1. Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Nhà nước,
thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã được vận hành thử nghiệm từ
01/7/2011. Sau 1 năm vận hành thí điệm kết hợp công tác chuẩn bị và hoàn thiện
cơ sở hạ tầng thị trường điện, sửa đổi, bổ sung các quy trình quy định cần thiết,
chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ vận hành, căn cứ các đánh giá kết quả vận hành
trong giai đoạn thử nghiệm, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có quyết định chính
thức vận hành thị trường điện từ ngày 01/7/2012, đánh dấu một bước chuyển biến
mới trong lộ trình phát triển ngành điện.
Thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
- Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 – 2014)
- Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014 – 2022)
- Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
(Theo Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/1/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ
thị trường điện lực)
Thị trường phát điện cạnh tranh
Việt Nam bao gồm các khối: các Đơn vị phát điện, các Đơn vị cung cấp dịch vụ,
các Đơn vị phân phối, Đơn vị mua duy nhất và các khách hàng, trong đó các Đơn vị
phát điện sẽ cạnh tranh với nhau để bán điện trên thị trường. Các Đơn vị phát
điện được chia làm hai nhóm: nhóm trực tiếp tham gia thị trường sẽ chào giá bán
điện trên thị trường, nhóm gián tiếp tham gia thị trường (bao gồm các nhà máy
thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các nhà máy BOT, các nhà máy điện gió, địa
nhiệt… và một số nhà máy chưa đủ điều kiện tham gia thị trường điện) sẽ do Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện – SMO (là Trung tâm Điều độ hệ thống
điện Quốc gia) tính toán và công bố biểu đồ. Đến thời điểm tháng 09/2012 đã có
32 nhà máy điện thuộc 25 Đơn vị phát điện (bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện
than và tua bin khí) trực tiếp tham gia thị trường.
Giá thị trường toàn phần thanh
toán cho các nhà máy gồm hai thành phần:
§
Giá biên hệ thống (SMP)
cho điện năng phát trong một chu kỳ giao dịch được xác định sau vận hành
(ex-post) bằng giá chào cao nhất trong tất cả các tổ máy được xếp trong lịch
huy động theo phương pháp không tính đến ràng buộc về hạn chế truyền tải điện
cho chu kỳ đó. Trường hợp giá SMP này cao hơn giá trần SMP được quy định, mức
giá thanh toán sẽ được tính bằng giá trần SMP.
§
Giá công suất (CAN - Capacity Add-On) cho lượng
công suất được lập lịch huy động trong một chu kỳ giao dịch. Giá công suất CAN
được SMO xác định cho từng chu kỳ giao dịch trong lập kế hoạch vận hành năm tới,
trong đó CAN được trả cho những giờ không phải là thấp điểm đêm khi hệ thống cần
công suất, cụ thể là từ 4h00 đến 22h00 hàng ngày. Giá CAN được xác định trên
nguyên tắc nhà máy mới tốt nhất (BNE
–Best New Entrant) có thể thu hồi chi phí cố định và biến đổi bình quân trong một
năm dựa trên các giả thiết được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm
tới.
Tất cả các bản chào giá điện
năng trong thị trường VCGM đều được giới hạn trong mức giá trần bản chào. Các
nhà máy nhiệt điện chào giá chi phí biến đổi của từng tổ máy trong giới hạn mức
trần chi phí biến đổi của từng nhóm công nghệ chuẩn tính theo giá nhiên liệu và
chi phí khởi động. Đối với các nhà máy thuỷ điện, mức giá chào nằm trong phạm
vi từ 0% - 110% giá trị nước do SMO tính toán cho từng nhà máy của từng nhà máy
bằng mô hình xác định giá trị nước.
Để đảm bảo mức giá điện phản ánh
chi phí hợp lý cho xã hội, trong thị trường VCGM sẽ áp dụng mức giá trần SMP. Tất cả các nhà máy chạy đỉnh với chi phí phát
điện cao hơn giá trần SMP, các nhà
máy cung cấp dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội và dự phòng phải
phát để do ràng buộc an ninh hệ thống điện sẽ không được thiết lập giá SMP. Tuy vậy, các nhà máy này vẫn sẽ được thanh
toán theo giá chào cho phần điện năng bán vào thị trường hoặc theo giá các hợp
đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ đối với các tổ máy ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
phụ trợ với SMO.
Tất cả nhà máy được ký hợp đồng
mua bán điện sẽ bán toàn bộ điện năng cho Đơn vị mua buôn duy nhất. Các nhà máy
không phải là SMHP hoặc BOT sẽ có các hợp đồng mua bán điện dạng hợp đồng sai
khác (CfD) theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành. Các hợp đồng này sẽ quy định
thanh toán theo giá hợp đồng cho 90-95% sản lượng điện dự kiến phát hàng năm của
một nhà máy trong giai đoạn ban đầu của thị trường. Tỷ lệ điện năng thanh toán
theo giá hợp đồng sẽ được giảm dần khi hệ thống có công suất dự phòng cao hơn,
thị trường phát triển và cạnh tranh hơn.
Các nhà máy thuỷ điện chiến lược
đa mục tiêu sẽ ký với SB hợp đồng mua bán điện theo mẫu riêng do Bộ Công Thương
ban hành để đảm bảo các nhà máy này thu hồi đủ chi phí thực tế. Các nhà máy này
sẽ được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập và công bố lịch
huy động theo giá trị nước để đảm bảo an ninh vận hành hệ thống điện
Các dịch vụ phụ trợ bao gồm công
suất điều chỉnh tần số, dự phòng quay, dự phòng khởi động nhanh, khởi động nguội
và vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống. Các nhà máy điện cung cấp các dịch
vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng nguội và dự phòng vận hành phải phát do
ràng buộc an ninh hệ thống điện, sẽ ký hợp đồng hàng năm với Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành để đảm bảo an
ninh vận hành hệ thống điện. Chi phí cung cấp dịch vụ phụ trợ sẽ là một thành
phần trong tổng doanh thu yêu cầu của SMO và sẽ được thu từ các Đơn vị phân phối
thông qua Đơn vị mua buôn duy nhất.
Dịch vụ điều chỉnh tần số và dự
phòng quay được huy động và thanh toán trực tiếp thông qua thị trường điện giao
ngay bằng giá SMP cho điện năng và
CAN cho công suất, không qua hợp đồng.
Chu kỳ thanh toán trong thị trường
VCGM là một (01) tháng. SMO có trách nhiệm tính toán và chuẩn bị các bảng kê
thanh toán cho các khoản thanh toán trong thị trường giao ngay. Dựa trên các
khoản thanh toán trong thị trường giao ngay và các khoản thanh toán theo hợp đồng
mua bán điện, các nhà máy điện lập chứng từ và hoá đơn thanh toán cho Đơn vị
mua buôn duy nhất đối với toàn bộ điện năng phát trong thị trường điện. Đơn vị
mua buôn duy nhất sau đó sẽ thực hiện việc thanh toán cho các nhà máy điện.
2 Các vấn đề đạt được và đề xuất trong việc huy động các nguồn điện trong điều kiện thị trường phát điện cạnh tranh:
2.1. Các vấn đề đạt được và đề xuất:
Thị trường phát điện cạnh tranh
Việt Nam là thị trường điện rất mới so với các nước trên thế giới và đang trong
các bước phát triển đầu tiên trong lộ trình do Chính phủ phê duyệt. Trong các
tháng đầu vận hành chính thức thị trường, với trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã có
những kiến nghị từ trước đối với Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về một số công việc để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục
khi vận hành trong môi trường TTĐ nên trong thời gian qua công tác vận hành vẫn
đảm bảo tốt an toàn cung cấp điện, không có sự cố chủ quan từ khâu lập kế hoạch
đến vận hành thời gian thực
Trong môi trường cạnh tranh mới,
do chủ động được các chiến lược vận hành của mình, một số nhà máy thuỷ điện khi
nước về đủ lớn đã chào giá rẻ để được huy động cao thậm chí tối đa, điều này vừa
phù hợp với điều tiết hồ chứa của nhà máy, nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận
của nhà máy, đồng thời góp phần giảm giá thị trường trong khoảng thời gian này
(Ví dụ: DakR’tih).
Cơ chế thị trường thanh toán
theo hợp đồng sai khác và giá thị trường từng giờ đã tạo động lực cho các nhà
máy nhiệt điện giảm công suất tối thiểu theo đúng khả năng kỹ thuật của tổ máy,
chủ động chào giá để giảm công suất phát vào các giờ thấp điểm đêm, góp phần
nâng cao tính kinh tế khi vận hành hệ thống đặc biệt trong thời điểm khi phải
huy động cao các nhà máy thủy điện vào mùa lũ.
Các nhà máy đã nâng cao hiệu suất
công việc, rút ngắn thời gian sửa chữa để nhanh chóng đưa tổ máy vào vận hành,
góp phần đảm bảo dự phòng cho hệ thống cũng như tăng doanh thu cho nhà máy nếu
được huy động (ví dụ Phả Lại).
Việc không tuân thủ lệnh điều độ
(phát công suất không đúng theo lệnh) sẽ giảm nhiều do các chênh lệch giữa sản
lượng phát thực tế của nhà máy với sản lượng theo lệnh điều độ sẽ chỉ được
thanh toán với giá rất thấp (bằng giá thấp nhất của các tổ máy tham gia chào
giá trong chu kỳ tính toán).
Kết quả vận hành thị trường điện
cho thấy giá thị trường bám sát nhu cầu phụ tải, giá thị trường biến động theo
từng chu kỳ trong ngày và giảm vào các giờ thấp điểm đêm khi nhu cầu phụ tải thấp,
tăng cao hơn trong các giờ ban ngày khi phụ tải toàn hệ thống cao. Điều này phản
ánh việc tối ưu trong huy động các nguồn điện khi phụ tải thấp hệ thống chỉ cần
huy động các nhà máy chào giá rẻ, tuy nhiên khi phụ tải tăng thì cần huy động
thêm các nhà máy chào giá đắt hơn, thậm chí sẽ phải huy động các nhà máy có giá
khá cao vào các giờ cao điểm.
Tuy nhiên, môi trường thị trường
điện hiện cũng là khái niệm khá mới đối với đa số các đơn vị tham gia, do vậy
trong thời gian vừa qua việc vận hành thị trường cũng như huy động các nguồn điện
trong thị trường vẫn còn gặp các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết
thông qua các quy trình, quy định cụ thể. Một số các vướng mắc điển hình trong
việc huy động các nguồn điện trong thị trường như sau:
-
Trong giai đoạn hiện nay với cơ cấu nguồn và phụ
tải của hệ thống điện Việt Nam một số thời điểm sẽ xuất hiện quá tải trên các
MBA 500kV, để an toàn cho vận hành hệ thống điện trong tính toán ngày tới, giờ
tới sẽ phải giữ các tổ máy nhiệt điện đắt tiền nối lưới để chống quá tải.
-
Huy động các tổ máy thủy điện để đảm bảo cấp nước
hạ du: việc đảm bảo cấp nước cho hạ du là trách nhiệm của các nhà máy tham gia thị
trường và các nhà máy này phải thực hiện thông qua việc chào giá để được huy động,
tuy nhiên một số nhà máy chào giá chưa phù hợp dẫn đến không được huy động đủ
yêu cầu do vậy trong vận hành thực tế vẫn phải huy động các tổ máy thủy điện này
để đảm bảo cấp nước hạ du.
-
Điều chỉnh công suất thủy điện đa mục tiêu:
trong một số thời điểm nước lũ lớn về các hồ thủy điện đa mục tiêu, để tận dụng
tài nguyên quốc gia tránh xả thừa cần phải điều chỉnh công suất các nhà máy thủy
điện đa mục tiêu khác so với biểu đồ đã công bố.
-
Ngừng các tổ máy nhiệt điện do thừa nguồn: Với đặc
điểm phụ tải hệ thống điện Việt Nam có sự chênh lệch lớn trong cao điểm và thấp
điểm, một số thời điểm hệ thống thừa nguồn do thủy điện nước về nhiều và phụ tải
thấp, các tổ máy nhiệt điện sẽ phải ngừng vào các giờ thấp điểm.
Năm 2013, sẽ có tổng cộng 67 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện
cạnh tranh (VCGM) - theo thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công
Thương).
Cụ
thể, 45 nhà máy sẽ trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh
với tổng công suất 5.344 MW. Trong đó có nhiều nhà máy có công suất lớn
như Nhiệt điện Phả Lại 2, Nhiệt điện Quảng Ninh và Nhiệt điện Hải Phòng
có công suất 600 MW, Nhiệt điện Cẩm Phả 670 MW, Phú Mỹ 1 (1.108,6 MW),
Phú Mỹ 2.1 (893,4 MW), Phú Mỹ 4 (452,9 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn
Trạch 2 (781,2 MW).
Ngoài ra, dự kiến sẽ có thêm 22 nhà máy điện với tổng công suất
3.460 MW trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh khi chính
thức vận hành thương mại và đáp ứng đủ điều kiện.
Hầu hết các nhà máy điện dự kiến trực tiếp tham gia vào thị trường điện cạnh tranh có công suất nhỏ. Trong đó, lớn nhất là Nhà máy điện Vũng Áng 1 (công suất 600 MW), Mạo Khê (440 MW), Uông Bí mở rộng 2 (330 MW); Quảng Ninh 2, Uông Bí mở rộng 1 và Nghi Sơn 1 cùng có công suất 300 MW.
Như vậy, năm 2013 sẽ có tổng cộng 67 nhà máy điện trực tiếp tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với tổng công suất 8.804 MW.
Cục Điều tiết Điện lực cũng công bố danh sách 25 nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh với tổng công suất 12.031 MW. Trong đó có Thuỷ điện Hoà Bình 1.920 MW, Trị An 400 MW, Pleikrông 720 MW, Phú Mỹ 2.2 (715 MW), Phú Mỹ 3 (716,8 MW), Cà Mau 1 và Cà Mau 2 đều có công suất 772,7 MW.
Hầu hết các nhà máy điện dự kiến trực tiếp tham gia vào thị trường điện cạnh tranh có công suất nhỏ. Trong đó, lớn nhất là Nhà máy điện Vũng Áng 1 (công suất 600 MW), Mạo Khê (440 MW), Uông Bí mở rộng 2 (330 MW); Quảng Ninh 2, Uông Bí mở rộng 1 và Nghi Sơn 1 cùng có công suất 300 MW.
Như vậy, năm 2013 sẽ có tổng cộng 67 nhà máy điện trực tiếp tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với tổng công suất 8.804 MW.
Cục Điều tiết Điện lực cũng công bố danh sách 25 nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh với tổng công suất 12.031 MW. Trong đó có Thuỷ điện Hoà Bình 1.920 MW, Trị An 400 MW, Pleikrông 720 MW, Phú Mỹ 2.2 (715 MW), Phú Mỹ 3 (716,8 MW), Cà Mau 1 và Cà Mau 2 đều có công suất 772,7 MW.
Đặc biệt, Nhà máy Thủy điện Sơn La - Công trình thủy điện lớn nhất Đông
Nam Á với công suất 2.400 MW vừa chính thức khánh thành ngày 23/12 cũng
có tên trong danh sách này.
3 . Kết luận:
Phát triển thị trường điện là một
công việc cần thiết đối với nhiều nước trên thế giới để đảm bảo sự phát triển bền
vững của hệ thống điện cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội. Tuy
nhiên phát triển phải đảm bảo ổn định và an toàn trong công tác điều độ và huy
động công suất các nhà máy điện. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, nhu
cầu phụ tải tăng trưởng khá lớn và đòi hỏi sự phát triển nhanh của hệ thống điện.
Với tốc độ phát triển như vậy, trong thị trường điện Trung tâm Điều độ sẽ vẫn
phải điều khiển các tổ máy của các nhà máy điện, đây là một yếu tố quan trọng
trong việc đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao tính ổn định và kinh tế
trong công tác vận hành cũng như lập phương thức. Cùng với sự phát triển của
các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống điều độ điện tử, hệ thống SCADA/EMS,
Trung tâm Điều độ có thể giám sát và vận hành hệ thống điện với một số lượng tổ
máy lớn đồng thời điều khiển chính xác, kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả cho
toàn bộ hệ thống điện.
Đồng thời để đảm bảo các công
tác điều độ và vận hành, các quy định về vận hành hệ thống điện và thị trường
điện cũng cần liên tục được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp và rõ ràng với các
giai đoạn phát triển của thị trường. Trung tâm điều độ cũng cần được trang bị
các phần mềm tính toán, giám sát và vận hành hệ thống điện và thị trường điện
cũng như hệ thống máy tính, thông tin phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện
và thị trường điện.
Đối với mỗi tổ máy hay nhà máy, để
đảm bảo được công bằng cho các bên tham gia, đòi hỏi các đơn vị không ngừng tìm
hiểu các cơ chế của thị trường, nâng cao tính chủ động và hiệu quả của mình,
tuân thủ các quy định và lệnh điều độ của Trung tâm điều độ, đồng thời các
thông tin cần phải được cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời trong quá trình
vận hành thì mới thực hiện được các công tác tính toán, lập lịch huy động cũng
như thanh toán cho các đơn vị. Tất cả các thông tin trên cần được trao đổi giữa
Trung tâm điều độ và các đơn vị thông qua các trang thông tin điện tử hệ thống
điện và thị trường điện.
(Tham khảo Hội Nghị KHKT ngành điện tháng 10/2012 )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét