Thứ Bảy, tháng 11 13, 2021

Cam kết trung hòa carbon - Cơ hội để Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi?

 


Như chúng ta đã biết, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết lộ trình trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050. Nhưng để hướng tới mục tiêu này, theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc bổ sung nguồn điện sơ cấp trong giai đoạn tới khi giảm phát triển nguồn nhiệt điện than (trong khi chưa có điện hạt nhân), sẽ là năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, không như các dự án điện mặt trời, việc đầu tư xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi rất phức tạp và đối diện với nhiều rủi ro. Vì vậy, chính sách cho điện gió cần phải cụ thể, dài hạn và ổn định lâu dài..

Trên thế giới, xu thế phát triển điện gió ngoài khơi đang ngày càng củng cố vị thế của mình là một trong những công nghệ quan trọng nhất để loại bỏ carbon trong hệ thống năng lượng và hiện thực hóa mục tiêu giảm khí thải về trung hòa bằng 0 - Net zero. Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP26 là sự kiện quốc tế lớn quan trọng vừa diễn ra tại Vương quốc Anh, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tác động ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các nước và sinh kế của người dân, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải hành động khẩn trương, mạnh mẽ và tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp hành động để đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH. Tại Hội nghị COP26 lần này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Cam kết của Việt Nam được Chủ tịch COP26 và các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Chúng ta đã nhấn mạnh đến trách nhiệm, đến đạo đức, nhận thức của các tổ chức, tập thể, cá nhân về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

 Video Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại COP 26

Đối với nước ta, nhiệt điện hiện đang chiếm trên 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và

 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, do vậy chưa thể dừng phát 

triển nhiệt điện than trong giai đoạn 2021 - 2030, nhưng sau năm 2030, theo phát biểu của Bộ

 trưởng Công Thương tại COP26, Việt Nam sẽ hạn chế tối đa phát triển các nhà máy mới và 

từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm với công nghệ lạc hậu.


Như vậy, việc bổ sung nguồn điện sơ cấp trong giai đoạn tới khi giảm phát triển nguồn nhiệt 

điện than sẽ là nguồn năng lượng tái tạo và khí hóa lỏng LNG. Theo Cơ quan Năng lượng Tái

 tạo Quốc tế (IRENA), giá điện gió đã giảm một nửa chỉ trong thập niên qua.


Cụ thể, giá điện gió trên bờ (giảm đến 56%), điện gió ngoài khơi (giảm 48%). Giá điện gió

 hiện nay hoàn toàn có thể cạnh tranh được với giá điện than và điện khí, trong khi thân thiện 

môi trường hơn rất nhiều. Đây là cơ hội để phát triển điện gió ngoài khơi, đa dạng hóa nguồn 

năng lượng cho nước ta

TheoNangluongVietNam


0 nhận xét: