Thứ Tư, tháng 12 12, 2012

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge )







Khi đến thành phố San Francisco chúng tôi o quên đến thăm Cầu Cổng  Vàng (Golden Gate Bridge) là một danh thắng đặc trưng cho thành phố này.
Cổng Vàng được coi là cánh cổng chặn trên con đường từ Thái Bình Dương vào Vịnh San Francisco, nối liền thành phố San Francisco ở mũi phía Bắc bán đảo San Francisco với hạt Marin gần thị trấn Sausalito ở phía Nam. Cây cầu dài 2,7 km, khoảng cách giữa các nhịp cầu là 1.280 mét, cách mặt nước 67 mét, còn hai tháp cầu có độ cao 230m tính từ mặt nước. Đường kính của các sợi cáp treo chính là 0,91 mét. Vào thời điểm ra đời ( năm 1937 ), Cầu Cổng Vàng được coi là cây cầu treo dài nhất thế giới, ngày nay đã có nhiều cầu treo khác dài hơn như cầu Great Belt East ở Đan Mạch và cầu Akashi-Kaikyo ở Nhật Bản là hai cây cầu treo dài nhất thế giới với khoảng cách giữa các nhịp cầu lần lượt là 1.642 mét và 2.012 mét. 


 


Ý tưởng về một cây cầu bắc qua cửa biển ở vịnh San Francisco đã được nêu ra trước ngày khởi công 05/ 01/ 1933 phải đến cả một thế kỷ, và cho đến gần ngày thông xe 27/ 05/ 1937, vẫn còn nhiều người  cho rằng cây cầu này sẽ không thể tồn tại được lâu dàiTheo đánh giá của các chuyên gia hồi những năm 1930, xây dựng một cây cầu bắc qua lối vào Vịnh San Francisco là điều không tưởng. Eo biển nối liền Thái Bình Dương và Vịnh San Francisco này rộng tới 1600 mét và sâu tới 90 mét. Hơn thế nữa, nó lại nằm cách tâm chấn của trận động đất mạnh tàn phá San Francisco năm 1906 và làm chết 3.000 người có 13 km. Đó là chưa kể tốc độ gió ở đây lên đến 100 km/h, dòng chảy thủy triều 7,5 hải lý trên giờ và sương mù bao phủ nhiều ngày trong năm. Theo ước tính của Hội Kỹ sư thành phố San Francisco, công trình xây dựng cây cầu này phải tiêu tốn tới 100 triệu USD, một con số khổng lồ vào thời kỳ đó. Vấn đề đặt ra cho các kỹ sư cầu đường là phải xây dựng cầu với chi phí thấp hơn nhiều. Một người đã bạo gan nhận làm việc này. Đó là Joseph Strauss, một kỹ sư đầy đam mê khát vọng và trước đó từng xây dựng 400 cây cầu trên khắp nước Mỹ. 


Kỹ sư Joseph Strauss ( phải) với chủ thầu xây dựng cầu ( ảnh Internet )


 Ngày khánh thành  27/5/1937 ( ảnh Internet )

Cầu Cổng Vàng do kiến trúc sư Joseph Strauss thiết kế, nét vẻ phác thảo đầu tiên về công trình vĩ đại này được ông thực hiện từ năm 1921 ; các cộng sự của ông là : kiến trúc sư Irving Morrow - chịu trách nhiệm phần trang trí mỹ thuật và màu sắc, kỹ sư Charles Alton Ellis và nhà chuyên design cầu Leon Moisseiff. Trong vòng 4 năm trời, hàng chục ngàn người đã phải lao động cật lực trên một cổng trường khổng lồ, vật lộn với thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông, nước xiết, sóng dữ và sương mù dày đặc. Tháp cầu phía Nam được coi là bộ phận nguy hiểm nhất của công trình, các công nhân xây đệm chạm bê tông khổng lồ phải bắc cầu trên xà lan, và họ bị sóng dữ vùi dập không thương tiếc. Khi hai tháp cầu đã được định vị, công nhân lại phải trèo lên đường thông hẹp treo lơ lững giữa khoảng hai tháp cầu, cố định đường dây treo. Mỗi dây bằng thép đường kín 0,91cm, do gần 3.000 sợi dây thép quấn thành, to gần bằng thân người. Một trong những điểm độc đáo là hệ thống lưới an toàn chăng dưới công trình, giúp giảm thiểu tối đa số người chết trong khi đang thi công. 



 • Biểu tượng muôn thuở của San Francisco :
Du khách tới thăm Cầu Cổng Vàng bao giờ cũng bị choáng ngợp trước vẻ rực rỡ, huy hoàng đầy lãng mạn của nó. Trong khi mọi cây cầu khác trên thế giới chỉ có màu xám xịt của sắt thép, của bê tông thì Cầu Cổng Vàng lại được khoác lên mình tấm áo da cam lai đỏ rất nồng nàn, rất mời gọi, và thực sự lộng lẫy trong những ngày nắng đẹp, nhất là khi ráng chiều đỏ rực bắt đầu buông xuống. Người San Francisco sẽ khuyên du khách đi ngắm Cầu Cổng Vàng vào lúc sáng sớm, xuyên qua công viên Presidio nằm dọc theo bờ biển. Đó là hành trình thú vị men theo các vách đá cheo leo, và trên con đường đó, du khách sẽ được ngắm nhìn cây cầu từ nhiều góc độ khác nhau trước khi đến sát nó. Và không có gì tuyệt vời hơn khi chứng kiến cây cầu huyền thoại này bị sương mù bao phủ. Trông rất huyền bí và phảng phất chút gì đó thật mơ hồ, thật đáng sợ. Và cây cầu sẽ lộ ra từng khúc, từng khúc khi mặt trời nhô lên để rồi cuối cùng rực rỡ trong ánh nắng chan hòa, trên nền nước biển xanh ngắt.


 



 Ảnh chụp trên Vịnh San Francisco

 Sở dĩ kiến trúc sư Irving Morrow chọn màu da cam thật đặc biệt vì nó rất phú hợp với màu đất đai ở hai phía đầu cầu, tạo thành một khối tách biệt và đối lập với gam màu lạnh của mặt nước và nền trời. Hơn thế, San Francisco thường xuyên bị sương mù bao phủ, màu da cam sẽ giúp người đi đường thấy rõ hơn hình ảnh cây cầu. Từ Cầu Cổng Vàng, du khách có thể dễ dàng đi thăm các điểm du lịch hấp dẫn khác trong thành phố San Francisco như công viên Cổng Vàng, khu phố Tàu, tòa cao ốc Transamerica Pyramid - một bản tuyên ngôn của nghệ thuật kiến trúc hiện đại ...
Là con đường duy nhất từ San Francisco đi ngược lên phía Bắc, trung bình hàng ngày có tới 100.000 lượt xe cộ qua lại trên Cầu Cổng Vàng. Cây cầu có sáu làn đường và phần đường dành riêng cho người đi bộ, khách du lịch ở hai phía thành cầu. Nếu để ý mới thấy, các làn giao thông này không cố định hoàn toàn, vào mỗi sáng thứ Bảy sẽ có bốn làn xe đi lên phía Bắc, còn chiều Chủ Nhật có bốn làn xuôi về phía Nam


Kể từ năm 1937 tới nay, cây cầu vĩ đại này mới chỉ ba lần tạm ngừng lưu thông xe vì gió quá lớn, đó là vào các năm 1952, 1982 và 1983.
Không chỉ là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương, cây cầu này còn là điểm đến được ưa thích của những người muốn rời bỏ cuộc sống. Trong vòng tám năm, từ 1995 - 2003, cứ hai tuần lại có một người lên cầu với ý định sẽ từ đó nhảy thẳng xuống biển - một cái chết thật "hoành tráng". Với độ cao 67 mét, người nhảy sẽ có hơn 4 giây lơ lững trong không trung trước khi va đập vào mặt nước ở tốc độ 120 km/h, thừa đủ để gây chết người. Rất nhiều biện pháp ngăn cản mọi người chọn nơi này làm chỗ rời bỏ cuộc sống, nhưng càng ngăn thì làn sóng dân chán đời lại càng đổ về đây mạnh mẽ hơn. Người ta tìm đủ mọi cách để lên cầu, ban ngày cũng như ban đêm. Đội tuần tra dù đã rất cố gắng nhưng cũng không thể nào hoàn thành 100% nhiệm vụ của mình. Cho đến năm 2005, chính quyền thành phố San Francisco đã quyết định chi ra 2 triệu USD để làm hàng rào bao quanh hai phía lan can cầu, sau rất nhiều lần đề xuất ý tưởng nhưng lại bị dân chúng phản đối kịch liệt. Người ta cho rằng những hàng rào đó vừa thô kệch lại xấu xí, đồng thời không có ích lợi gì, bởi người có ý định tự tử sẽ bỏ đi tìm cái chết ở một chỗ khác. Cho tới thời điểm này, khi hàng rào chưa được hoàn thành, việc ngăn chặn người tự tử trên Cầu Cổng Vàng vẫn là một trong những công việc làm đau đầu các nhà chức trách ở San Francisco.

Hình ảnh cầu rất đẹp khi có sương mù


(Tham khảo thêm Internet )

0 nhận xét: