Việt Nam muốn phát triển điện khí để giảm thiểu điện than
Dù vậy, theo một số hãng phân tích, điện than sẽ thống trị ngành điện Việt Nam trong thập kỷ tới, chiếm 50,5% sản lượng điện vào năm 2028.
Bloomberg cho hay dự án điện khí Cà Ná trị giá 7,8 tỉ USD có thể biến Việt Nam trở thành một trong những nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới nhất thế giới và cắt giảm việc sử dụng điện than.
Hôm 20.3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã gặp Công ty Gulf Energy Development của Thái Lan về kế hoạch xây dựng bốn nhà máy chạy bằng khí đốt, với tổng công suất khoảng 6.000 megawatt, cũng như các cơ sở nhập khẩu LNG.
“Dự án LNG Cà Ná này sẽ giúp thay thế một phần năng lượng điện than hiện có”, Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, nói với Bloomberg qua điện thoại. Ông nói thêm: "Chúng tôi chắc chắn sẽ cần phải nhập LNG cho các nhà máy mới này".
Dự án LNG Cà Ná sẽ thúc đẩy Việt Nam gia nhập vào hàng ngũ người mua LNG, tăng thêm nhu cầu cho thị trường nhiên liệu hóa thạch đang phát triển nhanh nhất và cung cấp nhiên liệu đốt sạch hơn vào một quốc gia mà dự kiến sẽ thúc đẩy sử dụng than trong khu vực. Một dự án 3.200 megawatt khác cũng đã đang được cân nhắc xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu và các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co. cho biết trong một báo cáo hồi đầu tháng này rằng Việt Nam dự kiến sẽ gia nhập câu lạc bộ nhập khẩu LNG vào năm 2027 khi dự trữ khí đốt trong nước cạn kiệt.
Chắc chắn là, khi nhu cầu điện tiếp tục tăng với tốc độ nhanh và công suất bị hạn chế, các nhà máy điện than sẽ chạy với tốc độ sử dụng cao để phục vụ nhu cầu, ông Yun Ben Yap, nhà phân tích nghiên cứu tại Wood Mackenzie nhận định. Năng lượng khí đốt sẽ không thể thay thế các nhà máy điện than tại Việt Nam, ông nói.
Việt Nam đã được coi là một trong những nước đang tăng sử dụng điện than dù thế giới đang giảm dần sử dụng loại nhiên liệu. Than sẽ thống trị ngành điện trong thập kỷ tới, chiếm 50,5% sản lượng vào năm 2028, so với 22,5% đối với khí đốt, theo báo cáo của Fitch Solutions hồi tháng 2. Nhu cầu điện Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm, theo Bộ Công Thương.
Các nhà phân tích của Fitch Solutions cho biết, trong việc tăng cường ý thức về môi trường và các mối lo ngại về ô nhiễm đã dẫn đến quan ngại với điện than. Hiện tại, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải carbon, có những giải pháp thay thế để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao hiện nay.
Giám đốc điều hành Gulf Energy, ông Sarath Ratanavadi, hồi tháng 12 đã nhắc lại rằng công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 150 tỷ baht (4,7 tỉ USD) trong vài năm tới để xây dựng các nhà máy điện mới trên khắp Đông Nam Á. Ông cho biết tại thời điểm đó công ty đang đàm phán về một dự án thủy điện ở Lào, một nhà máy đốt khí đốt ở Myanmar và các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
TheoNCĐT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét