Thứ Bảy, tháng 10 23, 2021

Mỹ tài trợ công nghệ giúp giảm nhiệt điện than tại VN

 

2,96 triệu đô la được tài trợ để thực hiện dự án thí điểm phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Ngày 15/10, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tài trợ 2,96 triệu đô la cho công ty AMI AC Renewables thực hiện dự án thí điểm phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam. 

Dự án sẽ sử dụng công nghệ và thiết bị hàng đầu của Hoa Kỳ được xây dựng và kết nối với nhà máy điện mặt trời với công suất 50MW của công ty AMI AC Renewables tại tỉnh Khánh Hòa. 

My tai tro cong nghe giup giam nhiet dien than tai VN
Dự án sẽ sử dụng công nghệ và thiết bị hàng đầu của Hoa Kỳ

Bà Marie C. Damour, Đại biện lâm thời của Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam và ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng Giám đốc công ty AMI AC Renewables vừa ký kết thỏa thuận tài trợ bên lề Đối thoại An ninh Năng lượng Hoa Kỳ-Việt Nam. 

 “Chúng tôi rất vui được hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm mở rộng phát triển năng lượng tái tạo, và giảm lệ thuộc vào than.

Dự án này sẽ cho thấy công nghệ lưu trữ năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam đạt những mục tiêu trên và thúc đẩy tiến trinh chuyển tiếp lên nền kinh tế năng lượng sạch, có sức chống chịu cao hơn với biến đổi khí hậu”, Bà Damour phát biểu.

Còn ông Patrice Clausse, Giám đốc Điều hanh Công ty AC Energy International kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty AMI AC Renewables cho biết:  “Lưu trữ năng lượng là chìa khóa giúp mở rộng cánh cửa khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo và là một thành tố quan trọng trong tiến trình chuyển tiếp năng lượng,” theo. 

Chúng  tôi rất hào hứng với những cơ hội trước mắt giúp chúng tôi có tận dụng công nghệ này, và cùng với AMI, chúng tôi hướng đến việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam đồng thời hỗ trợ Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển bền vững”. 

Ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng Giám đốc Công ty AMI AC Renewables bày tỏ: “Chúng tôi rất vui được Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tin tưởng hợp tác thí điểm thực hiện hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam.

Nhà máy điện mặt trời của chúng  tôi ở tỉnh Khánh Hòa là một địa điểm lý tưởng để minh chứng lưu trữ năng lượng có thể giúp Việt nam khai thác hết tiềm năng về năng lượng tái tạo”.

Dự án này được hình thành tiếp sau nghiên cứu về tính khả thi trong việc sử dụng công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam do Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) tài trợ.  

Hoàng Hạnh

Mỹ giúp Việt Nam triển khai năng lượng sạch

(Công nghệ) - Việt Nam muốn tăng sản lượng năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió lên 1.650 megawatt (MW) vào năm 2020 và 18.000 MW vào năm 2030.


My giup Viet Nam trien khai nang luong sach 

8/11/2017 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO APEC), với sự hợp tác của Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Châu Âu, lãnh đạo các doanh nghiệp toàn cầu như ABB, Nike và Citibank đã khẳng định nhu cầu cấp thiết phải mở rộng và đơn giản hóa việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cam kết hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam và USAID để hoàn thành mục tiêu này.

Cùng với các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ, các công ty này tuyển dụng hàng trăm nghìn công nhân và đóng góp hàng tỷ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các công ty đầu tư và xây dựng năng lượng sạch có kinh nghiệm như Dragon Capital cũng cam kết hỗ trợ thiết lập cơ chế DPPA đẳng cấp thế giới.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương và các lãnh đạo cấp cao của Bộ Công Thương nhiệt liệt hoan nghênh sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tham dự sự kiện tuyên bố về DPPA gồm có Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị - Thomas Shannon; Quyền Giám đốc Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) - Thomas Hardy; Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổng công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC) - Ray Washburne; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Daniel Kritenbrink; Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam - Mary Tarnowka và Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene.

Việt Nam mong muốn tăng sản lượng năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió lên 1.650 megawatt (MW) vào năm 2020 và 18.000 MW vào năm 2030. USAID và Bộ Công Thương Việt Nam đang hợp tác xây dựng cơ chế hỗ trợ khách hàng mua điện trong khu vực tư nhân và các nhà cung cấp năng lượng tái tạo ký kết các Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA). Cơ chế DPPA sẽ cho phép các doanh nghiệp mua năng lượng tái tạo ở Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh mới cho các công nghệ năng lượng sạch đẳng cấp thế giới.

  • PV
  • https://datviet.trithuccuocsong.vn/

0 nhận xét: