Thứ Ba, tháng 1 08, 2013

Clip đồ họa ấn tượng về lịch sử Việt Nam



Clip này xuất hiện trên trang web YouTube hôm 6/1/2013, là đồ án tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng (Graphic Design) thu hút 77.000 lượt người xem và hơn 9.000 người thích. Tác phẩm của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng và được chia sẻ khắp các diễn đàn.Theo các tác giả clip này sẽ được hoàn thiện theo sự góp ý của cộng đồng mạng, tuy vậy có thể coi đây là một tái liệu lịch sử khá hay, giúp cho chúng ta ( cả già lẫn trẻ) hiều nhanh về quá trình hình thành nên mảnh đất chữ S của đất nước Việt Nam yếu dấu, để củng cố  thêm ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của chúng ta.

 Theo PGS Vũ Duy Mền - Viện Sử học VN cho rằng cần chỉnh sửa hai điểm cho chính xác. Đó là khu vực Nam Bộ trong clip nói rằng vùng đất này trước khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1612) vào mở rộng là đất thuộc Campuchia, điều đó không đúng với lịch sử. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, vùng đất Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam.
Là quốc gia ven biển, lãnh thổ Phù Nam rất rộng lớn, bao gồm vùng đất Campuchia, phía Nam Việt Nam, Đông Nam và phía Tây Thái Lan, kéo dài đến phía Nam nước Lào và đến tận cực Nam bán đảo Malaysia, mà trung tâm là vùng Nam Bộ. Cư dân gồm đa sắc tộc (bên cạnh người bản địa còn có người gốc Mã Lai - Đa Đảo - từ biển vào).
Sau năm 627, Phù Nam bị sáp nhập vào Chân Lạp của người Khmer, Chân Lạp lại phân ra Lục Chân Lạp thuộc vùng trung lưu sông Me Kong và Thủy Chân Lạp, miền hạ lưu. Đến thế kỷ XVII- XVIII, vùng đất xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam đã tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Một điểm cần sửa nữa là vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu và Điện Biên không phải là kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh. Từ thời Lê Thái Tổ (1428-1433), sử cũ đã ghi "mùa xuân năm 1432, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ". Mường Lễ chính là tỉnh Lai Châu và Điện Biên ngày nay.
"Tác giả nên chỉnh sửa hai chi tiết nêu trên trong clip cho phù hợp với lịch sử khách quan, để tác dụng của nó được nhân rộng, người dân hiểu đúng hơn", PGS Mền nói.

.


( Nguồn Youtube)

0 nhận xét: