e

Thứ Năm, tháng 10 31, 2024

INNOVATION SUMMIT VIETNAM 2024 HIGHLIGHTS

 


Schneider Electric VietNam

Thứ Bảy, tháng 10 26, 2024

Nội địa hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo Bước đi chiến lược trên con đường chuyển dịch xanh


 Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu chuyển dịch năng lượng bền vững, Việt Nam đang nỗ lực khẳng định vị thế của mình trên bản đồ năng lượng tái tạo toàn cầu. Với mục tiêu trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2050, Việt Nam không chỉ cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mà còn cần một lực lượng lao động chất lượng cao và một chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh. Đào tạo nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước được xem là hai yếu tố then chốt trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững.

TheoNhandan

Công nghệ nào sẽ được sử dụng để phát triển dự án điện hạt nhân ở Việt Nam?

 

Chủ trương phát triển dự án điện hạt nhân của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, đã có một thời gian bị dừng lại.

Từ năm 2009, Việt Nam đã nghiên cứu triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận theo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, đến ngày 22/11/2016, Quốc hội quyết định tạm dừng triển khai dự án trên.

Tại họp báo thường kỳ quý 3/2024 của Bộ Công Thương diễn ra chiều 23/10, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, khi đó, lý do quyết định tạm dừng thực hiện dự án là do nhiều yếu tố, đặc biệt là vấn đề nhân lực, tài chính có nhiều khó khăn.

Phối cảnh dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. (Nguồn: dienhatnhan.com.vn)

Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có chủ trương phát triển điện hạt nhân từ lâu, tuy nhiên đã tạm dừng. Hiện tại, theo chỉ đạo của Chính phủ và thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ đang nghiên cứu lại thực tiễn để đánh giá việc có nên triển khai hay không.

 Net Zero.

Tại dự án Luật Điện lực (sửa đổi), quy định, quy hoạch phát triển điện hạt nhân là một phần gắn liền và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.

Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác có liên quan.

"Tuỳ thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân có hiệu quả", dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nêu.

Hình minh họa bởi AI.

Hiện nay Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để phát triển dự án điện hạt nhân. Về công nghệ, quan điểm của Bộ Công Thương là sử dụng công nghệ kiểu mới, tiên tiến và đặc biệt là đã được áp dụng thực tiễn, đảm bảo tối đa an toàn. Điện hạt nhân phải đưa mức an toàn lên tối đa, rủi ro về 0.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cũng xác định, các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để đảm bảo an toàn cao nhất.

Để xác định thời điểm khởi động lại dự án điện hạt nhân, Bộ Công Thương đang nghiên cứu và có khoanh vùng một vài phương án. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Bộ Công Thương đang phối hợp nghiên cứu sau đó báo cáo trình Chính phủ có chủ trương từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch điện khi đó mới có cơ sở tiếp tục triển khai.

TheoSoha

Thứ Tư, tháng 10 23, 2024

Dự án điện bối rối chờ chính sách

 Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra các quy định rõ ràng để triển khai tiếp, thì các nhà đầu tư quan tâm điện gió ngoài khơi hay điện khí đang góp ý rất nhiều cho chính sách để có thể triển khai dự án.


    Hai năm vẫn loay hoay giá tạm tính

    “85 dự án năng lượng tái tạo thuộc diện chuyển tiếp dù đã có đầy đủ cơ chế chính sách để đàm phán, nhưng đến nay, vẫn chưa có dự án nào ký được Hợp đồng mua bán điện (PPA) chính thức. Kể từ ngày 1/11/2021 đến nay là gần 3 năm với các dự án điện gió diện này. Chủ đầu tư không hấp hối thì mới lạ”, đại diện một dự án tỏ ra bức xúc khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.

    Theo vị này, hiện tại, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được công nhận vận hành thương mại vẫn chỉ được hưởng giá tạm bằng 50% khung giá trần theo Quyết định 21/QĐ-BCT ban hành tháng 1/2023. Như vậy, nhà đầu tư không đủ để trả gốc và lãi vay.

    Đáng nói là, với số tiền còn lại, EVN chưa phải thanh toán, sau này cũng chỉ thanh toán bù trừ, chứ không tính lãi cho phần đó. “Lợi thế thì ai dại mà ký giá PPA chính thức”, vị này nhận xét và cho rằng, nếu Bộ Công thương không chỉ đạo xử lý dứt điểm, thì nhà đầu tư ngày càng nản chí.

    Được biết, mới chỉ có một dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Công ty Mua bán điện trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhưng lại cũng bị yêu cầu tính toán lại. Đó là chưa kể, nếu EVN có thông qua, thì cũng phải trình lên Cục Điều tiết điện lực xem xét thông qua mới ký được PPA chính thức.

    Không chỉ các dự án chuyển tiếp chờ giải quyết, mà các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều tới điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia cũng mòn mỏi chờ quy định pháp lý đang soạn thảo.

    Đó là chưa kể, quy định tổng công suất phát triển điện mặt trời mái nhà có nối lưới tại mỗi địa phương phải phù hợp với công suất được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia đang gây thách thức khi con số phân bổ khá khiêm tốn so với tiềm năng và mục tiêu của địa phương.

    Đơn cử, TP.HCM được phân 73 MW điện mặt trời mái nhà - một con số nhỏ so với mục tiêu đặt ra của Thành phố trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 là 748 MWp và giai đoạn 2026-2030 là 1.505 MWp.

    Lấn cấn đàm phán mua bán điện

    Ông Nguyễn Duy Giang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) - đơn vị đang triển khai đầu tư Dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 cho hay, theo kinh nghiệm của PV Power, dù dự thảo hợp đồng và nguyên tắc tính giá điện đã được quy định cụ thể tại Thông tư 07/2024/TT-BCT, nhưng thời gian đàm phán PPA sẽ không dưới 2 năm, thậm chí là 5 năm vẫn không thống nhất được giá chính thức.

    Đáng nói là, việc thu xếp vốn phụ thuộc lớn vào PPA.

    “Do không có bảo lãnh Chính phủ, việc thu xếp vốn vô cùng khó khăn, các tổ chức tín dụng yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết sản lượng điện hợp đồng (Qc) dài hạn để họ đánh giá hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, quá trình đàm phán PPA kéo dài và cũng chưa thể đàm phán hợp đồng mua bán khí dài hạn do không có Qc dài hạn”, ông Giang nhận xét.

    Bên cạnh đó, việc sản lượng điện hợp đồng được đơn vị vận hành hệ thống điện thông báo hàng tháng, trong khi nhiên liệu đầu vào theo kế hoạch năm cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư nhà máy điện khí LNG.

    “Với đặc thù mua LNG phải cam kết sử dụng 100% lượng khí mua, Qc chính là điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư nhà máy điện lập đầu bài đi mua LNG dài hạn. Về phía bên mua điện, lo ngại giá LNG cao dẫn tới bên mua điện không muốn thỏa thuận Qc dài hạn. Tuy nhiên, trong giá thành phát điện của nhà máy điện LNG, thành phần giá biến đổi, điều chỉnh theo chi phí LNG chiếm 75-85%. Nếu không có Qc dài hạn, PV Power không có cơ sở để cam kết khối lượng khí dài hạn và chỉ có thể xem xét mua theo hợp đồng dài hạn với khối lượng cam kết Qc tối thiểu (khoảng 21% sản lượng phát nhiều năm) và phần còn lại sẽ mua theo chuyến. Điều này sẽ làm tăng giá điện, ảnh hưởng tới thị trường điện Việt Nam và không đảm bảo được sản lượng điện phát khi hệ thống yêu cầu”, đại diện PV Power nói.

    Ở các dự án điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng ban Thương mại (Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC) cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và PTSC đã kiến nghị 17 vấn đề với mục tiêu làm rõ định hướng và chính sách phát triển, nhưng mới chỉ có 4 chỉ tiêu được tiếp thu.

    Các kiến nghị chưa được tiếp thu, gồm định hướng, mô hình cho các giai đoạn phát triển; thể chế hóa được vai trò của Petrovietnam theo Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị; thống nhất về đầu mồi quản lý và vai trò của Chính phủ; sự đồng bộ giao đất với khu vực biển; cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

    Điều này dẫn đến không rõ ràng về trình tự, thủ tục cho điện gió ngoài khơi, thiếu cơ chế để phát triển các dự án bền vững; tạo khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi; không tạo đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

    “Các dự án điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam rất cần cơ chế thí điểm, do đó, PTSC kiến nghị Dự thảo luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân kỳ các giai đoạn phát triển của ngành; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chủ trương; phát triển thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ trong nước và xuất khẩu”, ông Nguyễn Tuấn nói.

    Chia sẻ thực tế này, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, những vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi theo xác định của Bộ Công thương là chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

    Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII.

    TheoBaoDautu

    VOOWESS 2024: Hội nghị quốc tế về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi

      Ngày 29 - 30/10, tại TP HCM sẽ diễn ra triển lãm và hội nghị quốc tế lần thứ 7 về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi tại Việt Nam (VOOWESS) năm 2024.

    VOOWESS 2024: Hội nghị quốc tế về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi

    Trong xu hướng cả thế giới đang tích cực hành động để giảm lượng phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng giúp các quốc gia đạt được tham vọng phát thải ròng bằng “0” cũng như các mục tiêu về khí hậu.

    Theo Báo cáo về chi phí phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) công bố vào tháng 9/2024 cho biết, các công nghệ năng lượng tái tạo đã có mức giảm chi phí đáng kể.

    Giai đoạn 2022-2023, tổng chi phí lắp đặt trung bình toàn cầu của điện gió ngoài khơi đã giảm từ 3.478 USD/kW xuống 2.800 USD/kW, trong khi hệ số công suất trung bình của các dự án mới đưa vào vận hành giảm nhẹ, từ 42% năm 2022 xuống 41% năm 2023.

    Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) trung bình toàn cầu của điện gió trên bờ năm 2010 là 0,111 USD/kWh, đến năm 2023 chỉ còn 0,033 USD/kWh, mức giảm lên tới 70% do giá thành turbin điện gió thấp hơn và sự cải tiến về công nghệ turbine làm tăng hệ số công suất từ 27% lên 36%.

    Chi phí sản xuất điện quy dẫn của điện gió ngoài khơi năm 2010 là 0,203 USD/kWh, đến năm 2023 đã giảm xuống còn 0,075 USD/kWh, mức giảm 63% phản ánh sự tiến bộ về mặt công nghệ và quy mô kinh tế.

    Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, sự bổ sung mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo của Trung Quốc trong năm 2023 là một trong những nguyên nhân đã thúc đẩy sự sụt giảm LCOE cho các công nghệ này.

    Công suất lưu trữ năng lượng hàng năm tăng từ 0,1 GWh tổng công suất vào năm 2010 lên 95,9 GWh tổng công suất vào năm 2023. Trong giai đoạn 2010-2023, chi phí cho các dự án lưu trữ pin đã giảm 89%, từ 2.511 USD/kWh xuống 273 USD/kWh.

    Việt Nam đã nổi lên là một quốc gia đầy triển vọng trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng đáng kể với mục tiêu triển khai năm 2030 là 6.000MW.

    Tháng 9/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là công cụ quan trọng hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về biển theo cách tiếp cận tổng hợp, đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là ngành kinh tế biển mới, trong đó có lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Quy hoạch đặt ra những vấn đề trọng tâm và đột phá có tính then chốt, có sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho sự phát triển.

    Theo Ban tổ chức, Công ty BuiM - nhà tổ chức các sự kiện về năng lượng gió trên phạm vi toàn thế giới cho biết, VOOWESS 2024 dự kiến thu hút hơn 400 đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự và hàng ngàn lượt tham quan các gian hàng triển lãm.

    VOOWESS 2024 tập hợp các nhà hoạch định chính sách đại diện Bộ Công Thương; Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường); các nhà phát triển, nhà đầu tư, nhà thầu và nhà sản xuất thiết bị gốc cũng như các nhà cung cấp giải pháp để thảo luận về sự phát triển của ngành điện gió (trên bờ và ngoài khơi), lưu trữ năng lượng, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, những thách thức trong lĩnh vực này.

    Tại VOOWESS 2024, các đại biểu cũng sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến cơ hội khử carbon, phân tích các khía cạnh đầu tư dự án cũng như các giải pháp nhằm vận động mạnh mẽ cho sự phát triển điện gió ngoài khơi và lưu trữ năng lượng, những lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam. Đồng thời cũng cung cấp một nền tảng lý tưởng cho việc thiết lập quan hệ đối tác, giới thiệu công nghệ mới và những tiến bộ trong ngành.

    TheoPetrotimes - N.H

    Thứ Ba, tháng 10 22, 2024

    Lấp khoảng trống pháp lý để phát triển điện gió ngoài khơi

     Theo quy hoạch, đến năm 2030 công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW, chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện.

    Đến tháng 9 năm 2024, mới có 1 dự án điện gió ngoài khơi được khảo sát và nghiên cứu tiền khả thi giữa Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và đối tác Singapore.

    Xu hướng chuyển dịch từ các nguồn năng lượng truyền thống thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí sang nguồn năng lượng mới điện gió, điện mặt trời, sinh khối đang ngày một mạnh mẽ . Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các cơ chế để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi. Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo quy hoạch.

    Lấp khoảng trống pháp lý để phát triển điện gió ngoài khơi- Ảnh 1.

    Sớm có cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi, cơ chế bán điện, xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi.

    Bàn về rào cản khi triển khai các dự án điện gió ngoài khơi, Ông Hoàng Quang Huy, Ban điện và Năng lượng tái tạo - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ: quy định pháp luật hiện tại chưa điều chỉnh đầy đủ được việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Cụ thể chưa có quy định, cơ chế để phát triển dự án đầu tiên trong giai đoạn khởi tạo.

    Nghị quyết 55/NQ-TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, có nêu: "Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo; Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện chiến lược biển Việt Nam"

    Để đạt mục tiêu trên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, cần phải sửa đổi đồng bộ các Luật có liên quan như: Luật Bảo vệ môi trường Luật Thuế, Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo; Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai…

    Bên cạnh đó, ban hành khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi; cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các dự án điện gió ngoài khơi và cơ chế bán điện, xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi.

    TheoChinhphu.vn

    Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân

     Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    Chiều 21/10, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Báo cáo thẩm tra dự thảo về Luật Điện lực, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, sau gần 20 năm triển khai thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

    Nhà nước độc quyền phát triển điện hạt nhân

    Điểm mới tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này là đề cập phát triển điện hạt nhân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, dự án Luật quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà các bon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

    Theo dự án Luật, Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    Ngoài nhà máy điện hạt nhân, Nhà nước cũng độc quyền trong đầu tư xây dưng và vận hành nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên, nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp. Nhà nước cũng độc quyền trong điều độ hệ thống điện quốc gia; Vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

    Liên quan đến chính sách phát triển điện hạt nhân, dự án Luật quy định quy hoạch phát triển điện hạt nhân là một phần gắn liền và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.

    Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành. Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để đảm bảo an toàn cao nhất.

    “Tuỳ thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân có hiệu quả”, dự thảo Luật Điện lực nêu.

    Trước đó, ngày 19/10, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã lưu ý một số nội dung cụ thể liên quan việc đa dạng hóa các nguồn điện, bảo đảm các nguồn điện nền, chuyển dần từ điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

    Đáng lưu ý, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.

    Giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện

    Liên quan đến chính sách giá điện, theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khi chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

    Trong đó, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi sẽ theo hướng giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các vùng, miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua điện, giá bán điện trong khung giá điện, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định. Giá điện bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực.

    Áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ điện cao và phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch, các khách hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển và trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, chủ trương của nhà nước.

    Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt. Làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện. Ngoài ra là, bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện. Bên cạnh đó, bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

    Về quy định điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (từ Điều 31 đến Điều 37, Mục 1), ông Lê Quang Huy đề nghị, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng. Việc khảo sát và phát triển năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan. Các dự án tự sản, tự tiêu năng lượng tái tạo cần quy định rõ ràng về quy mô và thủ tục đăng ký. Ngoài ra, việc nâng cấp thiết bị và tháo dỡ dự án cũng cần quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

    Về quy định về phát triển điện gió ngoài khơi (từ Điều 38 đến Điều 46, Mục 2), đề nghị đánh giá kỹ tác động và bổ sung quy định rõ trách nhiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi, đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng dự án để đảm bảo tính thống nhất pháp luật, vì đây là lĩnh vực mới, liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền.

    Đồng thời, cần có quy định minh bạch về điện gió gần bờ và trên bờ. Có ý kiến đề nghị chỉ luật hóa các cơ chế, chính sách đối với điện gió ngoài khơi sau khi kiểm nghiệm thực tế và bảo đảm tính khả thi; quy định rõ thẩm quyền phê duyệt dự án theo Luật Đầu tư và trách nhiệm của các địa phương, bộ, ngành liên quan.

    Thứ Hai, tháng 10 21, 2024

    Phát hiện vấn đề nghiêm trọng từ tấm pin mặt trời trên mái nhà

     

    Mặc dù tấm pin mặt trời được biết đến với nhiều lợi ích nhưng chúng cũng mang lại một số vấn đề nghiêm trọng.

    Một trong số những vấn đề được cho là đặc biệt nghiêm trọng đến từ các tấm pin mặt trời là làm tăng nhiệt độ tại các khu vực đô thị. Nhiều hộ gia đình hiện nay đang chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.

    Pin mặt trời ngày càng phổ biến trên các mái nhà tại Việt Nam.

    Pin mặt trời ngày càng phổ biến trên các mái nhà tại Việt Nam.

    Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature gần đây, việc lắp đặt hàng loạt tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể làm tăng nhiệt độ đô thị, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát triển một mô hình mới nhằm đánh giá tác động của các tấm pin mặt trời đối với vi khí hậu đô thị. Họ đã sử dụng công cụ dự đoán khí hậu tiên tiến (WRF) kết hợp với dữ liệu về mức tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà (BEM) và ảnh hưởng của chúng đến môi trường đô thị (BEP).

    Các nhà nghiên cứu cho biết, các tấm pin mặt trời không chỉ đơn thuần phản xạ nhiệt mà còn hấp thụ nó, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ từ 1 đến 1,9 độ C trong suốt cả ngày. Kiểu lắp đặt này đã gây ra những thay đổi trong khí quyển gần mặt đất và làm trầm trọng thêm hiện tượng đảo nhiệt. Điều này không chỉ liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ do các yếu tố như nhựa đường, xi măng và giao thông mà còn do lượng nhiệt được giữ lại bởi các tấm pin mặt trời, từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn trong việc làm nóng môi trường đô thị.

    Khả năng tích tụ nhiệt là vấn đề đau đầu dành cho các tấm pin mặt trời trên mái nhà.

    Khả năng tích tụ nhiệt là vấn đề đau đầu dành cho các tấm pin mặt trời trên mái nhà.

    Báo cáo về hiệu suất của tấm pin mặt trời cho thấy, mặc dù chúng có khả năng thu nhận tới 90% năng lượng từ ánh sáng mặt trời nhưng chỉ khoảng 20% trong số đó được chuyển đổi thành điện năng. Phần năng lượng còn lại chủ yếu chuyển hóa thành nhiệt, dẫn đến tình trạng gia tăng nhiệt độ ở các khu vực đô thị vào ban ngày.

    Điều đáng chú ý là hiện tượng này không chỉ xảy ra trong những ngày nắng mà còn kéo dài đến ban đêm do các tấm pin mặt trời giữ lại nhiệt, làm cho nhiệt độ không giảm xuống như bình thường. Nhiệt tích tụ này không chỉ làm giảm hiệu suất chuyển đổi năng lượng mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của tấm pin do nhiệt độ cao làm tăng điện trở và giảm điện áp.

    Mặc dù vậy, các lợi ích mà pin mặt trời mang lại là không hề nhỏ.

    Mặc dù vậy, các lợi ích mà pin mặt trời mang lại là không hề nhỏ.

    Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các giải pháp như thông gió thụ động và chu trình năng lượng kết hợp nhằm giảm thiểu tác động của nhiệt độ cao.

    Mặc dù nghiên cứu này chỉ ra những hạn chế của tấm pin mặt trời nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ này mang lại. Tấm pin mặt trời vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tự tiêu thụ năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống.

    Các chuyên gia tin rằng cần có những cải tiến trong công nghệ tấm pin mặt trời để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu tác động của nhiệt độ, từ đó đảm bảo rằng chúng vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược năng lượng bền vững của các thành phố hiện đại.

    Nguồn: https://vietnamdaily.kienthuc.net.vn/doi-song-24h/phat-hien-van-de-nghiem-trong-tu-lan-song-tam-.

    UBND tỉnh Ninh Thuận khảo sát thực tế tại siêu dự án điện 1,4 tỷ USD của PV Power (POW)

     PV Power (POW) dự kiến nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ chính thức phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và nhà máy điện Nhơn Trạch 4 là tháng 5/2025.

    Sáng ngày 18/10, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đoàn công tác UBND tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai.

    Đoàn công tác UBND tỉnh Ninh Thuận khảo sát thực tế tại siêu dự án điện 1,4 tỷ USD của PV Power (POW)
    Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận khảo sát thực tế dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận)

    Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là dự án trọng điểm quốc gia, do PV Power (POW) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

    Đây là dự án nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có công nghệ (turbine khí) hiện đại do GE (Hoa Kỳ) cung cấp với công suất và hiệu suất cao nhất hiện nay. Khi chính thức phát điện thương mại, dự án sẽ bổ sung hơn 9 tỷ kWh điện thương phẩm/năm cho hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Dự án đem lại doanh thu từ 17 .000 - 18.000 tỷ đồng/năm cho tỉnh Đồng Nai. Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 dự kiến chính thức phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và nhà máy điện Nhơn Trạch 4 là tháng 5/2025.

    Lãnh đạo PV Power cho biết, từ khi dự án được phê duyệt chủ trương, PV Power đã tích cực triển khai các bước đầu tư.

    Hiện tại, Tổng thầu Samsung C&T và Lilama đang thực hiện các công việc cuối cùng của quá trình xây lắp và đang tiến hành chạy thử. PV Power đã hoàn thành công tác thu xếp vốn.

    Mới đây, PV Power và Công ty Mua bán điện EVNEPTC (đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền) đã ký kết thành công Hợp đồng mua bán điện (PPA) Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, hoàn tất thỏa thuận đấu nối với Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia. Sự kiện đánh dấu cột mốc và điều kiện quan trọng để Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đi vào hoạt động thương mại, tạo tiền đề, định hướng cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin đến lãnh đạo PV Power về tiến độ triển khai Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná. Theo đó, dự án có tổng công suất 6.000MW, được xây dựng tại xã Phước Diêm (Thuận Nam), giai đoạn 1 công suất 1.500MW với tổng vốn đầu tư khoảng 49.000 tỷ đồng.

    Đoàn công tác UBND tỉnh khảo sát thực tế tại siêu dự án điện 1,4 tỷ USD của PV Power (POW)
    Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận)

    Hiện, Sở Công thương phối hợp đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

    Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh việc phát triển dự án LNG Cà Ná sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia và phát triển mạnh mẽ vùng động lực phía Nam của tỉnh. Đồng chí mong muốn PV Power tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ thông tin để Ninh Thuận sớm hoàn thành dự án theo kế hoạch.

    Đồng thời, đề nghị lãnh đạo PV Power đẩy nhanh quy trình hoàn thiện thủ tục đầu tư Tổ hợp sản xuất điện sạch tích năng Lâm Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) với sản lượng điện 5,87 tỷ kWh/năm do PV Power làm chủ đầu tư, dự kiến triển khai từ năm 2026, đưa vào vận hành cuối năm 2030.

    TheoNguoiquansat.vn

    Nhà máy điện rác 847 tỉ ở Bắc Ninh thiếu rác để xử lý

     Bắc Ninh - Lượng rác cung cấp cho nhà máy đốt rác phát điện huyện Lương Tài đang thiếu so với quy mô thiết kế .

    Chủ Nhật, tháng 10 20, 2024

    Vì sao ngày càng có nhiều cuộc phản đối điện gió tại châu Âu?

      Ở trên khắp châu Âu, các dự án điện gió đang đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng ở các vùng nông thôn. Tại Sardinia, Auvergne và các khu vực khác đang cho thấy sự căng thẳng giữa quá trình chuyển đổi năng lượng và việc bảo vệ các vùng lãnh thổ.

    Vì sao ngày càng có nhiều cuộc phản đối điện gió tại châu Âu?
    Một cuộc biểu tình phản đối điện gió tại Pháp. Ảnh AFP

    Khi chuyển đổi năng lượng trở thành ưu tiên hàng đầu để đạt được mục tiêu giảm thiểu carbon tại châu Âu, các vùng nông thôn vốn xa lạ với các cơ sở hạ tầng lớn lại bất ngờ trở thành nơi thử nghiệm đầu tiên của cuộc chuyển đổi này. Mặc dù các trang trại điện gió hứa hẹn giải quyết các vấn đề về khí hậu, nhưng việc triển khai chúng tại những khu vực nông thôn lại gây ra làn sóng phản đối ngày càng mạnh mẽ. Những nơi như Sardinia (Ý) và các vùng núi ở Auvergne (Pháp) chỉ là một vài ví dụ về những khó khăn ngày càng tăng mà chính phủ và các nhà phát triển năng lượng tái tạo phải đối mặt trước sự phản đối từ người dân địa phương xuất phát từ những lo ngại về kinh tế, xã hội và môi trường.

    Sardinia: Hòn đảo đấu tranh cho bản sắc

    Tại Sardinia, du lịch và nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế địa phương, người dân đặc biệt phản đối việc xây dựng các trang trại điện gió. Mặc dù những dự án này được xem là một bước tiến lớn hướng đến hiện đại hóa năng lượng, nhưng một bộ phận người dân lại cảm thấy đây là sự chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của họ. Sự tương phản giữa các cơ sở hạ tầng khổng lồ và cảnh quan nguyên sơ đã làm gia tăng tinh thần kháng cự mạnh mẽ, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nơi thường xuyên đón nhận những cơn gió mạnh.

    Hành vi phá hoại tua bin gió là cách thể hiện rõ ràng sự phản đối này. Mối lo ngại về việc hòn đảo sẽ trở thành nhà cung cấp năng lượng cho lục địa mà không mang lại lợi ích gì cho người dân địa phương xuất hiện thường xuyên các bài phát biểu của những người phản đối. Cảm giác bất công về kinh tế cũng góp phần khiến căng thẳng trở nên trầm trọng hơn: trong khi các tập đoàn lớn thu lợi từ việc sản xuất năng lượng, cộng đồng người dân địa phương lại nhận được rất ít lợi ích thiết thực. Sự coi thường từ các nhà đầu tư nước ngoài càng làm gia tăng thái độ chống đối các dự án này.

    Sự cân bằng mong manh giữa kinh tế và bảo tồn cảnh quan ở Auvergne

    Tại dãy núi Auvergne, tình hình cũng phức tạp không kém nhưng nhưng biểu hiện lại có sự khác biệt. Ở đây, các trang trại gió có thể mang lại lợi ích kinh tế thực sự cho các địa phương đang gặp khó khăn về tài chính. Doanh thu từ các dự án này có thể được dùng để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương, chẳng hạn như sửa chữa đường sá hoặc hiện đại hóa trường học. Phần lớn người dân lại cho rằng không thể để các dự án này làm đảo loạn vẻ đẹp tự nhiên của vùng, vốn nổi tiếng với cảnh quan núi lửa độc đáo.

    Các quan chức địa phương đang phải đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Liệu họ có nên hy sinh một phần di sản tự nhiên của vùng để đảm bảo tương lai kinh tế cho người dân hay không? Tình thế này đôi khi không thể giải quyết được. Ở một số thành phố tự trị, áp lực quá lớn đến nỗi các thị trưởng quyết định từ chức thay vì đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ người dân. Những cuộc tranh luận về điện gió cho thấy sự phân hóa trong cộng đồng nông thôn, nơi mà một bên ủng hộ phát triển kinh tế ngắn hạn, trong khi bên kia ưu tiên bảo tồn cảnh quan.

    Đức và Đan Mạch: Khi vấn đề sinh thái va chạm với đa dạng sinh học và di sản

    Ngay cả những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng gió như Đức và Đan Mạch cũng đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Tại Đức, nơi có hơn 30.000 tua bin gió đang hoạt động, cuộc tranh luận không chỉ tập trung vào tác động trực quan mà còn tập trung vào việc bảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều nhà bảo vệ môi trường và các tổ chức địa phương đang tăng cường kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là chim và dơi, trước những rủi ro liên quan đến cánh tuabin gió. Rào cản sinh thái này đã làm chậm lại nhiều dự án, nhất là ở những khu vực rừng rậm.

    Tại Đan Mạch, một yếu tố khác cũng gây trở ngại cho việc triển khai điện gió là bảo vệ di sản văn hóa. Ở một số vùng, nhà thờ địa phương có quyền phủ quyết đối với các dự án cơ sở hạ tầng có thể nhìn thấy từ các địa điểm thờ phụng, điều này đã dẫn đến việc đình trệ một số dự án điện gió. Sự phản đối này mang cả tính chất văn hóa và thẩm mỹ, cho thấy rằng quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ diễn ra trên bình diện kinh tế hoặc sinh thái mà còn ảnh hưởng đến truyền thống và bản sắc của các vùng đất.

    Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho tương lai

    Đối mặt với những sự phản đối này, một số quốc gia châu Âu đã bắt đầu xem xét lại cách tiếp cận của mình.Tại Tây Ban Nha, các dự án được thiết lập để có sự tham gia của cộng đồng địa phương ngay từ đầu các cuộc thảo luận, mang lại cho người dân địa phương một phần lợi nhuận từ các trang trại gió. Những sáng kiến ​​này đã giúp giảm căng thẳng và đảm bảo khả năng tiếp nhận dự án tốt hơn. Tại Pháp, luật năng lượng tái tạo năm 2023 đã đưa ra các cơ chế hòa giải và quy trình tham vấn để cải thiện khả năng chấp nhận dự án của địa phương. Bằng cách cho phép các cộng đồng tự chủ hơn đối với các dự án này, mục tiêu là biến sự phản đối thành sự hợp tác, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bắt buộc về quá trình khử cacbon.

    Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, con đường dẫn đến sự chấp nhận rộng rãi của điện gió ở các vùng nông thôn vẫn còn dài. Những ví dụ từ Sardinia, Auvergne và các khu vực khác cho thấy rằng vấn đề năng lượng tái tạo không thể được giải quyết bằng một cách tiếp cận đồng nhất. Mỗi vùng đất có những thách thức riêng và các giải pháp cần phải được điều chỉnh phù hợp với cả nhu cầu địa phương cũng như mục tiêu chung của quá trình chuyển đổi năng lượng.

    Có gì bên trong dự án điện gió trên đất liền lớn nhất Trung QuốcH.Phan

    AFP