Kính gửi Quý Nhà đầu tư Phạm Vĩnh Di Em là Kiều Loan – Chuyên viên tư vấn Công ty CP Chứng khoán SSI | 0909.936.089 |
Năng lượng xanh là nguồn năng lượng được tạo nên từ các nguồn tự nhiên như: mặt trời, gió, mưa, thủy triều….Các nguồn năng lượng xanh có khả năng tái tạo nên không lo bị cạn kiệt. Trong khi đó, các nguồn nhiên liệu hóa thạch lại có hạn và đang bị cạn kiệt dần sau khi đã được khai thác với số lượng lớn.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, năng lượng xanh có thể thay thế được các loại năng lượng sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như: điện, sưởi ấm, nước, nhiên liệu cho xe có động cơ…
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) là Việt Nam sẽ thực hiện mục tiêu đạt trung hòa carbon (Net-zero) vào năm 2050.
Vậy nhóm ngành năng lượng sẽ được hưởng lợi gì từ câu chuyện này?
Tuần này, em gửi đến Qúy nhà đầu tư bài viết: NĂNG LƯỢNG SẠCH - CHỨNG KHOÁN XANH |
Nội dung Email gồm các phần chính sau:
I. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂNG LƯỢNG II. CÁC CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG |
I. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂNG LƯỢNG |
Thủy điện được kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong Q3/22 |
Theo IRI, khả năng xảy ra Nina tạm thời suy yếu trong T7 và mạnh trở lại từ T8 – T10 với xác suất 68%, kéo dài cho đến mùa đông với xác suất khá cao, 63-70%. Từ cuối T5 đến đầu T6, thủy điện liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và thậm chí là 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối.
Thủy văn dồi dào sẽ tác động tích cực đến các nhà máy thủy điện miền Bắc và Trung như VSH, REE, … |
Tại khu vực miền Trung, sức gió sẽ được cải thiện dần từ T11/2022 cho đến tháng 2 năm sau do tác động của các cơn bão và gió mùa Đông Bắc, các công ty điện gió sẽ hưởng lợi trong thời gian này
Nhiệt điện phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt từ thủy điện và Năng lượng tái tạo trong giai đoạn cuối năm.
Điện khí vẫn là một nguồn cung điện ổn định, phù hợp cho nhu cầu công nghiệp hơn Năng lượng tái tạo. |
Chính sách cho các dự án Năng lượng tái tạo chuyển tiếp |
Dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8) mới chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn sẽ là cơ hội cho các dự án điện gió. Việt Nam sẽ không phát triển mới nhiệt điện than từ năm 2030 và công suất điện mặt trời hầu như giữ nguyên so với hiện tại cho đến 2030. Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi dự kiến đạt 7,000MW và điện gió trên bờ, gần bờ dự kiến tăng thêm 30%. NLTT kỳ vọng sẽ chiếm gần 50% tổng công suất lắp đặt cho đến 2045.
Hiện tại có gần 3,500MW điện gió (thuộc 62 dự án) và 452MW điện mặt trời đã ký hợp đồng mua bán điện nhưng chưa kịp COD đúng hạn để được hưởng giá FiT ưu đãi. Các dự án “chuyển tiếp” này chưa được bán điện hoặc tạm hoãn việc xây dựng do chưa xác định được giá bán điện.
Kỳ vọng chính sách cho các dự án chuyển tiếp này và QHĐ 8 sẽ chính thức được thông qua trong 2H22. Theo đó, trong tương lai gần, các công niêm yết có dự án chuyển tiếp như GEG, BCG…sẽ được hưởng lợi. Về dài hạn, các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi như PC1, PVS… cũng được hưởng lợi. |
Điểm nhấn ngành |
Nhu cầu điện năng trên toàn quốc ghi nhận mức tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ trong tháng 8/2022 và 6,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2022, cao hơn nhiều so với mức tăng 3.8% trong 6 tháng đầu năm 2022. Dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc năm 2022 có thể tăng 8% so với cùng kỳ.
Theo NOAA, điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào năm 2023. Hiện tượng La Nina kéo dài khoảng 30 tháng nếu tính tới cuối năm 2022 và tương đương với thống kê trong giai đoạn 1950-2019 (ngoại trừ giai đoạn La Nina kéo dài 42 tháng từ tháng 7/1998 đến tháng 12/2001). Trong trường hợp điều kiện thủy văn kém thuận lợi và giá khí điều chỉnh vào năm 2023, các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện khí có thể được huy động cao hơn.
Giá than nhiệt tăng cao trong khi giá khí điều chỉnh giảm. Theo EIA, tình trạng thiếu khí gần đây ở EU đã làm tăng nhu cầu nhiệt điện than và đang thúc đẩy giá than tăng lên. Giá than trộn của Vinacomin đã tăng khoảng 30~35% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.
Giá khí điều chỉnh sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá bán bình quân giữa nhiệt điện khí và nhiệt điện than. Với đà giảm của giá khí, các nhà máy nhiệt điện khí sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với nhiệt điện than.
Giá điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) có thể vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước. Giá CGM trong tháng 8/2022 ước tính vào khoảng 1.390 đồng/kwh (tăng 4% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ). Mức giá CGM trong 8 tháng đầu năm 2022 là 1.427 đồng/kwh (tăng 35% so với cùng kỳ). Với việc giá than đầu vào cho nhiệt điện than tăng lên và nhu cầu điện trên toàn quốc tiếp tục phục hồi, giá CGM có thể duy trì mức giá của tháng 8/2022 trong 4 tháng tới và giá CGM trung bình cả năm 2022 có thể đạt 1.400 đồng/kwh (tăng 41% so với cùng kỳ). Do đó, điều chỉnh tăng 5% cho dự báo giá CGM năm 2022, lên mức 1.370 đồng/kwh. |
II. CÁC CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG |
1. REE - Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HOSE) |
Mảng M&E: 1H2022 trầm lắng nhưng kì vọng hồi phục trong 2H2022 và giai đoạn tới KQKD của mảng M&E ghi nhận sự sụt giảm do 1H2021 là mức nền cao và các dự án mới đang bắt đầu triển khai dẫn đến chưa được ghi nhận doanh thu nhiều. Công ty sẽ bắt đầu nghiệm thu cũng như ghi nhận doanh thu từ các dự án đã hoàn thành trong 2H2022. Trong trung hạn, với vị thế nhà thầu thi công cơ điện hàng đầu, REE sẽ trúng thầu các dự án lớn như nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và sân bay Quốc tế Long Thành, đảm bảo tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của mảng M&E với CAGR 2022-2026 ước tính khoảng 21.5%/năm
Mảng BĐS & cho thuê văn phòng: Dòng tiền ổn định và bứt phá từ 2023 nhờ E.town 6 Mảng cho thuê văn phòng của REE sẽ giữ được tăng trưởng doanh thu ổn định với CAGR 2022-2026 đạt 9.6%/năm nhờ vào: (1) Tỷ lệ lấp đầy sẽ tiếp tục duy trì ở mức trung bình 98-100%, (2) Giá cho thuê văn phòng tiếp tục có xu hướng tăng trong trung và dài hạn, và (3) E.town 6 hoạt động trong năm 2023 sẽ góp phần tăng diện tích cho thuê của REE với giá thuê trung bình cao hơn, đạt khoảng 27 USD/m2 /tháng.
Mảng điện: Tiếp tục khả quan trong 2H2022 nhưng bước ra khỏi pha thuận lợi từ 2023 Tình hình hoạt động của các nhà máy thuỷ điện sẽ tiếp tục khả quan trong 2H2022 nhờ giai đoạn mùa mưa và EVN sẽ tăng cường huy động từ thuỷ điện. Tuy nhiên, thuỷ điện sẽ bước ra khỏi pha thuận lợi khi La Nina sẽ kết thúc trong đầu năm 2023. Bên cạnh đó, kì vọng 3 dự án điện gió sẽ tiếp tục hoạt động ổn định.
Triển vọng tích cực của kế hoạch phát triển điện mặt trời của REE nhờ vào trọng tâm phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ trong Quy hoạch điện VIII - Giá mục tiêu: 105 |
2. PC1 - Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HOSE) |
Doanh thu Q2/2022 giảm -49,2% YoY, còn 1,5 nghìn tỷ đồng do ghi nhận giảm doanh thu mảng xây lắp điện (-69% YoY), sản xuất công nghiệp (-53,2% YoY), và bán hàng hóa – vật tư (-44,4% YoY). Ngược lại, doanh thu bán điện tăng đến +152% YoY, đạt 465 tỷ đồng do các nhà máy điện gió mới vận hành thương mại.
Mảng xây lắp điện có thể sẽ được hưởng lợi từ thị trường điện gió sắp tới. Tính đến thời điểm hiện tại, PC1 sở hữu tổng số backlog là 5.242 tỷ đồng, gấp 5 lần so với doanh thu 6T2022 của mảng xây lắp.
Mỏ niken sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn. Dự phóng mảng này có thể sẽ đóng góp lần lượt 1.390 tỷ đồng và 1.850 tỷ đồng trong các năm 2023 và 2024. Ngoài ra, rất nhiều dự án bất động sản đang chờ đóng góp lợi nhuận.
PC1 là lựa chọn hàng đầu trong ngành năng lượng - Giá mục tiêu: 50 |
3. NT2 - Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE) |
Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng trong Quý 2/2022, đạt 1,184.4 triệu kWh (+26.3% YoY) nhờ vào nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và NT2 được tăng cường huy động để bù đắp cho nhiệt điện Cà Mau 1&2 thiếu khí vận hành.
KQKD 2H/2022 tiếp tục khả quan do nhu cầu điện phục hồi so với cùng kỳ Việc nhu cầu điện toàn quốc phục hồi, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho các nhà máy điện tại khu vực này và cho cả NT2, do đó sản lượng 2H2022 và cả năm 2022 sẽ lần lượt đạt 2,031 triệu kWh (+45% YoY) và 4,205 triệu kWh (+31.6% YoY) nhờ vào nhu cầu tiếp tục hồi phục so với mức nền thấp của 2H2021 do giãn cách xã hội.
Khoản đền bù tỷ giá lớn trong năm 2022 sẽ là động lực ngắn hạn giúp KQKD của NT2 tích cực hơn NT2 kì vọng sẽ ghi nhận khoản đền bù tỷ giá từ EVN khoảng 236 tỷ VNĐ trong năm nay. Dựa trên thông tin này công ty sẽ ghi nhận lần lượt 200 tỷ cho năm 2022 và 100 tỷ mỗi năm trong 2023 và 2024 trên quan điểm EVN có thể sẽ không hoàn trả hoàn toàn khoản lỗ tỷ giá như công ty kì vọng do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Triển vọng nửa cuối năm 2022 và 2023 vẫn duy trì tích cực nhờ vào nhu cầu điện phục hồi và thuỷ điện không còn hưởng lợi từ tình hình thuỷ văn Sở hữu vị trí thuận lợi tại trung tâm KT trọng điểm phía Nam Nhà máy nằm tại trung tâm tam giác kinh tế TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu và chỉ cách TP.HCM 20km. Chính vị trí đắc địa này giúp NT2 được ưu tiên huy động cao giảm thiểu tổn thất trong quá trình truyền tải điện. Bên cạnh đó, NT2 nằm gần Vũng Tàu giúp cho việc truyền tải khí từ bể Nam Côn Sơn và Cửu Long ngoài biển Đông vào hoặc sau này là nhập khẩu LNG.
NT2 với công nghệ Tua bin khí chu trình hỗn hợp không gây nhiều tiếng ồn, nguồn khí được sử dụng từ thiên nhiên đảm bảo sạch hơn các nhiên liệu khác, từ đó NT2 sẽ được ưu tiên phát triển và huy động nhiều hơn trên thị trường điện.
NT2 là nhà máy “thân thiện” với môi trường - Giá mục tiêu: 36.5 |
Trên đây là những Nội dung em muốn gửi đến trong bài viết hôm nay, Cảm ơn Qúy NĐT đã dành thời gian đọc đến cuối bài viết.
“Bản tin là vật bất biến trong khi thị trường luôn vận động liên tục, một quyết định mua bán còn dựa trên nhiều yếu tố khác, nên Qúy NĐT đừng ngại liên hệ em theo thông tin bên dưới để nhận được sự tư vấn tốt nhất và cập nhật thị trường kịp thời”.
Chúc Qúy NĐT sức khỏe và thành công! Trân trọng, From SSSI |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét