e

Chủ Nhật, tháng 4 21, 2013

Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp

Đây là những con đường "tràn ngập thiên nhiên" mà bất kỳ du khách nào cũng ước ao được thả bộ, được thư giãn và đắm mình trong bầu không khí trong lành, hòa mình với thiên nhiên...
 
1. Đường hoa anh đào ở Đức
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 1
 
Không chỉ có Nhật Bản mới nổi tiếng về hoa anh đào mà loài hoa quyến rũ này cũng đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Ở nước Đức, vào mùa xuân, trăm hoa đua nở nhưng có lẽ ấn tượng nhất chính là hoa anh đào.

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 2

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 3

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 4
Cứ mỗi độ xuân sang, con phố yên bình ở thành phố Bonn, Đức lại biến thành một đường hầm hoa anh đào đầy mê hoặc. Con đường ngập tràn sắc hồng này còn được gọi là “xa lộ anh đào” bởi vẻ đẹp lãng mạn của nó. Tuy nhiên, mỗi mùa hoa chỉ kéo dài 7 - 10 ngày.
 
2. Đường hoa Tử Đằng ở Nhật Bản
 
Con đường chỉ dành riêng cho người đi bộ này được biết đến là đường hầm hoa tuyệt đẹp nằm trong khuôn viên vườn Kawachi Fuji tại Kitakyushu, Nhật Bản. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 5

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 6
Đường hầm được bao phủ bởi những bông hoa Tử Đằng quyến rũ. Từng giàn hoa nở rộ với đủ màu sắc như hồng nhạt, tím, vàng và đỏ rủ xuống con đường đi bộ tạo nên một không gian lộng lẫy. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 7
 
Khách tham quan vừa đi vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời này. Thời gian tốt nhất trong năm để đi ngắm hoa là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời tiết mỗi năm, không phải năm nào hoa Tử Đằng cũng nở rộ và lộng lẫy.
 
 
3. Đường hầm tình yêu ở Ukraine
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 8
 
Đường hầm tình yêu là cái tên mà người dân địa phương đặt cho đoạn đường sắt dài 3km tại làng Kleven, vùng Rivne, Ukraine. 

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 9
Đoạn đường này được phủ một màu xanh mướt bởi chất liệu đặc biệt. Chính những bụi cây trồng san sát, đều nhau với những tán lá đan quyện tạo thành mái che biến nó thành một con đường hầm cổ tích tuyệt đẹp. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 10
 
Mỗi ngày, xe lửa chỉ chạy qua đoạn đường này khoảng 3 lần để cung cấp gỗ cho một nhà máy gần thị trấn Klven, phía Đông Ukraine nên không gian ở đây khá yên tĩnh. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 11
 
Vào mùa xuân, khi thời tiết bớt lạnh giá và cây cối xanh tươi trở lại, con đường trở thành địa điểm lãng mạn cho những cuộc tình đầy thú vị.
 
 
4. Đường hoa phượng tím ở Nam Phi
 
Thành phố Johannesburg là khu rừng nhân tạo lớn nhất thế giới. Người ta trồng hơn 10 triệu cây để giữ màu xanh cho thành phố lớn nhất Nam Phi này. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 12

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 13
Có ít nhất 49 loài phượng tím, hầu hết có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Uruguay, Brazil, Peru và Argentina) và lưu vực Caribbean. Các loại cây nhiệt đới này được nhập khẩu vào Nam Phi cách đây hơn 100 năm.
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 14
 
Tháng 10 là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm khi hàng ngàn cây phượng tím đồng loạt trổ hoa tạo nên một khung cảnh hết sức ngoạn mục trên các con phố ở Johannesburg.
 
 
4. Đường mòn qua hồ Plitvice ở Croatia
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 15
 
Khu vực Plitvice tại Công viên Quốc gia Croatia nổi tiếng với mạng lưới 16 hồ và thác nước. Với mục đích mang hệ thống rừng sinh thái đến gần hơn với du khách, hai đường mòn Plitvica dài 9km và Corkova Uvala dài 21km đã được xây dựng. 

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 16

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 17
Những con đường này được đánh dấu với những tấm biển và mũi tên chỉ dẫn kèm theo các quy định riêng của công viên, với các loại cây, rong rêu tuyệt đẹp tràn ngập hai bên lối đi. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 18
 
Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái tại Công viên Quốc gia dọc theo hai bên đường.
 
6. Đường cây bạch quả ở Nhật Bản
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 19
 
Ở Nhật Bản, có hơn 65.000 cây bạch quả được trồng trên các đường phố, vườn và công viên. Đường cây bạch quả này nằm bên ngoài khuôn viên vườn Meiji Shrine, thuộc Shibuya, Tokyo. 

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 20
Đây cũng là con đường bạch quả nổi tiếng ở Nhật. Có một câu chuyện ý nghĩa về loài cây này. Đó là sau khi Mỹ ném bom xuống Hiroshima, vẫn có 6 cây bạch quả sống sót và phát triển. Vì vậy, người Nhật coi bạch quả là “cây mang hy vọng” và được tôn kính trong văn hóa Nhật Bản.
 
 
7. Hàng rào Trung cổ ở Bắc Ireland
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 21
 
Đại lộ chạy dọc theo hai hàng cây sồi này còn có tên gọi “những hàng rào Trung cổ”, được cho là đã 300 tuổi đời. Có tất cả hơn 100 cây sồi, chạy dọc suốt đại lộ Bregagh, gần ngôi làng Stranocum, hạt Antrim, Bắc Ireland. 

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 22

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 23
Chúng tạo nên một vòng cung ôm trọn con đường. Nơi đây là một địa điểm nổi tiếng với những người đam mê chụp ảnh tại Bắc Ireland và du khách quốc tế.
 
 
8. Đường trúc Sagano ở Nhật Bản
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 24
 
Rừng trúc Sagano ở Arashiyama, Kyoto là một trong những nơi yên ả, thanh bình nhất ở Nhật Bản. Con đường mòn được bao quanh bởi hàng ngàn cây trúc xanh mát thẳng tắp trải dài. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 25

Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 26
Những hàng rào dọc theo con đường được làm từ chính những nhánh và thân cây trúc bị đổ. Các con đường đi bộ cắt xuyên qua khu rừng là nơi lý tưởng cho một buổi đi dạo hay đạp xe đạp. Khu rừng đặc biệt hấp dẫn khi gió thổi qua rặng trúc tạo nên những âm thanh du dương, rì rào. 
 
 
9. Đường Goncalo de Carvalho ở Brazil
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 27
 
Tại Brazil có một tuyến đường chiếm được rất nhiều sự yêu mến của mọi người nhờ vào vẻ đẹp mang tính tự nhiên, hoang dã đáng ngưỡng mộ. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 28
 
Con đường được coi đẹp nhất thế giới này được tạo nên bởi hơn 100 cây Tipuana cao chót vót dọc theo đường Goncalo de Carvalho, Porto Alegre. 
 
Những con đường tình yêu đẹp ngỡ ngàng trên thế giới 29
 
Kéo dài hơn 3 dãy phố, con đường phủ đầy bóng mát này khiến cho môi trường thành phố trở nên trong lành hơn. Năm 2006, cựu thị trưởng Joseph Fogaca đã kí sắc lệnh công nhận con đường là một phần của di sản lịch sử văn hóa, sinh thái và môi trường của Brazil.

Thứ Bảy, tháng 4 20, 2013

Romance anonyme

Thứ Năm, tháng 4 18, 2013

Người già : Ở với ai?

.


          Hôm qua tôi nói chuyện mình rồi – có nghĩa là tôi không nói chuyện thiên hạ sự nữa mà nói chuyện của tôi.
          Hôm nay tôi có chuyện này – cũng là chuyện của tôi - đem ra bàn mí cụ.
          Đó là cái chuyện, hai vợ chồng già, khi một người ra đi thì người còn lại nên ở với ai ?
          Với con trai hay ở với con gái hay là ở một mình, hay là đi tìm một mình mới để cho có người bầu bạn ?

          Những vấn nạn này, chẳng phải đợi đến khi một anh khoác áo chinh nhân lên đường cứu quốc, lúc đó mới đặt ra câu hỏi thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây, mà chúng đã được đặt ra từ khi các khỉ con đã có vợ có chồng, có gia đình riêng, ra ở riêng tất cả, trong nhà chỉ còn lại hai con khỉ già ngồi nhìn nhau hết ngày này qua ngày khác.
          Ngày xưa ở Việt Nam, chẳng làm gì có những chuyện này mà cần phải đặt thành vấn đề.
          Vì theo tập tục, cha mẹ già là ở với con trai lớn.
          "Trẻ cậy cha, già cậy con" là lý trí đương nhiên. Chẳng có gì cần bàn cãi. Nhưng ngày nay, đây lại là cả một vấn đề lớn.

          Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời.
          Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư.


          Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên.
          Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính.
          Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à.
          Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con.
          Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.

          Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này
          - cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái.
          Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột.
          Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái
          - bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu.
          Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi.
          Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng.
          Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng ...
          - nó ở nhà mình thì mình là chủ , nhưng nó vẫn coi là nhà của nó..
          - nhưng mình ở nhà nó là không được, vì
          - nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.


          Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh.
          Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ.
Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con.
          Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng.
          Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn.
          Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão.
          Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.

          Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế.
          Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả.
          Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ.
          Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện.
          Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!


          Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu.
          Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không?
          Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ.
          Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ.
          Đúng không thể chê vào đâu được.
          Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi.


          Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi.
          Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác.
          Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi.
          Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa.
          Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy.
          Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.
          Cũng nhờ tôi không sợ ma, cho nên tôi sống với hình ảnh của ông , cùng với hộp tro của ông cũng không thấy sợ, mà còn cảm thấy ấm cúng.
          Tôi không cảm thấy là tôi đang sống một mình, mà vẫn sống hai mình như thường.
          Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!

          Bà Ba Phải
          Kim Anh Vũ

Thứ Ba, tháng 4 16, 2013

South East Asian Energy Big Vision


Banniere_HVDC_Home

By
18/06/2012
A massive energy arc – a super grid – connecting largescale renewable energy sources from Australia to Mongolia to Asia’s power-hungry billions.
The levels of direct solar radiation in western and southern Australia make the region one of the best locations in the world for electricity generation from concentrated solar power. Throughout the Asia-Pacific region there are major national infrastructure development programs underway to transmit electricity, gas or digital information. The Chinese are building a transmission system with over 10,000 km of HVAC and HVDC lines. The Palapa ring backbone in Indonesia will connect the eastern islands to the west of the archipelago with fiber optic cable.
Why not overlay all these infrastructure projects to create a single, trans-national energy grid? Australian natural gas and electricity from renewable sources could be provided to the billions of people across fast-developing mainland Asia and Japan. That is an idea promoted by an American former journalist based in Australia, Stewart Taggart.
The energy connections would move along a massive arc from Australia to East Timor in the South East, through Indonesia and Malaysia, to Thailand and on to China. A second HVDC arm would branch off in the Indonesian archipelago. Cable would be laid under the South China Sea to the south coast of China and then potentially on to the Korean peninsula and Japan.
Funded by greater competition
International energy trade would provide the big advantage, argues Taggart: “When efficient markets are allowed to do their job it can bring prices down. That can reduce the overall costs of the infrastructure that’s needed to achieve that integrated market.”
The South East Asia grid plan was criticized in an article in CSP Today on the grounds that countries in the region would prefer to pursue energy independence. Stewart Taggart responds that they are far from energy-independent now and there is no reason why countries should not specialize and benefit from comparative advantage in energy, just as they do in virtually other product or service.
The distances across a South East Asian energy grid would be vast. Singapore is over 3,300 km of land and sea from Darwin and there is still another 1,400 km to travel to Bangkok in Thailand before the grid swings full to the East. Yet, in 2010, Siemens Australia described the long-term possibility of Australia becoming a renewable energy exporter as “realistic” and Taggart takes great comfort from a similar expression by the International Energy Agency.
In an article for Proceedings of the IEEE, Taggart and his colleagues made efforts at an initial costing for their South East Asian scheme. They came up with US $2.6 trillion for the land-based elements and $8.7 trillion for the undersea connections, or $66 billion per year for 40 years. That is only the cost of the transmission infrastructure. The article points out that Desertec North Africa-Europe expect transmission to account for 11% of the total costs of their project. Generation infratructure would account for the rest.
Getting everyone to agree
A common energy market would prevent individual states from achieving energy independence and energy security, according to critics of Taggart’s idea in CSP Today. Taggart points out that there is no reason why countries should not specialize and benefit from comparative advantage in energy, just as they do in virtually any other product or service. After all, nearly all those countries are dependent on energy imports – with considerable quantities of coal and uranium coming from Australia.
Yet, the political complications involved in getting China, Japan, South Korea, the ASEAN countries, and Australia to coordinate energy policy in support of a common energy market appear daunting. Political tensions that could scupper cooperation are not only between the biggest players. At the very first step after Australia, mountainous little East Timor, one of the poorest countries in the world, won its independence from Indonesia in 1999 through a bitter struggle. The Timorese may be uneasy at the concept of an energy common market with Indonesia.
All aspects of the grid are technically feasible, says Taggart, though he acknowledges there would need to be considerable research into confirming engineering feasibility. Natural gas connections are part of his plan. In the middle of the 650 km of sea between Darwin on Australia’s North coast and East Timor is a 32-km stretch of subsea terrain at a depth of more than 2km. Gas pipelines have been planned for depths of more than 3km. But the seas around East Timor are earthquake-prone. Dili, the capital of East Timor, was rocked by an undersea earthquake to its North East, measuring 6.8 on the Richter scale, in August 2011. Companies looking to exploit the oil and gas reserves off East Timor’s coast have been battling against the government’s request for pipelines to the shore. They would prefer a floating solution.
Best investment?
The massive expense of this can only be justified if the benefits eventually outpace the costs – and outpace the competition. The Gobi desert does not have the same levels of direct solar radiation as Australia, but theoretically it could provide 66% of the world’s energy needs with PV, according to the IEA. Other proposals for the development of Australia’s solar resource have suggested exporting products manufactured from the low-carbon energy rather than the energy itself.
The article in Proceedings of the IEEE, co-authored by Taggart, also introduces some doubts on the medium-term economic benefits of a South East Asian grid for Australians.
With plentiful, easily exploited energy reserves, electricity in Australia is pretty cheap. The IEEE article included an analysis of the effects of a South East Asian grid on market prices. It concluded that as interregional transmission capacity grew, cheap electricity exports from Australia would grow and the overall cost of electricity and emissions in the grid would decrease – up to a point. Once capacity increased beyond 30 GW the transmission congestion between Australia and Indonesia would disappear. The result would be higher regional prices in Australia. It would be sufficient to cause an overall cost rise across the whole grid. The Australians won’t like that.
Next steps
Stewart Taggart is pressing forward with his research. He’s planning a book and videos. He says he has been encouraged by positive comments from some major organizations. He has applied for funding to research the costings and engineering feasibility of all this further. A key issue will be to get decision makers to lift their eyes from the expense column.
“Politicians don’t think in 25-year timeframes,” Taggart says. “I think it would be beneficial to everyone if they did. I believe there is a compelling business case to be made by not looking only at the short term.”

(Source : Leonardo-energy )

Thứ Bảy, tháng 4 13, 2013

Dàn nhạc KOHAR với các diễn viên Armenie

Thứ Năm, tháng 4 11, 2013

Wonderful pictures

                        54-story twisting tower in Malmo , Sweden .
The Breathtaking Melissani Cave in Greece.
A Room With A View " Jade Mountain Resort" St Lucia.
The Crooked Forest.



Komodo Island Indonesia


A Room With a View

Piano and Violin Building Huainan , China
Firework Long Exposure Shot.
Mountain-side farming in the province of Bolzano (Bozen) in Italy .
Tree House.
Lavender Field France.
The pink and lovely..." Hiller Lake " ( Western Australia )
Its startling colour remains a mystery and while scientists have proven it's not due to the presence of algae, unlike the other 
salt lakes down under, they still can't explain why it's pink.  Brine shrimp HHP

The gap between Europe and the United States is widening - by one inch a year. This photograph shows the vast gap between the two tectonic plates, as seen by a British scuba diver. Alex Mustard, 36, dived 80 feet into the crevice between North America and Eurasia to reveal the stunning landscape.The area - near Iceland - is riddled with faults, valleys, volcanoes and hot springs, caused by the plates pulling apart at about 1 inch per year.
~Big Island , Hawaii
Snowy Night, Moscow , Russia.
An onlooker of the annular solar eclipse witnesses the celestial event on May 20, 2012 .Albuquerque, New Mexico , USA
 
'Natural Architecture' of Italy.
To Sua Ocean Trench - Upolu , Western Samoa.
The Fly Geyser - Wonder of Nature.
Nevada , US.
The Fish House Singapore.
World's biggest cave found in Vietnam.
Meteora Greece.
Cuban land snail.
Frozen waterfall Slovenia.
 
Lenticular Clouds above South Georgia Island .
Gardening Apartment , Thailand ...
Beautiful hanging lounger.
A room with a view.
Colorful Desserts

Freedom Park Charlotte , NC .
Vermillion Cliffs National Monument , Arizona .
Christmas Lights, Selangor , Malaysia.
" Niagara waterfall - The edge."
Grotta Palazzese, a restaurant located inside an ancient cave facing the Adriatic Sea.
Live every moment with Joy and Peace~
Who knows what will come to us at the next moment.
(TK Internet )