THĂM NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ RÁC
Cái khó của việc xử lý rác ở Ý so với VN là rác đã bị " mafia hóa" và
" chính trị hóa " do các băng đảng xã hội đen ở vùng Campania nắm giữ các công nghệ xử lý rác và đầu tư, kinh doanh "mỏ vàng rác ", còn dân chúng luôn luôn biểu tình vì nạn ô nhiễm do rác ứ đọng thiếu chỗ tập kết rác hợp lý và nguy cơ của các dịch bệnh đang rình rập vào mùa hè
Đến nỗi thủ tướng mới Berlucosni phải chủ trỉ
họp ngay tại Napoli để giải quyết vấn nạn rác
tồn tại từ nhiệm kỳ trước .
Để tìm biện pháp giải quyết “ vấn nạn rác" từ lâu trên thế giới và gần đây ở VN đã áp dụng công nghệ “ sản xuất điện từ rác “ ( gọi tắt là nhà máy điện rác ). Nguyên lý cơ bản là rác được ủ thành đống lớn ngòai trời che bằng những vật liệu chuyên dụng, rồi khí methane được hút và qua xấy nóng ở nhiệt độ cao rồi được dẫn vào các tuabin khí để chạy máy phát điện sản xuất ra điện năng, công nghệ này thuộc lọai công nghệ sản xuất điện sạch.Cuối năm 2007 nhân tiếp Đòan cán bộ Dự án Phát Triển Năng Lượng Khí Sinh Học do Hà Lan tài trợ ở HN vào SG, tôi đã liên hệ với Công Ty Môi Trường Đô Thị thuộc Sở TNMT Tp HCM đưa đòan đi thăm nhà máy điện rác Gò Cát ở Tp HCM, nhà máy có công suất 750Kw gồm 3 tổ máy, nếu đủ khí cả 3 tổ máy họat động thì một giờ có thể sản xuất được 2400Kwh, và nếu thừa điện có thể cung cấp cho lưới điện quốc gia , từ ngày chính thức đi vào họat động tháng 7/2005 đến cuối năm 2006 đã cung cấp 6 triệu .440.000kwh điện, tạo nguồn thu 4,2 tỷ đồng. Không phải bãi rác nào cũng có thể sử dụng để sản xuất ra điện, mà phải chôn lấp vệ sinh, phải được xử lý đáy bãi rác theo qui trình riêng, lót chống thấm bằng tấm nhựa đặc biệt HDPE nhập ngọai dầy 2mm, rác phải được đầm nén, giữa các lớp rác phải được ngăn cách bằng các lớp đất dày khỏang 0,15m, phải có hệ thống hấp thụ nước rò rỉ và hệ thu gom khí méthane, tòan bộ bãi rác được phủ kín bằng tấm nhựa chuyên dụng.Tại Tp HCM đã thành lập quĩ tái chế ( sản xuất phân bón từ rác ) và sử lý rác và quản lý chất thải( bao gồm sản xuất điện ) với kinh phí NN và tư nhân đóng góp khá qui mô. Tại Đà Nẵng năm nay Sở TNMTĐN đã liên doanh với 2 công ty Malaysia và Canada chuẩn bị xây dụng nhà máy điện rác bên cạnh bãi rác Khánh Sơn với vốn đầu tư khỏang 7 triệu USD. Ở Hàn Quốc đến nay đã có 12 nhà máy điện rác công suất từ 1-6 MW, tại thành phố Incheon, nằm ờ phía tây thủ đô Séoul ngày 13/12/2006 đã đưa vào vận hành nhà máy điện rác lớn nhất thế giới 50MW, cung cấp điện cho 180000 hộ dân do tư nhân đầu tư vốn 83 triệu USD.Ở Mỹ các công ty môi trường như Waste Management hay Allied Waste Industries đang có nhiều dự án biến rác thành ethanol, khí đốt và điện. Hãng General Electric- Mỹ áp dụng công nghệ khí hóa hiện đại và dự kiến triển khai xây dựng nhiều nhà máy điện rác ở các bang lớn như Florida, California, Lousiana và Michigan. Với tiềm năng nguyên liệu để sán xuất điện là 6000tấn rác thải hàng ngày ở Tp HCM và chưa tính đến ở nhiều đô thị khác ở VN hay 1, 6 tỉ tấn rác thải/ ngày trên tòan thế giới thì việc sản xuất điện từ rác có triển vọng, ngành sản xuất điện sạch và xanh này hứa hẹn không chỉ góp phần giải quyết nạn khan hiếm năng lượng mà lại đóng góp thiết thực cho việc thực hiện bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và giữ gìn văn minh, sạch đẹp cho đô thị.
Tại tỉnh Đồng Nai có rất nhiều trang trại của tư nhân nuôi gia súc đã được Trường ĐHNL TpHCM hướng dẫn xây các bãi ủ phân để tạo và tích lũy khí methane, nếu có kinh phí đầu tư có thể phát triển các máy điện rác cỡ nhỏ hay trung cung cấp điện cho trang trại hay dân cư xung quanh.
FRom My Blog
0 nhận xét:
Đăng nhận xét