Thứ Năm, tháng 8 01, 2024

Đường điện vượt biển 2.200 tỷ dài nhất Đông Nam Á của Việt Nam: Hoàn toàn do nước ta xây dựng

 Toàn bộ công trình được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân người Việt Nam, từ khâu thiết kế đến thi công và quản lý.

Công trình đường dây điện vượt biển từ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) đến TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tổng chiều dài hơn 80km, là đường điện vượt biển trên không dài nhất Đông Nam Á. Dự án do Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư và được khởi công vào tháng 3/2019. Công trình này được xếp loại là công trình năng lượng cấp I - nhóm B, với tổng mức đầu tư lên đến 2.221 tỷ đồng.
Công trình đường dây điện vượt biển từ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) đến TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tổng chiều dài hơn 80km, là đường điện vượt biển trên không dài nhất Đông Nam Á. Ảnh: Huy Hoàng

Công trình đường dây điện vượt biển từ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) đến TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tổng chiều dài hơn 80km, là đường điện vượt biển trên không dài nhất Đông Nam Á. Ảnh: Huy Hoàng

Công trình có 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không, toàn bộ công trình được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân người Việt Nam, từ khâu thiết kế đến thi công và quản lý. Vật liệu xây dựng chính đều sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được môi trường muối biển.

Hệ thống móng trụ điện trên biển được thiết kế chắc chắn với các cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, chịu được sự xâm thực của muối biển. Mỗi trụ cột, cao từ 55 – 87m, được liên kết với đài móng rộng lớn, đảm bảo sự ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Khoảng cách giữa các trụ trung bình 560m, cùng với hệ thống cảnh báo an toàn hàng không, đảm bảo vừa cung cấp điện năng ổn định vừa không ảnh hưởng đến giao thông hàng hải.

Toàn bộ công trình được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân người Việt Nam, từ khâu thiết kế đến thi công và quản lý. Ảnh: Huy Hoàng

Toàn bộ công trình được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân người Việt Nam, từ khâu thiết kế đến thi công và quản lý. Ảnh: Huy Hoàng

Công trình đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như điều kiện thi công khắc nghiệt trên biển, đại dịch Covid-19, giá cả vật liệu tăng cao tại thời điểm đó và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của chủ đầu tư và các nhà thầu, công trình đã được hoàn thành đúng tiến độ.

Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng, vào ngày 14/10/2023, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc đã chính thức đưa vào vận hành ở cấp điện áp 110kV giai đoạn 1. Ảnh: Đình Tuyển

Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng, vào ngày 14/10/2023, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc đã chính thức đưa vào vận hành ở cấp điện áp 110kV giai đoạn 1. Ảnh: Đình Tuyển

Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng, vào ngày 14/10/2023, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc đã chính thức đưa vào vận hành ở cấp điện áp 110kV giai đoạn 1. Việc hoàn thành công trình không chỉ tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mà còn giúp TP. Phú Quốc tiếp tục đà phát triển, nâng cao vị thế và xứng đáng với danh hiệu "đảo ngọc".

điều kiện thi công trên biển rất khó khăn đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải nỗ lực không ngừng. Ảnh: Đình Hoàng

điều kiện thi công trên biển rất khó khăn đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải nỗ lực không ngừng. Ảnh: Đình Hoàng

Với việc đưa vào vận hành công trình, khả năng cung cấp điện cho đảo Phú Quốc đã tăng lên gấp 5 lần, đáp ứng nhu cầu điện năng cho đến năm 2035. Việc hoàn thành dự án đường dây vượt biển đã mở ra một chương mới cho sự phát triển của Phú Quốc, đảm bảo nguồn điện ổn định và dồi dào, là nền tảng vững chắc để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, dự án cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, củng cố quốc phòng an ninh cho đảo Phú Quốc, một địa bàn chiến lược của đất nước.

>> ‘Hòn ngọc’ giữa biển Đông của Việt Nam sẽ hòa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm vượt biển dài gần 80km, tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ

TheoNguoiquansat

0 nhận xét: