Hôm nay 23/12/2012 Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành. Sự kiện trọng đại này là thành quả lao động quên mình của gần 10.000 cán bộ, công nhân trên công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Khởi công
xây dựng vào ngày 2/12/2005, công trình thế kỷ này về đích sớm 3 năm đã ghi dấu ấn quan trọng của bản
hùng ca chinh phục sông Đà, tạo động lực phát triển kinh tế các tỉnh
Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu nói riêng.
Sau 7 năm ròng rã, thành công của dự án chính là sự kết tinh của tinh thần lao động tập thể cần cù, sáng tạo, thể hiện rõ nét sức mạnh trí tuệ của con người Việt Nam. Đây là dự án do người Việt Nam làm chủ từ khâu chỉ đạo, thiết kế, thi công, quản lý đến vận hành, với sự trợ giúp của rất ít chuyên gia nước ngoài trong việc tham gia thiết kế và tổ chức thi công. Các đơn vị tham gia dự án đều có năng lực chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.
Sau 7 năm ròng rã, thành công của dự án chính là sự kết tinh của tinh thần lao động tập thể cần cù, sáng tạo, thể hiện rõ nét sức mạnh trí tuệ của con người Việt Nam. Đây là dự án do người Việt Nam làm chủ từ khâu chỉ đạo, thiết kế, thi công, quản lý đến vận hành, với sự trợ giúp của rất ít chuyên gia nước ngoài trong việc tham gia thiết kế và tổ chức thi công. Các đơn vị tham gia dự án đều có năng lực chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.
Thủy điện Sơn La là dự án quan trọng cấp Nhà nước được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư gồm 3 dự án thành phần; trong đó, dự án xây dựng công trình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư; dự án di dân tái định cư do Ủy ban Nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu làm chủ đầu tư; dự án giao thông vận tải tránh ngập do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà, sau Thủy điện Lai Châu và là bậc trên của Thủy điện Hòa Bình, hàng năm phát điện với sản lượng khoảng 10 tỷ kWh.
Khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, Quốc hội đặt ra 5 yêu cầu: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình, cho hạ du và Thủ đô Hà Nội; Đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp; Bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; Giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường - sinh thái, đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc.
Tôi đã may mắn được tới tham quan các nhà máy thủy điện lớn của Việt Nam như Hòa Bình, Yali, Hàm Thuận- Đa Mi,Trị An v.v.v. và hy vọng một ngày nào đó sẽ đến thăm thủy điện Sơn La. Trong hoàn cảnh khó khăn chung về đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta, việc hoàn thành xây dựng và phát điện sớm của thủy điện Sơn La vào hệ thống điện quốc gia có ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật to lớn .Vì thế chúng ta ngưỡng mộ tinh thần lao động quên mình sau 7 năm ròng rã của toàn thể cán bộ, công nhân tham gia xây dựng dự án to lớn này, đồng thởi cảm phục sự hy sinh to lớn của đồng bào địa phương phải di dân để dành đất cho xây dựng công trình năng lượng tầm cỡ lớn nhất quốc gia và khu vực này .
Trong khi nhiều công trình thủy điện cỡ vừa và nhỏ đã xây dựng hay có kế hoạch xây dựng, nhưng còn nhiều bất cập về thiết kế, kỹ thuật xây dựng và vận hành, đang làm đau đầu những nhà quản lý và chuyên môn tìm hướng khắc phục giải quyết, thì tin vui thủy điện lớn Sơn La khánh thành đã tạo nên một niềm hy vọng cho sự "đổi mới" trong công tác qui hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình thủy điện ở nước ta hiện nay và sau này
(Tham khảo thêm Internet )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét