Bộ Công thương đã trình Thủ tướng dự thảo Quyết định cơ chế giá khuyến khích cho điện mặt trời sau ngày 30/6/2019.
- Với Dự thảo mới, giá của điện mặt tời sẽ được đề xuất chỉ còn một vùng, thay vì nhiều vùng giá như trước đó. Mức giá này nhằm áp dụng cơ chế phát triển năng lượng bền vững, giảm sức ép tăng giá điện bán lẻ về hệ thống điện mặt trời áp mái chủ yếu tập trung ở phía nam.
Theo đó, dự án điện mặt trời nối lưới có giá cố định là 7,09 cent/kWh (1.620 đồng/kWh – mức giá trước ngày 30/6/2019 là 2.086 đồng/kWh). Dự án áp dụng mức giá này là đã và đang triển khai xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến 31/12.
Dự án điện mặt trời nổi có giá là 7,69 cent/kWh (1.758 đồng/kWh, mức giá trước đó là 2.086 đồng/kWh) và điện mặt trời áp mái là 8,38 cent/kWh (1.916 đồng/kWh, mức trước đó là 2.086 đồng/kWh).
Bảng giá điện mặt trời được tính theo tỷ giá trung tâm USD/VND được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 9/12/2018.
So với giá mua điện áp dụng trước 30/6/2019 (mức chung là 9,35 cent một kWh), giá mua điện mặt trời nối lưới đã giảm đáng kể.
Giá điện mặt trời cũng được tính theo tỷ giá trung tâm USD/VNĐ được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 9/12/2018.
Về đấu thầu thí điểm dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương hiện phối hợp với các bộ, ngành và tổ chức quốc tế xây dựng cơ chế đấu thầu phát triển điện mặt trời để báo cáo Thủ tướng xem xét, ban hành làm cơ sở thực hiện đối với các dự án còn lại
Theo thống kê mới nhất, hết tháng 12/2019, đã có 91 dự án điện mặt trời đưa vào vận hành với tổng công suất 4.550 MW. Trong khi đó gần 19.400 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt, công suất 318 MW, và hơn 70% tập trung khu vực phía Nam.
Theo Trí thức trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét