Phía Nam Israel tồn tại một sa mạc nhiều đá nơi các tấm pin Mặt Trời gần như là nguồn cung cấp năng lượng chính. Nhưng sau hoàng hôn, nơi đây lại tìm đến nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng.
Cơ sở với công nghệ tích trữ và sản xuất năng lượng của Augwind Energy tại Kibbutz Yahel, Israel. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết năng lượng tái tạo từ Mặt Trời và gió thường khó tích trữ. Đây là rào cản chính trong nỗ lực chuyển sang năng lượng tái tạo của toàn cầu.
Tuy nhiên tại Kibbutz Yahel, một cộng đồng sinh sống không xa Biển Đỏ, người dân đã bắt đầu sử dụng công nghệ mới có thể tích trữ năng lượng Mặt Trời một cách tiết kiệm và sản xuất năng lượng cả vào ban đêm.
Vào ban ngày, năng lượng từ các tấm pin Mặt Trời sẽ chuyển xuống một hệ thống nơi nước được sử dụng để cô đặc không khí trong thùng chứa dưới lòng đất. Sau khi Mặt Trời lặn, không khí được “thả” để cấp năng lượng cho turbine tạo điện. Chu trình này được tái lặp vào buổi sáng.
Hệ thống này do công ty Augwind Energy (Israel) phát triển. Không giống như các hệ thốn trên mặt đất hoạt động với không khí cô đặc và cần diện tích đáng kể thì sản phẩm của Augwind Energy lại chỉ yêu cầu các thùng thép mỏng với lớp lót polymer đặc biệt, được lắp đặt ngay tại nguồn năng lượng với giá thành rẻ hơn.
Công nghệ có tên “AirBattery” này của Augwind Energy đạt hiệu quả 80% trong tích trữ năng lượng. CEO của Augwind Energy-ông Or Yogev cho biết: “Trong vài năm tới chúng tôi sẽ có hàng nghìn megawatt giờ được lắp đặt sử dụng công nghệ AirBattery. Nhưng ngay cả khi đó, khi bạn so sáng với kích cỡ thị trường thì nó còn khá nhỏ”.
Hà Linh/Báo Tin tức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét