Thứ Năm, tháng 1 13, 2022

CÂU CHUYỆN TƯ NHÂN LÀM TRUYỀN TẢI:

 



CÂU CHUYỆN TƯ NHÂN LÀM TRUYỀN TẢI:

Nhân tiện Quốc hội sắp bấm nút về việc Tư nhân làm truyền tải, xin có một số ý kiến về việc này như sau:
Hiện nay chúng ta đang bị hiểu nhầm và lẫn lộn giữa tính độc quyền và tính sở hữu,. truyền tải mang tính độc quyền tự nhiên, tức là không thể làm hai tuyến truyền tải để cạnh tranh nhau truyền một sản lượng điện đi, mà chỉ có một là khả thi và hiệu quả nhất. Đây gọi là độc quyền tự nhiên. tuy nhiên về quyền sở hữu để phát triển tuyến truyền tải này thì doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều có thể được làm như nhau, chỉ có vấn đề là cần bổ sung các điều kiện pháp luật để đưa về cùng một mặt bằng quản lý cho 2 loại hình sở hữu này:
1, Bổ sung các qui định về vận hành hệ thống truyền tải , các vấn đề truy cập đấu nối v.v.hai bên phải giống nhau, tức đều tuân thủ lệnh vận hành và thao tác của Điều độ quốc gia, các điều kiện để đơn vị khác đấu nối vào là cùng mặt bằng. Chính vì thế Điều độ quốc gia phải được yêu cầu tách độc lập với các quyền sở hữu tài sản nguồn và lưới để có tính trung lập nhất trong việc điều hành hệ thống nguồn và lưới .
2, Do giá truyền tải hình thành chính từ tài sản đường truyền tải được đầu tư, và đều người sử dụng điện cuối cùng phải trả, nên nếu tư nhân làm truyền tải cũng chịu sự quản lý giống như doanh nghiệp nhà nước làm truyền tải là phải đấu thầu cạnh tranh để xây dựng truyền tải, phải minh bạch trong quá trình đầu tư, chịu sự kiểm toán, thanh tra của nhà nước tương tự như một doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo tài sản đầu tư phải đúng giá trị thực của nó.
Ở các nước có thị trường điện phát triển, họ không còn quan tâm đến quyền sở hữu truyền tải nữa, mà họ còn đưa ra các cơ chế đấu thầu để nhận được quyền truyền tải FTRs, khi xảy ra hiện tượng tắt ngẳn truyền tải, để khuyến khích đa dạng cách giải quyết truyền tải.

0 nhận xét: