e

Thứ Năm, tháng 5 30, 2019

Thật giả truyền thông thời @


Video :ĐKN.TV

Thứ Tư, tháng 5 29, 2019

25 năm đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam

                               25 năm đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam

Ngày 27/5/1994, đường dây 500 kV Bắc - Nam đưa vào vận hành, đảm bảo an ninh năng lượng và phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

Theo TTXVN

Thứ Hai, tháng 5 27, 2019

11 tỷ phú nữ công nghệ hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất mới công bố của Forbes có một số tên tuổi lớn khác như Sheryl Sandberg - giám đốc hoạt động (COO) của Facebook hay Meg Whitman - cựu giám đốc điều hành (CEO) của HP.  
1. Laurene Powell Jobs (55 tuổi) - Tài sản: 18,5 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 57 
Quốc gia: Mỹ 
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 1
Laurene Powell Jobs sở hữu cổ phần lớn Apple và Disney được thừa hưởng từ người chồng quá cố - đồng sáng lập Apple Steve Jobs. Bà là người sáng lập công ty hoạt động xã hội Emerson Collective vào đầu những năm 2000 - hiện nắm cổ phần lớn tại The Atlantic.
2. Dagmar Dolby (77 tuổi) - Tài sản: 4,1 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 479
Quốc gia: Mỹ 
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 2
Dagmar Dolby là cổ đông lớn nhất với 38% cổ phần của nhà sản xuất hệ thống âm thanh và công nghệ giảm tiếng ồn Dolby Laboratories. Đây là công ty do người chồng quá cố của bà thành lập vào năm 1965. 
3. Judy Faulkner (75 tuổi) - Tài sản: 3,6 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 592
Quốc gia: Mỹ 
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 3
Judy Faulkner là người sáng lập, CEO của Epic Systems - công ty phần mềm quản lý hồ sơ y tế điện tử. Được thành lập vào năm 1979, công ty này lưu trữ thông tin y tế của hàng trăm triệu người Mỹ. 
4. Meg Whitman (62 tuổi) - Tài sản: 3,3 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 661
Quốc gia: Mỹ 
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 4
Meg Whitman là CEO của eBay tới năm 2008  sau 10 năm đưa doanh số của trang thương mại điện tử này từ vài triệu USD lên 8 tỷ USD. Bà từng là CEO kiêm chủ tịch Hewlett Packard Enterprise trước khi lần lượt từ chức khỏi hai vị trí này vào năm 2017 và 2018. Bà trở thành CEO của startup video ngắn Quibi vào tháng 4/2018. Whitman cũng nằm trong hội đồng quản trị của tổ chức Immortals.
 5. Zhou Qunfei (49 tuổi) - Tài sản: 3,1 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 726
Quốc gia: Trung Quốc
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 5
Qunfei Zhou là người sáng lập, CEO của Lens Technology - hãng công nghệ Trung Quốc chuyên sản xuất màn hình cho các nhà sản xuất smartphone như Samsung, LG, và Microsoft. Bà là một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. 
6. Ma Dongmin ("Melissa Ma") (49 tuổi) - Tài sản: 2,6 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 861
Quốc gia: Trung Quốc
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 6
Melissa Ma là vợ của Robin Li - người đồng sáng lập, CEO của công cụ tìm kiếm Trung Quốc Baidu. Ma rời Baidu vào năm 2007 và trở lại vào năm 2017 với vị trí trợ lý đặc biệt cho chủ tịch công ty (chồng bà). 
7. Lam Wai Ying - Tài sản: 2,3 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 1.021
Quốc gia: Trung Quốc
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 7
Lam Wai Ying là chủ tịch, đồng sở hữu Biel Crystal Manufactory - công ty sản xuất màn hình cho iPhone và các sản phẩm công nghệ khác như đồng hồ thông minh, máy tính bảng.
8. Thai Lee (60 tuổi) - Tài sản: 2,3 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 1.028
Quốc gia: Mỹ
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 8
Thai Lee là CEO của SHI International - nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin có trụ sở tại New Jersey (Mỹ). Công ty này có hơn 17.000 khách hàng gồm AT&T và Boeing.
9. Wang Laichun (51 tuổi) - Tài sản: 2 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 1.161
Quốc gia: Trung Quốc
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 9
Wang Laichun là chủ tịch của Luxshare Precision - nhà sản xuất đầu nối điện tử cho các công ty như Apple. Trước đây, Wang từng làm việc cho hãng sản xuất điện tử theo hợp đồng Foxconn.
10. Zeng Fangqin (53 tuổi) - Tài sản: 1,6 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 1.389
Quốc gia: Trung Quốc
Zeng Fangqin là chủ tịch của Lingyi Technology - nhà cung cấp linh kiện điện tử smartphone, máy tính bảng và laptop cho các công ty lớn như Huawei và Apple.
11. Sheryl Sandberg (49 tuổi) - Tài sản: 1,6 tỷ USD 
Xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes: 1.396
Quốc gia: Mỹ
11 nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới - 10
Sheryl Sandberg hiện là CEO của Facebook. Trước đó, bà đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch phụ trách hoạt động và bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google. 
Theo Internet

Thứ Bảy, tháng 5 25, 2019

Những dự án điện mặt trời nghìn tỷ đã hoạt động ở Việt Nam


Những dự án điện mặt trời nghìn tỷ đã hoạt động ở Việt Nam

Việt Nam hiện có 121 dự án điện mặt trời trong quy hoạch phát triển điện lực, trong đó nhiều dự án đã vận hành.
BTV: Thanh Huyền)TheoTTC GRoup

)

Ca khúc hay : " MỐI TÌNH ĐẦU "

Nhà máy điện mặt trời hoạt động ban đêm đầu tiên

4


                   Nhà máy điện mặt trời hoạt động ban đêm đầu tiên trên thế giới


,center>

Diện tích 195 ha cùng 2.600 tấm pin tạo ra lượng điện tích trữ giúp Gemasolar (Tây Ban Nha) trở thành nhà máy điện mặt trời hoạt động vào cả ban đêm.
BTV: Thùy Ngân(TheoVNexpress)

Thứ Sáu, tháng 5 24, 2019

Công nghệ 'biến' sóng biển thành điện năng ở Israel

Công nghệ 'biến' sóng biển thành điện năng ở Israel

Hệ thống phao năng lượng có thể chuyển đổi sóng biển thành điện năng, mỗi cặp phao cung cấp đủ điện sinh hoạt cho 6-10 hộ gia đình.

BTV: Thùy Ngân (TheoVnexpress)

Thứ Năm, tháng 5 23, 2019

Cánh đồng điện mặt trời ở hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)


                    Cánh đồng điện mặt trời hơn 12.000 tỷ đồng ở hồ Dầu Tiếng

Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh) có tổng công suất 500 MW, xây dựng trên 720 ha đất bán ngập.

Vũ Đoan - Trần Quỳnh(TheoVnexpress)

Chủ Nhật, tháng 5 19, 2019

Sahara có trở thành nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ?

Sahara có trở thành nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ?

Bất cứ ai đến thăm Sahara đều ấn tượng bởi cái nắng và nóng ở sa mạc này. Ngoài một vài ốc đảo chỉ có thảm thực vật nhỏ, còn lại hầu hết được bao phủ với đá, cát và cồn cát. Nhưng năng lượng mặt trời vô tận ở đây lại đủ cung cấp cho Trái đất dùng... thoải mái.

Nếu biến sa mạc Sahara thành nhà máy điện mặt trời, sản lượng điện năng của nó sẽ tương đương với hơn 36 tỷ thùng dầu mỗi ngày.
Theo số liệu thống kê thế giới, nếu sa mạc Sahara là một quốc gia thì nó sẽ có diện tích lớn thứ 5 thế giới, hơn cả Brazil và nhỏ hơn một chút so với Trung Quốc và Mỹ.
Còn theo ước tính của NASA, trung bình mỗi mét vuông sa mạc Sahara nhận được từ 2.000 đến 3.000 kilowatt giờ năng lượng mặt trời mỗi năm. Tổng năng lượng có được ước tính khoảng 22 tỷ gigawatt giờ mỗi năm.
Điều gì sẽ xảy ra khi người ta biến toàn sa mạc Sahara trở thành trang trại năng lượng mặt trời, khi đó sa mạc này sẽ tạo ra năng lượng gấp khoảng 2.000 lần so với tổng các nhà máy điện lớn nhất thế giới hiện nay cộng lại.
Sản lượng điện năng của nó sẽ tương đương với hơn 36 tỷ thùng dầu mỗi ngày. Cò nếu tính theo nhu cầu tiêu thụ, năng lượng do sa mạc Sahara cung cấp sẽ lớn hơn 7.000 lần nhu cầu điện của toàn châu Âu. Điều đáng nói, năng lượng từ sa mạc này đem lại là năng lượng sạch, hầu như không có khí thải carbon.
Bên cạnh đó, Sahara cũng có lợi thế là rất gần với châu Âu. Khoảng cách ngắn nhất giữa Bắc Phi và Châu Âu chỉ là 15km tại Eo biển Gibraltar (vùng đất thuộc Anh).
Còn nếu để dùng cho châu Phi, thì chỉ cần một phần nhỏ của Sahara. Và người ta đang hy vọng, nếu công nghệ năng lượng mặt trời được cải thiện, thì mọi thứ sẽ trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn nhiều.
Sahara có thể khắc nghiệt đối với hầu hết các loài thực vật và động vật, nhưng nó có thể mang lại năng lượng bền vững cho cuộc sống trên khắp châu Phi và hơn thế nữa.
Vào năm 2009, một dự án mang tên Desertec đã ra đời để phục vụ cho việc sản xuất năng lượng mặt trời từ sa mạc Sahara. Nó nhanh chóng nhận được nhiều tiền từ các ngân hàng và công ty năng lượng khác nhau đổ vào.
Nhưng chỉ một năm sau đó, dự án sụp đổ, các nhà đầu tư rút tiền vì lý do chi phí sản xuất quá cao. Bên cạnh đó, những dự án như vậy cũng bao gồm nhiều yếu tố rủi ro chính trị, thương mại và xã hội. Có lẽ đây lá lí do lớn nhất ngăn cản nguồn tài nguyên vô tận của lục địa đen chưa được khai phá chăng?
khoahoc.tv

Thứ Bảy, tháng 5 18, 2019

The Classical Typewriter with Orchestra


Thứ Sáu, tháng 5 17, 2019

Tranh phong cảnh của PETER ELLENSHAW

PETER     ELLENSHAW

4138752_1i2c3 (700x463, 192Kb)
4138752_5ky4ich (700x439, 175Kb)
4138752_234yc (700x465, 178Kb)
4138752_unnamed (700x525, 222Kb)
4138752_btim (700x382, 153Kb)
4138752_vmrgshl (700x457, 199Kb)
4138752_je98 (700x524, 182Kb)
4138752_ip78o (700x431, 173Kb)
4138752_ka4444 (700x442, 173Kb)
4138752_mro98 (700x468, 113Kb)
4138752_pimrn (700x468, 217Kb)
4138752_yviici (700x439, 184Kb)
4138752_ivami (700x363, 159Kb)
4138752_yafmb (700x462, 53Kb)
   Source :Internet

Chủ Nhật, tháng 5 12, 2019

Mừng NGÀY CỦA MẸ





Thứ Năm, tháng 5 09, 2019

Thợ cơ khí miền Tây chế tạo turbine gió phát điện

Thợ cơ khí miền Tây chế tạo turbine gió phát điện

Turbine gió tự chế của ông Lê Hữu Bá có thể tạo ra 300 KW mỗi tháng, cũng cấp điện cho gia đình và sản xuất nông nghiệp

 Huy Phong - Thùy Ngân (TheoVnexpress)

Chủ Nhật, tháng 5 05, 2019

Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ Mỹ ở Quảng Ngãi



                 Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ Mỹ ở Quảng Ngãi

Nhà máy ở Mộ Đức sử dụng công nghệ FTC Solar của Mỹ, có thể xoay theo hướng mặt trời để hút tối đa năng lượng.
Theo Vnexpress



BTV: Thùy Ngân

Thứ Bảy, tháng 5 04, 2019

LoLa & Hauser - Love Story


Người dân Tây Ninh đầu tư điện mặt trời áp mái

Người dân Tây Ninh đầu tư điện mặt trời áp mái

Địa bàn tỉnh Tây Ninh có lợi thế về số giờ nắng kéo dài, ước trung bình giờ nắng đạt 2.220 – 2.500 giờ mỗi năm.
Video :VNexpress

Thứ Sáu, tháng 5 03, 2019

Phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống điện mặt trời hòa lưới


 - 
 Mô hình điện mặt trời trên mái nhà (áp mái) mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội: Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây; Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện; Đối với vùng sâu, vùng cao, hải đảo… điện mặt trời trên mái nhà đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội. Ngoài ra, hộ tiêu thụ điện giảm chi phí tiền, được bán điện cho công ty điện lực với giá cao hơn giá mua điện bậc 1-2-3... Tuy nhiên, để mô hình này phát triển nhanh, bền vững, Chính phủ cần xem xét cơ chế hỗ trợ về vốn vay ưu đãi và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả cho khách hàng, cũng như hệ thống lưới điện.

Ngày nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời cho mục đích phát điện không còn xa lạ với mọi người.
Do vị trí địa lý và khí hậu mà giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108kWh/m2/năm. Tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.
Tổng diện tích khả dụng là rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc, với tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1.677.461 MW, sản lượng điện dự kiến 262.327 TWh/năm.
Dự án điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà, hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức, hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1/ Cơ chế mua bán điện
Theo Thông tư 05/2019-BCT, các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
Giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là tiền Việt Nam đồng (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).
Năm dự án
Giá mua điện (VNĐ)
Tỉ giá VNĐ/ USD
Trước 01/01/2018
2.086 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh)
22.316 đồng/USD
01/01/2018 31/12/2018
2.096 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh)
22.425 đồng/USD
01/01/2019 31/12/2019
2.134 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh)
22.825 đồng/USD
Từ 2020
tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh
Theo tỉ giá NHNN ngày 31/12 của năm liền trước
2/ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới tiết kiệm chi phí đầu tư
Nhờ quy mô nhỏ, lắp đặt phân tán nên ĐMTMN thường được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không cần đầu tư thêm hệ thống lưới điện truyền tải.
Vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, các hệ thống ĐMTMN phát điện tự cung cấp một phần, hoặc toàn phần nhu cầu phụ tải của hộ tiêu thụ, và có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm khả năng sự cố điện.
Tùy thuộc quy mô lắp đặt mà hệ thống ĐMTMN có thể cung cấp hoàn toàn 100% lượng điện năng cho khách hàng (ban ngày phát dư lên lưới điện, ban đêm sử dụng ít hơn); hoặc làm giảm chỉ số tiêu thụ điện năng (khách hàng trả tiền mua điện mức giá thấp, bậc 1-2-3), không mất chi phí, hoặc giảm chi phí tiền mua điện giá cao (bậc 4-5-6). Phần điện dư thừa được các công ty điện lực mua lại với giá tương đương với 9,35 UScents/kWh (2134 VNĐ/kWh, theo giá năm 2019).
Dưới đây là bảng giá điện sinh hoạt theo 6 bậc, được ban hành tháng 3 năm 2019:
Biểu giá điện sinh hoạt tháng 3/2019.
Phần mái nhà được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời giúp giảm nóng cho ngôi nhà, khu sản xuất, văn phòng và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Hệ thống không sử dụng ắc quy do đó không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy. Đặc biệt, hệ thống này có tuổi thọ kéo dài trên 30 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường.
Bảng mô tả hiệu quả kinh tế pin năng lượng mặt trời áp mái:
Qui mô
3,1kWp
5,2kWp
10,4kWp
20kWp
50kWp
80kWp
100kWp
150kWp
200kWp
Điện năng/tháng
480kWh
810kWh
1680kWh
3115kWh
7780kWh
12450kWh
15570kWh
22360kWh
31150kWh
Số tấm pin 345Wp
9
15
30
58
145
232
290
435
580
Diện tích m2
20
36
80
140
360
560
660
990
1350
Giảm
CO2/tháng
235kg
395kg
795kg
1595kg
3975kg
6360kg
7955kg
11925kg
15900kg
Chi phí đầu tư VNĐ
60 triệu
100 triệu
200 triệu
400 triệu
1 tỉ
1,6 tỉ
2 tỉ
3 tỉ
4 tỉ
Thời gian hoàn vốn
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
6 năm
3/ Khảo sát và thỏa thuận đấu nối
Nguyên tắc thoả thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.
Sơ đồ ĐMTMN hòa lưới không dự trữ.
Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp, thì các công ty điện lực, điện lực (CTĐL/ĐL) thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau:
Công suất
Lưới điện hạ áp 01 pha
Lưới điện hạ áp 3 pha
<03kWp
Đấu nối
Đấu nối
>3kWp
Cho phép nếu vẫn đảm bảo vận hành an toàn ổn định (khách hàng đang sử dụng điện 1 pha)
Đấu nối

Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án, hoặc xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.
Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.
4/ Một số kiến nghị, đề xuất
Mô hình ĐMTMN mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội:
Thứ nhất: Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây. Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện. Đối với vùng sâu vùng cao, hải đảo… ĐMTMN đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội.
Thứ hai: Hộ tiêu thụ điện giảm chi phí tiền, được bán điện cho công ty điện lực với giá cao hơn giá mua điện bậc 1-2-3.
Một số kiến nghị:
Thứ nhất: Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư; có cơ chế cho các nhà đầu tư thuê lắp đặt hệ thống ĐMTMN bán điện lại cho điện lực (ưu đãi vốn vay ngân hàng).
Thứ hai: Các bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng, cũng như hệ thống lưới điện.
THS. NGUYỄN HỮU KHOA - TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HCM

Thứ Năm, tháng 5 02, 2019

Bậc thang giá điện chưa ổn

Bậc thang giá điện chưa ổn

Với cách tính giá điện lũy tiến theo 6 bậc thang, tất nhiên hóa đơn tiền điện sẽ tăng vọt do hiệu ứng tăng giá điện bình quân 8,36% từ ngày 20-3 kết hợp với nắng nóng cao điểm. Vậy biểu giá điện phân chia theo các đối tượng sử dụng đã thực sự hợp lý?
Chị Việt Trinh (quận Thủ Đức, TP HCM) bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4-2019 với số tiền phải trả là hơn 1 triệu đồng cho 421 KWh điện. Theo chị, tiền điện tháng này tăng gấp đôi so với tháng trước, dù gia đình chị không tăng thêm thiết bị điện nào. Tuy nhiên, theo tính toán, nếu sử dụng 421 KWh điện theo giá cũ, tức chưa tăng giá thêm 8,36%, thì hộ tiêu dùng phải nộp tới 985.000 đồng (đã tính thuế). Với mức sử dụng như trên, giá mới chỉ cao hơn giá cũ khoảng hơn 80.000 đồng.
Cần điều chỉnh bậc thang giá
Thực tế không có sự nhầm lẫn trong áp dụng và tính toán giá điện mới vào biểu giá 6 bậc thang áp dụng lâu nay. Vấn đề nằm ở chỗ phân chia giá về các bậc thang đã thể hiện sự phân hóa rất lớn giữa các nhóm sử dụng, dẫn đến khi nhu cầu sử dụng tăng do nắng nóng thì có những đối tượng phải chi trả giá điện gấp 2-3 lần so với trước mà không dừng ở con số cơ học tăng 8,36%.
Cần nhấn mạnh việc xây dựng biểu giá lũy tiến theo hướng càng sử dụng nhiều càng phải chi trả giá điện cao là hợp lý, được nhiều quốc gia áp dụng bởi điện là hàng hóa đặc biệt, thời điểm sản xuất ra sản phẩm trùng với thời điểm tiêu thụ và không thể dự trữ. Song, biểu giá điện của Việt Nam đã hợp lý chưa là vấn đề cần nhìn nhận lại.
GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, đánh giá chính sách giá điện bậc thang là cực kỳ cần thiết trong điều kiện buộc phải tiết kiệm năng lượng. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia là thiết kế bậc thang với bước tăng cách đều khoảng 100 KWh và mức nhảy giá bằng nhau. Một số quốc gia cũng chia khoảng cách bậc thang đều nhau nhưng bậc thang càng cao thì bước nhảy giá càng lớn để thúc đẩy tiết kiệm điện. "Riêng Việt Nam, biểu giá không được thiết kế theo 2 quy luật như trên. Ngoại trừ 2 bậc thang đầu được cho là nhằm hỗ trợ người sử dụng điện thấp với bước chênh lệch giá chỉ 47 đồng/KWh, các bậc 3, 4, 5 chịu mức chênh lệch khá lớn. Đặc biệt, giá điện ở bậc 4 cao hơn bậc 3 tới hơn 500 đồng/KWh trong khi bậc 6 là bậc cao nhất lại có mức chênh lệch khá nhẹ so với bậc liền kề bên dưới. Điều này chưa hợp lý, không đi theo thông lệ chung" - ông Long phân tích.
Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có khoảng 25,8 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Trong đó, khách hàng sử dụng điện dưới 100 KWh (rơi vào nhóm 1 và 2) chiếm 35,8%; khách hàng sử dụng từ 100-300 KWh (nhóm 3 và 4) chiếm cao nhất với hơn 40%; nhóm sử dụng trên 400 KWh chỉ khoảng 8%. Như vậy, nhóm khách hàng đông nhất và sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300 KWh) lại chính là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện hiện hành.
"Nên xem xét lại biểu giá theo hướng giữ nguyên các bậc thang nhưng điều chỉnh giá lũy tiến hợp lý hơn để bảo đảm công bằng giữa các bậc. Trong đó, khu vực sử dụng điện ở mức trung bình và phổ biến thì giá điện phải gần bằng với giá bình quân, còn dùng cao hơn phải áp giá mạnh. Điều này bảo đảm cho một hộ gia đình ở thành phố với mức sử dụng thông dụng tối thiểu sẽ được hưởng giá điện hợp lý, chỉ phần sử dụng cao vọt mới bị tính giá cao" - ông Trần Đình Long góp ý.
Giá điện sinh hoạt tăng cao vì còn phải bù cho giá điện sản xuất. Ảnh: TẤN THẠNH
Đánh mạnh vào ngành sản xuất tiêu hao điện
Giá điện sinh hoạt hiện đang phải gánh bù chéo cho điện sản xuất nhằm tạo nguồn lực khuyến khích sản xuất phát triển, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là thông lệ của không ít quốc gia, như Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Theo phân tích của các chuyên gia, sản xuất công nghiệp là lĩnh vực then chốt của mọi nền kinh tế nên việc tiết giảm chi phí thông qua giá điện thấp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Việt Nam cũng không ngoại lệ bởi khi công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế tốt thì lợi ích sẽ chia đều cho người dân.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri trong buổi họp báo về giá điện hôm 20-3 cũng lên tiếng giải thích: "Chính sách giá hiện nay mang cả tính xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Về kỹ thuật, đơn vị sản xuất dùng điện nhiều, tổn thất thấp; còn điện sinh hoạt ở cấp 220 KV, tổn thất biến áp lớn, chi phí đường dây nhiều hơn, dẫn đến giá cao hơn".
GS Trần Đình Long chỉ rõ việc ấn định giá điện sản xuất ở nhiều cấp điện áp có phần thấp hơn điện sinh hoạt có nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của nhà nước. "Tuy nhiên, bù giữa sinh hoạt và sản xuất ở mức bao nhiêu là hợp lý trong bối cảnh phát triển, thu nhập bình quân đầu người như hiện nay thì cần cân nhắc" - GS Trần Đình Long lưu ý.
Theo ông Long, chính sách giá điện cần thiết kế theo hướng khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất. Ngành, doanh nghiệp (DN) nào sử dụng máy móc tiết kiệm điện thì nhận được ưu đãi; ngành nào tiêu hao điện lớn thì bị áp giá thật cao hoặc đề nghị thay đổi công nghệ. Từ đó, tiến tới nghiên cứu quy định mức năng lượng cần thiết cho một đơn vị sản phẩm, nếu không đáp ứng được thì bị hạn chế phát triển.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh lo ngại chính sách trợ giá cho sản xuất dù có lợi cho nền kinh tế nhưng dễ gây ra tranh cãi lớn giữa khu vực sản xuất và khu vực sinh hoạt, nhất là trong giai đoạn cao điểm sử dụng điện sinh hoạt như hiện nay. "Cần ưu tiên sản xuất, nhất là trong bối cảnh dồn lực phát triển kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các DN sản xuất bởi khu vực này là động lực của nền kinh tế, đem lại tăng trưởng bền vững. Song, người sử dụng điện sinh hoạt cũng mong muốn được tiếp cận giá điện một cách công bằng, hợp lý. Một khi giá điện vẫn trong diện quản lý và EVN vẫn giữ nhiệm vụ chính trị bảo đảm điện cho quốc gia thì cần điều chỉnh tăng giá ở khối dịch vụ, giảm ưu đãi dàn trải ở khối sản xuất mà cần chọn lọc, nhằm giảm áp lực gánh giá điện bù chéo cho khu vực sinh hoạt. Còn khi thực sự có thị trường thì câu chuyện giá điện sẽ được nhìn theo hướng khác" - TS Lê Đăng Doanh góp ý.
Thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng
Theo tính toán của EVN, việc điều chỉnh tăng thêm 8,36% giá điện sẽ giúp EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng trong năm 2019. Toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho chênh lệch giá khí trong bao tiêu gần 6.000 tỉ đồng, chi trả cho PVGas, chênh lệnh tỉ giá ngoài EVN là hơn 3.000 tỉ đồng, thanh toán cho nhà đầu tư về quyền khai thác tài nguyên nước và các khoản thanh toán bổ sung khác.
Các chuyên gia cho rằng khó có thể tiếp tục treo các khoản lỗ của EVN lại bởi đây đều là các khoản lỗ về chi phí, không phải lỗ kinh doanh ngoài ngành. Tuy nhiên, từ đây đặt ra yêu cầu cấp bách cần minh bạch chi phí, giá thành, cơ cấu nguồn phát... của ngành điện để thuyết phục người dân về sự hợp lý, tránh cho người dân phải gánh hậu quả do kinh doanh không hiệu quả của các ngành độc quyền.
. GS-TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân:
Nên áp giá cao ở khu vực kinh doanh, dịch vụ
Đúng là giá điện buộc phải tăng để tính đủ, tính đúng các chi phí còn treo lại trong một số năm qua. Mức tăng 8,36% tuy gây sốc tại thời điểm tăng song ngẫm lại thì không quá vô lý, vì giá điện đã bị kìm lại hơn một năm qua. Nhưng sau khi tăng giá bình quân, cần phải phân chia giá bán lẻ hợp lý đối với các đối tượng. Trong đó, ngoài sản xuất cần ưu tiên thì điện sinh hoạt của người dân nên áp giá thấp hơn đáng kể so với các đối tượng kinh doanh, dịch vụ khác. Hiện nay, đời sống của người dân đã tăng so với trước đây, mức sử dụng dưới 400 KWh là khá phổ biến tại nhiều đô thị. Đây chỉ là mức đáp ứng nhu cầu cơ bản, không nên áp giá cao đối với khu vực này. Chính sách giá đối với mặt hàng liên quan đến an ninh và chính trị phải được thực hiện theo hướng bảo đảm cơ bản đời sống người dân chứ không phải tăng áp lực cho tiêu dùng như hiện nay.
. PGS-TS BÙI XUÂN HỒI, Bộ môn Kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội:
Biểu giá điện là thông điệp tiết kiệm năng lượng
Với 6 bậc thang, khi tiêu dùng điện tăng cao thì tiền điện sẽ tăng theo đúng cấp số lũy tiến và sự gia tăng của hóa đơn phải trả phần lớn nằm ở việc tiêu dùng tăng. Với logic dùng càng nhiều giá càng cao, khi nắng nóng tiêu dùng điện tăng đột biến, hóa đơn tiền điện cao sẽ như một thông điệp cho người tiêu dùng rằng cần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
EVN bán điện theo giá nhà nước quy định nên khó có thể nói rằng với giá điện 6 bậc thang thì người hưởng lợi là ngành điện. Việc chia biểu giá bậc thang thành 3, 5 hay 6 bậc thang cần đứng trên quan điểm về sự biến động của chi phí biên trong cung ứng điện. Cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện cần nghiên cứu cơ cấu 6 bậc thang có hoàn toàn phù hợp với cơ cấu chi phí cung ứng đối với phụ tải sinh hoạt hay cần điều chỉnh.
EVN "ôm" quá nhiều nhiệm vụ
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương
Cách đây khoảng 6-7 năm, trong một hội thảo về xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, tôi có tuyên bố "phải để cho EVN phá sản thì ngành điện mới phát triển được". Tôi đưa ra kiến nghị đó vì tôi tin vào thị trường cạnh tranh công bằng và đã nghiên cứu khá kỹ kinh nghiệm tự do hóa, xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở châu Âu, nhất là Đức. Nhưng với thể chế của Việt Nam, việc này không dễ.
EVN là doanh nghiệp (DN) nhà nước và phải thực hiện quá nhiều mục tiêu. Phải cung cấp đủ, ổn định điện cho nền kinh tế; phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Phải là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, có nghĩa khi giá tất cả mặt hàng tăng thì giá điện phải giữ ổn định; khi giá tiêu dùng ổn định và ở mức thấp thì giá điện được phép tăng. EVN phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, tức cung cấp điện bằng mọi giá đến mọi vùng miền của đất nước, kể cả một bản miền núi chỉ có hơn chục hộ dân nhưng địa hình hiểm trở. EVN cũng đã từng được chọn để thành quả đấm thép của nền kinh tế và đầu tư ngoài ngành là một trong những hệ quả của việc theo đuổi mục tiêu này. EVN còn là DN, tức là họ cũng phải kinh doanh và có lợi nhuận hợp lý.
Trong khi đó, EVN mang tiếng độc quyền nhưng dư địa hay phạm vi tự chủ, tự quyết định lại rất hạn chế. Các vấn đề quan trọng của một DN, kể cả tăng giá điện, đều phải có ý kiến của cơ quan chủ quản và Chính phủ. Tôi nghĩ rằng ở góc độ nào đó nên chia sẻ với EVN vì họ không phải là "nguyên nhân" mà là "hệ quả" của câu chuyện liên quan đến thị trường điện. Bởi lẽ, chắc chắn không thị trường nào giải quyết cùng một lúc tất cả các mục tiêu nói trên. Nếu thể chế chưa thay đổi thì dù cho "EVN này" phá sản để cho "EVN mới" xuất hiện thì kết cục cũng không khác.
Cụ thể với câu chuyện tăng giá điện, do kìm hãm tương đối lâu nên tại thời điểm này, điều chỉnh giá là cần. Sắp tới, EVN không còn là nơi chủ yếu sản xuất điện nữa mà chỉ tập trung vào truyền tải và phân phối điện. Hoạt động sản xuất điện dần sẽ chuyển sang các thành phần hoặc DN khác, nên phải huy động nguồn lực đầu tư. Để có được nguồn lực đầu tư thì một trong những điều kiện cần là giá điện phải hợp lý, đủ mức để có lợi nhuận. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá để khuyến khích thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng là điều rất quan trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không tạo áp lực buộc EVN phải kinh doanh hiệu quả. Cần yêu cầu minh bạch các loại chi phí, cách thức, quy trình kinh doanh để cho người tiêu dùng có thể giám sát được cơ chế họ mua điện như thế nào, phân phối ra sao...
Giá điện đang ở trạng thái cân bằng lợi ích, rõ ràng chúng ta chưa có giá thị trường. Thực ra, nếu theo cơ chế thị trường đúng nghĩa thì giá điện phải có tăng, có giảm. Thậm chí trong một ngày, tại một thời điểm nào đó mà cung vượt cầu thì phải giảm giá điện thời điểm đó. Nhưng, có lẽ ở Việt Nam hiện nay, hệ thống điện về mặt kỹ thuật chưa làm được điều này.
Theo tôi, nên có một cơ chế linh hoạt hơn trong điều chỉnh giá. Đồng thời, phải minh bạch hơn về cơ cấu giá, về mức giá và mục tiêu muốn đạt được để cho các bên có liên quan giám sát. Chỉ khi nào có giám sát và giám sát hiệu quả thì lúc đó mới có áp lực cũng như công cụ đánh giá khách quan.
Thùy Dương ghi (TheoNews4Vnay)