Thứ Sáu, tháng 11 03, 2023

Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất năng lượng hydrogen

 

Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Ai Cập có kế hoạch chi tới 4 tỉ USD để sản xuất năng lượng hydro xanh thông qua điện phân nước - Ảnh: norvanreports.com

Ai Cập có kế hoạch chi tới 4 tỉ USD để sản xuất năng lượng hydro xanh thông qua điện phân nước - Ảnh: norvanreports.com

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 1-11.

Vì sao lại ‘phải là Hydrogen’ dưới góc nhìn khoa họcVì sao lại ‘phải là Hydrogen’ dưới góc nhìn khoa học

Nước Hydrogen ion kiềm là nước tốt cho sức khỏe, có thể loại bỏ axit dư thừa, các tác nhân gây lão hóa. Vì vậy theo chuyên gia, sử dụng nước Hydrogen là một biện pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chủ động, đề kháng khỏe.

Theo Bộ Công Thương, trên thế giới, năng lượng hydrogen được xem là nguồn năng lượng sạch, không thể thiếu trong cơ cấu năng lượng của nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050.

Cụ thể, tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 40 quốc gia ban hành Chiến lược quốc gia về năng lượng hydrogen cùng các chính sách hỗ trợ về tài chính lớn nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp hydrogen.

Một số quốc gia điển hình đi đầu có thể kể đến EU, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Canada, Mỹ... Trong đó, EU đã đặt mục tiêu đạt 13-14%, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 10% và 33% về tỉ lệ năng lượng hydrogen trong cơ cấu năng lượng vào năm 2050.

Mới đây, Mỹ đã công bố chiến lược phát triển hydrogen với mục tiêu đạt 10 triệu tấn hydrogen sạch/năm vào năm 2030 để loại bỏ cacbon trong các lĩnh vực sản xuất amoniac và lọc dầu, sẽ tăng lên 50 triệu tấn/năm để mở rộng phạm vi ứng dụng hydrogen vào năm 2050.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương đề xuất Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất được 100.000 - 500.000 tấn hydrogen vào năm 2030, và tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050.

Số lượng này tương đương chiếm 5 - 10% nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước, đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch năng lượng quốc gia.

Năng lượng hydrogen dự tính phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác (lọc dầu, phân bón, luyện kim, xi măng...).

Năng lượng hydrogen là gì?

Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng thứ cấp, không có sẵn để khai thác trực tiếp mà cần được tạo ra từ một nguồn sơ cấp ban đầu như nước hoặc các hợp chất hydrocacbon.

Để tạo ra hydrogen, cần điện phân nước hay điện hóa hoặc nhiệt hóa các loại nhiên liệu hydrocarbon như nước, dầu, metan, khí tự nhiên, than khí hóa, nhiên liệu sinh học, sinh khối khí hóa...

Sau khi tạo ra, hydro được lưu trữ lại và dùng trong việc sản xuất điện khi cần. Việc lưu trữ này được thực hiện nhờ tấm pin nhiên liệu.

Một phần quy trình sản xuất hydro xanh. Nguồn: Công ty năng lượng tái tạo Iberdrola

Một phần quy trình sản xuất hydro xanh - Nguồn: Công ty năng lượng tái tạo Iberdrola


TheoTuoiTre

0 nhận xét: