Sau khi kết thúc 72 giờ vận hành thử nghiệm, công trình thủy điện Ô Đông Đức đã chính thức đi vào hoạt động, trở thành con đập lớn thứ tư của Trung Quốc.
Thân đập Ô Đông Đức (ảnh chụp trong quá trình xây dựng, ngày 18/11/2018). Ảnh: Reuters |
Dự án có công suất hơn 10 GW, với con đập có chiều cao lên đến 270m, hơn hẳn so với đập Tam Hiệp cao 181m nằm cách đó khoảng 950 km. Tại đập Ô Đông Đức, khoảng 32.000 người dân đã phải di dời tại khu vực hồ thủy điện có dung tích 7,4 tỉ m3 nước.
Con đập nằm trên thượng nguồn sông Dương Tử, thuộc địa giới hành chính giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam (tây nam Trung Quốc), có tổng công suất lắp đặt là 10,2 GW. Tổng sản lượng điện trung bình hằng năm là 38.910 GW.
Với việc vận hành hết công suất thiết kế, đập Ô Đông Đức có thể tạo ra lượng điện tương đương sản phẩm của một nhà máy nhiệt điện sử dụng 12,2 triệu tấn than tiêu chuẩn.
Tập đoàn Dự án Tam Hiệp phụ trách dự án cho hay đập Ô Đông Đức được khởi công vào cuối năm 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Tân Hoa xã đưa tin dự án đập thủy điện Ô Đông Đức có tổng vốn đầu tư là 120 tỉ nhân dân tệ (395.261 tỉ đồng). Dự án nằm trong chuỗi 6 đập thủy điện khổng lồ ở trung và thượng nguồn sông Dương Tử của Tập đoàn Dự án Tam Hiệp.
Các nhà bảo vệ môi trường cho rằng các dự án đập thủy điện này gây ra thiệt hại không thể hồi phục tại khu vực vốn dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng các ảnh hưởng bất lợi là không đáng kể so với lợi ích từ năng lượng cung cấp cũng như điều tiết lũ.
Phát biểu của khi khai trương hoạt động của tổ hợp đầu tiên thuộc nhà máy thủy điện Ô Đông Đức hôm 29/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các khái niệm phát triển mới, vươn tới tầm cao mới của khoa học và công nghệ đồng thời thúc đẩy sự vượt trội trong các dự án lớn để mang lại lợi ích cho người dân.
Ông Tập Cận Bình khuyến khích đội ngũ kỹ sư xây dựng tiếp tục hoàn thiện công trình tuân thủ các tiêu chuẩn cao, đặt hệ sinh thái lên hàng đầu và theo đuổi phát triển xanh trong việc sử dụng tài nguyên nước sông Kim Sa để mang lại lợi ích cho người dân.
Mộc Miên (TheoDSPL )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét