Trong thời gian còn công tác tôi đã nhiều lần đến thị xã Tây Ninh và không quên đến thăm Toà Thánh nổi tiếng ở đây .Từ khi về hưu, tôi mới có dịp đến thăm và quan sát kỹ Toà Thánh này
Tòa
thánh Cao Đài nằm trong khu vực ngoại ô của thị xã Tây Ninh, do Hòa
Thượng Như Nhãn xây dựng từ năm 1926, lấy Tây Ninh làm nơi để khai sinh,
một vùng đất vốn còn nhiều khó khăn nhưng sự ra đời của tòa thánh đã
thu hút hàng vạn tín đồ tham dự. Tây Ninh, nơi đã chắc lọc tinh hoa của
ba tôn giáo lớn: Phật, Lão, Nho hiện còn lưu giữ những giá trị truyền
thống, sự kết hợp của ba dòng tôn giáo nên được gọi là: Đại đạo tam kỳ
phổ độ.
Sự ra đời của Tòa Thánh
Tòa
thánh ra đời vào năm 1926, khởi đầu khai sinh gặp nhiều khó khăn bởi
núi non và rừng rậm, vùng đất đầu tiên đặt nền móng tại chùa Gò Kén, sự
ra đời của tòa thánh đánh dấu bước quan trọng của một nền tản tôn giáo
Đạo Cao Đài. Lúc ấy đạo ra đời thu hút hàng vạn tín đồ tham gia như từ
các tỉnh miền tây và Sài Gòn.
Tòa thánh Tây Ninh - cái nôi của đạo Cao Đài
Tòa thánh Tây Ninh - vùng đất của núi non
Tòa thánh Tây Ninh - mang nhiều biểu tượng độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng
Tòa thánh Tây Ninh - Khoảng sân phía trước dành cho các lễ hội lớn
Theo
các tài liệu ghi chép lại thì vào thời ấy để thành lập nên tòa thánh
công việc đầu tiên là lập ra bản tuyên ngôn để khai sáng nền tản của
đạo, thế nên những viên đá đầu tiên đã được dựng lên trong sự phấn khởi
của người dân Tây Ninh. Trong quá trình xây dựng thì ít lâu sau, thánh
thất lại phải di dời bởi nhiều lý do nên phải tạm thời sang định cư vùng
đất mới. Vùng đất ấy là một khu rừng cấm rộng khoảng 100ha được xem là
nơi có địa thế tốt về phong thủy. Được xây dựng rất quy mô với bao công
sức của tín đồ Cao Đài. Ngày nay tòa thánh là khu vực ngoại ô rất rộng
lớn còn được bảo tồn theo thời gian. Các tính đồ gọi việc di dời đến nơi
mới gọi là sự tích "chùa mới". Theo đánh giá của người xưa "mảnh đất ấy
là thánh địa sâu hơn 300 thước như một con sông, trung tâm đất giáp lại
trúng giữa sáu nguồn nước, tựa như con rồng cuộn nhau
.
Tòa
thánh Tây Ninh - Nơi đặt nền móng đầu tiên để xây dựng nên với những
bản chữ cái a, b,c một cái bàn, một ống xâm, quyển sách, một bàn tay...
Mới
đây, tôi đã đến Tây Ninh để khám phá tòa thánh và được sự hướng dẫn
nhiệt tình của người trong đạo, mới hay mới biết được nhiều cái lạ ẩn
trên kiến trúc đồ sộ như: những con mắt, những bút ký, những biểu tượng
chừng rất thân quen nhưng chứa đựng bao điều muốn nói. Người quản giáo
đã cho biết thêm: ngay lần đầu xây dựng thánh thất một việc đầu tiên là
lập đàn cầu cơ để xây dựng nền móng, và nơi đấy bây giờ vẫn còn giữ lại
góc tích trên nóc cung đạo, cung đạo là một vồm trời hình bầu dục xung
quanh là các ánh hào quang. Bên trong các ánh hào quang có chạm hình
thiên nhãn, một người nam tượng trưng cho nhân loại, đại ngọc tơ, tiểu
ngọc cơ với bảng mẫu tự a, b, c, một cái bàn ba chân dùng xây bàn, một
ống xâm, quyển sách, một bàn tay cầm bút được nói lên rằng thượng đế đã
dùng cơ bút để dạy Đạo ở buổi đầu khai sơ, tất cả những biểu tượng được
xem là sự thông nhau giữa người và cõi vô hình.
Đến những biểu tượng ẩn truyền của thời gian
Ngày
nay các tính đồ, hay khách hành hương mỗi khi đến Tây Ninh hay ghé tòa
thánh để khấn vái Thiên Nhãn như một sự che chở từ người. Người dân sống
tại Tây Ninh từ lâu đã lấy đạo Cao Đài làm gốc, các tín đồ rất tin vào
đấng thiên nhãn vì đây là vị khai sáng toàn nhân loại. Thiên nhãn được
đặt tại Bát Quái Đài là quả Càn Khôn to lớn uy nguy. Không quá kỳ bí
nhưng Càn khôn được hiểu là hai quẻ trong kinh dịch, tượng trưng cho
trời và đất của Đấng Ngọc Hoàng. Được sự hướng dẫn của người trông coi
thánh thất, đi giáp một vòng Bát quái đài chúng ta sẽ thấy 8 cạnh đều
nhau, mỗi cạnh là một cung của Bát quái. Tám cạnh là 8 cung Bát quái:
Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nơi đây thờ Đức chí tôn, các
Đấng giáo chủ và chư thần thánh tiên phật. Trông bề ngoài thì quả càn
khôn có đường kính 3.3m, màu xanh da trời, được cẩn đến 3072 ngôi sao
tượng trưng cho tam thiên thế giới và thất thập nhị địa, trong đó địa
cầu mà chúng ta đang ở là địa cầu thứ 68, trên chòm sao Bắc đẩu vẽ thiên
nhãn. Ngọn đèn đặt tại tâm quả địa cầu tượng trưng ngôi thái cực của
đức chí tôn.
Bát quái đài - nơi thờ thần thiên nhãn
Nhìn
tòa thánh trông thật lộng lẫy, hàm ý bao điều, màu ngói đỏ rực rỡ trong
nắng như niềm kiêu hãnh của người dân Tây Ninh. Người xưa khi mới xây
dựng,những hình tượng đặt lên tòa thánh đều có mối quan hệ mật thiết đến
nhau. Mái bêtông giả ngói, mỗi bên lại giật thành 3 cấp mái tạo nên cảm
giác lâu đài, đình nguy nga. Vì đây là nơi khai sinh ra tòa thánh nên
có thể nói tòa thánh Tây Ninh là nơi tập trung mọi quyền hành và pháp
chế của đạo Cao Đài.
Tòa thánh Tây Ninh - nơi tập trung mọi quyền hành, pháp chế
Kể
từ khi được xây dựng ở nơi yên ổn, tòa thánh ngày càng được người dân
ra sức tu bổ để bảo tồn những giá trị văn hóa tin thần mà người dân đã
theo đuổi. So với trước đây tòa thánh trông uy nguy hơn, vị thế rất
thuận lợi, gần nơi tọa lạc ngay phía tây bắc cửa Hòa Viện, mặt tiền
hướng về phía tây, đứng sừng sững là hai tháp lầu chuông, lầu chống cao
tới 27 mét. Giữa hai tháp có ba tầng gọi là Hịêp Thiên Đài, nơi đây có
sự kết hợp hài hòa của những chi tiết biểu trưng cho các loại hình kiến
trúc tôn giáo. Đứng phía ngoài ta có thể nhìn bao quát toàn bộ một quần
thể Kiến trúc của tòa thánh, gồm ba phần: Hiệp thiên đài, Cửu trùng đài
và Bát quái đài và nhiều hình ảnh thần thánh đính xung quanh. Mỗi phần
có những chức năng riêng biệt đều ăn thông với nhau tạo cảm giác giao
hòa giữa người và thần thánh, dưới mái là trần bêtông cũng được tạo hình
vòm mô phỏng bầu trời chi trít các vì sao tinh tú. Bên trong có các cột
chống đỡ hình rồng uốn quanh chạy dọc thẳng lối trông mạnh mẽ, khiến
cho bên trong tòa thánh trở nên lộng lẫy. Bên cạnh đó là những bức tường
được khắc họa nhiều tia sáng và thiên nhãn tượng trưng cho cuộc sống
của trần thế, những trạng thái thăm trầm: hỷ, lạc, ái mang nghĩa: mừng,
vui, thương và ai, nộ, ố, dục, còn thiên nhãn ở giữa chính là thái cực.
Cửu trùng đài - nơi các cột được trạm khắc rồng uốn quanh
Những biểu tượng trên tường mang nhiều ý nghĩa về nhân sinh
Cái
nhìn đầu tiên khi du khách bước vào Hiệp Trùng Đài sẽ bắt gặp ngay tại
lối đi một hình ảnh ba vị thánh đang viết một bản hòa ước về nhân loại
và trời lên một tấm bia đá để công bố lên cho toàn thể Vạn Linh biết rõ.
Ba vị Thánh: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Victor Hugo - Tôn Dật Tiên là Thiên Sứ
hướng đạo cho nhơn loại thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước "Thiên
thượng Thiên hạ - Bác ái công bình". Thuở xưa Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ cũng chỉ có mục đích dạy dỗ nhơn sanh thực hiện 4 chữ Bác Ái
và Công Bình trong tờ hòa ước nói trên. Đây chính là nội dung thể hiện
sự hòa hợp giữa trời đất và con người với nhau.
Ba
vị Thánh: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Victor Hugo - Tôn Dật Tiên là Thiên Sứ
hướng đạo cho nhơn loại thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước "Thiên
thượng Thiên hạ - Bác ái Công bình"
Tiếp
tục đi theo con đường này đến phía sau bức tranh của ba vị thánh là ba
pho tượng to lớn. Đến đây để dừng lại và một chút thắc mắt tự hỏi ai?
tại sao mỗi người điều có những vật biểu trưng khác nhau?. Tôi chỉ biết
rằng những cái mơ hồ về như Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc ở giữa, đứng trên
tòa sen giữa Thất đầu xà ở bực đá mài cao nhất, tay cầm cây Kim Tiên,
rồi kế đến là tượng của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư ở phía tay mặt của
Đức Hộ Pháp tay thì cầm Long Tu Phiến, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi và
Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang ở phía tay trái của Đức Hộ Pháp tay trái
nắm xâu chuỗi Từ Bi. Những vật mà các chư vị mang theo ta thường bắt gặp
trong các tín đồ phật giáo đều có ý nghĩa về luân hồi
.
Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh - Hộ Pháp Phạm công Tắc - Đức Thượng Xanh
Tiếp
tục cuộc khám phá nơi Thánh thất qua các kiến trúc mặt tiền còn có
nhiều hình tượng cách tân: thiên nhãn, ông thiện ác, tượng nữ Đầu Sư
(Lâm Hương Thanh), trên đỉnh mái giữa hai lầu chuông và trống là tượng
phật di lạc ngự giữa đài sen. Khi xưa thực dân pháp sang xâm lược nước
ta, chúng đã âm thầm đánh phá và dùng bom để phá khu thánh thất nhưng
không thành vì thế người dân của Tây Ninh đã tin tưởng rằng có một thế
lực vô hình đã che trở. Có lẽ những câu chuyện hư thật của nơi đây đã
cuốn hút tôi. Ấn tượng lớn nhất của Bát Quái Đài là tượng Tam vị Nhất
thể theo truyền thuyết của Ấn Độ là Thần siva, Brahma, Chrisna. Trải qua
những biến động của thời gian những hình tượng vẫn còn đứng vững với
thời gian, những hoa văn và họa tiết trên tòa thánh khá sắc nét, rực rỡ.
Đứng bên tòa thánh là một khoảng sân rộng với hai khán đài là Đại Đồng
Xã, nơi để các tín đồ, khách hành hương về xem lễ, các cuộc hành hương, ở
đây du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh tòa thánh đang vươn mình,
rừng cây, tháp cột thiền đường tạo cảm giác thanh bình nơi đất thánh
.
Mặt trước của tòa thánh là khỏang sân rộng, nơi diễn ra các lễ hội trong năm
Bóng
chiều tà hắt hiêu lên từng mái ngói, âm thanh vọng ra từ tiếng chuông
gõ vang xa gần trong lòng cảm thấy khoắc khỏai với thời gian. Những buổi
chiều hai cánh rừng thiên nhiên rộng gần 10 ha, lại đông đúc người dừng
chân ghé lại nghĩ chân.
Hàng
năm vào dịp Vía Đức Chí Tôn vào ngày mùng chín tháng giêng, nơi đây
trưng bày các nhiều gian hàng triễn lãm. Mỗi gian đều thiết kế tượng
hình mô tả sự tích xưa thể hiện lòng Trung, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của
người xưa. Trên con đường chạy qua truớc măt tiền của Đền Thánh, còn có
một ngôi thờ tự quan trọng khác là tòa Báo Ân Từ, hiện được coi như ngôi
đền hờ đức thánh mẫu, có quy mô nhỏ hơn đền thánh.
Dọc
theo các con đường trong nội ô Tòa Thánh, người ta còn đếm được vài
chục ngôi công thự. Nơi là bệnh viện, trường học, những tòa nhà của
người trong đạo. Tất cả nơi đây làm nên một quần thể kiến trúc qui mô
rộng lớn. Người dân hằng ngày làm việc chăm chỉ để bảo tồn kiến trúc tòa
thánh thêm một khang trang, để là nơi nghiêm bái hàng ngàn lượt người
đến mỗi dịp đại lễ.
Hội thánh Cao Đài Tây Ninh
...hay một khách đình vắng lặng nơi thánh thất
..hay một trong ba tòa tháp tượng trưng cho ba tôn giáo: Phật, Lão, Nho giáo
Toà thánh Tây Ninh - một nơi văn hóa nổi bậc đặc trưng của Tây Ninh
Thánh
thất Cao Đài vẫn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến
tham quan, như một sự gắn kết con người trong trong đạo với nhau dù là
đạo nào đi chăng nữa thì Tòa Thánh Tây Ninh vẫn là sự thống nhất đưa đến
con người sự an bình trong cuộc sống.
Đã
qua nhiều năm, tòa thánh Tây Ninh vẫn là một biểu trưng văn hóa đặc
sắc, thắm đượm tinh thần dân tộc của người dân sống trên mọi miền đất
phương nam. Để rồi cùng những vận hội mới của đất nước, người dân có đạo
Cao Đài tiếp tục đóng góp sức mình làm cho đạo ngày càng tươi sáng.
(Tham khảo thêm Internet )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét