Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, bên cạnh hàng triệu lượt người về Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) dâng nén hương thơm lên tổ tiên, tưởng nhớ các Vua Hùng, thì còn có rất nhiều gia đình tưởng nhớ các Vua Hùng với cách riêng của mình với một lòng tôn kính.Ở Tp HCM có nhiều nơi thờ các Vua Hùng Vương, đầu tháng 3 ta Giáp Ngọ này tôi đã có cơ hội đến thăm Đền tưởng niệm các vua Hùng (ĐTNCVH) mới xây tại Quận 9 – TpHCM, được biết đến là nơi tưởng niệm, vọng bái tổ tiên của những người con đất phương Nam hướng về cội nguồn.Tọa lạc cách KDL Suôí Tiên khoảng 03 - 04 km về phía đông nam thuộc ấp Vĩnh Thuận,phường.Long Bình, Q.9 có tổng diện tích 8ha nằm trên một quả đồi cao 21m so với mặt nước biển.
Khu tưởng niệm được khánh thành ngày 4/4/2009 có “ tổng kinh phí xây dựng trên 110 tỉ đồng, chỉ mới thi công ở giai đoạn 1. Giai đoạn 2 sẽ được thi công xây dựng sau khi có kết quả thi thiết kế và kế hoạch năm 2010 sẽ khởi công. Vượt qua hơn 60 đồ án thiết kế và qua 4 vòng phúc khảo, đồ án của KTS Nguyễn trường Lưu đã đoạt giải nhất và được UBND Tp.HCM chọn để xây dựng ĐTNCVH . Là một trong những hạng mục trung tâm nằm trong khu cổ đại của Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc Tp.HCM,
Biểu tượng và Đền tưởng niệm ( Đền thờ) phải mang tính hiện đại, thể hiện rõ tấm lòng con cháu Vua Hùng thể kỷ 21 lập lên để tưởng nhớ cha ông mình. Khu tưởng niệm được xây dựng tại Tp. HCM nên biểu tượng phải mang tính đặc trưng của con người Tp.HCM nói riêng và người Nam Bộ nói chung : phóng khoáng, cởi mở và mạnh mẽ. Nhưng công trình vẫn phải mang tính tôn nghiêm và có bản sắc dân tộc, gần gũi với không gian truyền thống của cha ông ta, từ đó thiết kế định hình 3 tầng không gian:
- Không gian mang tính lễ: Nơi thiêng liêng để mọi tầng lớn nhân dân đến tưởng niệm, hướng về tổ tiên.-Không gian mang tính vọng: Nơi mọi người dân phương Nam đến để bái vong tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc ở phương Bắc.
-Không gian mang tính hội: Nơi tổ chức sinh hoạt, lễ hội dân tộc, khơi dậy tình cảm về cội nguồn, giáo dục niềm tự hào về lịch sử.
KTS Nguyễn trường Lưu cho rằng: Đây là ngôi đền của những người con phương Nam đi mở cõi tưởng nhớ đến Tổ tông, nên phải được thiết kế trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX đầu XXI đồng thời làm sao phải lột tả được sự phóng khoáng, cởi mở giống như bản chất của người phương Nam. Do vậy nó phải khác với lối kiến trúc truyền thống nhưng vẫn mang dáng dấp của kiến trúc tứ trụ trong đền chùa Việt Nam.
Công viên lịch sử – Văn hóa dân tộc Tp.HCM có diện tích 395ha, trong đó có 368ha thuộc Q.9 (Tp.HCM) và 27ha thuộc huyện Dĩ An (Bình Dương). Có 4 khu: Khu cổ đại: 84,15ha, khu trung đại: 29,19ha: sẽ tái hiện lịch sử tiêu biểu từ thế kỷ X – XVIII; Khu cận hiện đại 35,92ha: tái hiện những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí 245,74ha: Làng văn hoá các dân tộc, bảo tàng lịch sử tự nhiên, Công viên điện ảnh, rừng trường Sơn, làng hoa.
Khu tưởng niệm các Vua Hùng được thiết kế nằm trong khu Cổ Đại của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc Tp.HCM. Có thể lấy đây làm khu trung tâm của khu cổ đại với tổng thể bao gồm Khu tưởng niệm các Vua Hùng, trong đó có những công trình sân lễ tưởng niệm, đền thờ tưởng niệm, khu trưng bày các hình ảnh của các thời kỳ Vua Hùng và di tích văn hóa cuộc sống thời Vua Hùng.Ngoài ra khu này còn có sân lễ hội vui chơi, xung quanh khu tưởng niệm các Vua Hùng là quần thể kiến trúc các công trình tái tạo lại các truyền thuyết thời Hùng Vương ( Truyền thuyết Con Rồng- Cháu Tiên, Thành Gióng, Sự tích Bánh Chưng- Bánh Giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Quả Dưa Hấu…) với các truyền thuyết khi tái tạo sẽ thể hiện như một di sản văn hóa mộc mạc.
Trong đền có phòng trưng bầy 33 bia đá lấy từ các đảo Trường Sa ngoài biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta
Tôi không có kiến thức nhiều về thẩm mỹ kiến trúc lịch sử, tham khảo qua mạng cũng có ý kiến cho rắng : " Nhìn vào bản đồ án hoành tráng của tác giả thiết kế, ta không khỏi thán phúc cái tâm trong thiết kế của ông. Thế nhưng, khi bước vào bên trong Đền, nếu bạn là người am hiểu chút ít về lịch sử Việt Nam hẳn sẽ phải thất vọng rất nhiều khi thấy cách bày trí còn thiếu sót, vay mượn từ văn hóa phương Bắc."Âu cũng là một nhận xét, nhưng cảm tưởng riêng của tôi khu Đền này có đăc sắc kiến trúc riêng và rất hoành tráng.
Sau đây là một vài hình ảnh của ĐTNCVH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét