Công ty tuabin gió Vestas Wind Systems với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại VN vừa tổ chức buổi tham quan dự án điện gió Phú Lạc (Bình Thuận).
Đây là dự án điện gió thứ 4 tại VN mà Vestas cung cấp thiết bị đồng thời chịu trách nhiệm vận hành. Theo ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc kinh doanh Vestas VN, Lào, Campuchia, đây không phải là dự án điện gió có công suất lớn nhất nhưng là dự án đạt hiệu suất cao nhất với công nghệ hiện đại nhất. Toàn bộ hệ thống máy hoàn toàn tự động, có thể được kết nối toàn cầu, có thể theo dõi và điều khiển từ hệ thống đầu não ở Đan Mạch hay Ấn Độ.
Dự án điện gió Phú Lạc gồm 12 tuabin, công suất 60 triệu kW/năm, có thể cung cấp điện sử dụng cho 8.000 hộ trong 1 năm. Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình, chủ đầu tư dự án cho biết, khó khăn lớn nhất với điện gió hiện nay vẫn là giá “thấp nhất thế giới” khiến dự án “chưa có nguồn thu đã phải trả nợ”. Theo ông Thịnh, VN là một trong những nước có tiềm năng điện gió lớn nhất trong khu vực, thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất, lắp đặt lớn trên thế giới. Nếu có chính sách phù hợp sẽ góp phần phát triển mạnh nguồn năng lượng xanh, sạch.
Dự án nhà máy điện gió Phú Lạc do Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình làm chủ đầu tư. Sau 14 tháng thi công, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đan Mạch, Đức và Trung Quốc, dự án đã hoàn thành và phát điện 2 tua-bin sớm hơn kế hoạch 15 ngày theo hợp đồng với ngân hàng cho vay vốn.
Nhà máy điện gió Phú Lạc (giai đoạn 1) với 12 tua-bin, công suất 2 MW/tua-bin. Mỗi trụ tua-bin cao 90 m, đường kính trụ 4 m, bên trong có cầu thang tự động lên xuống để bảo trì, cánh quạt gió 50 m tự động đóng, mở. Đây là dự án điện gió được đầu tư thiết bị thuộc diện hiện đại mới nhất của thế giới.
Dự án với tổng vốn đầu tư trên 45.000.000 EUR được vay từ Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) với sự bảo trợ của chính phủ hai nước. Toàn bộ thiết bị của nhà máy được nhập của hãng Vestas (Đan Mạch) và HBB của Thụy Điển. Dự án Phú Lạc là dự án thứ 2 tại Bình Thuận (thứ 3 của cả nước) phát điện lên lưới quốc gia.
Theo ông Bùi Văn Thịnh, Giám đốc Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình, với giá điện mà chính phủ cho phép mua vào hiện nay là 7 cent/kWh thì dự án sẽ không có lãi. Tuy nhiên, dự án hoàn thiện giai đoạn 1 trước tiến độ cam kết thể hiện ý chí quyết tâm của nhà đầu tư và các nhà thầu quốc tế.Theo ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Thuận hiện là 2 tỉnh chiếm trên 50% các dự án điện gió của cả nước nhưng tiến độ triển khai còn rất chậm. Tại Bình Thuận hiện chỉ có 2/18 dự án điện gió hoàn thiện và phát điện (dự án Bình Thạnh 1 và dự án trên đảo Phú Quý); 2/18 dự án bắt đầu lắp trụ gió (dự án Thuận Bình, xã Phú Lạc, H.Tuy Phong và dự án Thuận Nhiên Phong, xã Hòa Thắng, H.Bắc Bình).
Ông Thịnh cho biết nguyên nhân cơ bản của việc triển khai chậm là chi phí đầu tư cao, trong khi giá mua điện gió còn thấp nên nhà đầu tư không có lãi. Mặt khác, vốn vay từ chính sách ưu đãi phát triển năng lượng tái tạo cũng khó tiếp cận.
(Theo Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét