Nhiều tỉnh ở Trung Quốc giá điện đã tăng vọt để giải quyết phần nào khủng hoảng năng lượng.
Cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cho biết họ sẽ nới lỏng thị trường điện do nhà nước kiểm soát vào tuần trước, cho phép những công ty công nghiệp có nhu cầu dùng điện và những người sử dụng điện vì mục đích thương mại mua điện theo giá thả nổi trên thị trường.
Trung Quốc đã nới lỏng giá bán điện, giảm khoảng cách với giá than đã tăng quá nhanh.
Trung Quốc đã trải qua nhiều tuần thiếu điện trầm trọng ở các tỉnh, buộc chính phủ phải cắt điện luân phiên vào giờ cao điểm và một số nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Vấn đề đã đè nặng lên tăng trưởng của nền kinh tế khi sản lượng công nghiệp giảm.
Các nhà máy điện ở Trung Quốc không sẵn sàng để tăng cường sản xuất vì giá than quá cao. Và từ khi Bắc Kinh kiểm soát giá điện, các nhà sản xuất không thể đơn giản là tăng giá điện mà không có sự cho phép của chính phủ.
Theo điều chỉnh mới, với các tỉnh có nhu cầu điện tăng cao, chính phủ đã tăng giá điện lên 20%, rút ngắn khoảng cách về giá giữa than và điện.
Động thái này giúp hàng loạt tỉnh tại Trung Quốc đã công bố điêu chỉnh giá bán điện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế Trung Quốc.
Giá điện sẽ được phép dao động trong khoảng 20% so với giá cơ sở do chính phủ quy định, tăng so với giới hạn trước đó là tăng 10% và giảm 15% trong giờ cao điểm và thấp điểm, tương ứng.
Kể từ khi có thông báo của chính phủ, Chiết Giang và Quảng Đông là chính quyền địa phương duy nhất thay đổi giá, nhưng các tỉnh khác - đang chịu áp lực từ tình trạng thiếu điện – hiện này cũng đang có kế hoạch tăng giá hoặc trước đó đã bắt đầu làm như vậy.
Từ tuần này, những giờ có nhu cầu cao điểm về điện sẽ tăng từ 2 lên 4 giờ một ngày ở Chiết Giang, với điều chỉnh theo mùa thành 6 giờ vào mùa đông và mùa hè. Mỗi kilowatt điện sẽ tăng thêm 5,6% giá trong giờ cao điểm và giảm 6,38% giá vào giờ thấp điểm. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ chỉ tác động đến những người tiêu dùng công nghiệp quy mô lớn.
Hôm thứ 4, văn phòng năng lượng của Chiết Giang cho biết họ có kế hoạch giảm nhu cầu sử dụng điện. Hơn một nửa khu vực tài phán cấp tỉnh của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với sự phân chia điện.
Trong một thông báo vào cuối tháng 9, chính quyền địa phương cho biết nguồn cung điện bị thắt chặt do lượng điện nhập khẩu ít hơn và nguồn cung than và khí đốt tự nhiên cũng đang gặp phải tình trạng căng thẳng.
Các nhà chức trách Chiết Giang cũng đang tham vấn công chúng về các hình phạt đối với các doanh nghiệp sử dụng vượt quá hạn ngạch điện năng của họ.
Tỉnh An Huy lần đầu tiên công bố kế hoạch tăng giá điện vào tháng 8, trước khi đưa ra nhiều đợt tăng giá theo mùa ngay sau thông báo của NDRC, bao gồm việc tăng giá điện thêm 0,072 nhân dân tệ mỗi một giờ kilowatt vào mùa hè và mùa đông bắt đầu từ tháng 12 tới.
Hồ Nam, Thượng Hải, Sơn Đông, Ninh Hạ, Tứ Xuyên và Nội Mông cũng đã cho biết họ sẽ cho phép việc điều chỉnh giá điện. Nhiều tỉnh trong số này được thực hiện kế hoạch hiệu chỉnh giá điện trước khi có chính sách của NDRC ban hành, sự điều chỉnh này sẽ được thực hiện sớm nhất là vào tháng 7 năm sau.
Vào đầu tháng 9, Thượng Hải đã đưa ra một tuyên bố loại bỏ giới hạn giá điện. Cuối tháng đó, Hồ Nam và Sơn Đông cũng đã rỡ bỏ cơ chế định giá điện của họ để cho phép mức giá được dao động trong giới hạn quy định của quốc gia. Đối với Hồ Nam, việc tăng giá điện sẽ chỉ được áp dụng khi giá than đạt trên 1.300 nhân dân tệ (203 USD)/tấn.
Ngoài điện, Ủy ban NDRC cũng cho biết họ sẽ bắt đầu can thiệp vào thị trường than để giới hạn giá than nhiệt và đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất điện.
Các mỏ than được yêu cầu hoạt động hết công suất.
Bắc Kinh đã từng thúc đẩy các mỏ than cắt giảm sản lượng vào đầu năm khi quốc gia này theo đuổi các mục tiêu tham vọng nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon. Nhưng nhu cầu đã tăng lên đối với các dự án cần đến nhiên liệu hóa thạch và đã không có đủ điện để hoạt động.
Nhưng giờ đây, với cuộc khủng hoảng hiện hữu, Trung Quốc bắt đầu yêu cầu các mỏ than tăng cường sản xuất. Với Nội Mông, tỉnh sản xuất than lớn thứ hai của nước này, Trung Quốc yêu cầu hàng chục mỏ than tăng sản lượng trong tháng này.
Hiện tại, NDRC yêu cầu các mỏ than trên toàn quốc sản xuất nhiều than nhất có thể trong quý cuối của năm 2021 và cấm đóng cửa các mỏ than. Ủy ban cho biết lượng than dự trữ đã tăng đều đặn kể từ cuối tháng 9. Tại các tỉnh phía đông bắc, nơi mà tình trạng thiếu điện đã dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên, hiện đã dự trữ đủ than để hỗ trợ sử dụng điện trong vòng 24 ngày, tăng 11 ngày so với đầu tháng 10.
Kim Hoa (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét