Từ 01/8/2024, Bộ Công Thương thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối, phân bổ điện năng.
Bộ Công thương thay EVN điều hành sản xuất, truyền tải, phân phối điện từ 01/8/2024 (Hình từ Internet)
Bộ Công thương thay EVN điều hành sản xuất, truyền tải, phân phối điện từ 01/8/2024
Nghị định 105/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 01/8/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2022/NĐ-CP và Nghị định 26/2018/NĐ-CP, trong đó nổi bật là việc sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công thương trong việc điều tiết điện lực.
Cụ thể theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 105/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/8/2024, trong lĩnh vực điều tiết điện lực, Bộ Công thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung cầu điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách giá điện;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực; phê duyệt giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính; phê duyệt khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện và giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Điện lực; kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;
- Giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
Đồng thời, Điều 2 Nghị định 105/2024/NĐ-CP cũng loại bỏ "chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia" ra khỏi ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Như vậy, từ 01/8/2028, EVN có các ngành, nghề kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối (bao gồm điều độ hệ thống điện phân phối) và kinh doanh mua bán điện năng;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
TheoPhapluat
0 nhận xét:
Đăng nhận xét