Theo quy hoạch, đến năm 2030 công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW, chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện.
Đến tháng 9 năm 2024, mới có 1 dự án điện gió ngoài khơi được khảo sát và nghiên cứu tiền khả thi giữa Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và đối tác Singapore.
Xu hướng chuyển dịch từ các nguồn năng lượng truyền thống thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí sang nguồn năng lượng mới điện gió, điện mặt trời, sinh khối đang ngày một mạnh mẽ . Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các cơ chế để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi. Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo quy hoạch.
Bàn về rào cản khi triển khai các dự án điện gió ngoài khơi, Ông Hoàng Quang Huy, Ban điện và Năng lượng tái tạo - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ: quy định pháp luật hiện tại chưa điều chỉnh đầy đủ được việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Cụ thể chưa có quy định, cơ chế để phát triển dự án đầu tiên trong giai đoạn khởi tạo.
Nghị quyết 55/NQ-TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, có nêu: "Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo; Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện chiến lược biển Việt Nam"
Để đạt mục tiêu trên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, cần phải sửa đổi đồng bộ các Luật có liên quan như: Luật Bảo vệ môi trường Luật Thuế, Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo; Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai…
Bên cạnh đó, ban hành khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi; cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các dự án điện gió ngoài khơi và cơ chế bán điện, xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi.
TheoChinhphu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét