Thứ Ba, tháng 6 06, 2023

NỔI DAY DỨT CỦA NGƯỜI LÀM ĐIỆN

 



NỔI DAY DỨT CỦA NGƯỜI LÀM ĐIỆN

Ngành điện đã tồn tại và phát triển trên 120 năm, với bao thăng trầm, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các cơ sở điện lực là mục tiêu trọng điểm bị địch đánh phá, người làm điện phải bám máy , chấp nhận hy sinh, để giữ vững dòng điện, ngày nay vẫn còn vang vọng câu khẩu hiệu” Tổ Quốc cần điện như cơ thể cần máu”, nhiều cbcnv ngành điện hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ, nay ,thời bình nhưng cái chết vẫn đang rình rập họ, khi làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm, đặc biệt khi vận hành thiết bị điện áp cao và khi trèo cột điện cao 50-60 m sửa chữa điện cao áp.
Mọi người đều biết, sau ngày thống nhất đất nước tháng 4/1975, tổng công suất điện cả nước chỉ đạt dưới 3000 MW, thiếu điện triền miên, ngày đỏ, ngày tắt, không đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Nhiều qui định về đầu tư còn rườm rà, phải qua nhiều cơ quan phê duyệt,kéo dài thời gian, trong khi nhu cầu điện rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.I
Trước tình hình đó, những người làm điện đã mạnh dạn đề xuất một số cơ chế đặc biệt. Đó là các cơ chế 797; 400 & 1195 , được Thường trực Chính Phủ chấp thuận, các cơ chế này giống như cuộc cách mạng mới về thay đổi cơ chế quản lý đầu tư, những người làm điện căn cứ vào các TỔNG SƠ ĐỒ 5;6&7,được quyền tự quyết định đầu tư các dự án từ khâu thiết kế ,duyệt dự toán, đấuthầu, xây dựng và đưa vào vận hành.
Chính nhờ các cơ chế đó, nó làm thay đổi một cách mạnh mẽ tiến độ đầu tư, trước đây phải trình duyệt qua nhiều cơ quan, một dự án có khi mất 1-3 năm chưa xong bước phê duyệt thiết kế kỹ thuật, ngoài ra còn các bước phê duyệt tổng dự toán,đấu thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu …mỗi bước mất 5-7 tháng.
Nhờ sức mạnh cơ chế nói trên, chỉ trong 12 năm từ 2003-2015 riêng EVN đã xây dựng 28 nhà máy thủy điện, và hơn 10 nhà máy nhiệt điện tại các Trung Tâm điện lực qui mô lớn tại Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Trà Vinh, Quảng Ninh ,Hải Phòng, bao gồm cả nhà máy thủy điện Sơn La( vượt trước tiến độ 2 năm, làm lợi hơn 1 tỷ USĐ) và đường dây 500 kv mạch 2, đều được áp dụng theo các cơ chế này, khi khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, cũng chính là ngày Thủ Tướng Chính Phủ ra lệnh ngăn dòng, nhiều người ngỡ ngàng về tiến độ thi công quá nhanh. Với tốc độ đầu tư khẩn trương, công trường điện mở ra khắp cả nước, những người làm điện vất vả nơi công trường, không lễ, không Tết, không phép, cho đến khi nào công trình hòa diện lên lưới.Nhờđó trong thời gian ngắn đã
tăng công suất trên 40.000MW, chấm dứt tình trạng thiếu điện , điện cấp đủ cho mọi cơ sơ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra còn có dự phòng.
Quá trình xây dựng được các cơ quan cấp trên vào kiểm tra ,thanh tra, cũng có 1 số thiếu sót, nhưng cái được rất lớn, các công trình vào đúng tiến độ, chất lượng xây dựng được kiểm định và thử thách qua mười mấy năm vận hành đều an toàn và phát huy năng lực thiết bị rất tốt. Từ một đất nước thiếu điện trầm trọng, đến nay đã xếp vào 29 nước hàng đầu trên tổng số 200 quốc gia trên Thế Giới và đứng đầu trong 10 nước ASEAN về phát triển điện lực.Đấy là nhờ sự quan tâm của Đảng ,Nhà nước và nhân dân cả nước đặc biệt sự nỗ lực hết mình của những người làm điện Việt Nam cống hiến cho đất nước và nhân dân.
Trong chuyến thăm và làm việc tại EVN, Người đứng đầu Đảng và Nhà Nước đã đánh giá về Ngành điện Việt Nam:
“Hôm nay tôi cũng rất vui mừng và vinh dự chúc tết anh chị em ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam - một cái ngành công nghiệp mũi nhọn cực kỳ quan trọng đối với đất nước ta, vừa qua đã có bước phát triển hết sức nhanh chóng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ngành Điện.
Bây giờ, một đất nước gần 100 triệu dân rồi, đang công nghiệp hoá, đang đô thị hoá rất mạnh, nhưng mà tình trạng mất điện bây giờ rất là hiếm hoi nếu không nói là hầu như không có. Chỉ riêng một cái đó thôi là nói lên tất cả.
Không chỉ ở thủ đô Hà Nội, ở TP Hồ Chí Minh, hay Đà Nẵng, hay là Huế, các trung tâm thành phố lớn, từ vùng sâu, vùng xa trên miền núi, biên giới, hải đảo, khắp các nơi đều được sử dụng điện của chúng ta tự sản xuất. Những nhà máy thuỷ điện lớn gần đây đã được xây dựng như là Sơn La, như là Lai Châu, vận hành rất là an toàn, vừa tham gia vào cung cấp điện nhưng mà lại là trị thuỷ sông Hồng, sông Đà rất là có hiệu quả.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điện khí hoá toàn quốc thì ngành Điện đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước ta và nhân dân được hưởng thành quả này thì tôi tin là nhân dân rất cám ơn ngành Điện.
Tôi cũng xin thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiệt liệt hoan nghênh,chúc mừng và cảm ơn các đồng chí và mong rằng sắp tới các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy truyền thống này, những thành quả này để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”
Đến nay, không hiểu vì sao vẫn những người làm điện đấy, vẫn bộ máy đấy, đã từng nếm mùi cay đắng , tủi hờn của những năm thiếu điện trước đây, họ rất coi trọng những thành quả, họ dạn dày hơn, kinh nghiệm quản lý nhiều hơn, ý chí vươn lên vẫn mạnh mẽ, mà sao để thiếu điện.
Có nhiều khía cạnh phải xem, nhưng có 1 điều chưa rõ, cần nói đến, đó là các cơ chế nói trên được phôi thai từ thực tiễn, quá trình vận hành được cuộc sống chấp nhận, xây dựng điện ( nguồn điện và lưới điện)nhanh, cứu được thiếu điện ,nên cần có tổng kết đánh giá cái được, cái chưa được để điều chỉnh, chưa nên bỏ hoàn toàn như vậy, thật là đáng tiếc. Với những người làm điện thì các cơ chế đặc biệt là đặc ân của Đảng và Nhà Nước dành cho lĩnh vực đầu tư, đấy là những trang vàng, tài liệu quí về giải phóng thủ tục đầu tư.
Còn bây giờ các bước trình duyệt dự án đầu tư làm lại gần giống như trước đây ,thì việc đầu tư các dự án rất chậm, có dự án trình duyệt 1-3 năm chưa duyệt xong, thời gian qua dự án điện được khởi công xây dựng rất ít, giai đoạn trước có năm khởi công xây dựng 10 nhà máy điện, hiện nay có khi 2-3 năm chưa khởi công xây dựng được nhà máy nào lớn, trừ những nhà máy điện mặt trời và điện gió qui mô nhỏ, trong khi nhu cầu điện tăng tự nhiên 5-10%, (có thể hiểu mỗi năm phải đưa vào một công suất lớn hơn nhà máy thủy điện Sơn La,)nên việc thiếu điện là khó tránh khỏi .
ĐÂY LÀ ĐÂY DỨT THỨ NHẤT CỦA NGƯỜI LÀM ĐIỆN
Một vấn đề nghiêm trọng nữa của doanh nghiệp là lỗ lớn quá. Tại sao liên tục có lãi từ 2010 đến 2021.Tuy lãi còn ở mức khiêm tốn , vài ba nghìn tỷ mỗi năm, ( so với 700 nghìn tỷ tài sản tỷ suất lợi nhuận còn thấp <1%) năm 2021 lãi mấy nghìn tỷ,mà bổng dưng 2022 lỗ trên 26.000tỷ, tại sao lỗ lớn như vậy, vẫn những con người đấy, vẫn thiết bị đấy, vẫn công tơ do đếm đấy tại sao lỗ 1 cách bất ngờ như vậy, điều này ai cũng hiểu là do chiến tranh, giá nhiên liệu và các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, nhiều nước tăng giá điện và khí đốt lên 5-7 lần, thậm chí có thông tin người dân ở một vài nước không dám mua thuốc uống , dành tiền trả tiền điện và ga. Ngành điện của Pháp phát triển vào hàng đầu Thế giới về công nghệ và trình độ quản lý thế mà Nhà nước còn phải bù lỗ 49 tỷ USD( theo tỷ giá 25000đ tương đương 1 USD thì được bù 1.225.000 tỷ, thật khủng khiếp), những năm trước đây khi các cơ quan quản lý tính toán thấy lỗ, cấp trên cho tăng giá điện để bù lỗ, có năm tăng 17% ( 2012)dân có kêu nhưng mỗi hộ dùng điện gánh vác 1 ít , cùng chia sẻ khó khăn rồi cũng qua đi và tiếp tục phát triển. Giai đoạn này quá khó đối với Nhà nước và doanh nghiệp, Nhà Nước chưa bao giờ bù lỗ lớn như vậy cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp lỗ lớn, nếu lỗ gần cả trăm nghìn tỷ thì lấy đâu ra tiền để trả cho các công ty phát điện , các công ty phát điện cũng không thể phát điện, vì không có tiền mua nhiên liệu, vật liệu phụ tùng để phát điện, hậu quả sẽ không có ngân hàng nào dám cho vay vốn để đầu tư và vay vốn cho sản xuất.
Giải pháp trước mắt chỉ có tăng & giảm giá điện theo đầu vào ( tất cả những thứ đầu vào đều theo thị trường, trừ tiền lương chiếm khoảng 5-7% giá thành), đủ bù đắp chi phí, không lỗ, để có điện dùng rồi tính tiếp.Như một nhà khoa học về quản lý kinh tế nói “ không đủ điện mới chết chứ tăng giá điện chưa chết”. Khi nghiên cứu thiếu điện tại nước láng giềng (giai đoạn 1985-1995)thì đúng thế thật , cắt điện la liệt, mỗi đợt cắt mấy nghìn nhà máy phải đóng cửa 2-3 tháng liền. Hoặc như nước Nam Phi hiện nay có quá trình phát triển điện gần giống như Việt Nam, đang bị cắt điện mỗi ngày 5-6 giờ, nhưng không thể khắc phục ngay được, phải ít nhất 3-5 năm sau, thì mới xây dựng xong nhà máy điện, với điều kiện có vốn sẵn và quyết định nhanh.
Việc tăng giá điện để phù hợp với giá thị trường đầu vào là cần thiết để có điện, nên có 1 cơ quan cấp trên ( sau khi kiểm tra số liệu chính xác rồi) đứng ra giải thích cho người dùng điện rõ và chia sẻ với tình hình khó khăn và đồng tình với việc tăng giá.Người dân tin và đang chờ đợi .
ĐÂY LÀ DAY DỨT THỨ 2 CỦA NGƯỜI LÀM ĐIỆN
Với tình hình phê duyệt đầu tư chậm và lỗ như hiện nay, sẽ làm chùng quyết tâm của các nhà đầu tư ( 5 năm trở lại đây không có nhà máy điện lớn nào được khởi công), trừ điện mặt trời và điện gió qui mô nhỏ có nhược điểm phụ thuộc nắng & gió, điện mặt trời chỉ phát được ban ngày, ảnh hưởng đến hệ thống điện và do ảnh hưởng nặng nề của Elnino thì việc thiếu điện sẽ còn kéo.
Chính Phủ đã lường trước được tình hình nên đã ra Quyết định 63/2013/QĐ-Ttg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ qui định về lộ trinh, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, từ năm 2015 đến 2016 thực hiện thị trường bán buôn cạnh tranh thí điểm, từ 2017 đến năm 2021: thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh, từ năm 2021 đến 2023: thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm, từ sau 2023: thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh. Trong luật ĐIỆN LỰC ban hành 2004 cũng đã qui định rõ về thị trường điện bán lẻ cạnh tranh.
Đây chính là phương sách xử lý tắc nghẽn và phức tạp về thiếu điện và lỗ lớn ,tất cả các loại hàng hóa đều theo thị trường , riêng giá điện không theo thị trường nên 2 bên mua bán thường xảy ra vướng mắc về giá. Đầu vào liên tục tăng giá còn đầu ra thỉnh thoảng tăng chút ít trái với qui luật thị trường.
Nhưng từ khi có LUẬT ĐIỆN LỰC cách đây 20 năm và QĐ 63 /CP đến nay đúng 10 năm, cơ quan tham mưu chưa soạn thảo xong qui định, hướng dẫn thực hiện,viết lâu quá, hơn 70 quốc gia có thị trường điện, có nước hình thành thị trường điện gần 100 năm rồi, nên đi nghiên cứu hoặc mời họ làm cố vấn, Phi líp pin có chỉ số điện lực thấp hơn VN mà đã có thị trường điện lâu rồi,có gì khó đâu, gạo, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu quan trọng cũng đã ra thị trường rất hợp xu thế phát triển của đất nước.
Khi có thị trường điện thì thuận mua vừa bán,cạnh tranh quyết liệt, không có ai kêu ca ,công ty nào bán đắt thì hôm đó sẽ phải đóng cửa, giá điện sẽ dao động và dần về giá hợp lý,thuận mua vừa bán, lợi ích hài hòa.
Nhà đầu tư có lợi nhuận sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, không lo thiếu điện.
Vấn đề quan trọng nữa là cơ quan tham mưu cũng nên nghiên cứu và áp dụng những cơ chế đặc biệt của Thường Trực Chính Phủ đã ban hành trước đây để tạo động lực thúc đẩy đầu tư.
ĐÂY LÀ DAY DỨT THỨ 3 CỦA NGƯỜI LÀM ĐIỆN
Người làm điện đang bị những khó khó khăn quá lớn, thứ nhất là Elnino do thiên tai tạo ra, nhiều hồ thủy điện chứa 5-10 tỷ m3 nước , nay chỉ còn dưới mức nước chết,sức người làm sao chống nổi, thứ 2 là địch họa, chiến tranh tại châu Âu, cả thế giới rên xiếc về giá cả tăng vọt và khan hiếm hàng hóa.
Là người dùng điện, xin chia sẻ khó khăn với những người làm điện, những người mang trang phục màu cam, đang ngày đêm gồng mình chống lại thiên tai, địch họa, để thắp sáng niềm tin trong lòng dân.
HN ngày 3/6/2023

0 nhận xét: