù kinh phí đầu tư không nhỏ, nhưng gia đình ông Nguyễn Thế Thiện (phường 4, quận Tân Bình) đã bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để phủ kín pin năng lượng mặt trời.
Theo ông Thiện, với số tiền như thế mà gửi tiết kiệm thì không được bao nhiêu, nhưng đầu tư vào điện hiệu quả lâu dài nên gia đình mạnh dạn đầu tư.
Theo thống kê của Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVN HCMC), TP HCM hiện có gần 2.000 hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời, với tổng công suất lắp đặt 16,68 MW, trong đó 700 hộ với khoảng 2 triệu kWh điện đã hòa vào lưới điện quốc gia, tương đương hơn 4 tỷ đồng. Con số này dự kiến tăng lên, bởi Bộ Công thương đã có thông tư gỡ vướng, hướng dẫn mua bán điện. Tiềm năng điện mặt trời ở TP HCM còn rất lớn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, TP mới chỉ khai thác được trên 10% tiềm năng. Cản trở lớn nhất trong việc phát triển năng lượng mặt trời chính là còn thiếu nhiều cơ chế, chính sách phù hợp hơn, hấp dẫn hơn để thu hút người dân, doanh nghiệp. Trong năm 2019, TP HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lắp đặt dự kiến từ 50-80 MW.
Lam Hồng

Thứ Năm, tháng 6 13, 2019

Hệ Thống đèn đường thông minh ở Mỹ

Thứ Bảy, tháng 6 08, 2019

Geothermal Energy Systems Discovered Through New Exploration Method

Geothermal Energy Systems Discovered Through New Exploration Method

Geothermal power potential in Nevada is heating up with two successful discoveries in the Great Basin region using a previously untried method for finding unknown, hidden geothermal resources.
Geothermal Energy Systems Discovered Through New Exploration Method
Courtesy of University of Nevada, Reno
Both discovered systems are blind – meaning there are no surface indications of hot water – and there had been no exploration previously in one of these areas and only minor exploration in the other. Geologists at the Nevada Bureau of Mines and Geology at the University of Nevada, Reno used a number of other surface and subsurface clues in their methodology.
Nevada is one of the nation’s largest producers of geothermal resources and energy, and researchers with the Nevada Bureau of Mines and Geology, a public service unit at the University of Nevada, Reno, are making important contributions to the development of these renewable resources through a project supported by the U.S. Department of Energy.
"The exploration, the mapping, the analysis, all led us to the top two spots – of perhaps hundreds of potential sites – to drill geothermal wells," Jim Faulds, director of the Nevada Bureau of Mines and Geology, said. "Success at two sites provides an initial validation of the methodology we developed, and opens up new possibilities for power generation sites by the industry."
Measurements from the new geothermal wells have been completed, and the wells are capped and waiting for industry to step in. Now that these blind geothermal systems have been discovered, it's up to the geothermal industry to conduct additional drilling for possible development of a geothermal power plant.
"It's gratifying to demonstrate positive results of applied geological science," Faulds said. "After several years of research, mapping and analysis, we've identified many promising areas that have great potential for geothermal power. Funds allowed for test drilling at two sites, but there are dozens of other promising sites that I'm excited about across the region."
The new methodology was developed as part of the U.S. Department of Energy-funded Play Fairway project, underway since 2014 and funded through their Geothermal Technologies Office. Collaborations with the geothermal industry, including Ormat Nevada Inc. and U.S. Geothermal, were also beneficial to this study.
"The geothermal wealth of this region can be attributed to its active faulting and thinning of the crust, which allows hot fluids to rise more quickly to levels accessible through drilling," Faulds said. "The Play Fairway project provides a catalyst for accelerating geothermal development in the region."

Source: https://www.renewableenergymagazine.com

LoLa and Hauser - Moonlight Sonata



Giao hữu : U 23 VN thắng U 23 Myanmar : 2 - 0

Trước sự chứng kiến của hơn 16.000 người hâm mộ Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển U23 Việt Nam khát khao muốn mang đến một trận cầu đẹp mắt với nhiều bàn thắng ghi được vào lưới U23 Myanmar. Để hiện thực hóa điều đó, HLV Kim Han Yoon có một loạt những thay đổi so với trận đấu tập nội bộ với Viettel cách đây 3 ngày. 

Cụ thể, thủ môn Tiến Dũng bắt chính và chơi trọn vẹn cả trận. 5 cầu thủ trên hàng công gồm có Việt Hưng, Thái Quý (tiền vệ trung tâm), Hoàng Đức, Trọng Hùng, Tiến Linh (bộ ba tấn công) được chọn lựa vào đội hình xuất phát. 

Ngay ở giây thứ 33, từ một đường chuyền ở giữa sân, Tiến Linh đã thoát xuống rất nhanh khiến thủ môn Myanmar toát mồ hôi cản phá. Tình huống đó đã báo hiệu một ngày tấn công áp đảo của U23 Việt Nam. 

Đến phút 14, từ quả đá phạt góc của đồng đội, Việt Hưng từ tuyến hai băng lên tung cú sút chìm rất mạnh khiến hậu vệ Myanmar dù cản phá cũng không thể ngăn được bàn thua.

Việt Hưng ghi bàn đẹp mắt - Ảnh: L.T

Đến phút 27, Tiến Linh cướp được bóng sau pha cản phá không quyết liệt của hậu vệ Myanmar. Đáng tiếc rằng anh lại sút vọt xà. 12 phút sau, đến lượt Thanh Thịnh tung chuyền vào trong vòng cấm cho Hoàng Đức sút dội cột dọc Myanmar.

Tham khảo Internet

Thứ Năm, tháng 6 06, 2019

Global installed CSP costs drop 26% in 2018;

Global CSP costs drop 26% in 2018, capacity factors rise
The average levelized cost of energy (LCOE) of new CSP plants fell by 26% in $2018 to $185/MWh as developers implemented the latest technology and installation learnings, the International Renewable Energy Agency (IRENA), said in a new report.
Some 0.5 GW of new CSP plants were commissioned in 2018, predominantly in China, Morocco and South Africa. Installed costs ranged between $3,400/kW and $7,000/kW, depending on project location and storage duration, IRENA said.
Average CSP costs should fall further this year as a number of Chinese plants will come online at lower installed costs, IRENA said. Recent project tenders show that a "step change" in costs will occur in the next four years, placing costs consistently in the range of $60/MWh to $100/MWh, it said.
CSP developers are using design and installation learnings and economies of scale to lower CSP plant costs.
Last month, Morocco awarded the 800 MW CSP-PV Noor Midelt I project to an EDF-consortium at a record low price of $71/MWh. ACWA Power and partners are currently developing the 950 MW Noor Energy 1 CSP-PV project in Dubai at a price of $73/MWh.
Rising capacity factors are also helping to drive down CSP costs, IRENA noted.
The global weighted average capacity factor of CSP plants rose by six percentage points in 2018 to 45%, it said.
       Average CSP capacity factors by technology, storage duration
                                                         (Click image to enlarge)
Source: IRENA's 'Renewable Power Generation Costs in 2018' report, May 2019.

King Cup 2019 : Việt Nam thắng Thái Lan 1 - 0

Thái Lan ơi, xưa rồi!
Thắng Thái Lan 1 -0 ở King’s Cup 2019 vào thời điểm hiện tại không phải là điều đơn giản. Nhưng ĐT Việt Nam đã làm được, làm xuất sắc và đầy kiêu hãnh. Một trận cầu khiến các cầu thủ đổ nhiều mồ hôi, nhưng nó mang đến những bước ngoặt quan trọng cho tương quan hai đội tuyển, thậm chí hai nền bóng đá.

Thứ Tư, tháng 6 05, 2019

ĐIỆN VÀ GIÁ ĐIỆN


CÂU CHUYỆN HÔM NAY
ĐIỆN VÀ GIÁ ĐIỆN
Tôi còn nhớ, đó là năm 1960, mục tiêu phát triển kinh tế của miền bắc về sản xuất điện năng (nhắc lại bây giờ sẽ làm cho các bạn cười) – “Phấn đấu cả năm đạt sản lượng điện là 600 triệu kWh”. Nếu so với sản lượng điện của năm 2020 là 235 đến 245 tỷ kWh thì sản lượng điện lúc đó mới bằng 1/400. Nói cho vui vậy thôi chứ quy mô của nền kinh tế nước ta còn nhỏ lắm, nên con số trên chẳng nói lên nhiều điều.
Đặc điểm của sản xuất điện là, sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời. Nếu tiêu thụ trở về không, ngay lập tức theo lý thuyết sản xuất cũng trở về không, vì điện không tồn kho như các hàng hóa khác.
Điện dùng cho sản xuất công nghiệp mới chiếm tỷ trọng 54%; diện dành cho kinh doanh chiếm 9%. Song có điều nghịch lý là sản xuất công nghiệp lại chỉ đóng góp 34%, trong khi khối kinh doanh lại đóng góp 41% trong GDP. Điều này nói lên rằng, năng suất lao động trong sản xuất CN còn rất thấp. Vì sao? Vì còn rất nhiều trang thiết bị trong các nhà máy, công xưởng thuộc loại lạc hậu, dẫn đến mức tiêu hao năng lượng cao, kéo theo năng suất lao động thấp.
EVN có độc quyền không? – Không. Đó là độc quyền nhà nước. Vì là một ngành có tính chiến lược, giống như dầu khí, viễn thông…, nhà nước phải độc quyền để giữ an ninh cho đất nước.
Song không phải nhà nước nắm độc quyền tất cả các khâu trong ngành điện. Hiện tại nhà nước nắm độc quyền lưới truyền tải điện từ 500 kV trở xuống, khâu phát điện nhà nước chỉ nắm các nhà máy thủy điện lớn, các trung tâm điện lực quan trọng. Nhiều nhà máy do tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, họ bán điện cho EVN theo giá do nhà nước kiểm soát, các nhà đầu tư là người bán buôn, EVN là người bán lẻ. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định giá điện mà chúng ta thường đổ lỗi tất cả cho EVN một khi điều chỉnh giá.
Tiến sĩ Tuệ Anh, chuyên gia về chính sách công, giảng viên trường đại học Oxford, Anh quốc, cho biết, kể cả nước Anh cũng không có cạnh tranh trong thị trường điện lực. Cũng theo tiến sĩ Tuệ Anh, năm 1989 nước Anh đã bán cả nhà máy điện và lưới điện cho tư nhân, sau đó có 90 nước làm theo mô hình này. Thời kỳ đầu giá điện của các nước đó có giảm, sau đó giá điện tăng đều, người tiêu dùng của nước Anh, chịu mức tăng giá điện hàng năm bình quân 11%.
Ngày hôm qua tôi đọc được một tin, nói rằng có 30 khách hàng lớn của nước ta, đã đăng ký mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất điện không qua các công ty phân phối điện của EVN. Tôi đang chờ kết quả cuối cùng, thời điểm này tôi chưa thể nói gì hơn.
Vấn đề là 30 khách hàng tiêu thụ điện ấy, mua điện từ nhà máy nào? Các nhà máy thì nằm rải rác khắp nơi, rồi nào là thủy điện, nhiệt điện than hay dầu hay khí thiên nhiên, rồi điện gió hay điện mặt trời. Mồi cái mỗi giá. Điện không thể dùng xe hay tàu để vận chuyển được, mà nói rằng có thể kiếm nơi rẻ mua rồi chở về, vì vậy muốn đưa đến tận nhà máy, bạn lại phụ thuộc vào lưới điện của EVN, tức là phải trả thêm chi phí cho việc đó.
Nhìn chung là cái gì cũng có thể giải quyết được, còn lại chỉ là tiền. Tôi biết có nước cho phép người dân vùng này mua điện của nhà phân phối điện ở vùng khác. Thí dụ, bạn ở Hà nội, muốn mua điện của TCT điện lực miền nam ở Sài gòn (EVNSPC), khi đó ngoài tiền điện tính theo giá điện mua xỉ bạn phải trả thêm tiền thuê đường dây và trạm biến áp để truyền tải số điện năng từ Hà nội đến tận nhà bạn. Chắc là đắt lắm, nhưng vì bạn thích thế thì bạn phải trả tiền cho ý thích của mình.
Vừa qua cả xã hội ồn ào lên vì giá điện tăng 8,36%. Không phải ai cũng phản ứng như vậy, thí dụ gia đình tôi, trước đây mỗi tháng phải trả khoảng 800 ngàn đồng, sau khi tăng giá, lại đúng vào dịp trời nóng, đêm nào cũng phải mở máy lạnh vài tiếng mới ngủ được. Thế là tiền điện tăng lên gần 1 triệu đồng/tháng. Điều đáng phê phán EVN là họ không thay đổi bảng tính giá bậc thang, một khi điều kiện xã hội đã thay đổi, cuộc sống của người dân đã tăng lên thì mức xử dụng tối thiểu để hưởng giá thấp phải là 100 hoặc 200 “chữ”, đó là thể hiện sự trì trệ trong tư duy của những nhà quản lý.
Nhà nước đã trợ giá cho ngành điện lâu quá rồi, nên chúng ta có một thời gian dài được hưởng sự bao cấp đó. Chúng ta quên điều đó, nên thúc dục nhà nước phải tiến hành tư nhân hóa ngành điện. Bây giờ khâu sản xuất điện đã “tư nhân hóa” rồi, khâu phân phối cũng đã trở thành các công ty cổ phần. Một khi mất đi phần trợ giá của nhà nước thì các nhà sản xuất điện phải tính đúng, tính đủ… đương nhiên giá điện sẽ tăng. Lấy cái dự án điện mặt trời để dẫn chứng. Chúng mình đòi hỏi phải tận dụng năng lượng xanh sạch, vậy là ta mời gọi các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào đó. Họ bảo “nếu EVN chịu mua 9,35 USCents/kWh thì chúng tôi đầu tư”. Nhà nước phải chấp nhận.
Cũng không phải họ bắt bí đâu, mà mặt bằng giá trên thế giới nó vậy. Thống kê giá điện của 93 nước trên thế giới thì giá điện Việt Nam cao hơn 20 nước là những nước có nguồn dầu mỏ dồi dào, thấp hơn trên 70 nước còn lại. Chắc chắn có bạn bảo mức thu nhập của dân nước đó cao. Bạn nói đúng, song xin thưa, toàn bộ thiết bị và nhiên liệu dùng cho các nhà máy điện, chúng ta đều phải mua của nước ngoài trên cùng một bằng giá. Chỉ trừ con người vận hành thiết bị, nước sông và đống giẻ lau là không phải nhập thôi các bạn ạ. Mà nhà máy thủy điện của nước ta cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, các vị trí có thể khai thác đã khai thác hết rồi.
Điện do các nhà nhiệt điện, phong điện, quang điện sẽ ngày càng đắt. Chúng ta phải xài tiết kiệm, các nhà máy công nghiệp phải đổi mới công nghệ nếu muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế./.
Ngày 5/6/2019
Ph. T. Kh.
Hình trong bài: Một nhà máy nhiệt điện

Thứ Ba, tháng 6 04, 2019

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Tôi định dành “câu chuyện hôm nay” của tuần đầu tháng Sáu để nói một chút hiểu biết của tôi về ngành điện lực Việt Nam để các bạn cùng chia sẻ.
Ngày hôm qua tôi đã viết về một trong những khó khăn của ngành điện miền nam sau ngày thống nhất đất nước. Hôm nay tôi xin hầu chuyện các bạn về năng lượng điện mặt trời.
Tôi xin nói qua một vài đặc điểm về loại năng lượng này để bạn nào từ xưa đến nay không quan tâm đến nó thì cũng biết thêm đôi chút.
Điện mặt trời (ĐMT) là biến quang năng thành điện năng. Vì thế, điều kiện tiên quyết là phải có ánh sáng mặt trời (quang) thì mới có điện. Một khi trời có mây mù thì quang năng sẽ giảm, do đó điện năng cũng giảm. Vậy, vào ban đêm loại nhà máy ĐMT sẽ không hoạt động được. Gần đây có một nghiên cứu đã thành công để các nhà máy ĐMT vẫn có thể phát điện vào ban đêm, song đó không phải là từ quang năng chuyển thành điện năng mà là từ nhiệt năng chuyển thành điện năng.
Vào cuối tháng Sáu, sẽ có 3.000 MW từ 88 dự án ĐMT sẽ hòa vào lưới điện. Nhưng tính ổn định của nguồn điện này là một thách thức lớn đối với hệ thống điện, khi mà mức độ giao động công suất phát tới 60%-80% chỉ trong 5-10 phút, và mỗi ngày có 3 đến 5 lần giao động như vậy. Có lần dự án ĐMT ở Đức Huệ (Long an), công suất đang phát đạt 96% thiết kế, chỉ có một đám mây kéo tới, vậy là công suất phát điện “rơi tự do” luôn.
ĐMT có chất thải nguy hại không? – Có. Đầu tiên, là từ các bình ắc-quy tích điện. Các bạn biết rồi, bình ắc-quy hoạt động theo nguyên lý phản ứng hóa học, trong đó có a-xít và chì hoặc cadium. Vỏ cùa ắc-quy làm bằng nhựa cũng là một loại phế thải không tự hủy. Sau một thời gian nhất định, các bình ắc-quy này hết khả năng tích điện, chúng được đưa vào thành rác thải. Tiếp theo là các tấm pin mặt trời, sau khoảng 50 năm cũng phải thay thế, thành phần của tấm pin gồm các miếng silicon có độ tinh khiết cao (Si) và những tấm nhựa trong suốt để các tia cực tím (UV) và các bức xạ hồng ngoại (IR) xuyên qua, tác động vào các miếng Si để sản sinh ra dòng điện có điện áp từ 0,5 đến 0,6 vôn (V). Khi hiệu suất của pin giảm tới mức không còn biến quang thành điện được, chúng lại trở thành rác thải.
Theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), số lượng pin mặt trời phải thải loại (sau khi hết thời gian sử dụng) là 78 triệu tấn vào năm 2050, có nghĩa là vào cuối năm 2016 đã có 250.000 tấn đã bị thải ra môi trường. Hoạt động của pin mặt trời làm tăng đáng kể khí thải nitrogen trifluoride (NF3), loại khí gây hiệu ứng nhà kính gấp rất nhiều lần so với khí carbon dioxide (CO2).
Vì vậy, nhiều người nói ĐMT là một nguồn năng lượng sạch. Xin thưa, mức độ “sạch” cũng chỉ là tương đối thôi các bạn ạ. Sạch, khi chúng còn đang vận hành, chúng sẽ không còn sạch nữa một khi chúng bị thải loại.
Một yếu tố khác, là diện tích đất dành cho một dự án ĐMT. Nếu chúng ta muốn có 1 MW công suất điện, thì ta phải dành một diện tích đất bằng 1,93 Ha. Đó là con số được lấy ra từ quy hoạch của 40 dự án ĐMT tại Bình Thuận (7.730 Ha/4.000 MW). Trong khi đó nếu làm nhiệt điện đốt dầu thì diện tích đất xử dụng thấp hơn nhiều. Lấy nhiệt điện Thủ đức làm ví dụ: 165 MW/15,5 Ha để chứng minh. Nếu là đất không thể canh tác nông lâm nghiệp hoặc không thích hợp cho các công trình xây dựng khác thì không đáng quan tâm, ngược lại là vấn đề lớn.
Đọc các dòng viết ở trên của tôi có thể làm cho các bạn có thái độ “bi quan” về loại năng lượng này. Sở dĩ tôi nói vậy để giúp cho các bạn có cái nhìn đúng về ĐMT, đừng yêu thích nó thái quá, cũng đừng ghét bỏ nó mà tội nghiệp. Tôi chỉ muốn có một chút điều chỉnh như sau:
ĐMT có ưu điểm nhất là phát triển ở những nơi xa lưới điện quốc gia. Cách đây đã lâu lắm rồi, chính phủ Nhật có viện trợ cho ta một dự án, kết hợp thủy điện cực nhỏ với ĐMT, cung cấp điện cho một bản nào đó ở Tây nguyên. Sau nhiều năm không thấy tổng kết rút kinh nghiệm và cũng không được nhân rộng ra.
Ở các thành phố nên phát triển ĐMT tại các khu dân cư có nhà cao tầng. Mỗi khối nhà tôi nghĩ có diện tích sân thượng không dưới 200 m2, với diện tích đó cũng có thể lắp được một dàn pin ĐMT có 150 Wp. Nguồn điện năng này sẽ không bán cho EVN mà dùng ngay cho các khối nhà để giảm bớt mức tiêu thụ điện lưới của khối nhà đó. Suy cho cùng đó cũng là góp phần làm tăng công suất lưới điện quốc gia.
Kế đến hệ thống đèn đường và những nơi công cộng cần được chiếu sáng, giảm được nhiều chi phí về đường dây dẫn, trạm biến thế, thậm chí trong nhiều gia đình cũng có thể dùng nguồn ĐMT .
Các bạn hãy suy nghĩ đến túi tiền của mình, vì để khuyến khích đầu tư nguồn ĐMT mà chính phủ đã phải đưa ra giá mua từ các nguồn điện ĐMT đưa vào vận hành trước ngày 30/6/2019 là 9,35 USCents/kWh, sau thời điểm trên có thể sẽ là 7,89 USCents/kWh (1USCent = 237,70 VNĐ), đó mới là giá EVN mua của nhà đầu tư nhé các bạn, nếu đưa đến công-tơ nhà bạn thì bạn phải cộng thêm phí truyền tải, phí quản lý phân phối…
Hiện có nhiều nhà đầu tư đang chạy marathon để hoàn thành các dự án ĐMT trước ngày 30/6/2019, giá mua đó có vẻ hời lắm nên it ai nghĩ nên tự đầu tư để giảm bớt điện mua của EVN, chắc cũng vì lý do đó.
Vì vậy tôi nói, cái gì cũng có giá của nó./.
Ngày 4/6/2019
Phạm Tiến Khoa
Hình trong bài: Dự án ĐMT ở Bình Thuận