Ming Yang Smart Energy Group Ltd. cho biết, tập đoàn này có kế hoạch chế tạo một tuabin công suất 22 MW, với đường kính cánh quạt hơn 310 mét.
Ming Yang Smart Energy Group Ltd. cho biết, tập đoàn này có kế hoạch chế tạo một tuabin công suất 22 MW, với đường kính cánh quạt hơn 310 mét.
Ngành công nghiệp gió ngoài khơi của Trung Quốc đã đạt một cột mốc quan trọng khác, khi nhà sản xuất hàng đầu công bố kế hoạch sản xuất một tuabin có sải cánh dài gần bằng chiều cao của Tháp Eiffeil.
Bloomberg đưa tin, đại diện của Ming Yang Smart Energy Group Ltd. cho biết, tập đoàn này có kế hoạch chế tạo một tuabin công suất 22 MW, với đường kính cánh quạt hơn 310 mét. Vì các trục tuabin cần được lắp đặt ở chiều cao đủ để đảm bảo cánh quạt không chạm mặt nước, nên các đầu cánh quạt sẽ đạt gần độ cao của Tháp Eiffel là 330 mét.
Cánh quạt dài hơn sẽ giúp tuabin thu được nhiều gió và tạo ra nhiều năng lượng hơn. Tuabin lớn hơn sẽ giúp giảm chi phí cho các nhà phát triển điện gió, do không cần phải lắp đặt thêm nhiều tuabin với cùng công suất.
Ming Yang công bố về thiết kế tuabin này hôm 18/10 và cho biết họ có kế hoạch sản xuất chiếc đầu tiên vào năm 2024 hoặc 2025. Hồi tháng 1, công ty cũng tiết lộ về kế hoạch sản xuất một tuabin có công suất 18 MW, đường kính 140 mét và là tuabin gió lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.
Ming Yang cũng giới thiệu về tuabin gió trên đất liền lớn nhất của công ty, với công suất 11 MW và các cánh quạt có vòng quay tương đương diện tích của 6 sân bóng đá. Theo Bloomberg NEF, các tuabin trên đất liền đang có kích thước quá lớn đối với 1 số thị trường, do hạn chế về vấn đề giấy phép và hậu cần.
Tham khảo Bloomberg
của Trung Quốc đã đạt một cột mốc quan trọng khác, khi nhà sản xuất hàng đầu công bố kế hoạch sản xuất một tuabin có sải cánh dài gần bằng chiều cao của Tháp Eiffeil.
Bloomberg đưa tin, đại diện của Ming Yang Smart Energy Group Ltd. cho biết, tập đoàn này có kế hoạch chế tạo một tuabin công suất 22 MW, với đường kính cánh quạt hơn 310 mét. Vì các trục tuabin cần được lắp đặt ở chiều cao đủ để đảm bảo cánh quạt không chạm mặt nước, nên các đầu cánh quạt sẽ đạt gần độ cao của Tháp Eiffel là 330 mét.
Cánh quạt dài hơn sẽ giúp tuabin thu được nhiều gió và tạo ra nhiều năng lượng hơn. Tuabin lớn hơn sẽ giúp giảm chi phí cho các nhà phát triển điện gió, do không cần phải lắp đặt thêm nhiều tuabin với cùng công suất.
Ming Yang công bố về thiết kế tuabin này hôm 18/10 và cho biết họ có kế hoạch sản xuất chiếc đầu tiên vào năm 2024 hoặc 2025. Hồi tháng 1, công ty cũng tiết lộ về kế hoạch sản xuất một tuabin có công suất 18 MW, đường kính 140 mét và là tuabin gió lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.
Ming Yang cũng giới thiệu về tuabin gió trên đất liền lớn nhất của công ty, với công suất 11 MW và các cánh quạt có vòng quay tương đương diện tích của 6 sân bóng đá. Theo Bloomberg NEF, các tuabin trên đất liền đang có kích thước quá lớn đối với 1 số thị trường, do hạn chế về vấn đề giấy phép và hậu cần.
Tham khảo Bloomberg
0 nhận xét:
Đăng nhận xét