Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ muối nóng chảy được đặt tại Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc phía tây bắc Trung Quốc.
Nhà máy điện 100MW, còn được gọi là "siêu nhà máy điện gương", hoạt động bằng cách sử dụng 12.000 gương tập trung ánh sáng mặt trời vào một bộ thu trên đỉnh tháp năng lượng mặt trời, sau đó làm muối nóng chảy. Nhà máy được thiết kế để tạo ra 390 triệu kWh điện hàng năm, góp phần giảm 350.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Năng lượng nhiệt mặt trời được cho là thế hệ năng lượng mặt trời tiếp theo và là nguồn năng lượng xanh lý tưởng ở Trung Quốc.
Nhà máy đã phát điện thành công và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2018.
Huang Wenbo, phó chủ tịch của công ty Beijing Shouhang, đơn vị xây dựng nhà máy, cho biết nhà máy điện này đã chịu được thử thách vận hành trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất trong các mùa khác nhau. Việc này đồng nghĩanó có thể được sử dụng rộng rãi ở các khu vực Tây Bắc.
Nhà máy điện này là một trong những dự án thí điểm phát điện nhiệt mặt trời đầu tiên của Trung Quốc. Với khoản đầu tư 3 tỷ nhân dân tệ (433,1 triệu USD), công ty Beijing Shouhang xây dựng và sở hữu toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà máy.
Theo các báo cáo, nhà máy điện này có thể cung cấp điện liên tục 24 giờ ở công suất tối đa, được xem là nền tảng kỹ thuật vững chắc cho sự phát triển của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tương tự ở Trung Quốc. Nó được cho là cũng cho phép Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới làm chủ công nghệ cốt lõi của các nhà máy nhiệt điện muối nóng chảy megawatt.
(Nguồn: Xinhua, China Daily )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét